photo:https://frieze.com
ĐÀO TRUNG ĐẠO
gilles deleuze: triết học & không triết học
(Kỳ 34)
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34,
Chương VI
KHÁC BIỆT và LẬP LẠI
“Thế giới NGƯỜI TA” hay thế giới chúng nhân là nơi tập thành những gặp gỡ và những cộng hưởng chỉ ra bản chất thực của chiều sâu và không nền, bản chất này tràn qua dung tưởng và làm cho những giả tượng (simulacres) hiện ra. Deleuze ở giai đoạn Différence et Répétition và Logique du Sens còn quan niệm giả tượng là một hệ thống trong đó cái khác biệt tương quan với cái khác biệt bởi chính sự khác biệt nhưng từ Anti-Œdipe và Mille Plateaux (viết chung với Guattari) không còn nói tới hệ thống những giả tượng như nơi hiện thực những Ý niệm nữa. Tuy nhiên Deleuze giữ quan điểm Ý niệm hiện thực do sự biệt hóa (différenciation) vì hiện thực có nghĩa tự biệt hóa. “Đối với Ý niệm, hiện thực, chính là biệt hóa. Tự nơi nó [Ý niệm] và trong tính chất thực sự của nó, như thể nó hoàn toàn không được biệt hóa. Song le, nó không bao giờ là không được qui định: ngược lại, nó hoàn toàn được biệt hóa. (Chính theo nghĩa này cái thực sự không là một khái niệm mơ hồ; nó sở hữu một thực tại khách quan đầy đặn; nó hoàn toàn không thể lẫn với cái khả hữu là cái không có thực tại; hậu quả là cái khả hữu là kiểu của nhất tính của khái niệm trong dung tưởng, trong khi cái thực sự là dạng thức của cái khác biệt trong lòng của Ý niệm.”[25]
Quan niệm của Deleuze về cái hiện thời (actuel) và cái thực sự/thực ra (virtuel) khá phức tạp. Trong Dialogues (với Claire Parnet) Deleuze giải thích rõ hơn về hai khái niệm này: “Triết học là lý thuyết về những đa phức/thể. Mọi đa phức đều ngầm chứa những yếu tố hiện thời và những yếu tố thực ra. Không làm gì có đối tượng thuần túy hiện thời. Mọi cái hiện thời đều bị một đám sương mù những hình ảnh thực sự/ra vây quanh. Sương mù này dâng lên từ những vòng cùng hiện hữu ít nhiều rộng, những hình ảnh thực sự/ra phân phối và chạy trên những vòng này. Chính vì thế một hạt hiện thời phát ra và hấp thụ những thực sự [ra] gần nó nhiều hay ít, theo những thứ tự khác nhau. Chúng được gọi là những cái thực sự/ra có vẻ là sự phát ra và hấp thụ của những cái thực sự/ra, sự sáng tạo và phá hủy của chúng xảy ra trong một thời gian nhỏ hơn nhiều [so với] thời gian tối thiểu liên tục và có thể tư tưởng, và rằng sự ngắn ngủi này duy trì chúng dưới một nguyên lý của sự bất trắc hay của sự bất qui định. Mọi cái hiện thời bị những vòng của những cái thực sự/ra như luôn được làm mới vây quanh, cái này phát ra cái kia, và tất cả chúng bao quanh và tác động trên cái hiện thời “ngay tâm của đám hơi đậm đặc của cái thực [ra] lại còn có một cái thực [ra] ớ cấp độ cao hơn…mỗi hạt thực sự/ ra vây quanh vũ trụ thực sự/ra của nó và mỗi hạt đến lượt nó cũng làm như thế một cách bất tận…” (Deleuze trích dẫn từ quyển Du vide et de la création của Michel Cassé và từ quyển Qu’est-ce que le virtuel? của Pierre Levy)[26]. Theo Deleuze, hiện thực của cái thực sự/ra là cá biệt tính, trong khi cái hiện thời chính nó lại là tính cách cá nhân được tạo ra. Với mặt phẳng nội cái hiện thời rớt ra ngoài như trái chín, trong khi hiện thực đem nó vào mặt phẳng nội tại như vào cái biến cải đối tượng thành chủ thể. Deleuze chịu ảnh hưởng Bergson về mối quan hệ tương tác giữa cái hiện thời và cái thực sự/ra được trình bày trong quyển Matière et Mémoire. Deleuze cũng còn chịu ảnh hưởng Bergson về phân biệt différenciation với différentiation. Différenciation dùng để chỉ mối quan hệ phức tạp giữa những vấn đề (problèmes) và những giải đáp (solutions), giữa câu hỏi (questions) và câu trả lời (réponses), những Ý niệm-cơ cấu thực sự/là (Idées-structures virtuelles) và những hiện thực (actualisations) của chúng. Nếu différentiation là toàn thể những mối tương quan có khả năng phân biệt (relations diacritiques) xảy ra bên trong một Ý niệm-cơ cấu (Idée-structure) thì différenciation là diễn tiến hiện thực của một cơ cấu như vậy, tức là hiện thực tính chất thực sự là. Thế nhưng đó chỉ là phân nửa của sự khác biệt mà thôi, cái nửa phần này không thể tự giải thích mà không dựa vào diễn tiến différentiation trước đó. Phân biệt này có tính quyết định trong quan niệm của Deleuze về thời gian. Theo Deleuze, phải gắn liền sự quan trọng lớn lao vào “dạng phân biệt” (trait distinctif) t/c như biều tượng (symbole) của Khác biệt: differentier và differencier, và toàn bộ hệ thống vận hành Ý niệm, việc nhập thể (incarnation) và việc hiện thực của nó phải được biểu lộ trong khái niệm phức tạp của “(indi)-differen t/c iation”. Mỗi sự vật đều như hai “nửa”, không chẵn, không đối xứng và không như nhau, đó là hai nứa của Biểu tượng, mỗi nửa chính nó lại phân đôi ra: một nửa có tính chất ý niệm nhào vào trong cái thực sự /ra và được tạo thành; một đằng, nứa kia do những tương quan khác biệt (rapports differéntiels), đằng khác những cá biệt/thể tương ứng (singularités correspondantes), nghĩa là một nửa hiện thời (moitié actuelle), được tạo lập và nửa này do những phẩm tính hiện thực những tương quan này, còn nửa kia do những phần hiện thực những cá biệt/thể. Chính diễn tiến cá nhân hóa bảo đảm cho hợp lại hai nửa độ lớn không bằng nhau này.
Deleuze diễn giải tính chất “khả vấn” (problématique) và nêu ra những trạng thái của khả vấn: nếu nhìn những vấn đề ở trong trạng thái tạm thời và chủ quan, qua đó tri thức phải được thông qua vì lý do của những giới hạn thực sự của nó, là một sai lầm. Và sai lầm này đưa đến việc giải phóng sự phủ định (la négation) và làm cho biện chứng mất bản chất bằng cách thay thế không hữu của cái phủ định (non-être du négatif) vào cái (không hữu/non-être) của vấn đề. “Cái ‘khả vấn’ là một trạng thái của thế giới, một chiều kích của hệ thống, và cũng là đường chân trời, căn nhà của nó: khả vấn chính xác chỉ định khách quan tính của Ý niệm, thực tại của cái thực sự/ra là. Vấn đề như vấn đề hoàn toàn được xác định: trong chừng mực nó được đặt quan hệ với những điều kiện hoàn toàn tích cực, thì nó thiết yếu được biệt hóa, dù rằng rất có thể chưa được “giải quyết”, và vì thế vẫn còn nằm trong sự chưa được biệt hóa. Hay đúng ra, nó sẽ được giải quyết một khi nó nó được đặt ra và qui định, nhưng nó vẫn chẳng kém khăng khăng một cách khách quan trong những giải đáp nó sinh sản, và nó khác với những giải pháp về bản chất. Đó là lý do tại sao siêu hình học của phép tính vi phân có được ý nghĩa thực, khi nó thoát khỏi được sự tương phản của hữu hạn và vô hạn trong hình dung, để hiện ra trong Ý niệm như nguyên lý đầu nhất của lý thuyết về những vấn đề. Và chúng ta gọi là làm phức tạp tình trạng của những Ý niệm-những vấn đề, với những đa phức tính và những sự khác nhau cùng hiện hữu của chúng, những qui định các yếu tố, những phân phối những cá biệt lưu động của chúng, và việc hình thành những chuỗi có tính cách ý niệm của chúng quanh những cá biệt này. Nói cho gọn, việc “làm phức tạp” ở đây chỉ một thứ hoàn toàn khác với một trạng thái vô thức. Chúng ta gọi là hỗn tạp hóa tình trạng của sự hỗn loạn giữ lại và bao gồm tất cả những chuỗi cường lực hiện thời tương ứng với những chuỗi có tính chất ý niệm này, những chuỗi này tạo hình và xác định sự phân lìa. Cũng thế, cái hỗn loạn này thu tập trong nó hữu của những vấn đề, và nó cho mọi hệ thống và mọi trường hình thành nơi nó cái giá trị bến bỉ của cái khả vấn. Chúng ta gọi là bao hàm trạng thái của những chuỗi cường lực, trong chừng mực nó bằng những khác biệt của mình thông giao và cộng hưởng trong khi hình thành những trường của sự cá thể hóa.[…] Sau hết chúng ta gọi diễn giải là trạng thái những phẩm tính và trương độ bao trùm và triển khai hệ thống, giữa những chuỗi căn bản: ở đó những sự biệt hóa được phác họa, những hợp thành định nghĩa toàn bộ giải pháp sau cùng. Thế nhưng những trung tâm bao phủ lại vẫn làm chứng cho sự bền bỉ của những vấn đề, hay sự bền bỉ của những giá trị bao hàm trong chuyển vận giải thích và giải quyết chúng (tái tạo kiểu mẫu).”[27]
Deleuze trình bày khái niệm tha nhân-cơ cấu (autrui-structure) như sự đảm bảo cho việc cá nhân hóa thế giới tri giác: trong những hệ thống tâm linh Tha nhân không trùng hợp với những yếu tố tạo thành cá nhân bao hàm (facteurs individuants impliqués) trong hệ thống này nhưng tha nhân “ theo một cách nào đó “tiêu biểu” (représente) cho những yếu tố này. Thật vậy, trong thế giới tri giác, giữa những phẩm tính và những trương độ được triển khai, tha nhân bao gồm, biểu lộ những thế giới khả hữu không hiện hữu bên ngoài biểu lộ của nó. Thế nên tha nhân chứng thực những giá trị hàm chứa bền bỉ, những giá trị này ban cho tha nhân một chức năng thiết yếu trong thế giới được hình dung của tri giác. Lý do vì Tha nhân đã giả thiết việc tổ chức những trường cá nhân hóa (champs d’inviduation), và bù lại tha nhân cũng lại là điều kiện để chúng ta tri giác trong những trường đối tượng và chủ thể khác nhau và tri nhận chúng như được hình thành những cá nhân có thể nhận biết được với những danh xưng khác nhau. “Nói cho đúng, Tha nhân không thể là một người nào đó, không là bạn cũng không là tôi, điều này có nghĩa tha nhân là một cơ cấu, cơ cấu này chỉ chịu ảnh hưởng bởi những chỉ định biến thiên trong những thế giới khác nhau của tri giác – tôi cho bạn trong thế giới của bạn, bạn cho tôi trong thế giới của tôi. Thấy ở tha nhân một cơ cấu riêng biệt hay đặc biệt của thế giới tri giác nói chung là chưa đủ; thực ra, đó là một cơ cấu tạo nền và đảm bảo toàn thể sự tác hành của thế giới này như một toàn bộ. Chính những khái niệm cần thiết cho việc mô tả của thế giới này – hình thức-nền, những mặt-đơn nhất tính của đối tượng, chiều sâu-chiều dài, đường chân trời-tâm điểm sẽ là trống rỗng và không thể áp dụng, nếu như Tha nhân không hiện hữu ớ đó, biểu trưng cho những thế giới khả hữu ở đó cái (cho chúng ta) ở trong nền đồng thời được tiền-tri nhận hay ngầm-tri nhận như một hình thức khả hữu, cái là chiều sâu, như một chiều dài khả hữu, v.v…”[28] Deleuze quan niệm vai trò của cơ cấu tha nhân là làm cho có thể mô tả đối tượng, chuyển rời như những đứt khúc, con đường đi từ đối tượng này qua đối tượng kia, và ngay cả sự kiện một thế giới này biến đi để nhường cho một thế giới khác khả hữu. “Nói cho gọn, cái đảm bảo việc cá nhân hóa thế giới tri giác, chính là cơ cấu-tha nhân. Hoàn toàn không phải cái Tôi, không phải ngã; ngược lại, những cái đó cần có cơ cấu này để được tri nhận như những cá tính. Như thể Tha nhân toàn hợp những nhân tố tiền cá nhân và những cá biệt thể trong những giới hạn của những đối tượng và những chủ thể và những cá biệt thể tiền cá nhân trong những giới hạn của đối tượng và của chủ thể, giờ thì chúng được cung cấp cho sự hình dung như được tri nhận hay đang tri nhận. Như thế để tìm thấy những nhân tố cá nhân hóa như chúng là trong những chuỗi cường lực và những cá biệt thể tiền cá nhân như chúng trong Ý niệm, thì cần phải đi theo chiều ngược lại con đường này, và, khởi đi từ những chủ thể tạo ảnh hưởng trên cấu trúc-tha nhân, lên tận chính cơ cấu này, nghĩa là hiểu rõ Tha nhân như chẳng phải Một ai, rồi đi xa hơn nữa, theo con đường uốn cong của lý trí túc lý, tiến tới những vùng ở đó cơ cấu-tha nhân không còn tác hoạt nữa, ở ngoài xa những đối tượng và những chủ thể mà nó làm cho tùy thuộc vào nó, để cho những cá biệt thể triển dương, phân phối trong Ý niệm thuần túy, và những nhân tố cá nhân hóa được phân phối trong cường độ thuần túy. Theo nghĩa này, rõ thực đúng là, nhà tư tưởng thiết yếu là cô đơn và duy ngã.” Nhận định này của Deleuze khá bí hiểm, cần được giải thích:
Lý do của sự cô đơn và duy ngã nằm ở việc nhà tư tưởng truy vấn: Những Ý niệm từ đâu mà ra, với những biến thái của những mối tương quan và những sự phân phối những cá biệt thể của chúng? Đặt câu hỏi này ra, theo Deleuze, chúng ta lại đi theo con đường uốn cong ở đó “lý trí” nhào vào trong một cái ở bên ngoài (un au-delà). Nguồn gốc triệt để của những Ý niệm đã luôn luôn được đồng hóa với một trò chơi cô đơn và có tính chất thần linh (jeu solitaire et divin). Tuy nhiên có nhiều cách chơi và những trò chơi của con người và của tập thể lại không giống trò chơi cô đơn thần linh này. Chúng ta có thể đặt đối nghịch hai loại trò chơi của con người với trò chơi lý tưởng tùy theo những đặc điểm của chúng. Trước hết trò chơi con người giả thiết những luật chơi rõ rệt có trước, những luật chơi này có hậu quả là qui định những xác xuất (probabilités) về được và thua. Những luật chơi này không những không bao giờ xác định sự tình cờ hoàn toàn mà ngược lại còn đập sự tình cờ thành mảnh vụn và mỗi trường hợp loại bỏ hay bỏ ra ngoài những kết quả của một cú thảy (con súc sắc) ra khỏi sự tình cờ bởi vì những kết quả này chỉ định được/thua thiết yếu gắn liền với giả thiết. Chính vì thế trò chơi của con người tiến diễn theo những phân phối ở yên một chỗ (distributions sédentaires): thực vậy, luật chơi bắt buộc ban đầu có vai trò không thay đổi của cái Cũng thế (le Même) và vui hưởng một tính chất thiết yếu siêu hình hay luân lý, tính chất thiết yếu này gộp những giả thiết đối nghịch nhau lại bằng cách lập ra chuỗi những cú thảy phân biệt nhau theo con số có nhiệm vụ thực hành một sự phân phối những giả thiết này. Như vậy kết quả của những cú thảy được phân phối tùy theo kết quả của chúng đi theo sự thiết yếu được giả định. Phân phối tại chỗ (distribution sédentaire) với sự chia phần cố định theo luật chơi. Deleuze chỉ ra: “Cách chơi của con người, cách chơi giả này, không dấu diếm những điều được giả thiết của nó: đó là những điều được giả thiết có tính chất luân lý, ở đây là giả thiết của Thiện và Ác, và trò chơi là một sự thao dượt của tính chất luân lý.”[30] Deleuze chỉ ra kiểu mẫu trò chơi xấu xa này chính là việc đánh cược (le pari) của Pascal bằng cách chặt mảnh sự tình cờ để tách rời những kiểu mẫu hiện sinh con người theo qui luật bất biến của Thượng đế, qui luật này không bao giờ bị đặt thành vấn đề. Chúng ta cũng tìm thấy quan niệm trò này ở trò quay xổ số của Platon và trong khái niệm Nguồn gốc triệt để (L’origine radicale) của triết học Leibniz. Trò chơi này trùng hợp với triết lý hình dung.
Sau khi vạch trần sự giả ngụy trong trò chơi của con người Deleuze theo gót Nietszche chủ trương trò chơi thần linh, một thứ trò chơi đối với con người quả thật là khó hiểu và hầu như không thể chơi nếu còn ở trong thế giới của hình dung/tưởng. Lý do vì trò chơi thần linh không có qui luật đặt trước nhưng nó tự dặt ra luật chơi. Luật chơi này xác nhận toàn thể sự tình cờ trong một cú thẩy thiết yếu là thắng. Không có gì bị miễn trừ khỏi cuộc chơi: kết quả không bao giờ bị khấu trừ khỏi sự tình cờ bằng cách nối những kết quả với một sự cần thiết được giả thiết kết hợp nó với một mảnh đã được qui định nhưng trái lại là toàn phần với sự tình cờ nắm giữ và chia nhỏ mọi kết quả có thể có. Những cú ném vì vậy không có thể được cho là phân biệt về mặt con số lần thẩy: mỗi cú thẩy nhất thiết thắng kéo theo việc sản xuất của hành vi thảy dưới một quy luật khác, qui luật này vẫn rút ra mọi kết quả của nó trong những kết quả của cú thẩy trước đó. “Những cú thẩy khác nhau, mỗi lần, không được được phân biệt về mặt con số, nhưng về mặt hình thức, những qui luật khác nhau là những hình thức của chỉ là một và cùng là cú thẩy hữu thể luận duy nhất trong suốt những lần thẩy. Và những kết quả không được phân phối theo sự phân phối của những giả thiết chúng hoàn thành, nhưng chính chúng được phân phối trong không gian mở rộng của cú thẩy duy nhất và không bị chia phần: sự phân phối du cư thay vì phân phối ở một chỗ. Ý niệm thuần túy về trò chơi, nghĩa là một trò chơi không là gì khác hơn trò chơi, thay vì bị chặt mảnh, giới hạn, xen kẽ bằng những việc làm của con người.”[31] Theo Deleuze, nguồn gốc của những biến thiên của những tương quan và những sự phân phối các cá biệt thể trong Ý niệm có nguồn gốc là những qui luật có tính hình thức của cú thảy chỉ là một xét theo hữu thể luận. Đó cũng chính là điểm ở đó nguồn gốc triệt để, tối thượng (Leibniz) bị lật ngược trong sự vắng mặt của nguồn gốc (trong vòng tròn luôn đổi chỗ của qui hồi vĩnh cửu.) Có thể nói trò chơi thần linh là một thế giới của ý chí triển khai toàn bộ tính chất khẳng định (positivité) của những Ý niệm. “Trò chơi của cái khả vấn và cái cưỡng bách thay thế cho trò chơi của cái giả định và của cái có tính chất phạm trù; trò chơi của sự khác biệt và lập lại thay thế trò chơi của cái Cùng một và của hình dung/tượng.”[32] Những con xúc sắc được ném ngược lên bầu trời, với tất cả sức mạnh của sự di dời của điểm bất trắc, với những điểm cưỡng bách của chúng như những tia chớp, tạo thành trong bầu trời những chùm-vấn đề lý tưởng. Chúng rơi bật trên Trái đất, với toàn bộ sức mạnh của những giải đáp vinh quang đem việc thảy trở lại. Vì đây là trò chơi ở hai bàn nên câu hỏi đặt ra là: Làm sao lại chẳng thể có một đứt rời ở giới hạn hay dọc theo hai cái bàn được? Làm thế nào để nhận ra trên cái bàn thứ nhất một cái Tôi (un Je) bản thể đồng nhất với chính nó và trên cái bàn thứ nhì một cái ngã (un moi) tiếp tục tự nó giống như chính nó? Nhất tính của tay chơi đã biến đi, cũng như sự tương tự của kẻ trả giá cho những hậu quả hay phần lời từ những hậu quả. Deleuze cho rằng sự đứt gẫy (la fêlure) hay bản lề là hình thức của thời gian trống rỗng (l’Aiôn) từ đó những con xúc sắc đi qua. “Ở một đằng, chẳng có gì ngoài cái Tôi đứt gẫy do cái hình thức trống rỗng này. Ở đằng kia, không có gì khác ngoài cái ngã thụ động và luôn tan loãng trong cái hình thức này. Một Trái đất rạn vỡ tương ứng với một bầu trời đứt gẫy. [Nietszche trong Như Zarathoustra đã nói viết:] “Hỡi bầu trời phía trên tôi, bầu trời thuần túy và vời vợi! cái đó giờ đây với tôi là sự thuần khiết của ngươi… – rằng với tôi ngươi là một sàn nhẩy nơi những sự tình cờ thần linh, rằng ngươi là một cái bàn thần linh chỉ dành cho những con xúc sắc thần linh và những tay chơi thần linh!”[33] Nghe vậy bàn bên kia trả lời: “Giả như tôi đã chẳng bao giờ chơi thẩy xúc sắc với những thần linh, ở cái bàn thần linh của Trái đất, sao cho Trái đất rung lên và nứt ra, và những con sông lửa phun ra – bởi Trái đất là một cái bàn thần linh đang run rẩy với những lời sáng tạo và với tiếng động của những con xúc sắc thần linh…” Nhưng Deleuze cho rằng cả hai thứ bầu trời đứt gẫy và trái đất hợp lại cũng không hậu thuẫn cái phủ định nhưng lại ói cái phủ định ra qua cái làm cho chúng đứt gẫy và rạn nứt. cả bầu trời đứt gẫy lẫn trái đất rạn nứt đều trục xuất tất cả mọi hình thức của sự phủ định kể cả chính những hình thức của tượng trưng cho trò chơi giả ngụy – “cú thảy của bạn đã thất bại. Nhưng này các tay thẩy xúc sắc, sao vậy nhỉ! Các bạn đã không học chơi cho đúng cách…”
Deleuze cho rằng mình đã không ngừng đề ra những khái niệm như những khái niệm mô tả những chuỗi hiện thời (series actuelles) hay những Ý niệm thực sự là (Idées virtuelles), hay cái không nền mọi loại từ đó đưa ra mọi thứ như cường độ-kết nối-cộng hưởng-chuyển động cưỡng bức (intensité-couplage-résonance-mouvement forcé), biệt phân và cá thể tính, phức tạp hóa-bao hàm hóa –diễn giải hóa, cá biệt hóa-cá nhân hóa-khác biệt hóa, câu hỏi-vấn đề-giải đáp v.v…nhưng tất cả đều không tạo nên một danh sách những phạm trù. Và thật là vô bổ khi cho rằng một danh sách những phạm trù trên nguyên tắc có thể mở rộng vì trên thực tế nó có thể mở rộng nhưng trên nguyên tắc thì không. “Vì những phạm trù thuộc về thế giới hình dung ở đó chúng tạo lập những hình thức của việc phân phối theo những hình thức này thì Hữu được phân phối giữa những vật hiện sinh theo những qui tắc về cân đối tại chỗ. Chính vì thế triết học đã thường bị đem thử đặt những phạm trù đối nghịch với những khái niệm có bản chất hoàn toàn khác, thực sự mở rộng, và chứng kiến cho một ý nghĩa có tính kinh nghiệm và đa nguyên của Ý niệm: những “hiện sinh” đối nghịch với những “yếu tính”, những giác triển (percepts) đối nghịch với những khái niệm – hay bản danh sách những khái niệm có tính chất kinh nghiệm-ý niệm người ta thấy nơi triết học của Whitehead khiến cho quyển Diễn tiến và Thực tại là một trong những quyển sách tầm vóc nhất của triết học hiện đại.”[34] Deleuze cho rằng có thể cho những khái niệm trên tính chất “ảo tượng/phantastiques) trong chừng mực đem áp dụng chúng vào những ảo tượng hay giả tượng/hình vì chúng khác hẳn với những phạm trù của hình dung ở nhiều mặt. Trước hết, vì chúng là những điều kiện của kinh nghiệm thực sự chứ không chỉ là của kinh nghiệm khả hữu. Thứ đến, chúng điều hành những phân phối du cư (distribution nomade) được tác hành bởi những khái niệm ảo tượng, hoàn toàn rõ rệt, không thể thu giảm và không thể tương hợp. Chúng không phải là những phổ quát (universels) như phạm trù, cũng không phải là những hic et nunc (ở đây và bây giờ) hay những now here như cái khác nhau (le divers) những phạm trù sử dụng trong hình dung. “Đó là những phức thể của không gian và thời gian, dĩ nhiên là có thể dời chỗ được, nhưng với điều kiện chúng đặt cảnh quang của riêng chúng lên, dựng lều của chúng ngay ở đó là nơi chúng nghỉ ngơi chốc lát: do vậy chúng là đối tượng của một gặp gỡ thiết yếu, chứ không phải một sự nhận biết.”[34] Deleuze cho rằng từ đúng nhất dùng để mô tả những khái niệm này là từ do Samuel Butler sáng chế: erewhon, từ này không những chỉ là sự giả trang của từ no-where mà còn là sự lật ngược từ now-here. Deleuze cũng nhận ra Kant đã linh cảm sâu sắc được những khái niệm này trong khái niệm giản đồ (schème), nhũng giản đồ này là những xác định tiên thiên (a priori) của không và thời gian.
________________________________________
[25] DR trang 358: Pour elle, s’actualiser, c’est se différencier. En elle-même et dans sa virtualité, elle est donc tout à fait indifferentiée. Pourtant, elle n’est nullement indeterminée: elle est, au contraire, complètement differentiée. (C’est en ce sens que le virtuel n’est nullement une notion vague; il possède une pleine realité objective; il ne se confond pas du tout avec le possible, qui manque de realité; mais aussi bien le possible est-il le mode de l’identité du concept dans la représentation, tandis que le virtuel est la modalité du differentiel au sein de l’Idée.)
[26] Gilles Deleuze & Claire Parnet, Dialogues trang 179: La philosophie est la théorie des multiplicitiés. Toute multiplicité implique des éléments actuels et des éléments virtuels. Il n’y a pas d’objet purement actuel. Tout actuel s’entoure d’un broullard d’images virtuelles. Ce brouillard s’élève de circuits coexistants plus ou moins étendus, sur lesquels les images virtuelles se distribuent et courent. C’est ainsi qu’une particule actuelle émet et absorbe des virtuels plus ou moins proches, de différents ordres. Ils sont dits virtuels en tant que leur émission et absorption, leur création et destruction se font en un temps plus petit que le minimum de temps continu pensable, et que cette brièveté les maintient dès lors sous un principle d’incertitude ou d’indétermination. Tout actuel s’entoure de cercles de virtualités toujours renouvelés, dont chacun en émet un autre, et tous entourent et réagissent sur l’actuel (“au centre de la nuée du virtuel est encore un virtuel d’ordre plus élevé…chaque particule virtuelle s’entoure de son cosmos virtuel et chacune à son tour fait de même indéfiniment”).
[27] DR trang 359-360: Le “problématique” est un état du monde, une dimension du système, et même son horizon, son foyer: il désigne exactement l’objectivité de l’Idée, la realité du virtuel. Le problème en tant que problème est complètement déterminé, il lui appartient d’être differentié, dans la mesure où on le rapporte à ses conditions parfaitement positives – bien qu’il ne soit pas encore “resolu”, et reste par là dans l’indifférenciation. Ou plutôt, il est resolu dès qu’il est posé et determiné, mais il n’en persiste pas moins objectivement dans les solutions qu’il engendre, et diffère en nature avec elle. C’est pourquoi la métaphysique du calcul differentiel trouve sa véritable signification, quand elle échappe à l’antinomie du fini et de l’infini dans la réprésentation, pour apparaître dans l’Idée comme premier principle de la théorie des problèmes. Nous avons appelé perplication cet état des Idées-problèmes avec leurs multiplicités et variétés coexistantes, leurs déterminations d’éléments, leurs distributions de singularités mobiles, et leurs formations de séries idéelles autour des singularités. Et le mot “perplication” désigne ici tout autre chose qu’un état de conscience. Nous appelons complication l’état du chaos retenant et comprenant toutes les séries intensives actuelles qui correspondent avec ces séries idéelles, qui les incarnent et en affirment la divergence. Aussi, ce chaos receuille-t-il en soi l’être des problèmes, et donne-t-il à tous les systèmes et tous les champs qui se forment en lui la valeur persistante du problématique. Nous appelons implication l’état des séries intensives, en tant qu’elles communiquent par leurs différences et resonnent en formant des champs d’inviduation. […] Nous appelons enfin explication l’état des qualités et étendues qui viennent recouvrir et développer le système, entre les séries de base: là se dessinent les différenciations, les intégrations qui définissent l’ensemble de la solution finale. Mais les centres d’enveloppement temoignent encore de la persistence des problèmes, de la persistence des valeurs d’implication dans le movement qui les explique et les résout (replication).
[28] DR trang 360: Que Autrui ne soit personne à proprement parler, ni vous ni moi, signifie qu’il est une structure, qui se trouve seulement effectuée par des termes variables dans les différents mondes de perception – moi pour vous dans le vôtre, vous pour moi dans le mien. Il ne suffit même pas de voir en autrui une structure particulière ou spécifique du monde perceptif en général; en fait, c’est une structure qui fonde et assure tout le fonctionnement de ce monde dans son ensemble. C’est que les notions nécessaires à la description de ce monde – forme-fond, profils-unité d’objet, profondeur-longueur, horizon-foyer etc. – resteraient vides et inapplicables, si Autrui n’éait là, exprimant des mondes possibles ou ce qui (pour nous) est dans le fond se trouve en même temps pré-perçu ou sub-perçu comme une forme possible, ce qui est profondeur, comme une longueur possible, etc.
[29] DR trang 360: Bref, ce qui assure l’individuation du monde perceptif, c’est la structure-autrui. Ce n’est pas du tout le Je, ni le moi; ceux-ci, au contraire, ont besoin de cette structure pour être perçu comme individualités. Tout se passe comme si Autrui integrait les facteurs individuants et les singularités préindividuelles dans les limites d’objets et de sujets, qui s’offrent maintenant à la représentation comme perçu ou percevants. Si bien que pour retrouver les facteurs individuants tels qu’ils sont dans les séries intensives et les singularités préindividuelles telles qu’elles sont dans l’Idée, il faut suivre à l’envers ce chemin, et, partant des sujets qui effectuent la structure-autrui, remonter jusqu’à cette structure en elle-même, donc appréhender Autrui comme n’étant Personne, puis aller encore plus loin, suivant le coude de la raison suffisante, atteindre à ces régions où la structure-autrui ne fonctionne plus, loin des objets et des sujets qu’elle conditionne, puis laisser les singularités se déployer, se distribuer dans l’Idée pure, et les facteurs individuants se repartir dans la pure intensité. Il est bien vrai, en ce sens, que le penseur est necessairement solitaire et solipsiste.
[30] DR trang 361: Cette manière humaine, cette fausse manière de jouer, ne cache pas ses présupposés: ce sont des présupposés moreaux, l’hypothèse y est du Bien et du Mal, et le jeu, un apprentissage de la moralité.
[31] DR trang 362: Les différents coups, chaque fois, ne se distinguent pas numériquement, mais formellement, les différents règles étant les formes d’un seul et même lancer ontologiquement un à travers toutes les fois. Et les différentes retombées ne se repartissent plus d’après la didtribution des hypothèses qu’elles effecturaient, mais se distribuent eux-memês dans l’espace ouvert du lancer unique et non partagé: distribution nomade, au lieu de la sédentaire. Pur Idée de jeu, c’est-à-dire d’un jeu qui ne serait pas autre chose que jeu, au lieu d’être fragmenté, limité, entrecoupé par les travaux des hommes.
[32] DR trang 363: Le jeu du problémetique et de l’impératif a remplacé celui de l’hypothétique et du catégorique; jeu de la différence et de la répétition a remplacé celui du Même et de la représentation.
[33] DR trang 363: D’un côté, rien qu’un Je felé par cette forme vide. De l’autre côté, rien qu’un moi passif et toujours dissout dans cette forme vide, À un ciel felé répond une Terre brisée. “O ciel au-dessus de moi, ciel pur et haut! ceci est maintenant pour moi ta pureté…– que tu sois un plancher où dansent les hasards divins, que tu sois une table divine pour les dés et joueurs divins!
[34] DR trang 364-365.
(còn tiếp)
đào trung đạo