đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(90)

Phụ Lục: Heidegger/Hölderlin/Blanchot

1.     Heidegger/Hölderlin

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90,

 

Mối liên hệ giữa Heidegger và Hölderlin là đề tài tranh luận của nhiều học giả, chuyên gia nghiên cứu Hölderlin và Heidegger đă kéo dài trong nhiều thập niên ở Đức, Pháp, Anh, và Mỹ sau khi Heidegger cho xuất bản những sách viết về Hölderlin. Nhận xét chung: có hai phe, phe ủng hộ và phe phản bác. Phe ủng hộ chịu ảnh hưởng triết lư Heidegger (nhất là thế hệ thứ hai ở Pháp và Đức “đọc” Hölderlin theo sát quan điểm triết học Heidegger như Jean Greisch, Jean-François Mattéi. Beda Allemann…như đă tŕnh bày. Phe phản bác – phần đông là những học giả Đức và Mỹ – chỉ ra những sai sót về việc “đọc” Hölderlin của Heidegger như Max Kommerell, Theodor Adorno, Paul de Man, Dieter Henrich, Andrzeij Warminski, Veronique M. Fóti…Một chỉ dấu khá thú vị về phe phản đối: phần đông họ có gốc Do thái cho nên không thể quên được sự kiện Heidegger đă từng hậu thuẫn chính quyền Quốc xă Đức và có tư tưởng bài-Do thái!

   Paul de Man trong bài Heidegger’s Exegeses Hölderlin/Những sở chú Hölderlin của Heidegger (1) đưa ra nhiều phê phán đáng chú ư tập trung quanh ư chính: Heidegger “đọc” hay đúng ra “bóp méo” Hölderlin để củng cố cho triết lư của ḿnh. Trước hết de Man đưa nhận xét: v́ ảnh hưởng bất thường, cũng có nghĩa khá lớn, của diễn giải Hölderlin của Heidegger và v́ Hölderlin là một tác giả đặc biệt khó đọc nên một số vấn đề cần được đặt ra như về sự đóng góp của Heidegger vào những nghiên cứu về Hölderlin như thế nào, vị trí và ảnh hưởng của những sở chú Hölderlin của Heidegger trong chính tác phẩm của Heidegger, và sau chót là vấn đề phương pháp sở chú (exegetical method) của Heidegger. Vấn đề thứ ba này nối kết hai vấn đề thứ nhất và thứ nh́ v́ phương pháp sở chú của Heidegger xuất phát trực tiếp từ những tiền đề triết học của Heidegger, và v́ phương pháp này không thể tách rời khỏi tư tưởng Heidegger đến mức người ta không thể nói đến “phương pháp” theo nghĩa thông thường mà đúng ra đó chính là mối quan hệ của chính tư tưởng với thi pháp (poetics) của Heidegger. Điều này dẫn tới kết luận: giá trị của việc đóng góp vào nghiên cứu hàn lâm về Hölderlin sẽ được đánh giá qua tư tưởng Heidegger trên b́nh diện hữu thể luận chứ không trên mỹ học.

   Paul de Man nh́n nhận Hölderlin là “thi sĩ của các thi nhân” nhưng sự phong phú về h́nh ảnh, nhịp điệu thơ khác lạ trong thơ của Hölderlin luôn đi kèm những ư tưởng và cách biểu đạt không ngừng t́m kiếm sự chính xác tuyệt cùng nên đọc Hölderlin vẫn thấy ở bên lề bản văn tính chất bất định của ư nghĩa. Nhận định về quan điển biên tập tác phẩn Hölderlin của Beissner, Paul de Man cho rằng tiêu chí thận trọng về ngữ văn của Beissner chỉ đưa vào bản in những tài liệu thu thập được để nhằm giúp cho những diễn giải trong tương lai này tuy nói lên sự khiêm tốn của người chủ biên nhưng chính tiêu chí này lại là trở ngại cho việc diễn giải trong tương lai khi những kích thước khách quan (objective dimensions) của tác phẩm chưa được thiết lập và bó buộc phải để cho một số vấn đề không được giải quyết kể cả những vấn đề về sự xác lập bản văn. Paul de Man viết: “Trong trường hợp Hölderlin, cái lề của sự bất định này đặc biệt rộng, bởi điều kiện vật chất của những bản thảo liên tục đến mức thường thường không thể nào chọn lựa được giữa hai chỉ dẫn khả thi ở ngay những chỗ mà sự giải thích là cần thiết.”(2) Như vậy có nghĩa Paul de Man đă gián tiếp nh́n nhận có việc thể xảy ra là có những cách “đọc” Hölderlin khác nhau, không thể nói cách đọc nào là chính xác, hoàn hảo. Như chúng ta sẽ thấy khi de Man phê phán việc “đọc” Hölderlin của Heidegger lại tự mâu thuẫn với chính nhận định trên của ḿnh. Nhưng nhận định khá kỳ lạ này cũng có thể coi là sự báo hiệu khuynh hướng hủy tạo sau này khi de Man gặp gỡ Jacques Derrida.

Heidegger là người vốn khinh bỉ sách giáo khoa văn chương và ngành mỹ học nên đọc Hölderlin theo tiêu chí luận lư nội tại của diễn giải của ḿnh, không tin vào cách giải thích dựa trên ngữ văn (philology) và những thông tin về tác phẩm Hölderlin của Freidrich Beissner. Heidegger cũng đă t́m cách đọc bản gốc bản thảo của Hölderlin. Heidegger quan niệm phải đọc văn với sự suy tưởng (lecture pensante). Hơn nữa diễn giải của Heidegger cũng đặt cơ sở trên một thi pháp khẳng định không thể áp dụng diễn ngôn khách quan cho tác phẩm nghệ thuật, đặt ngữ văn xuống hàng phụ thuộc tuy đôi khi Heidegger theo de Man cũng sẵn sàng sử dụng phân tích ngữ văn để đạt mục tiêu diễn giải ḿnh đặt ra. Paul de Man cho rằng lối diễn giải của Heidegger mang tính chất bạo lực tuy rằng Heidegger tuyên bố thi pháp này là rút ra từ chính tư tưởng của Hölderlin. Thế nên, de Man nhận xét về ư kiến của Else Buddeberg trong bài viết “Heidegger und die Dichtung: Hölderlin/ Heidegger và Thi pháp” là không có giá trị v́ Else Buddeberg đă bước theo tư tưởng của Heidegger rồi lại nhân danh phương pháp luận bác bỏ diễn giải của Heidegger. Một khi đă chấp nhận quan niệm thi pháp của Heidegger th́ phải chấp nhận những hậu quả của thi pháp này với kiểu diễn giải vượt lên trên mọi phương pháp nghiên cứu văn chương trường ốc. Thế nhưng Paul de Man vẫn đưa ra phê phán Heidegger hết sức nặng nề: diễn giải dựa trên những bản văn bất khả tín, những sửa chữa và ghi chú ngoài lề của tác gia mà không kiểm chứng độ chính xác, diễn giải thơ Hölderlin chỉ trên từng bài lẻ để phục vụ cho chủ đích của ḿnh, gạt sang một bên những bài thơ không thuận ư, bất chấp văn mạch ngữ cảnh, kỹ thuật thi pháp và qui tắc phân tích bản văn, nói chung là sự độc đoán của một kẻ ngoại đạo, dị giáo.

      Bằng những trích dẫn Heidegger diễn giải ba bài thơ của Hölderlin Heimkunft/Trở về nhà, bài Wie wenn am Feierstage/Như vào một ngày nghỉ lễ, và bài Andenken/Hồi tưởng Paul de Man đặt câu hỏi: Tại sao Heidegger lại cần qui chiếu về Hölderlin? Theo de Man, những diễn giải của Heidegger chỉ nhằm mục đích đưa ra tư tưởng của ḿnh và việc sử dụng Hölderlin chỉ là cái cớ (pretext), hay hơn thế nữa, chỉ để củng cố cho thẩm quyền của những lời xác quyết của Heidegger. “Nhưng Heidegger lại là một nhà tư tưởng đă dẹp bỏ sang một bên tất cả những thẩm quyền có sẵn (theo một kiểu không rơ ràng, thật vậy, và có nhiều điều có thể nói về cách ông ta đối xử với Kant và Hegel); tại sao ông ta lại đặc biệt ngoại lệ đối với Hölderlin? Đó không phải v́ Hölderlin là một thi sĩ, v́ như chúng ta biết qua bài nghiên cứu về Rilke [của Heidegger] th́ các thi sĩ cũng có khả năng mắc “sai lầm” như những nhà siêu h́nh học: khi Heidegger coi thiên thần trong những bài Thương ca ngang với Zarathustra của Nietszche khiến Else Buddeberg phẫn nộ. Vậy mà dường như Rilke lại là thi sĩ gần gũi với Heidegger nhất, là thi sĩ cùng chia sẻ mối quan tâm [với ông ta]. Sự bất thường này có thể đặt chúng ta vào con đường của một giải thích.(4) Và de Man cho rằng cứ đọc lời diễn giải cuối về Hölderlin của Heidegger rằng “…dichterisch wohnet der Mensch/con người cư ngụ một cách thi ca” người ta hiểu ngay được Heidegger cần có một chứng nhân như thế nào, một kẻ có thể nói điều Heidegger đặt tên là sự hiện diện tức thời của Hữu. T́m chứng nhân là giải pháp của Heidegger cho vấn đề đă làm cho cả những thi sĩ lẫn những nhà tư tưởng, và ngay cả những nhà thần bí bị dày ṿ: làm sao bảo tồn được khoảnh khắc của chân lư. Nhắc lại quan niệm của Heidegger cho rằng siêu h́nh học Tây phương đă “quên lăng Hữu” ‒ c̣n về những triết lư Đông phương Heidegger không cho ta biết ǵ hơn điều Hölderlin đă nói trong bài thơ bí ẩn “Der Ister” [Ister là tên tiếng Hy lạp của sông Danube] – và vấn đề là làm sao ta có thể t́m đường quay trở lại sự hiện diện của Hữu vốn vừa tự phơi mở vừa tự che khuất được Heidegger t́m thấy trong ngôn ngữ thi ca của Hölderlin. Bảo tồn ngôn ngữ thi ca của Hölderlin cũng có nghĩa bảo tồn Hữu vậy.

   Paul de Man tiếp tục tra vấn: đành rằng Heidegger cần một chứng nhân là điều có thể hiểu được, nhưng tại sao phải là Hölderlin? Câu trả lời: trong bản chất đó là lư do t́nh cảm cá nhân và quốc gia. Việc Heidegger diễn giải Hölderlin trước và trong Thế chiến II trực tiếp liên hệ tới một suy tưởng đau buồn về số phần lịch sử của nuớc Đức và Heidegger t́m thấy tiếng vang của suy tưởng này trong những bài thơ có tính chất “ái quốc” của Hölderlin. Nhưng đó chỉ là lư do bên lề. Lư do khác sâu xa hơn: đó là “chính ở sự kiện điều Hölderlin nói ra một cách chính xác lại đối nghịch hẳn với điều Heidegger làm Hölderlin nói.”(it is the fact that Hölderlin says exactly the opposite of what Heidegger makes him say.) Paul de Man cho rằng lời khẳng định này bề ngoài tuy có vẻ nghịch lư bởi về mặt tư tưởng thật khó mà tách bạch giữa một mệnh đề/câu nói với điều tạo nên mệnh đề/câu nói ngược hẳn lại v́ nói ra điều ngược lại cũng vẫn là nói về cùng một điều dù theo nghĩa ngược lại. Tuy phê phán Heidegger nhưng Paul de Man không thể không nh́n nhận phần nào giá trị của những diễn giải của Heidegger khi cho rằng: vả lại trong một cuộc đối thoại loại này trong đó hai kẻ đối thoại cùng t́m cách nói về cùng một điều th́ đó cũng là một thành quả đáng kể rồi. Thực vậy người ta có thể cho rằng cả Heidegger và Hölderlin cùng nói về một thứ nhưng nếu người ta lại trách cứ những điều trong những diễn giải của Heidegger th́ giá trị to lớn của những diễn giải này không mất đi v́ chúng đă đưa ra được mối “quan tâm” chính yếu của tác phẩm của Hölderlin, hơn hẳn những nghiên cứu về Hölderlin khác có trước đây. Theo de Man, tuy vậy những diễn giải của Heidegger đă lật ngược ư tưởng của Hölderlin. Nhưng để chứng minh điều này cần phải nghiên cứu thật cặn kẽ tác phẩm của Hölderlin – đây là một lời nói tuy thậm xưng nhưng cũng gián tiếp tự khoe khoang kiến thức – cho nên de Man chỉ giới hạn vào việc tóm lược một vài yếu tố của việc chứng minh bằng cách căn cứ trên diễn giải chính của Heidegger về bài thơ “Wie wenn am Feiertage…”. Sau đây là những điểm chính de Man phê phán bài diễn giải này của Heidegger:

-          Heidegger đă bóp méo ư nghĩa chủ đề của bài thơ, sự bóp méo nằm trong câu hỏi/vấn đề: v́ sao người ta không chỉ thể nói về Hữu nhưng lại nói chính Hữu và Thi ca chính là kinh nghiệm về vấn đề này. Heidegger đă đúng khi nhận thấy trong bài thơ một nhận định về mối tương quan của thi ca với Hữu. Nhưng Heidegger đă bóp méo ư nghĩa của câu hỏi/vấn đề này khi tiếp tục diễn giải bằng cách chỉ ra thi sĩ là kẻ đặt/gọi tên sự hiện diện của cái hiện diện bằng cách dựa trên hai đoạn thơ:

So stehn sie unter günstiger Witterung

Sie die kein Meister allein, die wunderbar

Allgegenwärtig erziehet in leichtem Umfagen

Die Mächtige, die göttlichschöne Natur

[literally: Thus they stand under balmy skies

Those whom no master alone, whom wonderrously

All-present educates in a light embrace

The powerful, the divinely beautiful nature

và:

                   Jetzt aber tagts! Ich hart und sah es kommen

                   Und was ich sah, das Heilige sein mein Wort.

Sau khi dịch nghĩa đen đoạn thơ này de Man chú thích: Việc dịch theo nghĩa đen không làm lộ ra ư nghĩa câu thơ thứ nh́. Một cách đọc khả dĩ câu thơ này sẽ đặt từ allein đối lập với từ Natur như sau: Those whom no master educates, save, wondrously/ All-present, in a light embrace/ The powerful, the divinely beautiful nature. Tuy vậu Paul de Man cũng nh́n nhận cách Heidegger đọc đoạn thơ này là “Those who, unable to be masters themselves…are educated by nature” là một cách đọc không thể phủ nhận được là phong phú hơn và sự không rơ ràng không quan trọng cho việc diễn giải. Thế nhưng những khó khăn về cú pháp (syntactical difficulties) lại được làm lộ ra trong bản dịch theo nghĩa đen hơn bất kỳ cách đọc nào khác và điều này cho chúng ta thấy sự khó khăn trong việc diễn giải Hölderlin.

Paul de Man cật vấn: Phải chăng câu thơ thứ nhất nói với chúng ta rằng những thi nhân đứng dưới bầu trời thuận hảo bởi v́ họ cư ngụ trong sự hiện diện của Hữu? Có phải câu thơ này nói rằng thi nhân thuộc về Hữu (zugehören und entsprechen) như Heidegger cho là như thế không? Bản văn nói rằng Hữu (tự/thiên nhiên) giáo dục (erzieht) thi sĩ: với thi sĩ tự/thiên nhiên là một mẫu của một trạng thái hắn cầu mong đạt tới và thân thiết. Theo de Man sự bắt chước tự/thiên nhiên ở đây không phải là mimesis hiểu theo Aristote nhưng là Bildung hiểu theo chủ nghĩa Lăng mạn, là sự dẫn khởi qua kinh nghiệm có ư thức về Hữu, và cần phải qui chiếu về quyển tiểu thuyết Hyperion Hölderlin viết thời trẻ tuổi trong đó khái niệm Bildung đồng nghĩa với Erziehung được định nghĩa như con đường dị kỳ (eccentric road) con người du hành hướng về đơn nhất tính ban sơ (primeval unity) của cái tức thời. Thi sĩ là kẻ chấp nhận tự/thiên nhiên là kẻ dẫn đường thay v́ đặt ḿnh dưới định chế nào đó chấp nhận và duy tŕ sự khu biệt con người và Hữu. Câu thơ của Hölderlin bất cứ trong trường hợp nào đi nữa không hề nói rằng thi sĩ cư ngụ trong sự hiện diện (parousia) nhưng chỉ nói rằng đó là nguyên lư của diên thành (becoming) của hắn, tương tự như tuyệt đối là nguyên lư chuyển động của sự diên thành của ư thức trong quyển Hiện tượng luận của Hegel.

Qua câu thơ thứ nh́ “Und was ich sah, das Heilige sein mein Wort/And what I saw, the Holy be my words.” de Man hiểu là: Hölderlin nói rằng v́ được Tự/thiên nhiên dẫn dắt nên thi sĩ đă nh́n thấy cái Thiêng liêng, thi sĩ không nói đă nh́n thấy Thượng đế nhưng là cái Thiêng liêng như yếu tính của thượng đế, yếu tính này vượt lên trên những thần linh cũng như Hữu (Being) vượt lên lên [những] hữu (beings). Tuy một mặt đồng ư với Heidegger rằng bài thơ này nói về Hữu nhưng mặt khác de Man trung thành với phương pháp sở chú dựa trên ngữ văn cho rằng Hölderlin không hề nói das Heilige ist mein Wort/Cái thiêng liêng lời của tôi như Heidegger diễn giải. “Thi sĩ [Hölderlin], đệ tử trung thành của Hữu, được chiếu cố đặc biệt bởi hắn được kêu gọi để nh́n Hữu trong toàn hiện kỳ diệu của nó. Hắn bị tiếng sét của chân lư này giáng xuống trong chừng mực hắn hiểu giá trị tối cao của nhăn quan này và rằng, cũng bị giam hăm giống như những con người b́nh thường trong cái ư thức không toàn phần giả mạo, nhăn quan này không hoàn toàn hiện ra trong tính chất rơ rệt của nó. Nhưng Hölderlin cũng biết rằng nh́n Hữu là chưa đủ, rằng, thật ra, sự khó khăn hiện ra lập tức ngay sau khoảnh khắc này. Trước khi Hữu tự sản sinh, người ta sống trong mong đợi; tinh thần canh thức (ahnen) và được đem tới khoảnh khắc này gần hơn khi sự tập trung tăng lên, trong tư tưởng và trong nguyện cầu. Rồi nó tự sản sinh trong sự soi sáng của Jetzt, trong hiện thời tuyệt đối. Nếu như một người nào đó có thể nói điều đó ra, nó sẽ có thể được đặt nền móng bở từ/lời có tính chất bền lâu và đặt nền móng cho khoảnh khắc trong một sự hiện diện trong không gian nơi người ta có thể cư ngụ. Đó là mục tiêu tối thượng, sự ham muốn cuối cùng của thi sĩ, là lư do tại sao Hölderlin chọn giọng điệu cầu nguyện:

                   Und was ich sah, das Heilige sei mein Wort.

Thi sĩ không nói rằng: das Heilige ist mein Wort. Ở đây [động từ] ở thể khẩn cầu thực sự là cách mong mỏi; nó chỉ kẻ cầu nguyện, nó đánh dấu sự ham muốn, và những câu thơ này nói lên ư hướng thi ca vĩnh cửu, nhưng lập tức cũng nói lên rằng nó có thể chỉ là ư hướng mà thôi, thế nên, có khả năng đặt tên nó; từ/lời của thi sĩ cầu nguyện cho việc hiện ra, chứ không tạo dựng việc hiện ra.”(5) Không tạo dựng được v́ ngay khi từ/lời được nói ra nó phá hủy cái tức thời và khám phá ra rằng thay v́ nói Hữu nó chỉ thể nói ra việc làm trung gian v́ với con người sự hiện diện của Hữu luôn luôn trong diên thành (becoming) và Hữu thiết yếu hiện ra dưới h́nh thức không-đơn giản (non-simple form). Trong khoảnh khắc hoàn thành cao điểm ngôn ngữ t́m cách làm trung gian giữa hai chiều kích của Hữu bằng cách đặt/goi tên chúng, nắm bắt và làm trọng tài cho sự khác biệt và đối chọi nhau của chúng chứ không thể kết hợp chúng, sự hợp nhất của chúng không thể nói ra được bởi chính ngôn ngữ đă đưa sự khu biệt này vào. Tuy vậy Heidegger lại thách thức điều này dựa trên bốn câu thơ của Hölderlin:

Und hoch vom Aether bis zum Abgrund nieder

Nach vestem Geseze, wie einst, aus heiligen Chaos gezeugt,

Fühlt neu die Begeisterung sich,

Die Allerschaffende wieder

Paul de Man dịch theo nghĩa đen:

                      And high from ether to the netherdephts below

                      Following stable law, as one, from holy chaos drawn

                      Being manifests itself anew

                      The all-creator again.

      và trích dẫn diễn giải đoạn thơ này của Heidegger: “Yếu tính là cái được đặt/gọi tên (Hữu) được phơi mở trong từ. Bằng cách đặt/gọi yếu tính của Hữu, từ tách rời cái thiết yếu ra khỏi cái không-thiết yếu (hay từ cái tuyệt đối khỏi cái ngẫu nhiên: das Wesen vom Unwesen). Và bởi nó tách rời (scheidet), nó quyết định (entschedet) cuộc chiến đấu của chúng.” Duyệt xét lại luận cứ của Heidegger trong diễn giải đoạn thơ này de Man chỉ ra Heidegger đă mâu thuẫn khi cho rằng việc làm trung gian khả hữu nhờ chính cái tức thời được coi như tác nhân. Theo de Man, thật ra trong chuyển vận này chính cái tức thời là yếu tố tích cực và chuyển dịch, không thể từ đó coi cái tức thời như tác nhân duy nhất của hành động phải đồng nhất với chính việc làm trung gian. “Nếu từ trung gian có một nghĩa nào đó, th́ đó chính là nó có nghĩa rằng việc làm trung gian kết thúc lại chẳng bao giờ đồng nhất với một trong hai yếu tố khi cái này có mặt trong sự loại trừ cái kia; nó là một thực tại thứ ba chứa đựng cả hai. Nói rằng cái tức thời chứa đựng khả tính của việc làm trung gian của cái trung gian bởi nó cho phép cái trung gian ở trong hữu của nó th́ đúng, nhưng lại không đúng khi tiếp tục đi đến kết luận rằng v́ cái tức thời , do vậy, chính nó là môi giới trung gian. Luận điểm của Heidegger có thể coi là như được chứng minh nếu đồng nhất sau đây được chấp nhận: sự môi giới, môi giới này là ngôn ngữ, cũng lại chính là cái tức thời: luật tắc, ngôn ngữ làm công việc khu biệt, là làm môi giới, cái tức thời hay chính Hữu: mọi thứ được kết hợp nơi mặt phẳng của Hữu. Bằng cách nói ra luật tắc thi sĩ nói ra cái thiêng liêng hiện ra như hỗn mang thiêng liêng (heiliges Chaos) do sự lăng quên hữu của chúng ta. Tuy vậy, theo de Man trong bài thơ này cũng như trong tất cả các bản viết của Hölderlin không hề cho phép một kết luận như vậy. Ngay như câu thơ Nach vestem Geseze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeut cũng chứa đựng một ám chỉ trực tiếp đến sự sáng tạo, bằng phương tiện của Từ/Lời hiểu theo một nghĩa gần như phán xét (quasi-juridical sense) lập nên sự khu biệt giữa cái thiêng liêng (hỗn mang v́ không khu biệt) với cái được làm trung gian xuất phát thẳng (aus…gezeugt) từ cái thiêng liêng và v́ thế không c̣n nằm trong cái thiêng liêng. Khi thi sĩ nói về luật tắc, hắn không nói về Hữu nhưng đúng ra thi sĩ nói về sự bất khả gọi/đặt tên bất kỳ cái ǵ, nhưng đó là một trật tự có yếu tính khu biệt hẳn với Hữu tức thời. Paul de Man cho rằng v́ vậy sự đồng nhất của ngôn ngữ với cái thiêng liêng do Heidegger đề nghị trong bất cứ trường hợp nào đều hoàn toàn thất bại. Ngoài ra, de Man phê phán Heidegger cứ tiếp tục lao vào chính câu hỏi “nếu như thi sĩ đă nh́n thấy Hữu tức khắc th́ hắn sẽ đặt điều này vào ngôn ngữ ra sao?” ông ta tưởng rằng đă giải đáp được nhưng với Hölderlin câu hỏi này phải là măi măi không có giải đáp. Với cùng một lư do Heidegger cũng đă buộc phải bỏ đi một nửa đoạn thơ Hölderlin nhắc tới huyền thoại về cái chết của Semele và sự khai sinh của Dionysios mà không hề biện minh, coi đó chỉ như một khúc nhạc đối nghịch với chủ đề được đặt xen kẽ một cách độc đoán. Ngược lại nếu đă thừa nhận rằng bài tụng ca biểu lộ sự bất khả đồng nhất như mong muốn giữa ngôn ngữ và cái thiêng liêng th́ sự triển khai này khó có thể làm cho kết luận trở thành thấy rơ ngay. Theo de Man, sự tỉnh thức của tự/thiên nhiên do thi sĩ tạo ra không phải là sự biểu hiện tức thời của Hữu nhưng là sự thức tỉnh của lịch sử tiếp nhận diễn tiến của chính lịch sử. Thi sĩ không thể nào nói Hữu ra mà chỉ thể đánh thức hành động gián tiếp của Hữu bởi thi sĩ đă đi trước trong kinh nghiệm của mối quan hệ trung gian với cái thiêng liêng, nhận vai tṛ làm siêu nhân với nhiệm vụ làm sao cho việc làm trung gian giữa Hữu và ư thức về Hữu chắc chắn xảy ra bằng chính con người ḿnh theo luật tắc được đặt trong Từ/Lời nói. Và hành vi này cũng là sự hy sinh tối thượng bởi sự trùng hưng Hữu cho ư thức thiết yếu phải bằng cái giá là phủ nhận sự toàn hiện không nói ra được của nó và sự thủ đắc không kém thiết yếu của tính chất hữu hạn và bị vong thân của Dasein. Thi sĩ rất hiểu sự thiết yếu này nhưng đối với những kẻ chưa đạt tới mức độ ư thức đó th́ thấy nơi thi sĩ sự buồn bă. Dẫn chứng câu thơ mitleidend die Leiden des Lebens/đau đớn chia sẻ nỗi buồn của đời sống dựa theo bản in tác phẩm Hölderlin của Beissner de Man cho rằng thi sĩ chấp nhận bằng cách nhập nội nỗi buồn và qua sự hy sinh hoàn toàn để cho nỗi buồn có giá trị của một tấm gương và cũng cảnh báo Dasz ich…das warnend ängstige Lied/den Unerfahren singe [rằng tôi có thể cất lời ca bài ca cảnh báo đớn đau/cho những kẻ không có kinh nghiệm] và de Man cho rằng ta cũng không thể không nhớ tới vở kịch Empedokles Hölderlin viết trước bài tụng ca này không lâu trong đó nói rơ đề tài sẽ là chủ đề của những bài thơ về lịch sử và về đất nuớc sau này.

  

   Paul de Man dựa trên quan niệm của Hegel trong bài tựa quyển Phänomenologie des Geistes/Hiện tượng luận Tinh thần coi cái chết nội tại (internal death) là cái chết của ư thức tự nhiên bị phủ lấp bởi ư thức cao cấp hơn cho nên trước hết sự chết được coi như nỗi buồn của con người. Thế nhưng v́ kinh nghiệm nội giới (Erinnerung) về sự chết này là không đủ nên trong bản sau cùng của bài thơ Hölderlin thay v́ nói “khổ đau nỗi buồn của đời sống” đă sửa lại thành “khổ đau những nỗi buồn của Thương đế” và “nỗi buồn của một đấng tối cao” và điều này có nghĩa sự khổ đau đă được chuyển sang mặt phẳng cao hơn, nỗi buồn vượt lên trên con người. Heidegger cũng nhận ra rằng làm trung gian cũng là luật tắc của hữu linh thiêng theo yếu tính của nó là cái thiêng liêng dù dưới một h́nh thức con người chỉ thoáng quan nhận được. Song le de Man cho rằng với con người nỗi buồn của việc làm trung gian nằm trong hữu hạn và con người chỉ thể quan nhận nó dưới h́nh thức cái chết. Chừng nào con người c̣n ở trong phạm vi của con người, phạm vi này cũng là phạm vi của lời thơ, con người chỉ thể nghĩ về nỗi buồn thánh (divine sorrow) dưới h́nh thức cái chết của Thượng đế. Thế nên nhiệm vụ của thi sĩ là đưa cái chết này vào nội tâm, “nghĩ về” cái chết của Thương đế. Và chủ đề này quá rộng cho một bài tụng ca với định hướng chủ yếu lịch sử hơn là tôn giáo v́ vậy bài tụng ca này vẫn chỉ khái quát để sau này trở thành chủ đề trung tâm của những tụng ca Ky tô, và bài “Wie wenn am Feiertage…” chính là bài văn chuyển sang một giai đoạn mới của Hölderlin. Paul de Man cho rằng “Chính khả tính của sự di chuyển cho thấy rằng không có sự biến đổi thiết yếu trong cấu trúc của hành vi, và rằng, đối với Hölderlin, kinh nghiệm tôn giáo cũng là một việc làm trung gian.”(6) Những chứng minh nêu trên phục vụ mục tiêu của de Man là chỉ ra quan niệm về thi ca của Heidegger qua diễn giải Hölderlin hoàn toàn trái hẳn với quan niệm thi ca của Hölderlin được coi như một hành vi thiết yếu tự do và rộng mở, một ư hướng thuần túy, một khẩn nguyện có ư thức và qua trung gian. Paul de Man cho rằng t́m hiểu quan niệm thi ca của Hölderlin là một thách thức và đây cũng là thách thích với chính Hölderlin. Trong những tác phẩm thời điên loạn Hölderlin tính chất phức tạp của quan niệm thi ca nhường bước cho sự đơn giản ấu trĩ kèm với một sự khôi hài sáng suốt một cách đáng sợ. Khó có người nào dám quả quyết rằng sự điên loạn này là sự sụp đổ tinh thần hay là cách Hölderlin trải nghiệm nỗi hoài nghi một cách toàn diện và tuyệt đối. Và c̣n phải cả gan hơn thế nữa (ám chỉ Heidegger) khi cho sự điên loạn này một sức mạnh kiểu mẫu và coi những bài thơ cuối cùng của Hölderlin như lời hứa hẹn cuối cùng của việc cư ngụ trong sự phơi mở Hữu.

   Trong phần cuối bài viết Paul de Man đưa ra kết luận về phương pháp sở chú (exegetical method) và phê phán ư kiến của Beda Allemann trong quyển Heidegger und Hölderlin. Về phương pháp sở chú, vấn nạn chính là: làm sao có thể chế tạo ra một ngôn ngữ có khả năng ứng phó với sức căng giữa cái bất ngôn (the ineffable) với cái trung gian (the mediate). Trong khi cái bất ngôn đ̣i hỏi sự tham dự trực tiếp và sự đam mê mù quáng và bạo động như Heidegger, mặt khác việc làm trung gian hàm chứa một phản tư hướng về ngôn ngữ phê phán (critical language) có hệ thống và chính xác càng khả dĩ chừng nào càng tốt nhưng ngôn ngữ này không được quá vội vàng tự nhận là chắc thực trong khi sự chắc thực này chỉ được thể hiện trong trường kỳ. Môn ngữ văn (philology) với một kho kiến thức phong phú là một ngành không những có chức năng kiểm soát mà c̣n ngăn ngừa tính chất độc đoán và giả-khoa học (pseudo-science). Phê phán Beda Allemann tác giả quyển Hölderlin und Heidegger (luận án tiến sĩ tŕnh năm 1953 ở đại học Zurich, xuất bản năm 1954) de Man nhắm vào quan điểm của tác gia cho rằng có sự song hành và đồng nhất giữa tư tưởng của Hölderlin và của Heidegger. Tuy khen ngợi Beda Allemann thông minh, đă đưa vào việc diễn giải Hölderlin những đóng góp độc đáo và nêu ra những vấn đề hữu ích về những đoạn văn triết lư, những b́nh luận về dịch thuật và những bài tụng ca cuối cùng của Hölderlin. Ngoài ra Beda Allemann tuy chịu ảnh hưởng tư tưởng Heidegger nhưng không nô lệ mà tỏ ra có sự đam mê trí thức cá tính và độc lập nhưng de Man phê b́nh Beda Allemann trong quyển sách này đă có những tư tưởng triết học tiềm ẩn khi cho rằng có sự đồng điệu (homogeneity) giữa Hölderlin và Heidegger và sự đồng điệu này nằm ở chuyển vận “đảo ngược” (movement of reversal) xảy ra trong tư tưởng của cả hai người với cấu trúc và ư hướng tương tự. Paul de Man cho rằng hai chuyển vận lật ngược này khác nhau. Sở dĩ Beda Allemann cho rằng có sự tương tự v́ đă dựa trên một sự diễn giải không thể chấp nhận về cái chết của Empedocle. Trong khi Beda Alleman xét cái chết này theo cách thông thường như sự quay trở lại một hóa giải tuyệt đối nhưng thực ra sự đảo ngược ư thức  này là sự đảo ngược như Hegel đă tŕnh bày trong bài nhập đề quyển Phänomenologie là sự chuyển vị ư thức qua trung gian đến tầng cấp cao hơn, trong trường hợp Empedocle là ư thức lịch sử. Paul de Man cho rằng ở Hölderlin không hề có sự đảo ngược hữu thể luận (ontological reverse) nhưng là một sự đảo ngược lập đi lập lại triết lư đă trải nghiệm không ǵ khác hơn là một khái niệm về diên thành (notion of becoming) và chính v́ luôn luôn đảo ngược nên không có sự hóa giải thực sự ngay cả trong những tác phẩm đầu đời của Hölderlin. Lần cuối cùng sự đảo ngược này xuất hiện dưới h́nh thức một nỗ lực phi thường để tư tưởng sự đảo ngược này trong tính chất thần linh (the divine) và mô tả giai đoạn này như sự làm trung gian của tính chất thần linh này là đúng nhưng nếu coi đó như nguyên ủy th́ sai v́ đưa đến kết quả là chuyển vận của bước ngoặt/Kehre này bị biến thành một hiện tượng tuyệt đối và tŕnh bày hoàn cảnh của Hölderlin dưới ánh sáng giả tạo của cái gọi là Triết lư Duy tâm. “Bằng cách nhấn mạnh khái niệm hóa giải như một nét căn bản của tất cả mọi chủ nghĩa duy tâm, Allemann viết về Hölderlin và Hegel như thể viết về Schelling trẻ. Toàn bộ tác phẩm của Hegel, trong ư hướng thiết yếu nhất của nó, cho thấy sự dối trá của một diễn tả như thế; diễn tả này bị phê phán, từ Kierkegaard cho đến bây giờ xác định sự kiện này. Họa chăng nếu như có một triết lư về sự khu biệt thiết yếu, th́ đó chính là triết lư của Hegel; đồng hóa khái niệm Tinh thần Tuyệt đối với hóa giải duy tâm là đi từ đơn giản hóa dẫn tới mục thị. Tư tưởng của Hegel và của Hölderlin về điểm này song hành một cách đặc biệt; sự khác biệt của hai người nằm sâu hơn bởi nó đ̣i hỏi một giọng điệu và một nghiệp hướng thật khác nhau mặc dầu có sự giống nhau tương đối về tư tưởng. Nếu ai muốn sử dụng sự gần như trùng hợp bí ẩn này để thực sự soi rọi về những mối tương quan giữa triết lư và thi ca, th́ tốt hơn hết không nên bắt đầu bằng cách dựng lên những khác biệt không hiện hữu trong khi đưa ra những sự giống nhau (loại suy) hóa ra lại có hiệu quả hơn nhiều.”(7)  Điểm sau hết de Man phê phán Beda Allemann khi Beda Allemann cho rằng không thể duy tŕ cái tức thời có nghĩa Beda Allemann đă ra khỏi tư tưởng của Heidegger với những nỗ lực mới đây [tức là trong thập niên 50] bao gồm trong việc quay trở lại một nhất quán nguyên ủy hơn (a more orinary unicity), và điều đáng tiếc là Beda Allemann đă viết nghiên cứu của ḿnh ở vào giao điểm sớm sủa này khi tư tưởng của Heidegger đang trải qua một sự đảo ngược chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào về sự kiện này. Dựa trên quyển Vorträge de Man  cho rằng khái niệm “cư ngụ” của Heidegger  xuất hiện trong quyển sách này hoàn toàn đối nghịch với ư tưởng bị giằng xé và đấu tranh Beda Allermann khám phá vào cuối đời Hölderlin. Heidegger đă đi xa hơn về điểm này và đưa tác phẩm của Hölderlin ở giai đoạn điên vào nghiên cứu và cho rằng tác phẩm đó chứa đựng lời hứa hẹn của tính chất khả hữu an b́nh mong muốn (the promise of the desired peaceableness) trong khi trong nghiên cứu của ḿnh Beda Allemann lại ngưng ngay tại những đoạn văn rời của Hölderlin ngay trước khi giai đoạn thi sĩ mắc bệnh điên. Như vậy Beda Allemann xem ra gần với Hegel hơn là Heidegger vă đă rơi vào lỗi lầm gây ra bởi chính ảnh hưởng của Heidegger cho rằng Hegel chưa vuợt qua siêu h́nh học Tây phương trong khi Hölderlin đă đi rất xa, và như vậy Beda Allemann đă làm biến dạng vấn đề có sẵn mà ông ta từ chối t́m kiếm ngay ở chỗ nó được tŕnh bày một cách công khai.

   Một vài nhận xét sơ lược về bài Heidegger’s Exegeses Hölderlin/Những sở chú Hölderlin của Heidegger: Ở vào cuối thập niên 50 người đọc có thể cho rằng bài luận văn này có nhiều điểm thú vị, lư luận sắc bén, nhưng nếu có điều kiện xem xét kỹ lưỡng hơn th́ ta có thể thấy Paul de Man có khá nhiều khuyết điểm và chính v́ lư do này giới chuyên gia nghiên cứu về mối liên hệ Hölderlin/Heidegger ngày này ít khi nhắc tới bài này. Đây là một số khuyết điểm: Thứ nhất, ở thời điểm viết bài này (1954-1955) Paul de Man mới chỉ đọc quyển Erläuterung zu Hölderlins Dichtung GA4 xuất bản lần đầu năm 1944, lần thứ nh́ 1951, Holzweger xuất bản năm 1950 và Vorträge und Aufsätze GA7 xuất bản năm 1954 chứ chưa được đọc những giáo tŕnh và thuyết tŕnh của Heidegger như bài thuyết tŕnh Mùa Đông 1934-1935 Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA39 mới chỉ được xuất bản năm 1980,  Hölderlins Hymne “Andenken” (1941-1942) GA52 xuất bản năm 1982, và Hölderlins Hymne “Der Ister”(1942) GA53 xuất bản năm 1984 nên dĩ nhiên sự hiểu biết về Heidegger minh giải Hölderlin c̣n giới hạn. Thứ nh́, như trên đă chỉ ra khi Paul de Man viết: “Trong trường hợp Hölderlin, cái lề của sự bất định này đặc biệt rộng, bởi điều kiện vật chất của những bản thảo xảy ra liên tục đến mức thường thường không thể nào chọn lựa được giữa hai chỉ dẫn khả thi ở ngay những chỗ mà sự giải thích là cần thiết.” Như vậy có nghĩa Paul de Man đă gián tiếp nh́n nhận có thể có những cách “đọc” Hölderlin khác nhau, không thể nói cách đọc nào là chính xác, hoàn hảo nên khi de Man phê phán cách “đọc” Hölderlin của Heidegger tức là tự mâu thuẫn với chính ḿnh. V́ chưa thấu hiểu quan niệm về thi pháp và ngôn ngữ của Heidegger nên việc đ̣i hỏi Heidegger phải có một “phương pháp sở chú” là không hợp lư, cho thấy đây là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. Thứ ba, luận cứ cho rằng Heidegger sử dụng Hölderlin như chứng nhân cho triết lư của ḿnh Paul de Man đă không nh́n thấy việc Heidegger t́m đến Hölderlin v́ thơ của Hölderlin nói về Hữu và Heidegger đang t́m kiếm một ngôn ngữ thi ca cho diễn ngôn triết lư của ḿnh như được tŕnh bày ở phần II trong giáo tŕnh Einleitung in die Philosophie. Denken und Dichten GA50 và như Jean-François Mattéi đă chỉ ra “Heidegger đă lật ngược hoàn toàn câu nói cho rằng chân lư của bài thơ và việc chọn bài thơ này sẽ được đặt dưới thẩm quyền của Hölderlin trong lời phát biểu tại cuộc hội thảo ở Zurich: “Bài thơ không phải là chân lư v́ nó là của Hölderlin, nhưng ngược lại: Hölderlin  đă chỉ ca ngợi chân lư bởi nó là chân lư, theo ư nghĩa của một bài thơ.” Cũng chính v́ không thấy được sự lật ngược này nên Paul de Man cho rằng Heidegger bóp méo tư tưởng của Hölderlin, bắt Hölderlin nói ra điều trái ngược với ư tưởng của Hölderlin. Thứ tư, de Man dựa vào bài Dẫn nhập quyển Phänomenologie của Hegel để diễn giải về cái chết chứ không dựa trên quan niệm Sein-zum-Tode/[Hiện] Hữu hướng về Cái Chết Heidegger đă tŕnh bày trong Sein und Zeit là một việc làm miễn cưỡng và c̣n là một qui chiếu không những sai sót mà c̣n sai lệch nữa. Hơn nữa Paul de Man đă quên rằng nỗi buồn của Hölderlin là nỗi buồn phải sống trong thời khổ nạn khi những thần linh đă bỏ đi và thần linh [mới?] chưa tới. Lỗi lầm này là có thể tránh được nếu Paul de Man bớt sôi nổi, cảm tính khi lư luận. Sau chót phê phán rằng “Việc Heidegger diễn giải Hölderlin trước và trong Thế chiến II trực tiếp liên hệ tới một suy tưởng đau buồn về số phần lịch sử của nuớc Đức và Heidegger t́m thấy tiếng vang của suy tưởng này trong những bài thơ có tính chất “ái quốc” của Hölderlin. Nhưng đó chỉ là lư do bên lề. Lư do khác sâu xa hơn: đó là “chính ở sự kiện điều Hölderlin nói ra một cách chính xác lại đối nghịch hẳn với điều Heidegger làm Hölderlin nói.”(it is the fact that Hölderlin says exactly the opposite of what Heidegger makes him say.) quả thực là một phê phán nóng vội v́ thiếu hiểu biết.

________________________________

(1)     Nguyên bàn tiếng Pháp “Les exégèses de Hölderlin par Heidegger” đăng trên tạp chí Critique năm 1955 sau được Wlad Godzich dịch sang Anh văn cho vào quyển Blindness and Insight, Essays in the Rhetoric of Contemporary Criticism, University of Minesota Press, 1971.

   Paul de Man (1909-1983) gốc Bỉ, thông thạo Đức-Pháp-Anh ngữ, di dân sang Mỹ (New York City) năm 1948 để tránh bị đưa ra ṭa xử tội hợp tác với Quốc xă, bài-Do thái, và gian lận tài chính. Nhờ sự giới thiệu của Mary McCarthy được nhận vào dạy Pháp văn ở Bard College, tŕnh luận án tiến sĩ [dở dang] ở Harvard và sau đó được nhận làm giáo sư ở Cornell, Yale và Zurich. Năm 1966 khi Jacques Derrida sang đại học John Hopkins đọc bài thuyết tŕnh nổi tiếng "La structure, le signe et le jeu dans le discours des sciences humaines/Structure, Sign, and Play in the Discourse of the Human Scienceshai người trở thành thân thiết và sau đó de Man trở thành chủ soái trường phái Hủy tạo (Déconstruction) ở Yale University gồm tứ trụ Geoffrey Hartman. J. Hillis Miller, Paul de Man, Harold Bloom nhưng Geoffrey Hartman và Harold Bloom thật ra chỉ là thâ hữu và không hẳn thuộc trường phái này theo chính lời tuyên bố của họ. Sau khi de Man từ trần trường phái này mất dần ảnh hưởng và tan ră. Năm năm sau khi de Man mất, vào năm 1988 Ortwin de Graef, sinh viên cao học ở đại học Leuven (Bỉ) phát hiện khoảng 200 bài báo ca ngợi Quốc xă, bài-Do thái do de Man viết đăng trên tờ Le Soir vốn được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền chiếm đóng Quốc xă Đức ở Bỉ trong thời gian Thế chiến 2, phát hiện này gây dư luận sôi nổi nhưng de Man được Derrida và các đệ tử nổi tiếng như Henri Kissinger, Barbara Johnson, Sosana Felman, Gayatri Chakravortry Spivak… (phần đông gốc Do thái) nhiệt t́nh lên tiếng bênh vực nên dư luận tố giác de Man khắp Âu châu và Mỹ mới tạm lắng xuống. Tuy nhiên năm 2014 Evelyn Barish – nữ giáo sư Anh văn đă về hưu – cho xuất bản quyển tiểu sử mới The Double Life of Paul de Man một quyển khảo cứu tường tận dựa trên tài liệu lấy ở những văn khố lưu trữ ở Bỉ cùng với những bài phỏng vấn những người thân thiết của de Man kể cả Anne người vợ đầu tiên bị de Man bỏ lại ở Bỉ. Barish đưa ra một danh sách dài những tội nhằm lên án sự gian trá của Paul de Man về cả ba phương diện đời tư, nghề nghiệp, và h́nh sự. Nhưng Peter Books người kế nhiệm ghế giảng dạy của Paul de Man ở Yale trong bài điểm quyển sách của Barish trên tờ New York Review of Books cho rằng những lời buộc tội của Barish là quá nóng vội và cũng chỉ ra có nhiều sai lầm trong những ghi chú trong quyển sách của Barish.

(2)     Paul de Man, Heidegger’s Exegeses of Hölderlin trong tập Blindness and Insight, trang 248: In the case of Hölderlin, this margin of indeterminacy is especially large, for the material condition of the manuscripts is frequently such that it is often impossible to choose between two possible lesions in the very places where explication is most necessary.

 

(3)     Bài này đăng trên tạp chí Deutsche Vierteljahrschrift für Literaturewissenschaft und Geistesgeschicte, 26, số 3 năm 1952.

 

(4)     Paul de Mam, Blindness and Insight, trang 249-250: He relies upon a text whose reliability must have been known to him, and engages in detailed analyses, referring to manuscript corrections, marginal notes, and the like, without verifying for accuracy, or at least without doing so enough. He comments upon the poems independently of one another and draw analogies only in support of his own thesis. When a passage is at odds with his interpretation – we shall see an example of this – he simply sets it aside. He ignores the context, isolates lines or words to give them an absolute value, without any regard for their specific function in the poem from which he plucks them. He bases an entire, and fundamental, study (“…dichterisch wohnet der Mensch [poetically man dwells]…”upon a text, probably apocryphal, included by Beissner under the heading: “of dubious authenticity.” In the very same study, he quotes without qualms, and in the same manner as the other works, a poem from Hölderlin’s madness, a poem that Hölderlin signed and dated: “Very humble yours, Scardanelli. 24 May 1748.” He ignores altogether all matters of poetic technique that had certainly been of great import to Hölderlin; a number of anomalies and obscurities in these poems cannot be explained without reference to them. And one could go on listing Heidegger’s heresies against the most elementary rules of text analysis. Howerver, these heresies are not arbitrary because of a lack of rigor but because they relie upon a poetics that permits, or even requires, arbitrariness.

[Ông ta [Heidegger] tin vào một bản văn có mức độ bất khả tín mà ông ta hẳn đă biết rơ, và dấn nhập vào những phân tích có tính cách chi tiết, qui chiếu về những sửa chữa trong bản thảo, những ghi chú ngoài lề [của Hölderlin], và những thứ tương tự mà không hề kiểm chứng xem có chính xác không, hay tối thiểu phải làm như vậy nhưng đă không làm đủ. Ông ta diễn giải trên những bài thơ độc lập nhau và chỉ rút ra những sự tương tự để hậu thuẫn luận điểm riêng của ḿnh. Khi một đoạn thơ tréo cẳng ngỗng với diễn giải của ông ta – chúng ta sẽ thấy một thí dụ về việc này – ông ta đơn giản chỉ gạt đạn thơ đó sang một bên. Ông ta không cần biết tới văn mạch/ngữ cảnh, tách rời những gịng thơ và từ để cho chúng một giá trị tuyệt đối, bất chấp chức năng riêng biệt của chúng trong một bài thơ ông dứt/nhổ chúng từ đó ra. Ông ta đặt toàn bộ và nền tảng nghiên cứu trên cơ sở một bản văn, rất có thể là ngụy tác, được Beissner cho vào dưới tên gọi “tính xác thực đáng nghi ngờ.” Trong chính cùng một nghiên cứu, ông ta trích dẫn không hề ngần ngại, và cùng theo cách như đối với những tác phẩm khác, một bài thơ [được viết ra] từ sự điên loạn của Hölderlin, một bài thơ Hölderlin đă kư tên và ghi ngày tháng: “Kẻ tôi tớ khiêm tốn của ngài, Scardanelli. Ngày 24 tháng Năm 1748.” [Paul de Man thiếu sót trong việc nêu rơ chi tiết đó là bài thơ Der Sommer/Mùa hạ Hölderlin sáng tác trong giai đoạn bị giam giữ tại nhà thương điên ờ Tübingen và kư tên là Scardanelli thay v́ là Hölderlin cũng như chi tiết 24 tháng 5, 1748 không phải là ngày Hölderlin viết bài thơ mà là ngày tháng và mă số 1758 (không phải là 1748) chứ không phải là “năm 1758” do người sưu tập bản thảo những bài thơ cuối đới của Hölderlin đặt ra và 24 tháng 5 là ghi ngày thu tập được.]. Ông ta hoàn toàn bất chấp mọi vấn đề về kỹ thuật thi pháp chắc chắn là hết sức quan yếu đối với Hölderlin; một số những điều dị thường và tối tăm trong những bài thơ này không thể được giải thích mà không qui chiếu về chúng. Người ta có thể cứ tiếp tục liệt kê những lời dị giáo của Heidegger chống lại những qui tắc sơ đẳng nhất của việc phân tích bản văn. Tuy nhiên, những lời dị giáo này lại không là độc đoán bởi thiếu sự chặt chẽ nhưng bởi chúng dựa trên một thi pháp cho phép, hay ngay cả c̣n đ̣i hỏi, sự độc đoán.”]

 

Ông thày giáo trẻ dạy tiếng Pháp ở Bard College Paul de Man vừa bị đuổi việc và bị INS truy lùng nên phải trốn khỏi Mỹ sang sống lưu lạc ở Paris đă viết bài này bằng tiếng Pháp và vận động với Georges Bataille để được đăng trên tạp chí Critique năm 1955 do Bataille sáng lập. Paul de Man quả thực đă t́m cách tạo danh tiếng cho ḿnh. Nhưng phải công nhận tuy chỉ là một người tự học (autodidacte) Paul de Man khá thông minh, đọc nhiều, viết khảo luận với lối văn sáng sủa và sắc xảo.

 

(5)     Paul de Man, Heidegger’s Exegeses Hölderlin trong Blindness and Insight trang 252: But Heidegger is a thinker who has shoved aside all available authorities (in ambiguous fashion, to be sure, and much could be said about his treatment of Kant and Hegel); why would he spare Hölderlin in particular? It is not because Hölderlin is a poet, for we know from the Rilke study that poets are just capable of “error” as metaphysicians: to Else Buddenberg’s outrage, Heidegger equates the angel of the Elegies to Nietszche’s Zarathustra. And yet Rilke seems to be the poet closest to Heidegger, the one who shares the same concern. This anomaly may set us on the track of an explanation.

(6)     Sđd, trang 258.

(7)     Sđd, trang 262: The very possibility of the transition shows that there is no essential transformation in the structure of the act, and that, for Hölderlin, religious experience is also a mediation.

(8)     Sđd, trang 265: By emphasizing the idea of reconciliation as a basic feature of all idealism, Allemann writes of Hölderlin and Hegel as if he were dealing with the young Schelling. The body of Hegel’s work, in its most essential intention, gives the lie to such a description; the critique it has been subjected to, from Kierkegaard to our day, confirms this fact. If there ever was a philosophy of necessary separation, it is Hegel’s; to assimilate the notion of Absolute Spirit with idealist reconciliation is to simplify all the way into misprision. Hegel’s and Hölderlin’s thoughts are remarquably parallel on this point; their difference lies deeper since it requires so dissimilar a tone and a vocation in spite of the relative similarity of thought. If one wanted to make use of this nearly miraculous happenstance to really shed light on the relations of philosophy and the poetic, it would be better not to start with the setting-up of non-existent differences when the analogies are so much more fruitful.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

     http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015