đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(39)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,

 

Lư do những kẻ coi thường, hạ giá văn chương v́ họ cho rằng văn chương là vô tích sự, chẳng để làm ǵ, và cũng c̣n cho rằng những kẻ đam mê, chọn theo nghề văn chương v́ không có khả năng hành động. Nhưng nếu ta hiểu lao động là sức mạnh thay đổi lịch sử th́ theo Blanchot ta phải thấy được hành động của nhà văn là h́nh thức tối hảo của lao động v́ nhà văn sản xuất một đối tượng, thực hiện một dự án trước đây là chưa có thực, hành động của nhà văn là sự xác quyết một thực tại khác hẳn những yếu tố tạo nên thực tại này tức những đối tượng mới khác cho tương lai. Khi nhà văn viết anh ta làm tất cả những ǵ những người khác làm trong lao động. Không những thế việc làm của anh ta c̣n ở một cấp độ cao hơn. Khi anh ta làm ra một tác phẩm tức là anh ta đă sản xuất bằng cách biến đổi những thực tại tự nhiên và con người. Nhà văn viết khởi từ một trạng thái nào đó của ngôn ngữ, một h́nh thức nào đó của văn hóa, từ những tác phẩm/quyển sách có trước đó, từ những yếu tố khách quan. Nhưng để viết nhà văn phải phá hủy ngôn ngữ ở t́nh trạng hiện tại và thực hiện ngôn ngữ dưới một h́nh thức khác, phủ nhận những tác phẩm trước đó bằng cách làm ra một tác phẩm với những ǵ những tác phẩm trước đây không có. Chắc chắn tác phẩm anh ta tạo ra là một thực tại chứ không phải không là cái ǵ hết. Nhà văn không dừng lại ở sự ham muốn, ở dự án viết mà phải bắt tay lao động sản xuất ra tác phẩm, đối với hắn tác phẩm này là một canh tân/làm mới đặc biệt, trước đây không thể h́nh dung ra được hay là bất khả ngay cả đối với hắn nếu như hắn không viết ra. Chính v́ lư do này tác phẩm hiện ra với nhà văn như một kinh nghiệm có những hậu quả, ngay cả hắn kẻ viết ra tác phẩm cũng không lường được những hậu quả của tác phẩm hắn viết ra và những hậu quả này biến hắn thành một người khác: hắn trở thành một kẻ khác khi đứng trước một sự vật được đă được biến đổi (tác phẩm/quyển sách), trước đó hắn không có một ư tưởng nào hay h́nh dung nó sẽ ra sao.

Blanchot viết: “Quyển sách, sự vật được viết ra, đi vào thế giới hoàn thành công tŕnh biến đối và phủ nhận của nó trong thế giới đó. Nó cũng là tương lai của rất nhiều sự vật khác, và không chỉ của những quyển sách, nhưng, bởi những dự án có thể nảy sinh từ nó, những công việc nó yêu thích hơn cả, toàn bộ thế giới mà nó là phản ánh đă đổi khác, nó là nguồn cội bất tận của những thực tại mới mẻ, khởi từ đó cuộc sống sẽ trở thành cuộc sống trước đó không phải như vậy.”(1)

Theo nghĩa đó văn chương không phải là một biểu lộ thụ động trên bề mặt thế giới nhưng là một can dự cụ thể để biến đổi thế giới đúng như Hegel đă quan niệm trong quyển Phänomenologie công tŕnh/tác phẩm được định nghĩa như “sức mạnh của lịch sử, một sức mạnh biến đổi con người trong khi biến đổi thế giới.” Nhưng theo Blanchot, tác phẩm cũng c̣n là một đáp ứng, một câu trả lời tích cực cho một mâu thuẫn không thể giải quyết được trong biện chứng của Hegel, và câu trả lời này nhất thiết là không thể tiên đoán được, nó vượt khỏi diễn tŕnh biện chứng. Tính chất không thể tiên đoán và sự mới mẻ này là diện mạo khách quan của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm chỉ là tác phẩm theo nghĩa cao cấp nhất nếu tác phẩm đó là không thể tiên đoán và ngay cả những hậu quả nó tạo nên nhà văn kẻ sản xuất ra nó cũng không thể tiên đoán hay nắm bắt trước được: Tác phẩm là một cái/kẻ Khác không hiểu theo nghĩa của Hegel. V́ sự trở thành một Kẻ khác của tác gia sau khi hoàn thành tác phẩm không phải là một sự vong thân (aliénation) của bản ngă nhưng là một cái ǵ đó phủ nhận sự phụ thuộc vào bản ngă, không thể thu hồi của ư thức về bản ngă như trong diễn tŕnh biện chứng. Ngay cả nhà văn kẻ sản xuất ra tác phẩm/cái Khác, biến ḿnh thành Kẻ Khác đó cũng không thể tiên đoán được Kẻ Khác đó lại xa lạ ngay cả với chính ḿnh, Kẻ Khác đó sẽ như thế nào, cho nên không thể làm chủ Kẻ Khác cũng như Cái Khác/Tác phẩm xét theo biện chứng.

   Nhà văn biến đổi thế giới như thế nào? Trước hết đó là một sự phủ nhận thế giới hiện hữu bằng tự do triệt để của nhà văn, biến thế giới hiện hữu với những giới hạn, những biên giới thành một thế giới của tự do. Thế nên hắn hành động để phủ nhận, phế bỏ tất cả mọi hành động khác. Nhưng hành động này của hắn lại đứng ngoài lề lịch sử. Chính v́ lư do này văn chương tiêu biểu cho mối hiểm nguy của bất kỳ thứ hành động nào tham dự vào việc biến đổi thế giới, không phải v́ văn chương làm ta sao lăng cuộc đời, thực tại hôm nay, quyến dụ chúng ta vào một thế giới tưởng tượng, nhưng chính v́ văn chương đă đặt toàn thể thế giới dưới sự sử dụng của con người như Blanchot đă chỉ ra. Nhưng cái thế giới như một toàn thể đó như thế nào? Toàn thể ở đây có nghĩa là sự phủ nhận mọi thực tại riêng lẻ. Đó là thế giới của sự vắng mặt hết thảy mọi sự vật, và sự vắng mặt này được tái tạo bằng ngôn ngữ văn chương. Câu hỏi: tại sao công tŕnh lao động cụ thể lại được coi là h́nh thành và dẫn dắt lịch sử c̣n hành vi viết lại bị coi là một sự thụ động thuần túy nằm ngoài lề lịch sử, lịch sử cứ tiếp diễn bất chấp sự thụ động thuần túy của viết? Theo Blanchot:

“Câu hỏi này thoạt nh́n dường như là vô lư, song nó lại đè nặng trên nhà văn với một trọng lượng khôn kham. Trước tiên, người ta nói rằng sức mạnh tạo lập của những tác phẩm đă được viết ra là không thể so sánh được; người ta cũng nói rằng nhà văn là một kẻ thiên bẩm có khả năng hành động hơn bất kỳ người nào khác, bởi hắn hành động bất chấp qui củ, không giới hạn: chúng ta hiểu điều này (hay chúng ta thích tin vào điều này), rằng chỉ cần một tác phẩm là có thể thay đổi hướng đi của thế giới. Nhưng chính điều này làm ta phải suy nghĩ. Ảnh hưởng của những tác gia là rất lớn lao, ảnh hưởng này vượt qua hành động của họ, nó vượt quá hành động của tác gia đến mức độ rằng  cái ǵ thực là thực tại trong hành động của tác gia không đi vào cái ảnh hưởng này và rằng ảnh hưởng đó không t́m thấy được chút it thực tại cái bản chất thực sự cần thiết của sự trải rộng ảnh hưởng.”(2)

Tuy nhà văn là tự do, nhưng hắn có thể làm ǵ với sự tự do đó? Blancot phản bác biện chứng Chủ-Nô của Hegel bằng luận điểm: đành rằng nhà văn tuy bị nhiều trói buộc, chẳng hạn buộc phải làm nô lệ cho thông tin báo chí vốn bị quyền lực chính trị áp đảo, nhưng hắn vẫn t́m được những khoảnh khắc tự do để viết, tự do sáng tạo một thế giới trong đó nô trở thành chủ, tạo ra luật lệ mới, con người trong khi bị xiềng xích lập tức thủ đắc sự tự do cho chính hắn và cho thế giới v́ hắn phủ nhận mọi thứ trong hiện tại để thực tại đó trở thành cái không phải như trong hiện tại. Trong khi lập tức tự cho ḿnh sự tự do hiện hắn không có hắn bất chấp những điều kiện thực sự của việc vượt bỏ của hắn, bất chấp điều phải là của hiện thực trước mặt để cho ư tưởng trừu tượng về tự do được thể hiện: sự phủ nhận của hắn là toàn thể (globale), hắn vuợt lên trên thời gian hiện tại, phủ nhận sự phủ nhận của thời gian, phủ nhận những giới hạn. Nhưng sự phủ nhận của nhà văn hóa ra lại là không phủ nhận ǵ hết và tác phẩm hắn viết ra không phải thực sự là một hành động phủ nhận, phá bỏ và biến đổi, nhưng đúng ra là để thực hiện sự bất lực phủ nhận, từ chối can dự vào thế giới và biến sự tự do cần thiết đưa vào mọi sự vật theo con đường thời gian thành một lư tưởng vượt lên trên thời gian, lư tưởng này trống rỗng và bất khả tiếp cận. Ảnh hưởng của nhà văn liên hệ chặt chẽ với đặc quyền hắn làm chủ hết thảy, hắn làm chủ hết thảy v́ hắn thủ đắc sự bất tận/vô hạn (l’infini), hắn không có sự hữu hạn (le fini). Nghịch lư ở đây là: con người không hành động trong vô hạn, không hoàn thành được ǵ trong sự vô giới hạn. Thế nên nếu nhà văn thực sự hành động bằng cách sản xuất tác phẩm th́ hắn bằng hành động này của hắn, coi mọi mọi hành động là vô giá trị, và trong khi thay vào những sự vật sự việc tất định của thế giới và của lao động hữu hạn bằng một thế giới trong đó tất cả là được lập tức có sẵn (un monde où tout est tout de suite donné) và mọi người chẳng phải làm ǵ nữa ngoài việc tận hưởng thú đọc tác phẩm của hắn. Để biện minh cho sự không-hành-động (inaction) của nhà văn Blanchot tóm tắt:

“Một cách tổng quát, nhà văn dường như bị buộc phải không hành động v́ hắn là chủ nhân của cái tưởng tượng trong đó những ai đi vào đó không nh́n ra những vấn đề của cuộc sống thực của họ. Nhưng sự nguy hiểm của điều hắn dung tưởng trầm trọng hơn thế. Sự thực chính là việc hắn phá hủy hành động, không phải v́ hắn bày ra cái không thực, nhưng v́ hắn cho chúng ta sử dụng toàn thể thực tại. Không thực bắt đầu cùng với cái toàn thể. Điều tưởng tượng ra không phải là lănh thể xa lạ nằm ngoài thế giới, nó là chính thế giới, nhưng là thế giới như toàn thể, như là tất cả. Chính v́ lẽ này điều tưởng tượng không ở trong thế giới v́ nó là thế giới, được nắm bắt và hiện thực trong toàn bộ của nó bằng sự phủ nhận tất tật những thực tại riêng lẻ nằm trong thế giới đó, bằng cách đặt chúng ra ngoài cuộc chơi, bằng sự vắng mặt của chúng, bằng sự thực hiện chính sự vắng mặt này, sáng tạo văn chương bắt đầu bằng bằng sự thực hiện này, nhà văn có cái ảo tưởng rằng, khi sự sáng tạo văn chương trở lại với mỗi sự vật và mỗi hữu thể, chỉ là để sáng tạo ra chúng, bởi giờ đây sáng tạo văn chương nh́n và đặt tên chúng từ cái toàn thể, từ sự vắng mặt của hết thảy, nghĩa là từ không ǵ hết.”(3)

Văn chương có phải là tưởng tượng thuần túy không? Khi nói rằng văn chương là tưởng tượng thuần túy chắc chắn văn chương sẽ gặp phải những mối hiểm nguy. nhưng không hẳn như vậy v́ văn chương tin rằng giữa những thực tại hàng ngày và những biến cố hiện thời có một khoảng cách tách rời, nhưng chính v́ văn chương lại tự tách rời khỏi chúng nên văn chương chính là sự tách rời đó, thụt lui trước những cái xảy ra hàng ngày cốt để nắm bắt chúng, và nhà văn kẻ mô tả cái hàng ngày như sự tách rời, như tính chất lạ lẫm thuần túy.  Nhưng việc đặt ra khoảng cách với cái hàng ngày này dường như là nguồn gốc của sự am hiểu tổng quát (compréhension générale), một khả năng nắm bắt hết thảy và đạt tới tức thời để cho mọi người có thể ra khỏi đời sống riêng tư giới hạn khiến cho sự hiểu biết hạn hẹp nhất là viễn tượng thời gian cuộc sống của họ bị thu hẹp được mở rộng. Tất cả những điều nói trên dẫn đến việc người ta cho rằng văn chương chỉ là việc nói dối của sự hư cấu. Nếu quả thực như vậy th́ thứ văn chương này chỉ ru ngủ người đang buồn ngủ.

   Nhưng ngược lại thứ văn chương nói trên vănchương  hành động (la littérature d’action) lại càng huyễn hoặc (mystificatrice) hơn v́ thứ văn chương này kêu gọi người ta phải làm một cái ǵ đó, phải hành động. Nhưng nếu thứ văn chương này vẫn muốn là văn chương đích thực (littérature authentique), khi nó bày ra cái phải làm th́ mục tiêu cụ thể và được qui định rơ “cái ǵ đó phải làm/quelque chose à faire” được biểu đạt này trong tác phẩm lại vẫn chỉ là một thứ “phải làm hết thảy/tout est à faire”, nên nghịch lư nằm ở chỗ dù đó là một giá trị tuyệt đối hay chỉ để biện minh hay đề nghị/ra lệnh con người hành động th́ “cái ǵ đó phải làm/quelque chose à faire” vẫn phải cần có cái “phải làm hết thảy/tout est à faire”.  Nhưng khốn nỗi ngôn ngữ của nhà văn - dù đó là nhà văn cách mạng đi nữa - lại không là ngôn ngữ ra lệnh v́ nhà văn không ra lệnh mà chỉ biểu hiện (présenter), và không thể biểu hiện bằng cách lại làm cho cái ḿnh bày ra trong khi hiện bày cái đó. V́ vậy hoặc sự kêu gọi của tác gia chỉ là một lời kêu gọi rỗng tuếch hoặc “cái ǵ đó phải làm/quelque chose à faire” đối với người đọc chỉ như một cái ǵ đó không thể tự thực hiện. Những luận giải trên của Blanchot cho thấy v́ văn chương nằm giữa những xác định vừa đối nghịch vừa loại bỏ nhau tức là: văn chương hoặc như hành động tuyệt hảo hoặc như sự trốn chạy khỏi thế giới, nghĩa là nhà văn phải đối diện với ba sức quyến rũ – hay có ba định hướng (tentations) hay thái độ - khiến tự thức (conscience de soi) của nhà văn tự định h́nh sao cho không bị Lư trí phủ nhận. Ba định hướng/thái độ này như Hegel trong phần luận về biện chứng Chủ-Nô chỉ ra là: khắc kỷ (stoïcisme), hoài nghi (scepticisme), và ư thức khốn khổ (conscience malheureuse). Nhưng sau khi giải thích ba thái độ nhà văn có thể có này Blanchot chỉ ra c̣n có một thái độ thứ tư Hegel không nghĩ tới: thái độ này khởi sinh từ chuyển vận diễn ra không qua trung chuyển, đi từ không đến có nơi nhà văn.  

______________________________

(1)     Maurice Blanchot, La part du feu, trang 318: Le livre, chose écrite, entre dans le monde où il accomplit son œuvre de transformation et de négation. Lui aussi est l’avenir de beaucoup d’autres choses, et non seulement de livres, mais, par les projets qui en peuvent naître, les enterprises qu’il favorise, l’ensemble du monde dont il est le reflet changé, il est source infinie de réalités nouvelles, à partir de quoi l’existence sera ce qu’elle n’était pas.

(2)     Sđd, 318: La question paraît déraisonnable, et pourtant, elle pèse sur l’écrivain d’un poids accablant. À première vue, on se dit que la puissance formatrice des œuvres écrites est incomparable; on se dit aussi que l’écrivain est un home doué de plus de capacité d’action qu’aucun autre, car il agit sans mesure, sans limites: nous le savons (ou nous aimons à le croire), une seule œuvre peut changer le cours du monde. Mais justement c’est là ce qui donne à réfléchir. L’influence des auteurs est très grande, elle dépasse infiniment leur action, elle la dépasse à tel point que ce qu’il y a de réel dans cette action ne passe pas dans cette influence et que cette influence ne trouve pas dans ce peu de réalité la substance vraie qui serait nécessaire à son étendue.

(3)     Sđd, 319: En général, l’écrivain apparaît soumis à l’inaction parce qu’il est le maître de l’imaginaire où ceux qui entrent à sa suite perdent de vue les problèmes de leur vraie vie. Mais le danger qu’il représente est bien plus sérieux. La vérité, c’est qu’il ruine l’action, non parce qu’il dispose de l’irréel, mais parce qu’il met à notre disposition toute la réalité. L’irréalité commence avec le tout. L’imaginaire n’est pas une étrange région située par delà le monde, il est le monde même, mais le monde comme ensemble, comme tout. C’est pourquoi, il n’est pas dans le monde, car il est le monde, saisi et réalisé dans son ensemble par la négation globale de toutes les réalités particulières qui s’y trouvent, par leur mise hors de jeu, leur absence, par la réalisation de cette absence même, avec laquelle commence la création littéraire, qui se donne l’illusion, lorsqu’elle revient sur chaque chose et sur chaque être, de les créer, parce que maintenent elle les voit et les nomme à partir du tout, à partir de l’absence de tout, c’est-à-dire de rien.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014