đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(27)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27,

 

Căn cứ trên những dấu chỉ về sự Lỗi thời (signes de Désuétude) của văn chương hôm nay người viết là kẻ Lưu đầy v́ mang nặng cảm thức xa rời thế giới và hiện tại, tách biệt khỏi Kịch trường Lịch sử (Théâtre de l’Histoire). Thế nên, chủ đề chính của Thử nghiệm Thứ ba là đặt ra những câu hỏi: Nhà văn Kẻ Lưu đầy khỏi Lịch sử nào, Xă hội nào, và Ngôn ngữ/Tiếng nói nào, cũng như đưa ra những gơi ư cho câu hỏi làm thế nào nhà văn có thể vượt qua những trở ngại này. Barthes nhận định: “Tôi quan niệm, tôi dự phóng, tôi làm việc, nhưng tôi buộc phải làm như vậy trong khi bị nhận ch́m vào, nếu như tôi có thể nói thế, trong một “sinh trường” trí tuệ mà tôi cảm thấy, hay tôi tin rằng, nó không đồng nhất với công việc, với sự ham muốn của tôi.”(1)

   Về quan hệ của nhà văn với lịch sử: Barthes cho rằng có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất: Nhà văn h́nh dung, mô tả lịch sử như thế nào? V́ đó là một vấn đề mỹ học (problème esthétique) thuộc về lư thuyết lịch sử văn chương chứ không thuộc về giáo tŕnh này nên Barthes Barthes không đề cập mà chỉ đưa ra cảnh báo về ư kiến cho rằng những Tác phẩm Lớn mô tả Lịch sử Lớn ở những khía cạnh, sự kiện lớn. Điều này đôi khi đúng (như quyển Chiến tranh và Ḥa b́nh của Tolstoï chẳng hạn) nhưng thường không nhất thiết phải là như vậy. Vấn đề thứ hai: gần gũi với cuộc sống, hiện sinh tính (existentialité) của nhà văn hơn trực tiếp được đặt ra trong câu hỏi: “Cái ǵ, trong Lịch sử, trong Lịch sử của tôi, thúc đẩy tôi hành động? Sự hiện hữu của tôi cấu trúc, biểu đạt Lịch sử của tôi như thế nào, làm sao cho sự biểu đạt này chuyển hướng Tác phẩm của tôi, hay đúng hơn, quan hệ của tôi với Tác phẩm?”(2) Barthes lấy thí dụ điển h́nh nhất là Chateaubriand tác giả Mémoires d’outre-tombe nhà văn “dấn thân” mănh liệt vào lịch sử (Barthes đùa cợt: plus que Sartre et Malraux réunis/hơn cả Sartre và Malraux nhập chung lại). Mối liên hệ giữa nhà văn và Lịch sử giao động giữa hai giả định: hoặc 1) v́ bị (hay tự) loại bỏ ḿnh tận tuyệt khỏi hiện tại, bị/tự ném ra ngoài Lịch sử đang diễn ra, và rồi tự ḿnh ném ḿnh trở lại cái Lịch sử đă bị xóa bỏ, trở về Quá khứ một cách đam mê và tuyệt vọng, và không yêu mến cũng như không muốn biết bất cứ điều ǵ hiện thời đang xảy ra. Đó là “Quá khứ chủ nghĩa/Passéisme) hay Hoài niệm (Nostalgie); hoặc 2) Thái độ cứng đầu, say mê khi tuyên bố rằng ḿnh không có mặt ở đó [lịch sử hiện thời] cũng dẫn đến việc nhân hai hiệu ứng này nên nhà văn sẽ có cảm thức bén nhậy “vừa có mặt vừa không có mặt ở đó/ est à la fois là et pas là” nghĩa là đứng ngay giữa chỗ nối (jointure) của thế giới mới, khúc nối của thế giới khuất dạng, đă qua, với thế giới hiện tại đanh h́nh thành, và chỗ nối này được nhà văn nghĩ rằng đó là cái để viết (la chose à écrire). Nhưng vấn đề ở đây là phải chỉ ra, biết rơ và quyết định về sự Đứt ĺa (Rupture) của thế giới và của Lịch sử ḿnh đă trải nghiệm một cách sâu xa. Tuy nhiên, có phải cuộc đời nhà văn nào cũng chứa đựng đứt ĺa Lịch sử không? Barthes cho rằng tuy câu trả lời có thể là không, nhưng cảnh giác đừng nên chỉ đánh giá Sự kiện Đứt ĺa (Fait de Rupture) qua những thay đổi chính trị. Riêng với Barthes biến cố Tháng Năm năm 1968 [cuộc nổi dậy của sinh viên Pháp] là rất quan trọng về mặt sáng tạo v́ hậu quả của biến cố Lịch sữ này làm nổi lên sự cần thiết, nỗi âu lo (angoisse) và cả việc tự thích nghi v́ dù cho sự liên tục của biến cố này có kéo dài hay ngưng lại hay không nhưng v́ Lịch sử là sự thích nghi không ngừng, nên “nếu ta nối kết nhiệm vụ này với nhiệm vụ viết, tôi tin rằng bạn sẽ t́m thấy một công thức hóa học nào đó của Tác phẩm như một cái phải làm: một công thức khó khăn, chóng mặt, bởi chính hắn [người viết] là một chủ thể đang thay đổi phải tự thích nghi với sự thay đổi: vấn đề của học thuyết Einstein: thế giới và tôi đồng thời thay đổi nhưng lại không có một điểm chuẩn, điểm chuẩn này trên nguyên tắc hay từ bản chất, lảm cho chuẩn xác tính chính đáng của sự thay đổi→ “Điều đó chẳng làm tôi hài ḷng”: nhưng phải chăng thế giới hay chính tôi đă thay đổi? Tôi biết đổ lỗi cho ai đây? cho thế giới hay cho ḿnh?”(3)

   Vấn đề Barthes đặt ra ở trên thật đáng suy ngẫm đối người viết/nhà văn Việt trong hoàn cảnh không thể tránh khỏi việc đối diện biến cố lịch sử tháng Tư, 1975, một Đứt ĺa trong cuộc đời nhà văn. Đứt ĺa này cũng có khả năng là một đoạn tuyệt v́ đó là thảm họa chụp xuống văn chương. Thanh Tâm Tuyền sau khi ra tù đă tự vấn: “Có thể nào viết như không có ǵ xảy ra?” Vấn đề đặt ra ở đây, theo chiều hướng suy tưởng của Barthes, là cần xét đến tính chính đáng (lời cảnh báo của Barthes: không chỉ đánh giá biến cố lịch sử này về phương diện chính trị) của sự thay đổi ở cả hai phía lịch sử và nhà văn để có giải pháp thích đáng cho  thái độ thích nghi với sự thay đổi này. Cách Thanh Tâm Tuyền đặt câu hỏi trên ngầm chứa câu trả lời “không”dẫn tới sự thay đổi viết/văn tự. Việc t́m ra ra giải pháp cho chính ḿnh là một tra vấn và thách thức đối với người viết. Dù cho đó có là “một công thức khó khăn, chóng mặt” như Barthes nhận định. Nhưng có điều chắc chắn cuộc đời người viết đă mang mặng một Đứt ĺa Lịch sử như vết thương khó lành. Đứt ĺa này là một sự cố văn chương:  Đứt ĺa để lại Dấu vạch/vết không bao giờ phai nḥa, không thể hàn gắn v́ chứa đựng độc dược hủy tạođộc dược hiểu theo nghĩa pharmakon của Derrida – nhưng nhiệm vụ và văn tự/bản viết của nhà văn hôm nay phải thích nghi với độc dược này ra sao? Con đường hủy tạo của biệt phân mở ra trong Văn tự thảm họa.

Hắn rũ bỏ kư ức, và đi

Trong bóng tối ruỗng im quái gở

Lúc dứt lặng trận chiến man rợ

Hắn rũ bỏ kư ức, và đi

Trong rừng sâu thẳm cây trút lá

 Ngọn gió mông muội thổi tràn trề

Bấy giờ hồi trằn trọc lịch sử 

Lịm từng cơn ảm đạm ê chề

Sớm hay khuya không biết đâu nữa  

Thời khắc tự hủy hoại vắng tanh

……….

Hắn đưa chân theo bước khôn cầm

Trên lối u mê mờ hoặc

Mọi nỗi niềm đều giấu mặt

Mọi sự thực đều lang thang

Hắn đi như thế, không thể khác

                       Thanh Tâm Tuyền, Prélude cho Những Chuyến Đi, Về (1982)

    Vết nứt rạn lịch sử này không những đẩy người viết ra khỏi xă hội mà c̣n ra khỏi quê nhà: thảm họa văn tự tẩm độc đánh dấu khởi đầu cho văn phong xuyên thủng diễn ngôn quá khứ trên lộ tŕnh cơi ngoài t́m kiếm cái Cùng Một Khác Trung Tính của Văn chương Vô xứ hôm nay:

Mai tôi đi, tôi đi vào sương đêm,

Sương rất độc như tẩm ṃn nỗi chết.

                                   Thanh Tâm Tuyền [chép lại theo trí nhớ, ĐTĐ)

   Quan hệ của nhà văn với xă hội: v́ để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này cần đến phân tích xă hôi học thấu đáo nhưng khốn thay phân tích này lại không thể tránh hàm chứa một chọn lựa chính trị nên Barthes chỉ muốn đưa ra vài nhận xét đôi khi vừa tàn nhẫn vừa không chắc chắn: Tiêu biểu cho lư thuyết văn chương có tính chất “xă hội” cho thời hiện đại nhất là quan niệm của György Lukács trong quyển Théorie du roman(1916)/bản dịch Pháp văn (1968) và Lucien Golmann trong quyển Pour une sociologie du roman/Cho một xă hội học tiểu thuyết (1964) [trong bài giảng ngày 1 tháng Chạp, 1979 khi nói tới những khuynh hướng phê b́nh văn chương Barthes cho rằng khuynh hướng Mác-xít của Lukács và Goldmann đă chết.) Trong Encyclopaedia Universalis do Michel Zéraffa chủ biên mục “Tiểu thuyết và Xă hội” có đưa ra luận điểm cho rằng đối với nhà viết tiểu thuyết tầm cỡ Tây phương luôn có sự xung đột và tính chất bất dung hợp (incompatibilité) giữa hai khái niệm hữu (être) và thành (devenir), nhân vật tiểu thuyết hồi ức nhưng không hiểu rơ về một trạng thái huyền thoại của nhân loại trong đó mọi người sống ḥa hợp với thế giới nhưng nay sự ḥa hợp đó không c̣n nữa nên nhân vật cố gắng t́m kiếm sự ḥa hợp đă mất trong một thế giới hiện đại bị vong thân do qui luật của chủ nghĩa tư bản chia cách người với người. Trong t́nh cảnh này sứ mệnh của tiểu thuyết là đưa ra sự đối nghịch giữa vũ trụ của giá trị (t́nh yêu, công lư,tự do) với một hệ thống xă hội bị những qui luật kinh tế qui định một cách chặt chẽ, nghiệt ngă. Nhưng nhân vật tiểu thuyết theo kiểu này không phải là kẻ thắng cuộc mà lại là nạn nhân của sự đối nghịch này. Luận điểm Mác-xit cũng như quan niệm của Zéraffa xem ra tuy thoạt nh́n có vẻ thuyết phục nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn cho tiểu thuyết hôm nay: Barthes chua chát đưa ra nhận xét: ngày nay vắng bóng “tiểu thuyết lớn”, tiểu thuyết được sản xuất như đám bụi không có ư hướng giá trị, không dự phóng, không đam mê đạo đức, đám bụi tiểu thuyết này diễn ra trong xă hội theo chế độ tư bản vẫn tiếp tục cho nên giấc mơ ḥa hài không thể hiện thực. Phê phán quan điểm Mác-xit Barthes cho rằng ngay trong trung tâm của tư duy Mác-xit nhất là quan niệm thô thiển vẫn đặt Tư sản và Vô sản đối lập nhau nên Tiểu tư sản trở thành kẻ bị dồn nén/ép (le Refoulé). Thế nên phải đặt ra câu hỏi: giới Tiểu tư sản này ở đâu, làm ǵ? Ngay Marx khi diễn giải cuộc Cách Mạng 1848 cũng nhận thức được Tiểu tư sản có vai tṛ xoay trục (role pivotal), cuộc Cách Mạng này chỉ thành công ở giai đoạn đầu khi Vô sản có sự đoàn kết với Tiểu tư sản, nhưng rồi không trụ nổi khi sự đoàn kết này không c̣n nữa và Tiểu tư sản quay sang hợp tác với Tư sản dẫn đến chiến thắng của Tả phái. Theo Barthes điều này thật quan trọng đối với văn chương bởi vị thế/qui chế xă hội (statut social) của nhà văn vốn là lập lờ lưỡng tính, trung gian giữa Tư sản và Tiểu tư sản. Chẳng hạn Flaubert tuy không ngừng rủa xả chống lại Tư sản, nhưng cái ông nhắm tới đả kích lại là thẩm mỹ học, đạo đức học, diễn ngôn của Tiểu tư sản đương thời. Sự lên ngôi của giai cấp tiểu tư sản vào thời đó làm Flaubert chán ngấy và ngộp thở. Barthes cho rằng lịch sử hiện tại Quyền lực của giai cấp tiểu tư sản thông qua chủ nghĩa tư bản vẫn cầm trịch những lợi ích như thông tin, văn hóa, và giáo dục. Dựa trên nhận xét của Kafka về nền văn chương của những tiểu quốc (Nhật kư ngày 25 tháng Chạp, 1911) Barthes cho rằng từ Flaubert đến nay, dù cho có một giai đoạn chuyển tiếp dài, văn chương như một giá trị tư sản vẫn tiếp tục tác động tạo ảnh hưởng dưới danh nghĩa Lịch sử Văn chương. Lịch sử này được coi như một khối bất di bất dịch, đáng tin cậy, thị hiếu thời đại chẳng thể làm hư hao như nhận xét của Kafka. Thế nhưng, Barthes gắn bó với phép biện chứng lại cho rằng cái khối đó không c̣n là bất di bất dịch nữa và thị hiếu thời đại đang lay đổ và triệt tiêu nó. Chính v́ vậy nhà văn hôm nay có cảm thức khắc khoải về sự tách rời thế giới, tâm thái buông bỏ của một kẻ bị vây bủa trong thế giới và xă hội này. Kết luận về mối quan hệ hiện thời giữa văn chương và xă hội Barthes cho rằng văn chương không c̣n được hậu thuẫn bởi những giai cấp giầu có (la littérature n’est plus soutenue par les classes riches). Vậy “Ai là kẻ nâng đỡ, hậu thuẫn văn chương? Đó chính là bạn, là tôi, nghĩa là những kẻ không có phương tiện nào, chúng ta những kẻ xa lánh “giai cấp tư sản” (nếu như giai cấp này vẫn hiện hữu), và bằng sự không có quyền lực kinh tế, nhưng lại không gia nhập vào giai cấp tiểu tư sản là giai cấp mới đang đi t́m kiếm quyền lực, bởi đạo đức, thẩm mỹ của giai cấp này là không thỏa đáng đối với chúng ta và gây nên trong chúng ta một cái nh́n phê phán → Văn chương: được hậu thuẫn bởi khách hàng của những kẻ không được xếp vào giai cấp nào; chúng ta là những kẻ lưu đầy trong xă hội và chúng ta mang theo văn chương trong hành lư nhẹ tênh của chúng ta.”(4)

   Vấn đề cuối cùng của tương quan giữa nhà văn và xă hội là dấn thân (engagement). Vấn đề dấn thân được đặt ra v́ nhà văn kẻ không thuộc về giai cấp nào và cũng v́ là kẻ bị loại ra khỏi Hiện thực nên chỉ c̣n cách buộc Hiện thực nh́n nhận ḿnh bằng sự cống hiến (oblation). Nếu như ở những năm 60s thế kỷ trước Barthes c̣n gần Sartre trong quan niệm dấn thân th́ nay vào cuối đời Barthes nghi ngờ, đặt vấn đề về hành động dấn thân của trí thức và nhà văn ngày nay có tính chất luân lư(morale) đến mức nào dù cho có khá nhiều những dấu chỉ tính cách luân lư (moralité) này như tham dự vào những sinh hoạt phản biện, phản kháng hay kư vào những bản lên tiếng, phản đối, kiến nghị. “Tôi chỉ muốn nói rằng giữa sự chia cách thực sự của nhà văn với sự dấn thân có một mối liên hệ tạo thành: chính v́ hắn không hoàn toàn nhập thế cho nên hắn dấn thân.” (4) Quả thực đây là một nan đề. Có lẽ văn chương dấn thân là hậu quả của mơ và tưởng của thời trẻ tuổi và nhà văn chủ trương một thứ văn chương  tự làm cho bản thân tồn tại, không biến mất, và hậu thế sẽ có những quyển sách được viết ra đại diện cho ḿnh, và tư tưởng của ḿnh sẽ được ghi dấu như trong trường hợp Sartre. Đó là nhận định của Jean Hyppolite, đồng môn và có thể cũng là người hiểu Sartre hơn cả. Hyppolite không những đă đọc và thấu hiểu những quyển sách của Sartre cả văn chương lẫn triết học nhưng lại đặc biệt chú ư đến quyển tự truyện Les Mots/Chữ  Sartre viết về tuổi thơ vào cuối đời cho thấy “đó chính là sự ghi dấu của trí tưởng tượng, của tính chất tưởng tượng dưới h́nh thức những chữ của Sartre; việc đọc sách và viết/văn tự, thế giới văn chương. Khi Sartre viết quyển l’Être et le Néant, ông ta đă tiếp tục thiên hướng đó của ḿnh hay do chính ông ta tự trao cho ḿnh, cái thiên hướng bao gồm trong việc cho chủ thể tính của ông ta, cho cái hướng-thể, giá trị và sự vững bền của tự-thể. Thứ văn chương con người dùng để tự ḿnh làm ḿnh tồn lưu với chính ḿnh, thứ văn chương làm cho chúng ta không biến mất đi và sau chúng ta sẽ có những quyển sách biểu trưng chúng ta và trong những quyển sách đó chính tư tưởng của chúng ta sẽ được ghi lại, liệu đó có phải là một chứng cứ để ẩn nấp không?”(6) . Và sau khi nói rơ ḿnh đă đọc quyển tự truyện này hai lần, Hippolite không những chỉ rơ ra trên hết Sartre là một nhà luân lư/đạo đức (moraliste) mà c̣n cho biết niềm tin vào khả năng của văn chương [dấn thân] thời trẻ Sartre nhiệt thành chủ trương vào cuối đời Sartre đă chua chát phủ nhận trong quyển Les Mots: “Ngày nay Sartre đến nói với chúng ta rằng sự tin tưởng đó trong văn chương, tin tưởng vào sự cứu rỗi bằng ngôn ngữ, bằng tưởng tượng, ông ta [Sartre] đă nhận ra được rằng sự tin tưởng đó là vô ích.”

_________________________________

(1)     La Préparation, 359:  Je conçois, je projette, je travaille, mais je dois le faire, immergé, si je puis dire, dans une “biosphère” intellectuelle dont je sens, ou je crois, qu’elle n’est pas homogène à mon travail, mon désir.

(2)     La Préparation, 360: Le second problème, plus proche d’une existentialité de l’écrivain (et non d’une technique esthétique) = qu’est-ce qui, dans l’Histoire, dans mon Histoire, vient me mobiliser? Comment est-ce que mon existence structure mon Histoire, l’articule, de telle sorte que cette articulation infl échisse mon Œuvre, ou mieux encore, mon rapport à l’ Œuvre.

(3)     La Préparation, 362: … si l’on joint cette tâche à celle d’écrire, vous trouvez, je crois, une certain formule chimique de l’Œuvre comme chose à faire: formule difficile, vertigieuse, car c’est un sujet lui-même changeant qui doit s’adapter au changement; problème einsteinien: le monde et moi changeons en même temps mais sans qu’il y ait un repère qui, de droit, ou de nature, étalonne la justesse du changement → “Ceci ne me plait pas”: mais est-ce le monde ou moi qui a change? De qui me plaindre? Du monde ou de moi?

(4)     La Préparation, 365: Qui soutient la littérature? Vous, moi, c’est-à-dire des gens sans revenus: retirés de la “bourgeoisie” (si elle existe encore) par absence d’aucun pouvoir économique, main non intégrés à la petite bourgeoisie, nouvelle classe qui cherche le pouvoir, parce que son éthique, son esthétique ne nous suffit pas et suscite en nous un regard critique → soutenue par une client èle de déclassés; nous sommes des exilés sociaux et nous emportons la littérature dans notre maigre bagage.

(5)     La Préparation, 365: Je veux dire seulement qu’il y a un lien de constitution entre la séparation réelle de l’écrivain et son engagement: c’est dans la mesure où il n’est plus adéquat qu’il adhère.

(6)     Jean Hyppolite, Figures de la pensée philosophique II, nxb PUF 1971 trang 808: …c’est l’inscription de son imagination, de son imaginaire sous la forme des mots: la lecture et l’écriture, le monde littéraire. Lorsque que Sartre a écrit L’Être et le Néant, il a continué cette vocation qui était la sienne ou qu’il s’attribuait, cette vocation qui consistait à donner à sa subjectivité, au pour-soi, la valeur et la solidité de l’en-soi. Cette littérature par laquelle l’homme se survit à lui-même, cette littérature qui fait que nous ne disparaissons pas et qu’après nous il y aura des livres qui nous représenteront et où notre pensée elle-même sera inscrite, est-elle un alibi? Aujoud’hui Sartre vient nous dire que cette croyance dans la littérature, cette croyance au salut par le langage, par l’imaginaire, il a reconnu qu’elle était vaine.”

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014