đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(26)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,

 

So với Thử nghiệm Thứ nhất (khởi đầu bằng Chọn lựa) và Thừ nghiệm Thứ nh́ (thường trực, lâu bền của Kiên tŕ), thời lượng dành cho Thử nghiệm Thứ ba (cảm thức quay quắt khó buông bỏ của người viết: tách rời với thế giới, tách rời khỏi những giá trị) tuy ngắn hơn nhiều nhưng đậm giọng điệu u buồn của Barthes về hiện trạng Văn chương (của nước Pháp). Antoine Compagnon – bạn vong niên của Barthes – khi đọc lại bản thảo giáo tŕnh La Préparation du Roman (Antoine Compagnon đă không đi nghe Barthes thuyết giảng giáo tŕnh này ở Collège de France theo lời Barthes khuyên bè bạn đừng đến nghe) tác giả của  Les Antimodernes tâm sự: “Việc đọc bản thảo khiến tôi đau buồn. Nơi chữ viết, nơi kiểu viết chữ, nhất là chữ viết tay những đoạn ghi thêm của Barthes, thật rơ ràng t́nh trạng sức khỏe của Barthes không ổn. Tại sao chúng ta đă không nhạy cảm hơn nữa về sự cô quạnh của ông ta? Điểm nh́n của tôi buộc phải mang vết tích của điều này: đọc, hai mươi năm sau cái chết của ông, bản thảo của một người bạn, đích thị như thể t́m lại một bức thư măi măi đớn đau.”(1)

   Trước hết Barthes nói đến triệu chứng tồn cổ của văn chương (Archaïsme de la littérature) nổi lên trên ư thức (hay bán-ư thức/semi-conscience) tập thể, do đó có việc đặt ra ngoài lề (margination) những ǵ bị coi là trẻ trung tiền phong. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ sự tồn cổ của văn chương này đồng thời cũng cùng hiện diện với một sự Ham muốn của chính văn chương này. Thứ tồn cổ Barthes muốn thảo luận ở đây là tồn cổ ra mặt, có ư thức trong việc trích dẫn tư liệu, cũng có nghĩa những khái niệm và hành vi (gestes) trong thực hành văn chương được đề nghị, chẳng hạn chớ có vượt Proust nhà văn đă hoàn toàn nhập vào khái niệm điển phạm văn chương (totalement intégré au concept canonique de la littérature). Một triệu chứng khác của việc tồn cổ là cảm thức đột nhiên về sự không ngang bằng giữa tính chất hiện thời nóng bỏng (actualité brûlante) của việc đang làm (Viết) với tính chất hiện thời của thế giới chung quanh, khiến người viết cảm thấy như bị tính chất hiện thời thường trực tra khảo v́ đă quên đi những ǵ đang xảy ra. Tuy nhiên (Barthes muốn “tuy nhiên” được hiểu theo nghĩa nhấn mạnh của Eppur si muove/Và vẫn cứ tiếp diễn) ở cội rễ của việc rút lui vào chủ trương phi-niên-đại (anachronism) tội lỗi, vào cái Phi-hiện-thời (Inactuel) của việc Viết này là một sự ham muốn không hề lay chuyển, và sự ham muốn này có lẽ thích ứng với Tồn cổ văn chương trong chừng mực chính nỗi ham muốn này là tồn cổ bởi hai lư do: mọi ham muốn đều tồn cổ v́ xuất phát từ những vùng khuất lấp của cái tôi, kế đến ham muốn viết nếu không hẳn là con nít (pueril) th́ cũng là mới trưởng thành (adolescent) gần như trùng hợp với tuổi dậy th́. “Chắc chắn điều này giải thích được tại sao sự Ham muốn Viết lại chống trả mọi áp lực của Hiện thời tính như Diện mạo của sự Ḥa nhập Tốt đẹp, và tại sao nó lại luôn nổi lên thật sống động: sống động một cách khác thưởng, tức khắc và chính nó được làm sinh động bởi chính tính chất hiện thời của nó, tính chất hiện thời nhiệt thành, bất thỏa hiệp.”(2) Barthes kể lại kinh nghiệm bản thân khi ngồi trên máy bay đọc Pascal, bị lôi cuốn vào bản văn của Pascal và tự nhủ: yêu văn chương, chính là, vào lúc người ta đọc, xóa bỏ đi hết thảy những ngờ vực về hiện tại của ḿnh, của hiện thời tính của ḿnh, tức thời tính (immédiateté) của ḿnh, đó chính là tin rằng, thấy rằng đó là một con người c̣n sống đang nói năng, như thể thân xác người này ở ngay bên cạnh ḿnh, hiện thời hơn cả những sự cố thời sự đang diễn ra, đó là một Pascal có nỗi sợ hăi cái chết, hay bị cái chết phủ ngập đến mức chóng mặt, đó chính là việc t́m thấy những chữ nghĩa cổ cũ như “Sự Khốn khổ của con người”, “Nhục dục” [những chữ của Pascal] diễn tả được một cách hoàn hảo những thứ của ngày hôm nay nơi ḿnh, không phải cảm thấy cần có một ngôn ngữ nào khác (ne pas sentir le besoin d’un autre langage). “Thực ra, hiện tại=khái niệm phân biệt với hiện thời; cái hiện tại là sống động (chính tôi đang sáng tạo ra nó) ≠ cái hiện thời có thể chỉ là một tiếng động.”(3) Barthes c̣n thêm: càng thấy văn chương đang chết dần Barthes càng cảm thấy t́nh yêu văn chương của ḿnh là sâu thẳm, day dứt như thể người ta đang yêu cái ǵ đó và ṿng tay ôm cái ḿnh yêu đó sẽ chết đi.

   Không đồng ư với quan niệm cho rằng văn chương đang trong giai đoạn khủng hoảng Barthes cho rằng văn chương đang chết dần chết ṃn (être en train de mourir) qua  những chỉ dấu của sự lỗi thời (signes de désuétude) Barthes đưa ra – rất có thể do chủ quan – được thấy trong việc giảng dạy văn chương, thiếu vắng những khuôn mặt văn chương dẫn đường hay lănh đạo, chủ soái, sản phẩm văn chương ngày nay không là Tác phẩm (Œuvre) mà chỉ là những quyển sách (livres), Viết (Écrire) không c̣n là đối tượng của Giáo dục (Pédagogie) v́ nghệ thuật không c̣n được coi là có thể giảng dạy được (enseignable), ở mức độ cao nhất của truyền thụ nghệ thuật viết văn không c̣n thấy xuất hiện sách vở đưa ra “những lời khuyên” (conseils) của những nhà văn nhà thơ bậc thầy chẳng hạn quyển Thư gửi những nhà thơ trẻ của Rilke, h́nh thức thiết yếu của khuyên bảo không phải là chỉ ra kỹ thuật viết mà là Ư chí viết (coi Viết như mục tiêu của đời sống) t́m thấy nơi Flaubert, Kafka, Rilke…, và sau cùng, Barthes quảng diễn quan niệm Lănh đạo văn chương (nơi những nhà văn nhà thơ lớn) không chỉ xét về mặt xă hội hay tổ chức văn hóa mà trong cộng đồng những nhà văn (communauté des écrivains) không c̣n có những anh hào (héros) văn chương – Anh hào hiểu theo nghĩa Khuôn mặt (Figure) và Sức mạnh (Force) của những người coi Văn chương là Tất cả (Littérature est Tout) như Flaubert, Mallarmé, Kafka, Proust…Đặt câu hỏi: ngày nay c̣n có “Chủ nghĩa anh hào” (Héroïsme) – anh hào cũng c̣n được hiểu theo nghĩa sự gắn bó không nhân hượng với Thục hành Viết. Barthes cho rằng khuôn mặt anh hào duy nhất và cuối cùng ngày nay chính là Blanchot, một anh hào văn chương lẩn lút (clandestin). Kết luận cho t́nh trạng văn chương đi vào chung cuộc Barthes lấy ẩn dụ h́nh ảnh đoạn cuối bản giao hưởng Les Adieux/Từ biệt của Haydn: những nhạc cụ nhạc khí lần lượt ngưng bặt và biến dạng, cuối cùng trên sân khấu chỉ c̣n lại hai cây vĩ cầm giao tấu và hai nhạc công chơi hai cây vĩ cần này lần lượt thổi tắt những ngọn nến trước khi rời sân khấu.

_____________________________

(1)     Antoine Compagnon, Les antimodernes:De Joseph de Maistre à Roland Barthes, nxb Gallimard 2005, trang 407: La lecture du manuscrit m’avait désolé. À son écriture, à sa graphie, surtout celle des derniers ajouts, il était apparent que Barthes n’allait pas bien. Comment n’avions-nous pas été plus sensible à sa détresse? Mon point de vue fut forcément marqué par cela: lire, vingt ans après sa mort, le manuscrit d’un ami, c’est comme retrouver une lettre restée en souffrance.

(2)     La Préparation, 353: Ceci explique sans doute que le Désir d’Écrire résiste à toutes les pressions de l’Actualité comme Figure de la Bonne Intégration, et qu’il surgit toujours vivant: extraordinairerement vivant,  proche et lui-même vivifié par sa propre actualité, son actualité ardent, intraitable.

(3)     La Préparation, 353: En fait, le présent = notion distincte de l’actuel; le présent est vivant (je suis en train de le créer moi-même) ≠ l’actuel peut n’être qu’un bruit.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014