đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(25)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25,

 

Để kết thúc phần Thử Nghiệm Thứ Nh́ của việc viết tiểu thuyết với những thử thách đ̣i hỏi người viết vượt qua những khó khăn, trễ nải, bỏ cuộc, tất cả đều thuộc về Thời gian của Kiên tŕ Barthes chỉ ra có một tương quan ngầm chứa với thời gian này là sự Buồn/ Chán nản (Ennui). Buốn/chán nản là một sức mạnh tuy mơ hồ nhưng lại thúc phọc và hủy hoại việc viết. Vào những năm cuối thập niên 70s với hy vọng khởi đầu một Cuộc Đời Mới Vita Nuova bằng việc viết một cuốn tiểu thuyết nhưng bất thành Barthes đă tỏ ra càng ngày càng u buồn tuy vẫn cố gắng phấn đấu lạc quan trong thời gian soạn những giáo tŕnh thuyết giảng ở Collège de France: Comment Vivre Ensemble/Làm thế nào để Cộng sinh (1976-1977), Le Neutre/Cái Trung tính (1977-1978), và La Préparation du Roman I&II (1978-1979 & 1979-1980). Đề tài Buồn Chán nhắc tới trong kết luận cho Thử Nghiệm Thứ Nh́ này đă được Barthes đề cập khá chi tiết trong giáo tŕnh Comment Vivre Ensemble/Làm thế nào để Cộng sinh (trong đề mục Akèdia/Acédie trang 53-56). Từ gốc Hy Lạp Akèdia/Acédie do chữ akèdia có nghĩa “prostration/mệt lử, kiệt lực” lấy gốc từ chữ kèdeuô có nghĩa “chăm sóc/prendre soin”, nếu ghép tiếp đầu ngữ a ta có chữ akèdès có nghĩa “négligent, négligé” cẩu thả/sơ xuất/phóng túng và akèdéstos có nghĩa bỏ “rơi/buông bỏ/abandonné”. Vào thế kỷ 17khái niệm  Buồn/Chán nản biến nghĩa thành “đau đớn bất kham/douleur odieuse”, “đau khổ day dứt không chịu đựng nổi/tourment insupportable”, và “tuyệt vọng mănh liệt/violent désespoir”. Theo Barthes, ngày nay chữ Buồn/Chán nản có nghĩa ngược hẳn nghĩa này, chỉ một trạng thái không ghét/thù và không t́nh yêu (un état sans haine et sans amour), một sự mất động cơ (une perte de pulsion). Đó cũng là “Trạng thái phiền muộn: mơ hồ trong tâm hồn, uể oải, buồn bă, nản ḷng.”(1) Barthes muốn chỉ ra những nghĩa đối chọi nhau của Buồn/chán nản trong diễn giải từ nghĩa học (interprération sémantique) v́ với Barthes đây là một vấn đề thật quan trọng v́ ư nghĩa của từ này có thể là “đúng” nếu xét về mặt ngữ văn học (Philologie) nhưng lại “sai” về mặt “thẩm mỹ học”(Esthétique) hay ngược lại. “Thế nên từ/chữ này thực ra có nghĩa khá phức tạp, phong phú: nếu như người ta có thể nói th́ chữ này qui chiếu về sức mạnh của một sự yếu kém, về cường độ của sự thiếu cường độ.”(2) Như vậy Buồn/Chán nản là một Tội nặng v́ đó là sự thiếu ước muốn và hy vọng, sự thiếu vắng Ước/Ham muốn (Désir) nên được coi là tội nặng hơn cả thiếu vắng Hy vọng (Espérance). Barthes dẫn quan niệm của Dante – chúng ta không quên ngay từ buổi thuyết tŕnh đầu tiên ngày 2 tháng Chạp, 1978 Barthes đă nhắc tới Dante với câu nói “Nel mezzo del cammin di nostra vita/Ở quăng giữa đường đời của chúng ta” – xếp những kẻ sống trong Ham muốn mà không có Hy vọng trong ṿng đầu địa ngục u minh c̣n những kẻ sống không ham muốn cũng như hy vọng (những Accidiosi) phải bị ném xuống tầng địa ngục thứ năm (xâu hơn nhiều), sống ngụp lội trong bùn nhơ. Liên hệ tới việc viết khi người viết bị Tai nạn/khựng lại tức là bị sự chán nản chiếm lănh theo thần học La tinh th́ đó là pigritia một tội gốc (péché capital). Barthes cho rằng dịch chữ pigritia ra paresses/lười biếng là đă làm nhẹ đi nghĩa của chữ này, và dịch như vạy cũng không nêu rơ được tại sao lười biếng lại là một tội nặng không thua tội giết người. Lười biếng/nhác đen (paresse noire) phải được hiểu theo nghĩa là một trạng thái phản-tự nhiên (état contre-nature) của Con Người không có ham muốn, không có khả năng vươn tới, không có mầm mống luân lư và “đó cũng là điều nhà văn cảm thấy khi gặp nạn [không viết được]: một sự biếng nhác tuyệt vọng.”(3) Cơ đốc giáo coi Buồn/Chán nản là một thứ Ác ghê tởm, chẳng hạn Pascal trong quyển Pensées cho rằng đối với con người “không có cái ǵ không thể chịu đựng được hơn là ở trong t́nh trạng hoàn toàn ngưng nghỉ, không ham muốn, không công việc, không tiêu khiển, không nỗ lực,”(4) do đó cảm thấy sự trống rỗng hư vô, cô lập, thiếu hụt, phụ thuộc người khác, sự bất lực của ḿnh nên lập tức từ đáy tâm hồn nổi lên nỗi buồn chán, u uẩn, buồn bă, u sầu, u uất, và tuyệt vọng. Khác với quan niệm Cơ đốc giáo Schopenhauer chịu ảnh hưởng Phật giáo coi Buồn/Chán nản có tính chất siêu h́nh, là chân lư bí ẩn xâu thẳm của con người v́ “Cuộc sống giao động giống như một cái đồng hồ, từ trái sang phải, từ sự khổ đau qua buồn/chán nản.” Rong chơi tiêu khiển và ngày chủ nhật không làm ǵ là hai triệu chứng của Buốn/chán nản. Barthes nhận thấy rất nhiều người thời nay thú nhận ḿnh buồn chán nên có ư nghĩ soạn một giáo tŕnh về Bệnh Thế kỷ (Mal du siècle) nhưng trong phần này chỉ đưa ra một phác họa về mối tương quan giữa Buồn/chán nản với Văn tự (rapport de l’Ennui et de l’Écriture). Dựa trên Ghi chú về những nhà văn trong quá khứ Barthes cho rằng dường như trong nhiều trường hợp Ư chí viết Tác phẩm nổi lên từ cái nền của sự Buồn chán. Chẳng hạn năm 25 tuổi (1846) Flaubert trong bức thư viết cho Louise Colet: “Tôi sinh ra là đă buồn chán rồi; đó chính là cái bệnh cùi hủi đă ăn ruỗng tôi. Tôi buồn chán đời sống, buồn chán chính bản thân tôi, buồn chán người khác, buồn chán tất cả.” Ư kiến thế tục (Doxa) luôn chống lại cái nh́n về cuộc đời này, cho đó là “bi quan” và tin tưởng rằng cần chống lại bằng năng lực, niềm vui sống, ḷng can đảm v.v…Theo Barthes, “Như vậy trên cái nền này văn tự trổi lên như Nghệ thuật; do vậy Nghệ thuật là sức mạnh giải buồn đáng ngạc nhiên  này: Nghệ thuật là sự cắt đứt (ngắt ḍng điện) Buồn/chán nản […] Sự cắt đứt, sự chia ĺa do Nghệ thuật tạo ra trong Buồn/chán nản được thấy, đổi chiều trong trong thực hành của văn tự: viết, mỗi ngày, giải buồn.(5) Một cách triệt để hơn có thể nói Nghệ thuật là yếu tính của sự Chống lại Buồn/chán nản, cũng là yếu tính của giải buồn. Nếu như Buồn/chán nản là một sức mạnh phản tác động (réactive) th́ Nghệ thuật/Văn tự là sức mạnh tác động (active). Đối với người viết những khi gặp “tai nạn”, khựng lại không viết tiếp được, cảm thấy chán nản nhưng chính v́ Buồn/chán nản rất mong manh mơ hồ cho nên có thể vượt lên để viết tuy rằng ngay trong công việc viết lại trổi lên nỗi buồn thứ cấp ngăn cản việc viết. Như đă nói ở trên, vào giai đoạn cuối thập niên 70s Barthes đă cố chống trả nỗi u buồn, bắt đầu một cuộc sống mới, dù có suy nghĩ, viết về Buồn/chán nản nên luận giải rằng: [ư] hướng (intentionnaliser) đời sống con người như Buồn/chán nản khác với việc muốn viết về ư hướng tính này, đôi khi [ư] hướng công việc như một mảnh Buồn/chán nản rồi, bằng cách đặt “en abyme/buồn chán trong buồn chán”. Và Barthes vẫn tỏ ra hy vọng: “Để chống lại sự Buồn/chán nản “nho nhỏ” này, như tôi đă nói, chỉ có một giải pháp: thực dụng (tranh đấu, từng chút một, từng thời khắc một) và tích cực (có niềm tin trong Văn tự, Nghệ thuật.”(6)

___________________________

(1)     Roland Barthes, Comment vivre ensemble, 53: État de dépression: vague à l’âme, lassitude, tristesse, ennui, découragement.

(2)     La Préparation, 346: C’est qu’en fait le mot est très retors: il renvoie, si l’on peut dire, à la force d’une faiblesse, à l’intensité d’un manque d’intensité.

(3)     La Préparation, 346: et c’est auusi ce qu’éprouve l’écrivain en panne: une paresse   désespérée.

(4)     Pascal, Pensées, II, fragment 529.

(5)     La Préparation, 347: Sur ce fond, donc, s’enlève l’écriture comme Art; Art est en effet cette puissance surprenant qui déennuie: il est coupure (court-circuitage) de l’Ennui […] Cette coupure, cette brèche faite par l’Art dans l’Ennui, se trouve, monnayée dans la menue pratique d’écriture: écrire, quotidienement, désennuie.

(6)     La Préparation, 349: Contre ce “petit”  Ennui-là, je l’ai dit, une seule solution: paragmatique (lutter détail par détail, moment par moment) et active (avoir confiance dans l’Écriture, l’Art).

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014