đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(65)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65,

 

Có thể nói sự khác biệt giữa Heidegger và Blanchot được thấy rơ nhất trong quan niệm về cái chết. Trong Sein und Zeit Heidegger coi cái chết là khả tính thượng đỉnh và riêng chỉ của Dasein như tiềm thể vươn tới toàn thể tính của Hữu: “Chừng nào Dasein/Tại thể là/hiện hữu, trong mọi trường hợp vẫn c̣n có một cái ǵ đó c̣n tồn tại mà Dasein có thể là và sẽ là. Nhưng với cái ǵ đó c̣n tồn tại này, th́ chính ‘sự chấm dứt’ thuộc vào đó. ‘Sự chấm dứt’ của Hiện hữu-trong-thế-giới này là cái chết. Sự chấm dứt này, vốn thuộc về tiềm-thể-tính-để-Hữu – nghĩa là, cho hiện hữu – giới hạn và qui định trong bất kỳ mọi trường hợp toàn thể tính là khả hữu cho Dasein.”(1) Theo Heidegger, hiện hữu là hiện-hữu-hướng-về-cái-chết (Sein zum Tode). Diễn giải về cái chết của Heidegger trong Sein und Zeit đă gây ra không ít ngộ nhận và phản bác. V́ vậy trong Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)/Những đóng góp cho Triết học (về Tương hữu) GA65 Heidegger để ra bốn tiết mục §160, §161, §162 và §163 để giảng giải rơ hơn về hiện-hữu-hướng-về-cái-chết (2)

Blanchot đặt vấn đề cái chết trên viễn tượng của nghệ thuật và văn chương: “Nhưng vậy c̣n nghệ thuật th́ sẽ ra sao, văn chương sẽ như thế nào? Câu hỏi nay trở lại với một sự bạo động đặc biệt. Nếu chúng ta có nghệ thuật, mà nghệ thuật lại là sự lưu đầy của chân lư, là sự mạo hiểm của một tṛ chơi vô tội, tṛ chơi này xác quyết sự thuộc về của con người nơi cơi ngoài không chút thân cận và không có giới hạn, nơi con người bị ném khỏi cái hắn có thể và khỏi tất cả những h́nh thức của khả tính, th́ điều này xảy đến như thế nào? Nếu như con người hoàn toàn là khả tính th́ con người hy sinh cho một nghệ thuật ra sao? Có phải điều đó không có nghĩa rằng, ngược lại với sự bó buộc được coi là đích thực, sự bó buộc thuận hợp với luật tắc của đời, th́ hắn có một mối tương quan với cái chết không phải là tương quan với khả tính, mối tương quan này không dẫn tới sự làm chủ, cũng không tới sự am hiểu, không dẫn tới công việc hàng ngày, mà dẫn tới mội sự đối mặt với một sự lật ngược/đổ triệt để? Phải chăng sự lật đổ này như vậy chẳng phải là kinh nghiệm nguyên ủy tác phẩm luôn luôn đụng chạm tới, trên kinh nghiệm này tác phẩm tự khép lại và không ngừng mạo hiểm tự đóng kín lại trên đó và giữ lại cái kinh nghiệm này? Vậy nên, cái kết thúc sẽ không thể là cái cho con người cái khả năng kết thúc, giới hạn, chia cách, nghĩa là nắm bắt, nhưng là cái vô tận, cái vô tận rất xấu xa, do vậy cái kết thúc không bao giờ được vượt qua được. Vậy nên, cái chết sẽ không thể là “khả tính riêng tư một cách tuyệt đối”, cái chết của chính tôi, cái biến cố duy nhất trả lời cho lời khấn nguyện của Rilke “Hỡi Đấng toàn năng, hăy cho mỗi kẻ cái chết của riêng hắn”, nhưng ngược lại cái chẳng bao giờ xảy đến với tôi, như thể chẳng bao giờ tôi chết đi, nhưng là “người ta chết đi”, người ta luôn luôn chết đi chứ không phải chính ḿnh chết đi, ở mức độ của trung tính, của tính chất không nhân tính của một Hắn vĩnh cửu.”(3) Nói cho đơn giản hơn th́ cái chết vừa là một khả hữu tối thượng vừa cũng là một bất khả hữu tối thượng. V́ trong việc chết đi không có hiện hữu một cái ngă đích thực (hay một Dasein đích thực) nào cả. Thế nên ta hoàn toàn không thể kinh nghiệm cái chết như vậy được mà chỉ là kết quả sự rút lại của khả tính chết đi.  Nếu như cái chết là không thể đó chính bởi trong cái chết Tôi không chết đi, “người ta” chết chỉ là kẻ vô danh nào đó không là con người. V́ vậy không thể nào có một tương quan nào với cái chết cả, cái chết là một cái ǵ đó tuyệt đối khác. Blanchot từ lư luận này kết luận rằng cái chết không là một kinh nghiệm tự đồng nhất mà đúng ra là một không gian của một sự lật ngược bạo động chuyển giao khả tính vào bất khả tính không qua một trung gian nào.

   Trong Sein und Zeit §47 Khả tính của việc kinh nghiệm cái Chết của những Kẻ khác, và Khả tính của việc nắm bắt một Toàn thể vào trong sự Nắm bắt của chúng ta Heidegger cho rằng “khi Dasein đạt tới cái toàn thể của nó trong cái chết nó đồng thời cũng mất đi Hữu của “tại” của nó. Bằng sự chuyển tới không-c̣n-là-Dasein [Nichtmehr-dasein], th́ lập tức nó được nhấc khỏi khả hữu kinh nghiệm dời chuyển và việc hiểu biết nó như thể một cí ǵ được kinh nghiệm. Chắc chắn là điều này bị bất kỳ Dasein riêng biệt nào phủ nhận đối với mối tương quan với chính nó.  Nhưng điều này lại cũng làm cho cái chết của Những Kẻ Khác ấn tượng hơn. Theo cách này một sự kết thúc [Beendigung] của Dasein trở thành có thể tiếp cận “Một cách khách quan”. Như thế Dasein có thể thủ đắc một kinh nghiệm về cái chết, lại càng hơn vậy bởi bởi v́ Dasein một cách thiết yếu là Hữu với Người khác. Trong trường hợp này, sự kiện rằng cái chết đă được cho “Một cách khách quan” hẳn phải khiến cho một sự giới hạn của toàn thể tính của Dasein là khả hữu.”(4) Điểm chính yếu trong phản biện của Blanchot nhằm vào sự phân biệt của Heidegger giữa Dasein chính thực (eigenlich Dasein) với sự “xụp đổ” hay “Tiêu hủy” (Verfallenheit) của Dasein, tính chất vô danh của sự  tiêu hủy của “con người” ở ngôi thứ ba. Không thể đồng ư với phân biệt này Blanchot dùng phương sách lật ngược, lật đổ lập luận của Heidegger, thay thế khái niệm “con người” của Heidegger bằng khái niệm “người ta”.

   Blanchot viết: “Nguời ta chết: đây không phải là cái kiểu nói đoan chắc dùng để làm lạc hướng một khoảnh khắc đáng ngờ. Người ta chết: vô danh là kẻ chết đi, và sự vô danh tính này là cái dáng vẻ dưới đó cái không thể nắm bắt, cái không-giới hạn, cái không-có vị trí kế cận ngay bên chúng ta tự khẳng định một cách nguy hiểm nhất. Bất kỳ kẻ nào nghiệm sinh điều này, cũng là thử nghiệm một quyền lực vô danh, không là ai, quyền lực của một biến cố, biến cố của sự tan loăng mọi biến cố, không phải chỉ ở lúc này, nhưng sự khởi đầu của nó đă là sự tái khởi đầu, và dưới chân trời của nó tất cả cái ǵ xảy đến đều trở lại. Khởi đi từ khoảnh khắc nơi “người ta chết”, khoảnh khắc được viện dẫn; khi người ta chết, “khi” không chỉ dấu một thời điểm, nhưng thời điểm nào cũng chẳng quan trọng, cũng vậy có một mức độ của cái kinh nghiệm này nơi cái chết mở ra bản chất của nó bằng cách hiện ra cũng chẳng như một cái xác của một người nào đó được định rơ, cũng không phải là cái chết nói chung, nhưng dưới h́nh thức trung tính này: cái chết của một kẻ nào đó. Cái chết luôn luôn là cái chết nào đó.”(5) Trong “thế giới người ta” theo Blanchot Hữu đánh mất mối quan hệ với chính nó như khả tính, tính chính thực/đáng hay sự sở hữu, tự tiêu tán đến mức tột cùng trở thành đồng nghĩa với chính sự khẳng định bất khả tính của nó.

________________________________________

(1)     Martin Heidegger, Being and Time, bản Anh văn của John Macquarrie & Edward Robinson trang 276-277: As long as Dasein is, there is in every case something still outstanding, which Dasein can be and will be. But to that which is thus outstanding, the ‘end’ itself belongs. The ‘end’ of Being-in-the-world is death. This end, which belongs to the potentiality-for- Being – that is to say, to existence – limits and determines in every case whatever totality is possible for Dasein.

(2)     Martin Heidegger, Contributions to Philosophy (of the Event) bản dịch của Richard Rojcewics & Daniella Vallegra-Neu trang 222-224. Bản dịch của Parvis Emad & Kenneth Maly Contributions to Philosophy (From Enowning) trang 198-200, bản Pháp văn Apports à la philosophie, De l’avenance của François Fédier trang 323-326. François Fédier dịch quá thoáng, dùng nhiều từ tự ư đặt ra (néologisme)  khiến người đọc khó nắm bắt ư nghĩa những câu văn của Heidegger. Điều đáng chú ư là các dịch giả đă dịch từ Ereignis mỗi người mỗi khác theo sự hiểu tư tưởng Heidegger của ḿnh: Parvis Emad & Kenneth dịch là Enowning, Richard Rojcewics & Daniella Vallegra-Neu lại dịch là the Event, c̣n François Fédier dịch thành De l’avenance. Đa số những chuyên gia Pháp-Mỹ nghiên cứu Heidegger trước đây thường dịch Ereignis là ‘appropriation’ hay ‘ap-propriation’ và chúng tôi nghĩ rằng dịch như vậy khá gần với nghĩa chữ Ereignis trong các bản văn của Heidegger. Chuyển sang tiếng Việt chúng tôi dịch EreignisTương hữu. Trở lại một cách vắn tắt những minh giải của Heidegger về Sein zum Tode trong Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)/Những đóng góp cho Triết học (về Tương hữu) GA65 trong bốn tiết mục §160, §161, §162 và §163: Thứ nhất Heidegger cho rằng không thể giải nghĩa Sein zum Tode theo nhân học (anthropology) hay triết lư thế giới quan (worldview); thứ nh́, không thể cho rằng quan niệm Sein zum Tode trong Sein und Zeit dẫn tới Hư vô chủ nghĩa (Nihilism), một ngộ nhận nông cạn; thứ ba, v́ chưa ai thực sự lên đường bước theo trong việc tư tưởng về cái được tư tưởng hướng về phía trước của Sein zum Tode trong Sein und Zeit trong khuôn khổ của hữu thể học nền tảng (fundamental ontology) nên những ngộ nhận là những dấu hiệu rơ ràng chứng tỏ sự thiếu khả năng vận động tra hỏi ư nghĩa phải tư duy vấn đề này một cách nguyên ủy và phải vượt qua vấn nạn này một cách sáng tạo; thứ tư, phải xét Sein zum Tode trong không gian của chân lư của Hữu theo không-thời gian; và sau chót cái chết được đưa vào tư duy đặt nền tảng (ground-laying meditation) trước hết nhằm đem vấn đề Hữu vào nền tảng của nó và để mở toang Dasein như nền tảng sâu thẳm (abyssal ground), di chuyển Dasein vào trong sự phóng chiếu, nghĩa là thấu hiểu ở vị thế dưới sâu (under-stand) theo đúng ư nghĩa trong Sein und Zeit.

(3)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, 322-323: Mais qu’en est-il alors de l’art, qu’en est-il de la littérauture? La question revient à présent avec une violence particulière. Si nous avons l’art qui est l’exil de la vérité, qui est le risque d’un jeu innocent, qui affirme l’appartenance de l’homme au dehors sans intimité et sans limite, là où il est jeté hors de ce qu’il peut et hors de toutes les formes de la possibilité, comment cela arrive-il? Comment, s’il est tout entier possibilité, l’homme se donne-il un art? Est-ce que cela ne signifie pas que, contrairement à son exigence dite authentique, celle qui s’accorde à la loi du jour, il a avec la mort une relation qui n’est pas celle de la possibilité, qui ne conduit pas à la maîtrise, ni à la comprehension, ni au temps du présent, mais l’expose à un renversement radical? Ce renversement ne serait-il pas alors l’expérience originelle que l’œuvre doit toucher, sur laquelle elle se referme et qui risque constamement de se refermer sur elle et de la retenir? Alors la fin ne serait plus ce qui donne à l’homme pouvoir de finir, de limiter, de séparer, donc de saisir, mais l’infini, le très mauvais infini, par quoi la fin ne peut jamais surmontée. Alors, la mort ne serait plus “la possibilité absolument propre”, ma propre mort, cet événement unique qui répond à la prière de Rilke: “O Seigneur, donne à chacun sa propre mort”,  mais au contraire ce qui n’arrive jamais à moi, de sorte que jamais je ne meurs, mais “on meurt”, on meurt toujours autre que soi, au niveau de la neutralité, de l’impersonalité d’un Il éternel.

(4)     Martin Heidegger, Being and Time trang 281.

(5)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, 323-324: On meurt: ce n’est pas là la formule rassurante destinée à égarer un moment redoubtable. On meurt: anonyme est celui qui meurt, et l’anonymat est l’aspect sous lequel l’insaisissable, le non-limité, le non-situé s’affirmaent le plus dangeurement auprès de nous. Quiconque en fait l’expérience, fait l’épreuve d’une puissance anonyme, impersonnelle, celle d’un événement qui, étant la dissolution de tout événement, n’est pas seulement maintenant, mais son commencement est déjà recommencement, et sous son horizon tout ce qui arrive revient. À partir de l’instant où “l’on meurt”, l’instant est révoqué; quand on meurt, “quand” ne désigne pas une date, mais n’importe quelle date, de même qu’il y a un niveau de cette experience où la mort révèle sa nature en apparaissant non plus comme décès de telle personne déterminée, ni comme la mort en géneral, mais sous cette forme neutre: la mort de quelqu’un. La mort est toujours quelconque.

 

(c̣n tiếp)

                       đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015