đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(46)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, 

 

Theo Blanchot có thể có hai diễn giải, hai cách đọc theo hai ngả khác nhau triệt để câu nói của Hegel trong bài Tựa quyển Phänomenologie des Geistes (1) tùy theo ta quan niệm cái chết như là sự chiến thắng (hay chiến bại) của phủ nhận (négation) hay coi cái chết là công tŕnh của phủ nhận trong việc tách rời hữu do chính những giới hạn nó không tự làm chủ được. V́ thế diễn giải cái chết mang lưỡng tính.Tính chất hàm hồ, lưỡng tính này [cũng là của văn chương] không thể giải quyết được v́ theo Blanchot lưỡng tính là câu trả lời cho chính lưỡng tính. Thế nhưng nghịch lư lại nằm ở chỗ cái chết nếu được hiểu như một điển h́nh, một thí dụ tối thượng, mà đă gọi là điển h́nh tối thượng th́, theo định nghĩa, lại không thể làm điển h́nh/thí dụ cho lưỡng có tính cách tính triệt như thế được. Trong Introduction à la lecture de Hegel Kojève gọi triết lư của Hegel là triết lư về cái chết bởi v́ cái chết theo Hegel là nguồn gốc của mọi khả hữu. Ngược lại Blanchot muốn nhấn mạnh đến hai mặt (lưỡng diện) của cái chết: cái chết đồng thời vừa là khả hữu tính tuyệt cùng (ultimate possibility) vừa là bất khả tính triệt để (radical impossibility). Leslie Hill nhận xét Blanchot chỉ ra trong luận giải về cái chết của Hegel hàm chứa những giả định tổng quát về ngôn ngữ và về nhân loại, cả hai t́m thấy chân lư [của ngôn ngữ và nhân loại] trong tính chất hữu hạn nhập thể trong cái chết bởi cái chết là nguyên ủy của hủy tính (négativité), hủy tính này khu biệt dấu chỉ với đối tượng. Cái chết một khi làm cho ngôn ngữ khả hữu đồng thời cũng làm cho nhân loại tính và văn chương khả hữu. Thế nhưng cái chết lại là một kinh nghiệm bất khả thu giảm: đó là một kinh nghiệm cá nhân người khác không thể tiếp cận, khi đối mặt với cái chết cá nhân bị xóa bỏ trong khi chết nên không thể hỏi han cái chết điều ǵ. Vấn đề Blanchot đặt ra là: Nếu như cái chết là nguyên ủy của mọi khả hữu của con người theo Hegel th́ nó cũng là biến cố (évènement) có những hậu quả nghịch lư: cái chết chỉ khả hữu khi nó tạo ra hậu quả đột nhiên làm cho cái chết thành bất khả mà không cần trung gian như trong diễn tŕnh biện chứng. Thế nên khả tính của cái chết trở thành kinh nghiệm độ không vô giới hạn của bất khả chết đi: Blanchot cắt ngang và đảo ngược biện chứng của Hegel. Kết quả là sự đối mặt với hữu hạn trở thành sự đối mặt với vô hạn, và tương quan với giới hạn trở thành tương quan với cái khác bất lường, một thứ tương quan không tương quan (relation de non-relation) nói như Lévinas. Xét như vậy không thể coi cái chết như một kinh nghiệm hay một diễn tập (performance). Đối với Blachot cũng như Lévinas (tư duy về il y a và về cái chết của Lévinas lấy cảm hứng từ truyện Thomas l’Obscure/Thomas U minh của Blanchot như chính Lévinas nh́n nhận), ngược với Hegel, cái chết không biểu trưng tính chất nhân loại, cũng không là khả hữu tính của bất khả hữu tính như Heidegger quan niệm trong Sein und Zeit/Hữu và Thời, nhưng cái chết trở thành đồng thời nhưng không cùng lúc (simultaneously but non-contemporaneously) bất khả tính của mọi khả tính như Leslie Hill nhận xét. (2) Cái chết là nỗi ám ảnh không rời, khôn nguôi nơi Blanchot, nỗi ám ảnh này không ngừng hiện ra trên trang viết của Blanchot bắt đầu trong La littérature et le droit à la mort/Văn chương và quyền đối với cái chết  và tiếp nối ở những tác phẩm sau đó như các quyển L’espace littéraire/Không gian văn chương (1955), Le livre à venir/Quyển sách sẽ viết (1959), L’Amitié/T́nh thân hữu (1971), Le pas au-delà/Bước [Không] ra cơi ngoài (1973) và nhất là trong L’Écriture du désastre/Văn tự của thảm họa (1980)[các trang 127-152]  trong đó Blanchot truy vấn tương quan giữa cái chết với văn tự (la mort et l’écriture) và với cái trung tính (le neutre), xô đẩy biện chứng về khả hữu tính của Hegel (theo diễn giải của Kojève) tới giới hạn không thể vượt qua và cũng để chỉ ra biện chứng trong diễn tŕnh vượt/Aufhebung đă bỏ sót một thành phần dư thừa là tha tính của giải tác/désœuvrement, tha tính này không thể được thu hồi vào diễn tŕnh biện chứng.

   Trở lại nan đề lưỡng tính của văn chương: Nếu như văn chương không thực sự ở trong thế giới, làm công việc tạo ra thế giới chính v́ do sự không có hữu (manque d’être) nghĩa là không có những thực tại khả tri, nên văn chương đặt liên hệ với hiện hữu hăy c̣n chưa có tính người. Bản chất của văn chương là sự trượt giữa hữu và hữu chưa hữu (glissement entre être et ne pas être), hiện diện và khiếm diện, thực tại và phi thực tại. Câu hỏi đặt ra là: Vậy th́ một tác phẩm là ǵ? Có phải đó là những từ/chữ có thực và một lịch sử tưởng tượng, một thế giới với những diễn biến vay mượn từ thực tại, nhưng thế giới này lại không thể tiếp cận, những nhân vật được mô tả như đang sống nhưng chúng ta lại biết rằng cuộc đời của họ chỉ là hư cấu, có nghĩa được tạo ra không để sống. Thế nên phải chăng tác phẩm chỉ là hư vô thuần túy (pur néant)? Không phải vậy v́ quyển sách ta đang thực sự cầm trong tay là có thực, những con chữ chúng ta đọc nhưng chẳng thể thay đổi, và hư vô của một ư tưởng về sự vật chỉ hiện hữu khi được thấu hiểu. Nghịch lư khác nảy sinh: chúng ta đọc tác phẩm để, qua những con chữ, thấy rằng hư cấu được thực hiện, nó có thực hơn cả những những biến sự có thực đối với tôi kẻ đọc (hay viết) những con chữ, những biến sự hư cấu này là rất thực bởi hư cấu thấm đậm thực tại ngôn ngữ và nó thay thế cho cuộc đời đơn giản v́ chúng hiện hữu. Mô tả t́nh cảnh nghịch lư của nhà văn Blanchot viết [chúng tôi trích nguyên văn một đoạn dài v́ cách diễn tả của Blanchot rất đặc biệt, hầu như không thể lập (paraphrase) cách khác]: “Văn chương không hành động: nhưng chính v́ văn chương lao vào cái đáy của hiện sinh đó, cái đáy của hiện sinh này không phải là hữu cũng chẳng là vô và ở đó niềm hy vọng không làm ǵ cả bị hủy bỏ một cách triệt để. Văn chương không phải là giải thích, cũng không là thấu hiểu thuần túy, bởi nơi văn chương có mặt cái không thể giải thích. Và văn chương tỏ bày mà không bày tỏ, trao ngôn ngữ của nó cho cái đang thầm th́ trong sự khiếm diện của lời nói. Như vậy h́nh như văn chương được kết nối với tính chất lạ lẫm của hiện sinh hữu ném bỏ và sự lạ lẫm này thoát ra ngoài mọi phạm trù.  Và nhà văn cảm thấy ḿnh là con mồi của một sức mạnh phi nhân vị, sức mạnh này không để cho nhà văn sống hay chết: sự vô trách nhiệm hắn chẳng thể vượt qua trở thành bản phiên dịch của cái chết không chết đó, cái chết này chờ hắn bên bờ hư vô; sự bất tử của văn chương chính là cái chuyển vận của nó, do chuyển vận này ở ngay chính trong thế giới, một thế giới bị hiện sinh nguyên chất bào ṃn, lẩn lách cơn buồn nôn của một sự sống sót không phải là sống sót, của một cái chết không kết thúc cái ǵ. Nhà văn kẻ viết một tác phẩm tự loại bỏ ḿnh trong tác phẩm này, và hắn [đồng thời cũng] tự khẳng định ḿnh trong tác phẩm.  Nếu như hắn viết chỉ để xóa bỏ ḿnh, hắn sẽ thấy rằng tác phẩm nhấn hắn vào đó và nhắc nhở hắn với chính hắn, và nếu như hắn viết để tự bày tỏ và để sống trong tác phẩm, hắn sẽ thấy rằng cái hắn đă làm chẳng là ǵ hết, rằng cái tác phẩm lớn lao hơn hết chẳng đáng giá với cái hành vi vô nghĩa nhất, và rằng tác phẩm đó kết án hắn vào một cuộc sống không phải là cuộc sống của hắn và vào một cuộc sống chẳng ăn nhập ǵ với đời sống cả. Hay thêm nữa, hắn viết bởi hắn đă nghe thấy, từ đáy sâu của ngôn ngữ, lao động của cái chết đó đang chuẩn bị cho những kẻ đang sống sự thật của tên tuổi họ: ngôn ngữ  đă lao động cho cái hư vô đó và chính nó cũng là một hư vô đang lao động. Nhưng, để thực hiện sự trống rỗng, người ta sáng tạo một tác phẩm, và tác phẩm, được khai sinh từ sự trung thành với cái chết, cuối cùng lại chẳng thể chết đi và, với kẻ nào đó muốn tự chuẩn bị cho ḿnh một cái chết không có lịch sử, tác phẩm chỉ đem lại lời chế riễu của sự bất tử.”(3)

   Để đưa vào diễn giải về tính hàm hồ, lưỡng tính, mập mờ của văn chương Blanchot đặt câu hỏi ‘sức mạnh của văn chương nằm ở đâu?’, tại sao một người như Kafka lại hy sinh cả đời ḿnh chỉ để trở thành nhà văn v́ theo Kafka làm nhà văn là cách thế duy nhất đáng để hy sinh đời ḿnh.  Và đó là một điều bí ẩn không thể giải thích. Nhưng nếu quả thực đó là một điều bí ấn th́ điều bí ẩn này do cái quyền của văn chương gán vào một cách lạnh lùng trong mỗi khoảnh khắc và mỗi thành quả một dấu hiệu phủ nhận (signe négatif) hay một dấu hiệu tích cực (signe positif). Chính cái quyền kỳ quặc này gắn liền với vấn đề lưỡng tính nói chung. Khi ta hỏi ‘Tại sao lại có lưỡng tính, sự hàm hồ trên đời này?’ Ta không thể trả lời câu hỏi này ngoại trừ bằng cách lại khám phá ra chính lưỡng tính nằm trong câu trả lời, và câu trả lời mập mờ này quanh quẩn hóa ra lại là một câu hỏi về lưỡng tính. Một trong những phương cách lưỡng tính quyến dụ ta là khiến ta muốn làm sáng tỏ nó. Sự ham muốn này giống như cuộc đấu tranh chống lại cái ác như Kafka đă nói tới, và cuộc đấu tranh này lại kết thúc trong cái ác, Kafka ví von “nó giống như cuộc đấu tranh với phụ nữ, cuộc đấu tranh này kết thúc trên cái giường.”  Blanchot viết: “Văn chương là ngôn ngữ chuyển thành lưỡng tính. Ngôn ngữ thông thường không thiết yếu phải rơ ràng, nó không luôn luôn nói điều nó nói, sự hiểu lầm cũng là một trong những đường lối của nó. Điều này là không thể tránh khỏi, người ta chỉ nói trong khi làm cho từ/chữ thành con ác quỷ hai mặt, một mặt là thực tại, sự có mặt có tính vật chất, và mặt kia là ư nghĩa, sự khiếm diện lư tưởng. Nhưng ngôn ngữ thông thường giới hạn sự lập lờ [nước đôi]. Nó khép kín sự khiếm diện trong một hiện diện, nó đặt một giới hạn cho sự am hiểu, cho chuyển vận bất tận của sự lănh hội; sự am hiểu bị giới hạn, nhưng sự ngộ nhận cũng bị giới hạn. Trong văn chương, lưỡng tính lại như thể được phó mặc cho những quá độ của nó bằng những cơ hội nó thấy có và vét cạn tới mức những lạm dụng nó có thể vi phạm được. Người ta cho rằng ở đây có một cái bẫy dấu kín được giăng ra để buộc lưỡng tính phải làm lộ ra chính cái bẫy của nó, và văn chương trong khi nộp mạng không tính toán hơn thiệt với lưỡng tính, thử giữ lại lưỡng tính, ở bên ngoài cái nh́n và ư nghĩ của mọi người, trong một phạm vi nó tự hoàn tất mà không làm nguy hại ǵ cả. Ở đó lưỡng tính tự chống trả với chính nó. Ngôn ngữ mỗi khi được sử dụng không những có thể trở thành không rơ ràng và nói điều khác với điều nó nói ra, nhưng ư nghĩa nói chung của ngôn ngữ cũng không chắc thực, chúng ta không biết được có phải ngôn ngữ biểu tỏ hay h́nh dung, rằng đó có phải một sự vật hay là là nó có ư nói về (chỉ nghĩa) sự vật đó; phải chăng ngôn ngữ ở đó để được quên đi hay nó chỉ muốn làm người ta quên nó cốt để nh́n thấy nó; có phải nó trong suốt bởi cái nó nói ra có rất ít ư nghĩa hay nó là rơ ràng khi nó nói với sự chính xác, hay nó là tối tăm  bởi nó nói quá nhiều, là mập mờ v́ nó chẳng nói ǵ cả. Lưỡng tính ở khắp mọi nơi: có trong vẻ ngoài tầm phào, nhưng điều tầm phào nhất lại có thể là sự thiếu nghiêm chỉnh; trong sự không quan tâm bất cần của nó, nhưng phía sau sự bất cần này lại có  những sức mạnh của thế giới mà lưỡng tính đồng lơa bằng cách phớt lờ đi, hoặc hơn thế nữa chính trong sự bất cần này lưỡng tính bảo toàn tính chất tuyệt đối của những giá trị, nếu không có những giá trị này th́ không thể hành động; như vậy tính chất phi thực của lưỡng tính là nguyên lư của hành động và bất khả hành động; cũng theo cách đó lưỡng tính trong văn chương hư cấu trong là chân lư và cũng là sự không quan tâm tới chân lư; cùng cách đó nếu như nó kết liên với luân lư, nó tự làm nó mục nát và nếu như nó phế bỏ luân lư, nó vẫn cứ tự làm ḿnh hư hoại; cũng vậy nếu như nó chẳng là ǵ cả, nếu như nó không phải là chính mục đích của nó, bởi nếu nó không có mục đích trong chính nó, th́ nó kết thúc ở bên ngoài chính nó, trong lịch sử, vân vân.”(4) Vấn đề đặt ra là: Đâu là ma trật (matrix), đâu là đầu mối của tất cả mọi lưỡng tính của văn chương?       

_________________________

(1)     Câu văn của Hegel trong bài Tựa quyển Phänomenologie des Geistes/Hiện tượng luận về Tinh thần  Blanchot nhắc đến trong bài Littérature et le droit à la mort: “Nhưng cuộc sống của Tinh thần không phải là cuộc sống co rút từ cái chết và  giữ cho nó không bị ảnh hưởng bởi sự hủy triệt, nhưng thật ra là cuộc sống diên tŕ và tự tồn trong cái chết/Aber nicht das Leben, das sich vor dem Tode scheut und vor der Verwüstung rein bewahrt, sondern das ihn erträgt und in ihm sich erhält, ist das Leben des Geistes.”

(2)     Leslie Hill, Blanchot, extreme contemporary, nxb Routledge 1997, trang 113.

(3)     Maurice Blanchot, La part du feu, trang 341-342: La littérature n’agit pas: mais c’est qu’elle plonge dans ce fond d’existence qui est ni être ni néant et où l’espoir de rien faire est radicalement exprimé. Elle n’est pas explication, ni pure comprehension, car l’inexplicable se présente en elle. Et elle exprime sans exprimer, offrant son langage à ce qui se mumure dans l’absence de parole. La litt érature apparaît alors liée à l’étrangeté de l’existence que  l’être a rejetée et qui échappe à toute catégorie. L’écrivain se sent la proie d’une puissance impersonnelle qui ne le laisse ni vivre ni mourir: irresponsabilité qu’il ne peut surmonter devient la traduction de cette mort sans mort qui l’attend au bord du néant; l’immortalité littéraire est le mouvement même par lequel, jusque dans le monde, un monde mine par l’existence brute, s’insinue la nausée d’une survie qui n’en est pas une, d’une mort qui ne met fin à rien. L’écrivain qui écrit une œuvre se supprime dans cette œuvre, et il s’affirme en elle. S’il l’a écrite pour se défaire de soi, il se trouve que cette œuvre l’engage et le rappelle à lui, et s’il écrit pour se manifester et vivre en elle, il voit que ce qu’il a fait n’est rien, que la plus grande œuvre ne vaut pas l’acte le plus insignificant, et qu’elle le condamne à une existence qui n’est pas la sienne et à une vie qui n’est pas de la vie. Ou encore, il a écrit parce qu’il a entendu, au fond du langage, ce travail de la mort qui prepare les êtres à la vérité de leur nom: il a travaillé pour ce néant et il a été lui même un néant au travail. Mais, à realiser le vide, on crée une œuvre, et l’ œuvre, née de la fidélité de la mort, n’est finalement plus capable de mourir et, à celui qui a voulu se préparer une mort sans histore, elle n’apporte que la dérision de l’immortalité.

(4)     Sđd, trang 342-343.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014