đào trung đąo

3-Zero

Không

lư thuyết văn học

phê b́nh văn học

triết học

nhưng là cùng mt khác

 (4)

 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3,



■  Cao Bá Quát viết trong bài Thử vận Thận Tư phóng quan nhị hà đồng Di Xuân, Ḥa Phủ (Họa vần bài thơ ‘Phóng tầm mắt xem cảnh Nhị hà’ của Thận Tư cùng làm với Di Xuân và Hà Phủ) [những người bạn thân của họ Cao)]:

 

                   Hạo hạo quan hà kim cổ ư,

Thử thân hà sự tác thi ông.

(Cửa ải và ḍng sông lồng lộng gợi bao ư nghĩ xưa nay,

Thân này v́ sao cứ phải làm thi sĩ?)

 

Và Thanh Tâm Tuyền trong bài ‘Dạ Khúc’:

 

Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ

 

Thử thân hà sự tác thi ôngĐể anh được làm thi sĩ: Dù đó là lời tự thán về khổ nạn số phần thi sĩ như Cao Bá Quát hay khát vọng đam mê không rời muốn làm thi sĩ như Thanh Tâm Tuyền tuy bề ngoài có sự khác biệt nhưng cả hai đều chỉ ra tính chất của diện mạo (facialité/faciality) thi sĩ, hai khuôn mặt thi sĩ này sinh ra từ bộ máy trừu tượng (machine abstraite) của tính chất diện mạo như Deleuze-Guattari đă chỉ ra: “Bộ máy trừu tượng xảy ra bất ngờ khi ta không trông đợi, ở ngả rẽ/ṿng quẹo của trạng thái thiêm thiếp, của một trạng thái hoàng hôn, của một ảo giác, một kinh nghiệm thể chất thích thú ngất ngây lăng đăng…”(1) Đây không phải là một sự t́nh cờ nhưng chỉ có thi sĩ tầm vóc như Cao Bá Quát và Thanh Tâm Tuyền mới có thể làm được. Trong cả hai câu thơ kể trên khuôn mặt thi nhân đă giải lănh địa/giải cát cứ (déterritorialiser) (2) phong cảnh xung quanh (cửa ải và ḍng sông “một ḿnh đứng trong hoàng hôn man mác” (Độc ỷ thương mang mộ khí trung, CBQ), hay nơi quán rượu khi hoàng hôn lịm tắt “có một chút Paris” (TTT) như một ảo giác ). Và ngược lại, phong cảnh chung quanh cũng có thể xóa nḥa, tái chiếm lănh địa/tái cát cứ (reterritorialiser) khuôn mặt thi sĩ. Cảnh/Người trong biến tấu liên tục của sự biến được thi hóa (Dichten, chữ của Heidegger). Việc Cao Bá Quát làm bài thơ trên bằng chữ Hán có thể hiểu như sự chiếm cứ lănh địa/cát cứ của ngoại ngữ và “có một chút Paris” ở Thanh Tâm Tuyền như chiếm cứ lănh địa/cát cứ của không khí và nhịp điệu thơ tự do Pháp. Nhưng ngược lại ở Cao Bá Quát chúng ta có thể xét tới việc tái chiếm lănh địa/tái cát cứ trong mảng thơ chữ Nôm của Cao Chu Thần. Tương tự, ở Thanh Tâm Tuyền chúng ta cũng nhận ra hiện tượng này ở cấu trúc thơ tự do của ngôn ngữ Việt tái chiếm lĩnh cấu trúc và nhịp điệu thơ tự do phương Tây. Đây là một chủ đề sẽ được bàn tới sau này.

 

■  Hegel đă để lại cho hậu thế chiếc ch́a khóa ba mảnh thần diệu Encyclopedia/Bách Khoa gồm Luận lư, Triết học Tinh thần, và Triết học Tự nhiên kèm theo những cuốn sách đồ sộ chỉ cách diễn giải ba mảnh chính đó trong các quyển Triết học Tinh thần (Philosophie der Geist) Đại Luận lư (Wissenschaft der Logik) và Triết học về Tự Nhiên (Philosophie der Natur). Nhưng bản chính chiếc ch́a khóa này Hegel lại cất dấu ở một địa điểm bí ẩn [cũng có thể không hề có bản chính chiếc ch́a khóa?], v́ vậy các đệ tử của Hegel chỉ phỏng đoán h́nh dạng chiếc ch́a khóa bản chính để làm những bản sao. Kể từ đó, Khán trường Triết học (chữ của Foucault) với h́nh bóng không ngừng chuyển động của Hegel quanh quất ám ảnh nên khán trường trở thành sôi động xoay quanh việc truy t́m bản chính của chiếc ch́a khóa bằng cách đọc lại những cuốn sách chỉ dẫn cách sử dụng chiếc ch́a khóa này.  Chạy trốn nỗi ám ảnh đó được không? Foucault trả lời: “Nhưng để thực sự thoát khỏi Hegel lại liên hệ tới một sự nh́n nhận đúng mức cái giá chúng ta phải trả để tách ḿnh ra khỏi ông ta. Điều này giả định rằng chúng ta nhận biết được trong chừng mực nào đó, có lẽ một cách tinh quái, Hegel ở gần ngay bên chúng ta; điều này có ư nói một sự hiểu biết, ở chỗ nó cho phép chúng ta tư tưởng chống Hegel, và chính trong điều này cho thấy vẫn lại là kẻ theo Hegel.” (L’Ordre du discours). Đây cũng là khởi điểm của mưu toan dứt điểm nan đề này của Derrida khi viết Glas.

 

 

■  Lộ tŕnh triết học thế kỷ 20 là những ngả khác nhau của việc đào xới những tầng cấp văn hóa, tư tưởng, văn chương nghệ thuật không phải để đi t́m chiếc ch́a khóa nhiệm màu của Hegel nhưng để đập tan, xóa bỏ nỗi ám ảnh Hegel, khám phá những diện mạo tiềm ẩn, những đồ họa với những đường vạch chia ngả để nhận biết đồ họa nào tùy nhăn lực của mỗi người thợ đào xới/nhà khảo cổ/nhân vật ư niệm (personage conceptuel như cách gọi của Deleuze). Thành tựu được ghi lại ở những dấu mốc quan trọng nhất: Freud đào xới bộ máy tâm linh để t́m chân lai diện mục của hữu con người trong cơi vô thức [Lacan kế tục đi t́m chủ thể thất lạc qua ngôn ngữ], Hiện tượng luận của Husserl khám phá Hữu bằng đi tới ‘ngay chính sự vật’ (Sachen selbst), Heidegger giải cấu (Destruktion) hữu thể học/siêu h́nh học truyền thống buổi đầu từ lộ tŕnh Hữu tại/Dasein để soi chiếu Hữu và sau đó quay ngược khởi điểm ban đầu truy t́m Hữu từ Ereignis/Hữu sở t́m về Hữu kinh qua lịch sử sinh mệnh của Hữu và lắng nghe Hữu cất tiếng với thi sĩ và nhà tư tưởng ở hai đỉnh cao cận kề,   Foucault bằng khảo cổ học (Archéologie) đào xới những tầng đan kết episteme với quyền lực, Deleuze qua những biến tấu liên tục của phức thể hiện tiền của Hữu trong những sự biến từ lơi thân rễ (rhizome) phát tán qua những bộ máy ham muốn, Derrida với hủy tạo (déconstruction) đi t́m ra dấu vạch biệt phân (différance) trong bản viết triết học và văn chương, truyền thống triết học phân tích (Analytic Philosophy) Anh-Mỹ nở rộ trong gần một thế kỷ vừa qua như đối trọng với triết học cựu lục địa tưởng chừng đi vào chung cuộc với Richard Rorty đặt nghi vấn về vai tṛ của triết học và triết gia trong xă hội hôm nay nhưng lại đă có những dấu hiệu hồi sinh với Robert B. Brandom ở những năm cuối thế kỷ 20 bằng cử chỉ bạch hóa vấn tính triết học.(3)

 

■   René Char không quan niệm thi ca có  ‘đối tượng’ theo nghĩa đối tượng trong khoa học là nắm bắt, nhận thức. Thi ca nhắm tới ‘cái bất tri’ (inconnu) như thi sĩ tự vấn: “Làm thế nào có thể sống khi phía trước ḿnh không có cái bất tri?”(4) Cái bất tri ở đây không có nghĩa cái không thể biết, nhưng rất có thể là cái chưa biết, và măi măi là cái chưa biết. Chính v́ vậy Char cho rằng ‘nghề thi sĩ/làm thi sĩ’ của ḿnh là ‘làm nghề kẻ chỉ ra” (métier de pointe) (5) Nhắm chỉ bằng mũi nhọn của ngọn bút, bằng mũi tên hay mũi súng thợ săn, những chữ của thơ cũng như những viên đạn bắn ra xuyên thủng tâm điểm của cái không biết. Thi sĩ chỉ về tâm điểm (centre) khi tia chớp (éclair) hay sét (foudre) xé rách bầu trời giông băo tối tăm, đốt cháy cây cối nhưng dù ở lúc‘đúng ngọ’ (midi) hay giữa đêm (minuit) trung tâm của trung tâm vẫn tối thẳm v́ khoảnh khắc giữa đêm’ chớp ḷa vụt sáng vụt tắt không hẳn chứa đựng một hứa hẹn sớm mai b́nh minh ló rạng. Khám phá cái bất tri nơi tâm điểm đó có nghĩa trước hết là thú nhận ngay từ khởi điểm sự thất bại không tránh khỏi nhưng thi sĩ chấp nhận, coi đó là thất bại của một lên đường tất yếu của thi ca để biết được cái bất tri trong ‘ánh chớp’ khi thi sĩ đặt chân tới đỉnh cao của cái bất tri: thi sĩ bị cái bất khả tri quyến dụ v́ cái bất khả tri đó là mức độ cao nhất của cái khả tri. Cũng như Heidegger coi Hölderlin là thi sĩ của thi sĩ, Blanchot cho rằng “thơ của Char là sự phơi mở thi ca, thi ca của thi ca, bài thơ của yếu tính bài thơ. Trong tập thơ Marteau sans Maître  cũng như trong tập Seuls demeurent, sự biểu lộ thi ca là thi ca đối diện với chính thi ca và được làm cho khả thị, trong yếu tính của nó, qua những từ/chữ t́m kiếm thi ca. ”(6)

 

________________________

(1)     Giles Deleuze &Felix Guattari, Mille Plateaux, 207: La machine abstraite surgit quand on ne l’attend pas, au détour d’un endormissement, d’un état crépusculaire, d’une hallucination, d’une expérience de physique amusante…

(2)     Những khái niệm chiếm cứ lănh địa/cát cứ (territorialisation), giải lănh địa/giải cát cứ (déterritorialisation), và tái chiếm lănh địa/tái cát cứ (reterritorialisation) của Deleuze chúng ta có thể thấy manh nha từ quyển L’anti-Oedipe (1972-1973), nhất là trong Chương 3 ‘sauvages, barbares, civilisés’, trang 170 Deleuze-Guattari giải thích tính chất lănh đia: La notion de territorialité n’est ambiguë qu’en apparence. Car si l’on entend par là un principle de résidence ou de repartition géographique, il est évident que la machine sociale primitive n’est pas territorial. Seul le sera l’appareil d’État qui, suivant la formule d’Engels, “subdivise non le peuple, mais le territoire” et substitute une organization géographique  à l’organisation gentilice. Từ khái niệm ‘territorrialité’ Deleuze-Guattari sử dụng ba khái niệm ‘territorialisation’, ‘déterritorialisation’, và ‘reterritorialisation’ trong Kafka, Pour une littérature mineure (1975) và sau đó quảng diễn rơ hơn trong Mille Plateaux (1980) ở Chương 5 ‘587 av. J.C. – Sur quelques régimes de signes’ trang 140-184. Khi nói về ba khái niệm này Deleuze-Guattari cũng chỉ ra mối liên hệ của chuyển vận ‘territorialisation’, ‘déterritorialisation’, và ‘reterritorialisation’ liên hệ với môi trường (milieu) và điệp khúc (la ritournelle).

(3)     Robert B. Brandom, Making It Explicit, Harvard University Press, 1994.

(4)     René Char, Fureur et mystère, trang 163, bài ‘Argument’.

(5)     René Char, La parole en archipel, trang 147.

(6)     Maurice Blanchot, La part du feu, 107: L’une des grandeurs de René Char, celle par laquelle il n’a pas d’égal en ce temps, c’est que sa poésie est révélation de la poésie, poésie de la poésie et, comme le dit à peu près Heidegger de Hölderlin, poème de l’essence du poème. Aussi bien dans le Marteau sans Maître que dans Seuls demeurent, l’expression poétique est la poésie mise en face d’elle-même et rendue visible, dans son essence, à travers les mots qui la recharchent.

 

(c̣n tiếp)

 

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2013