đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(86)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86,

 

   Để hiểu rơ những điểm chính yếu Blanchot ‒ “cái đầu suy tưởng Pháp khá nhất” như lời khen tặng của Heidegger phê b́nh bài thuyết tŕnh bài thơ Wie wenn am Feierstage cùa Heidegger chúng ta cần trở lại quan niệm của Blanchot về thi ca. Có thể nói những suy tưởng về thi ca của Blanchot bắt nguồn từ đoạn văn sau đây của Mallarmé: “Tôi nói: một bông hoa! và, từ bên ngoài sự quên lăng tiếng nói của tôi kư thác mọi h́nh dạng hoa, như thể một cái ǵ đó khác với những bầu hoa đă biết nổi lên nhịp nhàng, mùi hương và thoảng nhẹ, của đóa hoa vắng mặt mọi chùm hoa.”(1) Blanchot giải thích câu nói này của Mallarmé: “Như chúng ta thấy, mọi sự không phải là đon giản. Từ tách rời đối tượng: ‘Tôi nói: một bông hoa!’ và tôi không có trước mắt ḿnh một bông hoa, cũng chẳng có một h́nh ảnh bông hoa, hay một kỷ niệm về hoa nào cả, nhưng là một sự vắng mặt bông hoa. “Đối tượng câm nín”. Tuy  nhiên sự vắng mặt đó có phải là dấu chỉ của một vật khác, thí dụ, của sự thực, hiểu theo nghĩa cổ điển, có giá trị cho tất cả và trong mọi thời không? Chúng ta chớ vội vă kết luận; mặc dầu việc dùng những từ trừu tượng như: “cái đài hoa đă biết, mùi hương”, khiến ta cảm nhận ra rằng thi sĩ ở trong một hoàn cảnh phải vậy, hoàn cảnh này chẳng đ̣i hỏi ǵ từ sự hiểu biết. Đối với sự vắng mặt thực sự của một đối tượng ông ta không thay thế vào đó sự có mặt lư tưởng của nó. “Hương thoang thoảng” và “nhịp nhàng”, nhưng chắc chắn đó không phải là một khái niệm trí thức tự xác định bởi những điều đó. Ngược lại, như chúng ta để ư thấy, giờ đây chúng ta một lần nữa lại ở trong sự tiếp cận với thực tại nhưng lại là một thứ thực tại mờ ảo hơn, thực tại này hiện ra và bốc hơi, nó ḥa nhập và tan biến, được tạo nên bởi những hồi ức, những ảo ảnh, như thể nếu như về một mặt nó đă bị triệt hủy, th́ về một mặt khác nó lại tái hiện trong cái h́nh thức nhạy cảm hơn, như một chuỗi những mức độ lẩn khuất và chập chờn, ngay chính nơi cái ư nghĩa trừu tượng nó có ư định lấp đầy cái trống rỗng.”(2) Ở một đoạn sau Blanchot nhận định về thi ca của Mallarmé: “Tất cả mọi t́m kiếm của Mallarmé nhằm t́m ra một giới hạn ở đó, bằng phương tiện [sử dụng] những hạn từ dù cố định và được hướng về những sự kiện và những sự vật, vạch ra bản sơ đồ, một viễn tượng của những yếu tố làm gián đoạn tính chất liên tục của diễn ngôn hay ngữ pháp mở cái này vào cái kia một cách bất tận và không ngừng tự lẩn trốn nhau.”(3) “Parenthèse” – chúng tôi phải diễn dịch bằng một cụm từ dài dặc “yếu tố làm gián đoạn tính chất liên tục của diễn ngôn hay ngữ pháp “ v́ không t́m được từ tiếng Việt tương đưong – ở đây có thể hiểu như một dạng thức của sự làm gián đoạn (a figure of interruption). Với Blanchot, thi ca là văn tự (écriture) nằm bên ngoài chủ quan tính của thi sĩ nên thơ không là sự biểu lộ bằng từ, nằm ngoài tầm tay với của chủ thể tức là nằm ngoài ư thức và những h́nh tượng (représentations) của ư thức. Gerald L. Bruns nhận định: “Tính chất không-chủ-quan-tính (non-subjectivité) này của thi ca phải được hiểu một cách tuyệt đối theo nghĩa mạnh mẽ nhất có thể được: thi ca như văn tự hoàn nằm ngoài mọi chủ quan tính, và điều này cũng có nghĩa nằm ngoài mọi sự hiểu biết và thực hành, nằm ngoài mọi sự sản xuất cá nhân hay văn hóa và kinh nghiệm, ở bên ngoài diễn ngôn và những hệ thống chỉ nghĩa của nó (nghĩa là, nó không phải phải là một hệ thống khác hay phạm vi hay loại h́nh khác). Thi ca như văn tự không đúng thực cũng không sai giả nhưng nằm ngoài mọi h́nh thái loại trừ nhau giữa chân lư và giả mạo; nó cũng không là siêu vượt hay tự tại nhưng nằm ngoài mọi siêu vượt và tự tại. Thi sĩ, khi làm công việc viết, đột nhiên hay không thể tránh khỏi, khám phá thấy ḿnh ở bên ngoài mọi nơi chốn và mọi liên hệ, bên ngoài mọi đồng nhất và khác biệt (trong cái biến cố mà Giles Deleuze sau này gọi là “sự khác biệt trong [với] chính nó”[xem Différence et Répétition trang 74-82, nxb PUF].(4) Nói thế khác, thi sĩ bằng văn tự triệt hủy Hữu, xô đẩy Hữu ra cơi ngoài.

   Trở lại Blanchot phản biện Heidegger minh giải bài thơ  Wie wenn am Feiertage/Như vào một ngày nghỉ lễ của Hölderlin. Trước hết về vai tṛ làm trung gian của thi sĩ: Cứ cho rằng thi sĩ là kẻ làm trung gian nhưng trung gian giữa hai đối tượng nào? Trung gian giữa tính chất tức thời (immediatedness) với tính cách trung gian (mediatedness) như Heidegger quan niệm?  Đây là nan đề cốt tủy trong minh giải Hölderlin. Tuy Blanchot đồng ư với quan niệm cho rằng thi sĩ là kẻ làm trung gian “đặt cái ở gần và cái ở xa tương quan với nhau.” nhưng theo Blanchot “Việc làm trung gian này, không chỉ thi ca được trao nhiệm vụ hoàn thành và, trong khi hoàn thành nhiệm vụ này, thi ca cũng tự hoàn thành, nhưng trước tiên thi ca phải làm cho sự trung gian này khả hữu. Thi ca không chỉ là dụng cụ những thành tố và những con người sử dung để gặp gỡ, mà nó vốn bày tỏ và h́nh thành khả tính của sự gặp gỡ này, và sự gặp gỡ này là cái nền và chân lư của cái gặp nhau. Do vậy chủ đề sơ thảo cho rằng mọi thi ca, dù có h́nh thức nào đi nữa, luôn kết thúc bằng việc lại nhận ra rằng: một cách thiết yếu, thi ca đặt tương quan với sự hiện hữu trong toàn thể tính của nó; ở nơi thi ca tự khẳng định, cũng là nơi khởi đầu hiện hữu được coi như như Toàn thể tự khẳng định. Khái niệm Toàn thể, như người ta đă biết, ám ảnh những suy tư lư thuyết của Hölderlin đồng thời và cũng sâu xa như những suy tư của Hegel. Đó là lư do tại sao, bài diễn giải của Heidegger ngay lập tức đặt lên hàng đầu, giữa tất cả những tên gọi tụng ca đặt cho Tự/thiên nhiên, từ allgegenwärtig/toàn hiện, Tự/thiên nhiên là cái toàn hiện, cái hiện diện như Toàn thể.”(5) Blanchot cũng không quên nhấn mạnh đến đối tượng thi ca lập tương quan với: đó không phải là thiên nhiên hiểu như cây cối, nhân quần, bầu trời hay toàn bộ những sự vật có thực mà là toàn thể tính không có giới hạn (la totalité sans borne), điều này được hiểu đồng thời theo cả hai nghĩa không giới hạn cả cái có thực (réel) lẫn cái phi thực (irréel) mà c̣n có nghĩa là một Toàn thể trong đó bao gồm cả sự tự do không bị cái ǵ giới hạn. Blanchot trích dẫn lời Panthea diễn đạt truyền ngôn của Empédocle “Ôi Toàn thề thiêng liêng! Ngươi hoàn toàn sống động! bên trong!” để chỉ ra thi ca hướng về chính cái Toàn thể này và thi ca tự giáo huấn (theo từ dùng trong tụng ca) và định h́nh khi đáp lời cái “tất cả” này:

                   Car pleine d’une haute signification,

                   D’une force silencieuse, l’embrasse

                   La grande Nature

                   Celui qui pressent, afin qu’il donne forme

                   [Bởi tràn đầy một ư nghĩa cao vời,

Của sức mạnh im ĺm,

Thiên nhiên vĩ đại ôm ấp

Kẻ nào cảm nhận được, để rồi hắn tạo ra h́nh thức.]

   Blanchot đặt câu hỏi: Làm thế nào một sự kêu gọi của Thiên nhiên có thể xảy ra? Và làm thế nào cái Toàn thể của thiên nhiên có thể bao quanh, ôm ấp “kẻ cảm nhận/thức được”? Đó là những điều Heidegger không đưa ra giải đáp. Theo Blanchot từ Umfangen/Ôm ấp là một từ người ta thường thấy được Hölderlin dùng nhiều lần và giữ nguyên một nghĩa trong những bài thơ của ḿnh và dường như nhà thơ này đă vay mượn bạn của ông là Heinze từ này trong bài thơ Ardinghello. Umfangen/Ôm ấp luôn luôn chỉ định một chuyển vận tiến gần tin cẩn và ḥa giải (mouvement d’approche confidante et conciliante) nhờ đó những yếu tố thiêng liêng làm cho cảm thấy được cái có thể tiếp cận giữa chúng, đối nghịch với sự rung chuyển và đốt cháy tạo thành những cách thế tuyên bố khác cho thi sĩ. Và chính v́ việc thường dùng những từ và những chủ đề này khiến cho mọi diễn giải Hölderlin hóa ra là liều lĩnh, mạo muội.

__________________________________________

                  

(1)        Stéphane Mallarmé, Œuvres complètes, Gallimard 1945 trang 368: Je dis: une fleur! Et, hors de l’oubli où ma voix ne relègue aucun contour, en tant que quelque chose d’autre que les calices sus, musicalement se lève, idée même et suave, l’absente de tous bouquets.

(2)        Maurice Blanchot, Le Mythe de Mallarmé, trong La Part du Feu trang 38: Nous le voyons, tout n’est pas si simple. Le mot écarte l’objet: “Je dis: une fleur!”, et je n’ai devant les yeux ni une fleur, ni une image de fleur, ni un souvenir de fleur, mais une absence de fleur. “Objet tu”. Cette absence est-elle cependant le signe d’autre chose, de la vérité, par exemple, au sens classique, ayant valeur pour tous et en tout temps? Ne nous hâtons pas de le conclure; malgré l’emploi de mots abstraits: “calices sus, idée”, il est à pressentir que le poète est dans un ordre qui ne demand rien au savoir. À l’absence réelle d’un objet il ne substitute pas sa présence idéale. “Suave” et “musicalement”, ce n’est assurément pas un concept intellectual qui s’affirme par ces voies. Au contraire, nous le remarquons, nous voici à nouveau en contact avec la réalité mais une réalité plus évasive, qui se présente et s’évapore, qui s’entend et s’évanouit, faite de reminiscences, d’allusions, de sorte que si d’un côté elle est abolie, de l’autre elle réapparaît dans sa forme la plus sensible, comme une suite de nuances fugitives et instables, au lieu même du sens abstrait dont elle pretend combler le vide.

(3)        Sđd, trang 40: Toutes les recherches de Mallarmé tendent à trouver une limite où s’esquisserait, par le moyen de termes pourtant fixes et orientés vers des faits et des choses, une perspective de parenthèses s’ouvrant les unes dans les autres à l’infini et se soustrayant sans cesse à elles-mêmes.

(4)        Gerald L. Bruns, Maurice Blanchot, The Refusal of Philosophy, trang 8-9: This nonsubjectivity of poetry has to be taken in absolutely the strongest sense possible: poetry as écriture is outside of all subjectivity, and this means outside of all knowing and practice, outside of all individual or cultural production, external to discourse and its many signifying systems (that is, it is not another system or field or genre). Poetry as écriture is neither true nor false but outside the alternatives of truth and falsity; it is neither transcendent nor immanent but outside all transcendence and immanence. The poet, at work at writing, suddenly or inevitably discovers him or herself outside all places and relations, outside all identities or differences (in the event that Giles Deleuze will later call “difference in itself”.

(5)        Maurice Blanchot, La Parole “sacrée” de Hölderlin trong La Part du Feu trang 121-122: Cette médiation, non simplement la poésie est chargée de l’accomplir et, en l’accomplissant, s’accomplir, mais d’abord elle doit le rendre possible. Elle n’est pas simplment l’instrument dont se servent, pour se rencontrer, les éléments et les hommes, elle exprime et forme déjà la possibilité de cette rencontre, et cette rencontre est le fond et la vérité de ce qui se rencontre. Ainsi s’esquisse le thème que toute poésie, qu’elles qu’en soient les forms, finit toujours par retrouver: essentiellement, la poésie se rapport à l’existence dans sa totalité; là où la poésie s’affirme, commence aussi à s’affirme l’existence considérée comme Tout. L’idée de Tout, on le sait, hante les réfexions théoriques de Hölderlin en même temps et aussi profondément que celles de Hegel. C’est pourquoi, le commentaire de Heidegger met tout de suite au premier rang, parmi tous les noms que l’hymne donne à la Nature, le mot d’allgegenwärtig, la Nature est la toute-présente, la presence comme Tout.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015