đào trung đạo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(79)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79,

 

   Khi đưa ra khái niệm “sự vắng mặt quyển sách” Blanchot có hai mục đích chính: tháo gỡ văn chương ra khỏi sự phụ thuộc vào triết học và tŕnh bày sự đ̣i hỏi của việc viết. Để thực hiện mục đích thứ nhất Blanchot tŕnh bày những tranh biện nặng tính chất triết lư với những triết gia thân hữu như Bataille và Levinas cũng như với Heidegger. Mục đích thứ hai về sự đ̣i hỏi/bó buộc của việc viết/văn tự được Blanchot nói tới nhiều nhất trong hai quyển L’Entretien infiniL’Écriture du désatre. Hai mục tiêu này thực ra đan chéo nhau trong bản viết của Blanchot. Lộ tŕnh tranh biện triết lư đă ẩn khuất trong những bản viết của Blanchot từ giữa thập niên 40s xuyên suốt hết thập niên 50s nhưng trở thành rơ nét hơn từ giữa thập niên 60s trở đi trong các quyển L’Entretien infini (1969), Le pas au-delà (1973), và L’Écriture de désastre (1980). Trong Le pas au-delà Blanchot viết: “Đằng sau diễn ngôn sự từ chối nghị luận cất tiếng, giống như đằng sau triết lư sự từ chối tư duy cất tiếng: lời không nói ra, bạo động, vuột trốn, không nói ra điều ǵ và đột nhiên la lớn. Mỗi người đều buộc phải có cái trách nhiệm thật nặng nề mà hắn ta từ chối nhưng luôn luôn không thể, ngay khi cất tiếng,  trách nhiệm này đè nặng trên hắn truớc mọi chối từ, và, nếu như hắn suy sụp dưới trọng lực của trách nhiệm, th́ hắn cũng vẫn cứ kéo theo nó khi suy sụp, hơn nữa hắn c̣n chịu trách nhiệm về sự suy sụp của hắn nữa,”(1) và ngay sau đó là màn đối thoại nói lên khá rơ về quan điểm của Blanchot về tranh biện với các thân hữu văn chương và triết học:

   “Tôi từ chối lời lẽ bạn nói với tôi, cái diễn ngôn trong đó bạn t́m cách lôi kéo sự chú ư của tôi bằng cách làm cho tôi an tâm, thời khoảng của những từ tiếp nối nhau của bạn trong đó bạn cầm giữ tôi trong sự hiện diện của một sự khẳng định, và trên hết là mối tương quan bạn đă tạo ra giữa chúng ta chỉ duy nhất bằng sự kiện là bạn nói với tôi ngay trong chính sự im lặng không đáp lời của tôi.” – “Bạn là ai?” – “Sự từ chối nghị luận, thương thảo với luật tắc của một diễn ngôn.” – “Bạn có ưng những giọt nước mắt, nụ cười, sự điên cuồng bất động hơn không?” – “Tôi nói/cất tiếng, nhưng tôi không cất tiếng trong diễn ngôn của bạn: bằng cất tiếng tôi ngăn cản bạn cứ nói, chẳng phải v́ tôi không lên tiếng để buộc bạn lên tiếng; không có sự trợ giúp nào cho bạn cả, bạn không có khoảnh khắc nào để tôi cho bạn ngưng nghỉ, tôi kẻ có mặt trong tất cả những từ/lời của bạn trước tất cả những từ/lời của bạn.” – “Tôi sáng chế ra cái logos (ngôn từ) vĩ đại của luận lư để bảo vệ tôi trước những lời tấn công bất ngờ của bạn và [logos này] cho phép tôi nói ra và hiểu được trong khi nói ra đúng theo sự an b́nh của những lời được triển khai kỹ càng.” – “Thế nhưng, trong cái luận lư của bạn, tôi cũng có mặt trong đó, để tố cáo sự áp đảo của một sự chặt chẽ tự nó đặt thành luật tắc và tôi có mặt ở đó với sự bạo động của tôi, sự bạo động này tự khẳng định dưới cái mặt nạ của sự bạo động hợp pháp của bạn, cái mặt nạ đặt tư tưởng dưới sự kiềm chế của sự am hiểu.” – “Tôi sáng chế ra tính chất không chừng thi ca, sự sai lầm của những từ tự chúng vỡ vụn, sự ngắt đứt những dấu chỉ, những h́nh ảnh bị cấm kỵ để nói với bạn và, trong khi nói với bạn, làm cho bạn im miệng.” – “Tôi tự câm mồm và, lập tức, trong sự tàn dần của ngày và của đêm, bạn nghe tôi nói, bạn chẳng làm ǵ ngoài việc nghe tôi nói, chẳng nghe ǵ khác, rồi sau đó nghe thấy ở khắp nơi tiếng thầm th́ giờ đây đă được đưa ra ngoài thế giới nơi tôi nói với mỗi từ đơn giản, [về] những tiếng rên siết của sự hành hạ, những tiếng thở dài của những kẻ hạnh phúc, sự quay tít mù của thời gian, sự mất hướng của không gian.” – “Tôi biết rằng tôi đă phản bội bạn.” – “Bạn cũng chẳng phản bội hay trung thành với tôi. Tôi không biết niềm tin là ǵ, tôi cũng chẳng phải là kẻ thầm lặng đ̣i hỏi bí mật được giữ kín, kẻ không-thể-thông-giao sự câm nín hiện rơ, tôi cũng chẳng phải là sự bạo động không lời bạn chống lại để bảo vệ bằng sự bạo động cất tiếng” – “Tuy nhiên, xác quyết khi tôi phủ nhận, phủ nhận khi tôi xác quyết, hủy hoại bằng một sự dứt bỏ luôn luôn không cần suy nghĩ: tôi tố cáo bạn như thể một từ/lời chẳng bao giờ được nói ra hay hăy c̣n là quá thể, từ/lời này miễn trừ tôi khỏi mệnh lệnh của ngôn ngữ để tôi thử bằng một lời nói khác. Thật thế, bạn hành hạ tôi, ngay cả khi bạn để tôi yên, nhưng, tôi cũng có thể hành hạ lại bạn: công lư, chân lư, chân lư, công lư, những từ mà bạn vứt bỏ này bằng tiếng cười khảy từ đầu, những từ này đến lượt chúng theo bạn bén gót ngay cả tới tận kẻ khác mà bạn ném trả chúng lại. Bạn làm điều Thiện cho tôi bằng sự tấn kích không ngừng lên án tôi là không công bằng, và tôi hẳn cũng có thể nói rằng bạn là sự Tử tế chẳng bao giờ để bị đem dùng vào việc ǵ không tử tế cả.” – “Bạn có thể cứ nói thế, tôi chấp nhận tất cả, tôi tự thú nhận trong hết thảy.” – “Bạn chấp nhận để cho tôi lại nghi ngờ được và nghi ngờ t́nh thân hữu bất chấp mọi sự, bởi sự từ chối của bạn lúc năy, chẳng hứa hẹn ǵ, đă rất gần với cái lời nói duy nhất kêu gọi Người khác này.”….(2)

   Tranh biện triết lư giữa Blanchot và Levinas đă được tŕnh bày ở 3-Zero #70 nên chúng tôi không nhắc lại ở đây. Điểm đáng nêu ra nhất: dù cho sau hơn năm thập niên Blanchot gắn bó với triết lư của Levinsa và kết thúc ở thập niên 70 qua khoảng cách chung thủy-không chung thủy trong đó không-chung-thủy là yếu tố nền tảng của chung thủy như cách nói của Blanchot, và từ mối liên hệ này Blanchot đi đến kết luận: trên hết thảy triết lư chính là t́nh thân hữu và mối tương quan cũng như sự đối nghịch giữa văn chương và triết lư là sự đ̣i hỏi không tên của “cái khác”, cả triết lư lẫn văn chương bằng những cách khác nhau đều cất tiếng cho sự đ̣i hỏi này. Văn chương và triết lư giống nhau ở chỗ cả hai đồng nghĩa với sự vắng mặt của chính cái tên của chúng, cả hai đều từ chối không khoan nhượng một cái cái tên đặt cho nó nên cả hai tồn tại khác với cái tên của chính chúng, và điều này có thể hiểu như một câu trả lời cho cáí ở ngoài (le dehors/au-delà) hữu và vô-hữu, cũng như cả hai đều đáp lời từ và đáp lời cho tính chất vô tận không thể kiểm soát, nén chặt, kiềm chế của ngôn ngữ. Theo một cách hiểu khá phổ biến của những người nghiên cứu mối quan hệ tư tưởng giữa Blanchot và Levinas th́ cả hai đều “nợ nhau” ngay trong những tuyên bố trên giấy trắng mực đen. Nhưng với Blanchot, vinh danh thân hữu cũng có nghĩa vinh danh sự khác biệt chứ không phải là xóa bỏ “khoảng cách” giữa hai người, khoảng cách này duy tŕ t́nh thế lưỡng nan (double bind) của nghịch lư không thể tránh khỏi: sự cần thiết duy tŕ h́nh thức của sự không trung thành để trung thành.

  Về mối quan hệ, ảnh hưởng hai chiều khá kín đáo phức tạp giữa Blanchot và Bataille được Blanchot nhất quán áp dụng tiêu chí nêu trên trong diễn giải những bản văn của Bataille: “Tôi đă suy nghĩ về điều này rất lâu, và nay vẫn c̣n suy nghĩ về nó. Tôi không thấy làm thế nào để  nêu ra được những từ thật chuẩn/đúng cho một tư tưởng vừa cực độ vừa tự do, có thể nào người ta lại bằng ḷng được với sự lập lại tư tưởng đó. Một cách tổng quát điều này đúng đối với mọi diễn giải. Người diễn giải không trung thành khi khi hắn ta tái sản xuất một cách trung thành; cái hắn ta trích dẫn, những từ, những câu, do sự kiện chúng được trích dẫn, thay đổi ư nghĩa chúng và làm chúng bất động hay ngược lại có một giá trị quá lớn. Những diễn đạt rất mạnh mẽ cho phép Georges Bataille sử dụng đều tùy thuộc vào ông ta và, dưới quyền năng của ông, chúng giữ được chuẩn mực của chúng; nhưng đến lúc chúng ta nói về sự tuyệt vọng, sự kinh hoàng, sự ngây ngất xuất thần, sự cảm kích sau [khi] ông [đă nói về chúng], và chúng ta chỉ thể cảm thấy sự vụng về của chúng ta, hơn thế nữa [là] sự nói dối và sự làm giả của chúng ta. Tôi không [có ư] nói rằng việc sử dụng một ngôn ngữ hoàn toàn khác, không có những từ hướng dẫn đó, đưa chúng ta tới thật gần chân lư, nhưng [ư tôi muốn nói] ít ra việc đọc sẽ c̣n nguyên vẹn trong sự đồng ư rất ngây thơ của nó với một tư tưởng kín kẽ.”(4)

   Nếu như mối liên hệ và tranh biện giữa Blanchot và Levinas có thể coi là tương đối đơn giản v́ chỉ tập trung vào thông diễn il y a và ngôn ngữ th́ ngược lại mối liên hệ và tranh biện giữa Blanchot và Bataille phức tạp hơn nhiều: thứ nhất, v́ tranh biện này quan hệ tới lộ tŕnh tư tưởng triết lư và văn chương rất phức tạp của cả hai người (không như Levinas cả Bataille lẫn Blanchot có những quan tâm đặc biệt tới văn chương hơn nhưng trong khi Blanchot yêu mến thi ca th́ Bataille ngược lại rất khinh bỉ thi ca); thứ nh́, thông thường mối liên hệ này theo cách nói của Christophe Halsberghe (3) – được đặt dưới dấu chỉ của một sự  hiểu ngầm bí mật tức thời – và tranh biện này cũng đặt ra những giới hạn cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa Blanchot và Bataille.  Thực sự giữa Blanchot và Bataille có sự bất đồng (différend) khá sâu sắc (chẳng hạn hai người có quan điểm có thể coi là chỏi nhau đối với Sartre tạo thành một sự chia cách) nhưng Blanchot không bao giờ làm sự bất đồng này thành to chuyện trong khi Bataille chính thức nh́n nhận ảnh hưởng của Blanchot rơ nhất trong quyển L’Expérience intérieure. Thế nên việc chỉ ra được sự bất đồng này là phần vụ của người đọc. Trong L’Entretien infini, chương IX L’expérience-limite/Kinh nghiệm-giới hạn phần I L’affirmation et la passion de la pensée négative/Sự xác định và niềm đam mê của tư tưởng phủ nhận Blanchot viết: “Nếu như tôi được phép, khi nghĩ về Georges Bataille, nghĩ tưởng kế bên một sự vắng mặt, hơn là cứ nhất quyết tŕnh bày điều mỗi người có thể đọc thấy trong những quyển sách của ông ta. Và chính bởi những quyển sách này chẳng bao giờ tạo nên một phần nhỏ bé, nên cái dấu vạch đơn giản của sự vắng mặt biến đi. Những quyển sách đó nói ra điều thiết yếu và chúng là những quyển sách này là thiết yếu. Chẳng phải chỉ v́ vẻ đẹp, sự sáng ngời, sức mạnh văn chương của chúng mà không nhà văn nào khác có thể b́ kịp, nhưng cũng c̣n v́ những tương quan của những quyển sách này với sự truy t́m chúng là chứng cớ. Cũng thật đáng ngạc nhiên khi một tư tưởng đă thoát ra khỏi sự ràng buộc chặt chẽ có tính cách sách vở như thế lại có thể tự khẳng định được đến mức độ đó, mà đă không tự phản bội, trong một tác phẩm mà việc đọc vẫn c̣n cái khả năng vươn tới. Với điều kiện việc đọc này nắm bắt được tác phẩm trong toàn bộ những phát biểu của chúng và trong khi đứng vững ở trung tâm điểm, bên những quyển L’Expérience intérieure/Kinh nghiệm nội giới, quyển Le coupable/Tội phạm và quyển La part maudite/Phần chia bị nguyền rủa, là những quyển sách ông ấy cho xuất bản dưới một cái tên khác với chính tên ông và quyền lực của chân lư của chúng không thể so sánh được: trước hết tôi nghĩ tới quyển Madame Edwarda mà trước đây tôi đă bàn tới, bằng cách gọi nó một cách yếu ớt là “truyện kể đẹp đẽ nhất của thời đại chúng ta.”(5)

   Sau khi Bataille tạ thế (tháng 7, 1962) người ta bắt đầu cho in toàn bộ tác phẩm của Georges Bataille. Blanchot cảnh báo về việc cho in “tất cả” để “tất cả” được nói hết ra. “Nói hết tất cả” phải chăng nhằm muc đích cuối cùng là làm ngưng lại một tiếng nói đă chết, làm ngưng lại niềm im lặng đáng thương từ tiếng nói đó, và khép lại chuyển vận của tính chất lạ lẫm khôn lường/không thể biết trước của sự kết thúc luôn luôn nằm sẵn vô cùng tận trong tác phẩm. Chính là cái khôn lường này cất tiếng khi Bataille cất tiếng, chính đó là điều khi c̣n sinh tiền đă trốn chạy và lưu tồn tư tưởng của Bataille, tách biệt và giải phóng ông ta khỏi tất cả mọi sự chiếm lĩnh của cơi ngoài (le dehors) cũng như của cơi trong (le dedans). Blanchot viết trong L’Amitié: “Tôi cũng biết rằng, dường như Geoges Bataille nói về chính ông ta với một sự tự do không e dè, sự tự do này hẳn khiến chúng ta khỏi phải thận trọng – nhưng nó cũng lại không cho chúng ta cái quyền được đặt ḿnh vào địa vị của ông, cũng không cho chúng ta cái quyền lực được lên tiếng trong sự vắng mặt của ông ta. Và có chắc rằng ông ta nói về bản thân ông ta không? Cái “Tôi” trong sự truy t́m của ông ta h́nh như vẫn c̣n biểu hiện sự có mặt ở thời khắc sự truy t́m diễn đạt, nhưng ông ta hướng đến ai? Chắc chắn là hướng đến một cái tôi rất khác với cái ngă mà những kẻ quen biết ông ta trong [hoàn cảnh] cá biệt hạnh phúc và bất hạnh của cuộc sống mong muốn gợi lại, trong ánh sáng của một kỷ niệm. Tất cả đưa đến việc nghĩ tưởng rằng sự có mặt mà không có con người là nguyên do trong một chuyển vận như thế, [sự nghĩ tưởng này] đưa vào một tương quan bí ẩn trong hiện sinh của kẻ đă có thể quyết định nói về mối tương quan này, nhưng không tự cho là của ḿnh, cũng chẳng phải để làm thành một biến cố của tiểu sử của ông ta (đúng hơn đó là một khoảng trống nơi bản tiểu sử này biến đi). Và khi chúng ta đặt ra câu hỏi với chính chúng ta: “Ai là chủ thể của cái kinh nghiệm đó?”, câu hỏi này có thể đă tự nó đă làm ra câu trả lời, nếu như, với chính kẻ đă đưa ra câu hỏi này, th́ chính là dưới h́nh thức tra hỏi mà câu hỏi được xác định nơi hắn, bằng cách thay vào chỗ “Tôi” kín bưng và độc nhất sự mở ra của một “Ai?” không có câu trả lời; không phải là điều này có nghĩa hắn ta chỉ phải hỏi “Tôi ấy là cái tôi nào?”, nhưng phải không ngừng nắm bắt lại một cách triệt để hơn nữa, không phải như “Tôi”, nhưng như một “Ai?”, hữu thể bí ẩn và trơn trượt của một “Ai?” không được định rơ.”(6)

________________________________

(1)     Maurice Blanchot, Le pas au-delà trang 158: Derrière le discours parle le refuse de discourir, comme derrière la philosophie parlerait le refus de philosopher: parole non parlante, violente, se dérobant, ne disant rien et tout à coup criant. Chacun l’a à sa charge, dès qu’il parle, responsibilité si lourde qu’il la refuse, mais toujours en vain, elle pèse sur lui avant tout refus, et,  même s’il s’effondre sous sa gravité, il l’entraîne en s’effondant, responsible, en plus, de son effondrement.

(2)     Sđd, trang 159: “Je refuse cette parole par laquelle tu me parles, ce discours que tu m’offres pour m’y attirer en m’apaisant, la durée de tes mots successifs où tu me retiens dans la présence d’une affirmation, et surtout ce rapport que tu crées entre nous par le seul fait que tu m’adresses la parole jusque dans mon silence qui ne répond pas.” – “Qui es-tu?” – “Le refus de discourir, de pactiser avec la loi d’un discours.” – “Préfères-tu les larmes, le rire, la folie immobile?” – “Je parle, mais je ne parle pas dans ton discours: je t’empêche de parler parlant, je t’oblige à parler ne parlant pas; il n’y a pas de secours pour toi, pas d’instant où te reposer de moi qui suis là dans tous tes mots avant tous tes mots.” – “J’ai inventé le grand logos de la logique qui me protégé de tes incursions et me permet de dire et de savoir en disant selon la paix des paroles bien développées.” – “Mais, dans ta logique, je suis là aussi, dénonçant l’oppression d’une cohérence qui se fait loi et je suis là avec ma violence qui s’affirme sous le masque de ta violence légale, celle qui soumet à la prise de la comprehension.” – “J’ai inventé l’irrégularité poétique, l’erreur des mots qui se brisent, l’interruption des signes, les images interdites pour te dire et, te disant, te faire taire.” – “Je me tais et, aussitôt, dans le creusement du jour et de la nuit, tu m’entends, tu ne fais que m’entendre, n’entendant plus rien, puis entendant partout la rumeur qui maintenant est passée dans le monde où je parle avec chaque mot simple, les cris de torture, les soupirs des gens heureux, le tourbillion du temps, l’égarement de l’espace,” – “Je sais que je te trahis.” – “Tu n’es pas à même de me trahir, ni de m’être fidèle. Je ne connais pas la foi, je ne suis pas l’indicible exigeant le secret, le non-communicable que le mutisme manifesterait, je ne suis même pas la violence sans mots contre laquelle tu te défendrais par la violence parlante.” – “Tout de même, affirmant quand je nie, niant quand j’affirme, ravageant par un arrachement toujours inconsidéré: je te dénonce comme le mot jamais pronouncé ou encore de trop qui voudrait m’excepter de l’ordre du langage pour me tenter par une autre parole. Tu me tourmentes, c’est vrai, même en me laissant en paix, mais, moi aussi, je puis te tourmenter: justice, vérité, vérité, justice, ces termes que tu rejettes par ton ricanement préalable, te poursuivent à leur tour jusque dans l’autre où tu les retournes. Tu me fais du Bien, avec ton harcèlement d’injustice, et je dirais même que tu es la Bonté qui ne se laisse prendre à rien de bon.” – “Tu peux le dire, j’accepte tout, je m’avoue dans tout.” – “Tu acceptes pour que je me remettre à douter et à douter de l’amitié qui fait exception de tout, car ton précédent refus, aveu de rien, était plus proche de cette parole unique qui en appelle à l’Autre.” – “Comme tu voudrais, je suis l’Unique.” – “Non, tu ne me tenteras pas par le repos dans l’unité, je t’invoque au-delà de cette unité, comme je te prie à ton insu avant toute prière par ma supplication obtinée et désolée.” – “C’est bien, je reponds, avant même que tu me pries, et je te charge éternellement de la responsibilité de ma réponse, te rendant grave en raison de ma légèreté.” – “Je ne t’obéirai pas, t’obéissant jusque dans mon désir de te laisser loin de moi, détourné de moi, afin de ne pas te comprendre avec mes vœux, ma force ou la fatigue de mon désir: toujours je resterai en dette avec toi par le seul fait que je m’acquitte.” – “J’accepte encore cela. Mais, comme maintenant je suis bon et même la bonne parole, rumeur gémissante et bienvaillante et malveillante qui veille cependant encore et encore, toujours à l’écoute, afin de rendre impossible toute entente, toute réponse.” – “Oui, je suis ce murmure, comme toi aussi tu es ce murmure, pourtant l’un toujours séparé de l’autre, de chaque côté de cela qui murmurant ne dit rien, ah rumeur dégradante.” – “Merveilleuse.” – “Ne disant rien que: çà suit son cours.”

(3)     Christophe Halsberghe, Georges Bataille ou les limites d’une entente trong Maurice Blanchot, de proche en proche, Éditions complicités 2008 trang 245-263.

(4)     Maurice Blanchot, L’Entretien infini, trang 301-302: J’y ai longtemps réfléchi, j’y réfléchis encore. Je ne vois pas comment evoquer en termes justes une pensée aussi extrême et aussi libre, si l’on se contente de la répéter. Cela est vrai en général de tout commentaire. Le commentateur n’est pas fidèle lorsqu’il reproduit fidèlement; ce qu’il cite, les mots, les phrases, par le fait qu’ils sont cités, changent de sens et s’immobilisent ou au contraire prennent une valeur trop grande. Les expressions très fortes dont il permis à Georges Bataille de se server lui appartiennent et gardent, sous son autaurité, leur mesure; mais qu’il nous arrive de parler après lui de désespoir, d’horreur, de ravissement, et nous ne pouvons qu’éprouver notre maladresse, davantage notre mensonge et notre falsification. Je ne dis pas qu’employer un langage tout autre, privé de ces mots conducteurs, nous conduise plus près de la vérité, mais, du moins, la lecture reste intact dans son accord innocent avec une pensée préservée.

(5)     Sđd, trang 300: Qu’il me soit permis, pensant à Georges Bataille, de penser auprès d’une absence, plutôt que de pretendre exposer ce que chacun devra lire dans ses livres. Et précisément ces livres ne constituent nullement une part mineure, la simple trace de la présence disparue. Ils dissent l’essentiel et ils sont essentiels. Non seulement par leur beauté, leur éclat, leur force littéraire à laquelle nulle autre ne se mesure, mais par leur rapports avec la recherche dont ils témoignent. Il est même surprenant qu’une pensée aussi dégagée de la coherence livresque ait pu à ce point s’affirmer, sans se trahir, dans une œuvre que la lecture garde le pouvoir d’atteindre. À condition qu’elle la ressaisie dans l’ensemble de ses expressions et en maintenant au centre, à côté de L’Expérience intérieure, du Coupable et de La part maudite, les livres qu’il publia sous un autre nom que le sien et dont la puissance de vérité est incomparable: je pense d’abord à Madame Edwarda dont j’ai parlé jadis en l’appelant faiblement : “le plus beau récit de notre temps”.

(6)     Maurice Blanchot, L’Amitié, trang 327-328: Je sais aussi que, dans ses livres, Georges Bataille semble parler de lui-même avec une liberté sans contrainte qui devrait nous dégager de toute discrétion – mais qui ne nous donne pas le droit de nous mettre à sa place, ni le pouvoir de prendre la parole en son absence. Et est-il sûr qu’il parle de soi? Ce “Je” dont sa recherche paraît encore manifester la présence au moment où elle s’exprime, vers qui nous dirige-t-il? Certainement vers un moi bien différent de l’ego que souhaiteraient évoquer, à la lumière d’un souvenir, ceux qui l’ont connu dans la particularité heureuse et malheureuse de la vie. Tout porte à penser que cette présence sans personne qui est en cause dans un tel mouvement, introduit un rapport énigmatique dans l’existence de celui qui a pu decider d’en parler, mais non la revendiquer pour sienne, encore moins en faire un événement de sa biographie (plutôt une lacune où celle-ci disparaît). Et lorsque nous nous posons la question: “Qui fut le sujet de cette expérience?”, cette question fait peut-être déjà réponse, si, à celui même qui la conduit, c’est sous cette forme interrogative qu’elle s’est affirmée en lui, en substituant au “Je” fermé et unique l’ouverture d’un “Qui?” sans réponse; non que cela signifie qu’il lui ait fallu seulement se demander: “Quel est ce moi que je suis?”, non plus comme “Je”, mais comme un “Qui?”, l’être inconnu et glissant d’un “Qui?” indéfini.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015