đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(32)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,

 

Con đường tiếp cận triết học của Blanchot: Đọc Blanchot như một nhà văn hay một nhà tư tưởng? Chúng tôi tránh dùng chữ “triết gia” theo nghĩa thông dụng khi nói về Blanchot nhưng gọi Blanchot là một nhà “tư tưởng” theo nghĩa: tuy có học vấn chính qui triết học nhưng Blanchot không chọn con đường “làm nghề triết” (giảng dạy, viết sách triết có tính cách hệ thống, hàn lâm truyền thống), tuy là “thân hữu” của triết học và triết gia (t́nh bạn lâu bền của Blanchot với Emmanuel Levinas, Georges Bataille như một “giao ước” (pacte) thinh lặng ở cả hai phía như chính Blanchot từng phát biểu), luôn luôn là cái bóng đuổi bắt Martin Heidegger trên lộ tŕnh tư tưởng của triết gia hàng đầu của thế kỷ 20, nhưng Blanchot lại chọn vị thế đối kháng (contestation) không ngưng nghỉ với triết học và triết gia trong tư cách trên hết của một nhà văn (écrivain): bản viết/văn tự của Blanchot là một tấm gương có cái nền là văn chương, trên cái nền đó là h́nh ảnh những triết gia thân hữu Blanchot chọn lựa để tranh biện, đối đầu (Hegel, Nietszche, Heidegger, Lévinas, Bataille, Foucault, Derrida, Deleuze…).

 

   Thời trẻ Blanchot theo con đường triết học chính qui: vào học đại học Strasbourg ngành Triết vào năm 1923 hay 1924 khi mới 17 tuổi, là bạn thân của Lévinas cũng là sinh viên ban Triết, thụ giáo những giáo sư Triết lẫy lừng thời bấy giờ như Maurice Pradines (chuyên gia Triết học Ánh sáng, Triết học Tổng quát), Henri Carteron (chuyên gia về Aristote và Thánh Thomas), Maurice Halbwachs (nhà xă hội học), và Charles Blondel (tâm lư gia chống-Freud). Chính Lévinas là người đă giới thiệu Husserl và Heidegger với Blanchot (1).  Trong khoảng từ 1927 đến 1929 Blanchot sau khi hoàn tất bằng Cử nhân tŕnh luận án Cao học (Diplôme d’Études Supérieures) gồm bốn đơn vị (module, theo cách gọi thời đó): Đức văn, Văn chương Cổ điển, Tâm lư học, Triết học và Xă hội học, Lịch sử Tổng quát và Triết học Tổng quát. Nhưng vào năm 1929 Blanchot rời Strasbourg để trở về Paris – một trong những lư do v́ Lévinas sau khi đă hoàn thành bằng Tiến sĩ Đệ tam cấp (Doctorat de troisième cycle) với luận án La Théorie de l’intuition dans la phénoménologie de Husserl/Lư thuyết về trực giác trong hiện tượng luận của Husserl về Paris kiếm việc làm – và vào tháng Sáu năm 1930 Blanchot tŕnh luận án Cao học ở Sorbonne với đề tài La conception du dogmatisme chez les sceptiques/Quan niệm về chủ thuyết giáo điều trong tư tưởng của những triết gia phái hoài nghi, được hội đồng giám khảo rất ngưỡng mộ. Đồng thời Blanchot cũng theo học Y khoa ở đại học Sainte-Anne chuyên về thần kinh học và tâm thần học nhưng lại không tŕnh luận án tiến sĩ hay vào nội trú bệnh viện để trở thành y sĩ như Jacques Lacan (2) Đây có lẽ là trào lưu chung của một bộ phận trí thức trẻ Pháp thời bấy giờ. Chọn lựa này có nhiều lư do vừa khách quan (hệ thống đại học ở Pháp với những “đại sư” bảo thủ chủ kiến) vừa do tinh thần tự do thời đại chống lại các định chế. Sartre là một đại diện tiêu biểu: tốt nghiệp École Normale Supérieure nhưng chỉ dạy ở trung học Henri IV một thời gian ngắn và cũng không làm luận án tiến sĩ. Giữa Sartre và Blanchot có điểm khá tương tự ở chỗ không đi trọn con đường học vấn truyền thống với một luận án tiến sĩ, không ở với nghề dạy Triết học nhưng quay sang hợp tác với những tạp chí Văn Triết đóng góp những bài viết về văn chương triết học chính trị sáng tạo độc đáo mới lạ. Nhưng nếu Sartre là một con người “ồn ào”, luôn xuất hiện trên tiền trường trong những sự kiện chính trị, văn chương, và triết lư th́ Blanchot ngược lại là một kẻ ẩn mặt ở hậu trường, một “anh hào lẩn mặt” nhưng tích cực tham dự vào những sự biến chính trị, văn chương và triết học quan trọng của thời đại.

 

    Tuy không là triết gia chuyên nghiệp nhưng Blanchot lại được những triết gia chuyên nghiệp lẫy lừng ngưỡng mộ. Martin Heidegger – kẻ ngưỡng mộ Hölderlin ngay từ khi c̣n trẻ, vinh danh Hölderlin là “thi sĩ của thi ca” - khi đọc bài viết “Lời “thiêng” của Hölderlin/La parole “sacrée” de Hölderlin” đăng trên tạp chí Critique số 7 năm 1946 của Blanchot (Heidegger tưởng lầm là của Bataille!) đă tuyên bố về tác giả bài viết như sau: “đó là bộ óc suy tưởng Pháp khá nhất” (la meilleure tête pensante française) (3)&(4) Trên tạp chí Critique số 229 tháng Sáu 1966 số đặc biết về Maurice Blanchot (5) nhà thơ René Char mở đầu số báo bằng bài thơ viết tặng Blanchot:

 

Conversation avec une grappe, en homage à Maurice Blanchot:

 

     Nous n’eussions aimé répondre qu’à des questions muettes, à des préparatifs de movement. Mais il y eut cette impromtue et fatale transgression…

     L’infini irrésolu et incompris: un tout établi, accédant et n’accédant pas, comme la mort.

     Le temps est proche où ce qui sut demeurer inexplicable pourra seul nous requérir.

     Rejeter l’avenir au large de soi pour le maintien d’une endurance, le deploiement d’une fumée.

     La nuit où la mort nous recevra sera plane et sans tare, le peu de sirocco réparti par les dieux devenant un souffle frais, distinct de celui qui, le premier, était éclos de nous.

     Il maintint la rose au sommet jusqu’à la fin des protestations.

 

Chuyện tṛ với một chùm hoa, để vinh danh Maurice Blanchot:

    

     Chúng ta đă chỉ yêu thích trả lời những câu hỏi thinh lặng, những chuẩn bị của chuyển động. Nhưng đă có sự vượt giới hạn ứng biến và số phần này…

     Vô tận không thể giải thích và không thể ḥa giải: một toàn thể đă được sắp đặt, đang tới và không đang tới, như cái chết.

Đă gần thời điểm cái vẫn măi không thể giải thích sẽ chỉ có ḿnh nó sẽ đ̣i hỏi chúng ta.

Ném trả tương lai vào toàn bản thân để duy tŕ cho ḿnh sự bền bỉ, sự lan tỏa của một làn khói.

Đêm tối nơi cái chết chờ đón chúng ta sẽ ngang bằng và không thêm thắt, chút gió oi nồng do những thượng đế phân phát đang trở thành một làn gió mát, khác hẳn với làn gió trước, nổi lên từ chúng ta .

Hắn ǵn giữ bông hồng trên đỉnh cao cho tới khi nào không c̣n những đối kháng.

 

[Blanchot rất yêu thích thơ René Char, gọi Char là “thi sĩ của thi sĩ”, ngay từ năm 1946 đă viết bài “René Char” đăng trên tạp chí Critique số 5, 1946 (sau đó cho vào tập La Part du Feu), năm 1963 một lần nữa lại viết về René Char trong thời gian Blanchot tái định vị cái Trung tính trong bài “René Char et la pensée du neutre” đăng trên tạp chí L’Arche số 22, 1963 (sau này cho vào tập L’Entretien infini) Câu thơ “Hắn giữ chặt bông hồng trên đỉnh cao cho măi tới khi những đối kháng chấm dứt” của Char là một vinh danh tuyệt vời bằng ngôn ngữ thi ca dành tặng Blanchot kẻ “đối kháng” không ngưng nghỉ.]

 

___________________________

(1)      Marie-Anne Lescourret, Emmanuel Lévinas nxb Flammarion 1994 trang 64: Theo tác giả này Blanchot vào học Strasbourg năm 1926, là một người “Rất cao, rất mảnh khảnh, rất xanh xao, mi mắt xụp xuống và có mái tóc vàng lợt, dáng vẻ ốm yếu, khi cười như thể đang mếu, nhưng lúc nào cũng chững chạc không thể chê trách vào đâu được, thắt cà vạt mềm hai nút thắt lớn, mặc áo choàng dài và tay cầm cây gậy chống đầu có núm bạc. Chơi nhạc, say mê văn chương, được giáo sự Léon Robin hết sức ngưỡng mộ về phẩm chất bằng tốt nghiệp của Blanchot (Étudiant en philosophie, Blanchot était arrivé à Strasbourg en 1926. Très long, très mince, très pâle, la paupière lourde et le cheveur filasse, d’apparence maladive, il pleurait quand il riait, mais il était toujours impeccablement mis, lavallière, guêtres et canne  à pommeau d’argent. Musicien, féru de littérature, il avait tiré des larmes d’admiration au professeur Léon Robin par la qualité de son diploma.) Blanchot là người “ẩn mặt” nên không thích chụp h́nh, sau khi tạ thế hiện nay người ta chỉ có 3 tấm h́nh của Blanchot (cho phép chụp hay chụp t́nh cờ ngoài ư muốn của Blanchot?)

   Emmanuel Lévinas (1906-1995), gốc Lituanie, ngôn ngữ chính là tiếng Đức, đến học đại học Strasbourg từ năm 1923 theo ban Triết, tốt nghiệp cử nhân năm 1927 và chuẩn bị luận án tiến sĩ về hiện tương luận của Husserl. Trong hai năm 1928-1929 Levinas sang Marburg vào dự thính lớp Husserl giảng dạy, kế đó được chính thức ghi danh học với Heidegger. Sau khi chấp nhận cho Levinas theo học lớp của ḿnh Heidegger cho Levinas biết sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa các triết gia Pháp-Đức ở Davos, viết giấy giới thiệu Levinas với giáo sư ở Strasbourg và khuyên Levinas nên tham dự cuộc hôi luận này. Giới triết gia Pháp có bài thuyết tŕnh là Léon Brunschvicg, Henri Lichtenberger, H.Trochon, A. Pauphilet cùng với hai triết gia trẻ tuổi là Maurice de Gandillac và Jean Cavaillès (sau này là thày của Trần Đức Thảo).Trong cuộc gặp gỡ này Heidegger tranh luận gay gắt với Ernst Cassirer (khuynh hướng triết lư Tân-Kant): Trong khi Cassirer bày tỏ quan điểm bảo lưu truyền thống, triết lư Khai minh trong khuôn khổ của sự tiến bộ ư thức Âu châu th́ Heidegger không ngần ngại tuyên bố giải cấu phá bỏ những nền tảng của siêu h́nh học cổ điển Tây phương, tinh thần, logos, và lư trí. Có thể nói cuộc tranh luận này đánh dấu bước ngoặt của triết học đương đại.

   Chính Levinas là người giới thiệu quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời của Heidegger cũng như Hiện tượng luận của Husserl cho Blanchot, và ngược lại Blanchot giới thiệu Levinas đọc Proust, Valéry và những tác giả Pháp đương đại nổi danh khác. Trong một bức thư gửi cho tạp chí Exercices de la patience năm 1980 Blanchot viết: “Tôi muốn nói, mà không sợ quá lời, về sự gặp gỡ với Emmanuel Levinas khi tôi là sinh viên ở Strasbourg,  rằng cuộc gặp gỡ này thật hạnh phúc v́ nó soi chiếu vào cái khoảng tối tăm nhất của một cuộc sống”, và “chính nhờ có Emmanuel Levinas, nếu không có ông ấy th́ ngay từ 1927 hay 1928 tôi sẽ không thể nghe nói đến quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời.” Nói về cuộc gặp gỡ Levinas-Blanchot trong quyển Adieu – à Emmanuel Levinas/Vĩnh biệt – gửi Emmanuel Levinas (nxb Galilée 1997, trang 20) Jacques Derrida viết: “T́nh bạn giữa Maurice Blanchot và Emmanuel Levinas là một duyên hạnh (grâce); t́nh bạn này măi măi vẫn như một ân ban (bénédiction) của thời gian đó.” Trong những phần sau chúng tôi sẽ tŕnh bày tranh biện triết học giữa Levinas và Blanchot về “il y a” và “Siêu vượt và Tha nhân”.

  

(2)      Theo Chistopher Bident, Maurice Blanchot, partenaire invisible, nxb Champ Vallon 1998  trang 36 và 49.

(3)     Theo trích dẫn của Leslie Hill, Maurice Blanchot and Fragmentary Writing, nxb Continium 2012, trang 104.

(4)     Maurice Blanchot, La Part du feu, Gallimard 1946, trang 118-136. Trong bài này Blanchot phản biện lối thông diễn bài thơ Wie wenn am Feierstage…/Như vào một ngày nghỉ  của Hölderlin trong quyển  Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Minh giải thi ca của Hölderlin (GA 4) của Heidegger.

(5)     Tạp chí Critique số 229 tháng Sáu 1966 với bài vở đóng góp của: René Char (Conversation avec une grappe, en hommage à Maurice Blanchot), Georges Poulet (Maurice Blanchot, critique et romancier), Jean Starobinski (Thomas l’obscur, chapitre Ier), Em. Levinas (La servante et son maître), Michel Foucault (La pensée du dehors), Paul de Man (La circularité de l’interprétation dans l’œuvre critique de Maurice Blanchot), Francoise Collin (L’un et l’autre), Jean Pfeiffer (La passion de l’immaginaire), và Roger Laporte (Le oui, le non, le neutre). Rất có thể số báo đặc biệt này do chínhMichel Foucault đứng chủ biên dù không thấy có lời tuyên bố của Ban Biên Tập.

 

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014