đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(54)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, 

 

   Trước khi đi xa hơn trong việc tŕnh bầy luận giải về cái Trung tính của Blanchot chúng tôi muốn tạm dừng lại để đặt câu hỏi (câu hỏi này có thể cũng là thắc mắc chung của người đọc): Tại sao cái Trung tính? Nói cách khác: cái Trung tính có tầm mức quan trong ra sao đối với tư tưởng triết học và văn chương hôm nay? Để giải đáp phần nào câu hỏi trên chúng tôi đưa ra ư kiến của Marlène Zarader trong quyển L’Être et le Neutre, À partir de Maurice Blanchot/Hữu và cái Trung tính, Khởi đi từ Maurice Blanchot  (1) tuy Marlène Zarader chỉ nói về tầm quan trọng của cái Trung tính về mặt triết lư nhưng trong số những chuyên gia về Blanchot có thể nói Marlène Zarader là người viết về vấn đề này ở mặt triết học tương đối đầy đủ nhất. Một cách tổng quát, sống/hiện hữu có nghĩa hiện hữu trong thế giới, trong ngôn ngữ, và trong ư nghĩa để đạt tới tri thức (connaissance). Hai yếu tố thế giới và ư nghĩa không những gắn liền với hiện hữu mà c̣n được giả thiết trong hiện hữu. Và đó là điều tiên quyết hiển nhiên cho mọi tra vấn triết học: Husserl gọi đó là đường chân trời trong khi Heidegger gọi là thế giới. Thế nhưng, cũng c̣n một sự hiển nhiên khác làm xáo trộn sự hiển nhiên nói trên. Đó là sự kiện tôi, dù bị buộc chặt vào thế giới và ư nghĩa, dù có thể chỉ trong khoảnh khắc, có một kinh nghiệm khác thật nghịch lư: kinh nghiệm về thế giới biến đi, ngôn ngữ lịm tắt ngưng bặt, ư nghĩa bị xóa bỏ. Kinh nghiệm này treo lửng, làm ngưng lại sự tiên quyết hiển nhiên thứ nhất. Kinh nghiệm này khi th́ được gọi là kinh nghiệm giới hạn (expérience limite), khi th́ được gọi là kinh nghiệm tuyệt cùng (expérience extrême), nhưng có điều mặc dù kinh nghiệm này là có ư nghĩa nhưng dường như không có danh xưng thích đáng nào dành cho nó v́ tính chất bất khả thu giảm (irréductibilité) của nó. Ngay khi kinh nghiệm này nổi lên nó làm cho giải thời gian, mạch sống, hiện sinh trường bị ngừng lại, sự gián đoạn này xé rách tất cả một cách tàn bạo khiến ta trở thành bất lực,  không thể nói năng hay làm ǵ được. “Tất cả xảy ra như thể tôi chạm mặt một cái ǵ đó vuột khỏi những điều kiện thông thường của sự gặp mặt, hay như thể [nó là] biến cố đột nhiên áp đặt lên tôi, biến cố này vượt quá những điều kiện thông thường của việc đón nhận hay tiếp nhận của tôi. Biến cố không thể nắm bắt, mở ra trên một hố thẳm, sự xuất hiện của một cái tuyệt đối.” (2)

   Kinh nghiệm giới hạn này là một kinh nghiệm có tính chất phổ cập. Karl Jaspers trong tác phẩm chính yếu Philosophie đă nói tới “hoàn cảnh giới hạn/boundary situation/situation limite” của hiện sinh: ta không thể sống trên đời mà không phải đấu tranh và đau khổ và phải chết. Hoàn cảnh giới hạn như thể một bức tường chính chúng ta dựng lên để rồi chúng ta lại phải lao đầu vào. Jaspers giải thích từ “giới hạn”: “Từ giới hạn ngầm chứa điều rằng có một cái ǵ đó khác nữa, nhưng từ này đồng thời củng chỉ ra rằng cái khác nữa đó không phải để dành cho ư thức…Hoàn cảnh giới hạn thuộc về Hiện sinh, cũng tương tự như những hoàn cảnh thuộc về ư thức khi ư thức hiện sinh vốn nội tại trong đó.” (3) Ngay trong tiểu thuyết La nausée/Buồn nôn Sartre cũng mô tả buồn nôn như kinh nghiệm giới hạn trong việc khám phá hữu của chủ thể. Eugen Fink – phụ tá của Husserl – trong quyển De la Phénoménologie (Minuit, 1974, trang 203) cũng mô tả kinh nghiệm “không-tri thức về hữu của hiện thể” (non-savoir de l’être de l’étant). Georges Bataille trong một đoạn nhật kư đề ngày 16 tháng 10 năm 1939 mô tả lại kinh nghiệm giới hạn cao độ hơn cả sự sướng khoái t́nh dục này (được Bataille dùng chữ “cela/cái đó” để chỉ): “Tôi không thể nh́n thấy ǵ hết; nó/cái đó [cela] không thể nh́n thấy hay cảm thấy được. Điều đó làm cho nó thành thật dễ sợ và tạo ra gánh nặng không thể chết đi được.[…] Chỉ có sự kinh hoàng (l’effroi) là có thể lượng định hoàn toàn cái ǵ ở đó (ce qui est là). (4) Về phần Lévinas, khi nói về nguồn gốc khái niệm il y a cho rằng “nguồn gốc này bắt nguồn từ kinh nghiệm thời thơ ấu. Em đi ngủ một ḿnh thôi, người lớn c̣n đang bận rộn với công việc của họ, trong khi đứa bé cảm nhận được sự im lặng “xầm x́” của cái buồng ngủ.” (5). Blanchot trong L’Écriture du désastre/Văn tự của thảm họa bằng giọng văn tự truyện nói rơ hơn về kinh nghiệm xuất thần ngây ngất khi đứa trẻ bảy tám tuổi nh́n qua khuôn cửa sổ kính bị đập vỡ: “Cái xảy ra sau đó: bầu trời, vẫn bầu trời ấy, đột nhiên mở toang ra, tuyệt đối đen và tuyệt đối trống rỗng, làm lộ ra (dường như do kính cửa đă vỡ) một sự vắng mặt như thể tất cả những ǵ luôn ở đấy truớc đó từ nay măi măi mất đi, đến mức độ sự hiểu biết chóng mặt rằng chẳng cái ǵ c̣n là như trước đó nữa và trước hết là không có cái ǵ ở bên ngoài được xác định và biến đi ở nơi đó.” (6)

   Kinh nghiệm giới hạn này tuy chỉ thoáng chốc nhưng không thể xóa bỏ khi gịng đời lại tiếp diễn, làm đảo lộn trật tự thường hằng: cái không gian của một khoảnh khắc này đă chiếm chỗ. Và nếu người ta muốn cho nó cái quyền xuất hiện th́ phải coi nó như sự sống trải thuần túy (pure vécu) của cái tự hiện trong khoảnh khắc kinh nghiệm nhưng không vượt quá những giới hạn và đó như thể là một kinh nghiệm thiết yếu không đồng nhất với thời gian (hétérogène au temps), lạ lẫm với thế giới, ngôn ngữ không chụp bắt được, nghĩa là đó là một quá độ triệt để (excès radical). Về mặt ngôn ngữ kinh nghiệm này làm cho ngôn ngữ thất bại v́ không thể gọi tên nó, làm lung lay khả năng của chủ thể, không nhập vào lịch sử, và sau hết làm cho văn chương đoạn rời và đi vào chung cuộc, biến mất. Kinh nghiệm này nói cho cùng cần phải được tra hỏi một cách triết lư. Marlène Zarader cho rằng kinh nghiệm giới hạn này là một nghịch lư của triết học hôm nay v́ triết lư giờ đây muốn đón nhận, đáp lời cái trốn chạy triết lư, phá bỏ những giới hạn, bị ám ảnh bởi cái nó không thể nắm bắt, bị quyến dụ bởi sự vượt giới hạn (transgression) triết lư hiểu rằng tuy không thể hoàn tất nhưng cũng không thể từ chối. Kinh nghiệm này không những đặt giới hạn cho triết lư mà c̣n ném triết lư ra cơi ngoài, thúc bách triết lư phải vượt giới hạn.  Sự vượt giới hạn này có nhiều tên khác nhau: “Nichts/Rien/Vô, không ǵ hết” trong tư tưởng Heidegger, “différance/biệt phân” nơi Derrida, “cơi ngoài/le dehors) trong tư tưởng Foucault, “biến cố/événement” trong triết lư của Deleuze, “altérité/tha tính” nơi Lévinas. Jean-Luc Nancy gọi đó là “tradition moderne/truyền thống hiện đại”.(7)

   Trong biện giải vế truyền thống triết học hiện đại này Marlène Zarader đă chọn bản văn kiểu mẫu (texte exemplaire) của Blanchot để qui chiếu lư do v́ bản văn của Blanchot không chỉ giới hạn trong việc tra vấn kinh nghiệm giới hạn này như những bản viết của các triết gia hiện đại khác mà nó được định nghĩa bởi chính sự tra vấn, cung cấp cho tra vấn một không gian khai thác, hay nói như Nancy nó là “khúc thắt của thời đại/nœud d’époque”, nghĩa là có thể t́m thấy ở bản văn của Blanchot tính thống nhất của tư tưởng hiện đại. Nhưng điều nghịch thường lại nằm ở chỗ: bản văn của Blanchot không là bản văn triết học.Thế nhưng Blanchot lại là chứng nhân của sự tra vấn như lời nhận xét của Foucault (8), bản văn của Blanchot nhập thể tra vấn, chính sự tra vấn. Marlène Zarader viết: “Ông ta [Blanchot] c̣n hơn cả một diễn viên, trong số những diễn viên khác, của tính chất hiện đại; bởi ông ta đưa tới đỉnh điểm của sự tỏa sáng một toan tính, toan tính này cũng là toan tính của toàn thể thời đại, ông ta là nơi sự toan tính này [của toàn thể thời đại], bằng một cách nào đó, qui tụ lại.”(9)  Marlène Zarader cũng cho rằng “Ngày nay tác phẩm của Blanchot chiếm vị thế chức năng của một tấm gương với tất cả những giới hạn gắn liền (nhất là những hậu quả của việc phổ biến.) Thời đại không ngừng soi bóng ḿnh nơi tác phẩm của ông: thời đại t́m thấy ở đó phản ánh của những âu lo ám ảnh của nó, tiếng vang được khuếch đại của những niềm im lặng của nó, cái đảm bảo chắc chắn nhất cho những chân lư mong manh của nó.” (10)

__________________________________

(1)     Marlène Zarader, L’être et le neutre, À partir de Maurice Blanchot, Editions Verdier 2001.

(2)     Sđd, trang 14: Tout se passe alors comme si je rencontrais quelque chose qui échappe aux conditions habituelles de la rencontre, ou comme si l’événement qui s’impose soudain à moi excédait mes conditions habituelles d’accueil ou de réceptivité. Événement initégrable, ouverture sur un abîme, apparition d’un absolu.

(3)     Karl Jaspers, Philosophie, Springer Velag, 1932 , bản dịch Anh ngữ Philosophy 2 của E.B. Ashton, trang 178-179: The word boundary implies that there is something else, but it indicates at the same time that this other thing is not for an existing consciousness…The boundary situation belong to Existenz, just as the situations belong to the consciousness that stays immanent.

(4)     Georges Bataille, Le Coupable, nxb Minuit.

(5)     Emmanuel Lévinas, Ethique et infini, Dialogues avec Philippe Nemo. Bản Anh văn Ethics and Infini của R. Cohen, Pittsburgh, Duquesne University Press, trang 48.

(6)     Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, trang 117: Ce qui se passe ensuite: le ciel, le même ciel, soudain ouvert, noir absolumnent et vide absolument, révélant (comme par la vitre brisée) une telle absence que tout s’y est depuis toujours et à jamis perdu, au point que s’y affirme et s’y dissipe le savoir vertigieux que rien est ce qu’il y a, et d’abord rien au-delà.

(7)     Jean-Luc Nancy, Le Sens du monde, nxb Galilée, trang 24.

(8)     Michel Foucault, La pensée du dehors, nxb Monpellier, Fata Morgana 1986 (đă được đăng trong tạp chí Critique số 229, thâng 6, 1966)

(9)     Marlène Zarader, L’être et le neutre, trang 20: Aussi est-il plus qu’un acteur, parmi d’autres, de la modernité; parce qu’il porte à son point d’incandescence une tentation qui est celle de toute l’époque, il est le lieu où celle-ci, en quelque manière, se ressemble.

(10) Sđd, trang 20: L’œuvre de Blanchot occupe aujourd’hui une function de mirroir – avec toutes les limites (les effets de circularité, notamment) qui en sont indissociables. L’époque ne cesse de s’y contempler: elle trouve là le reflet de ses hantises, l’écho emplifié de ses silences, le garant le plus sûr de ses fragiles verités.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014