Đặng Phùng Quân
triết học nào cho thế kỷ 21
1
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Thế kỷ XXI đă qua năm thứ chín - đối với những người sinh vào nửa đầu thế kỷ XX thật là một hành tŕnh dài, kinh qua những cuộc chiến tự sát và tiêu diệt. Những khái niệm bạo động, khủng bố, cách mạng dường như không c̣n ư nghĩa của điều ác, những mục tiêu dân chủ, độc lập, nhân quyền, tự do cạn kiệt những ư nghĩa về thiện. Thời đại của nghi hoặc có một quá tŕnh vô tận. Trước sự băng hoại to lớn ấy, không chỉ là hiện tượng kinh tế suy thoái toàn cầu, mà cả một cuộc phá sản tư tưởng, khởi sự là ư thức hệ cộng sản.
Trong cuộc khủng hoảng ấy, triết học đi đến đâu? Câu hỏi có quá vô t́nh trước những thảm họa nhân loại đang chịu đựng không? Hay vấn đề cấp thiết, trước một thế giới thiếu sinh lực động năo?
Tiểu luận này sẽ bắt đầu bằng ba chặng:
1/ nh́n lại 100 năm triết học của thế kỷ vừa qua.
2/ những bước ngoặt ở cuối-thế-kỷ.
3/ thời quá độ
1/ nh́n lại 100 năm triết học
Năm 1900: mở đầu một thế kỷ. Die Traumdeutung của Sigmund Freud xuất bản vào năm này, với tầm quan trọng trong việc đóng góp cho khoa tâm lư học (ngự trị qua hai thế kỷ) cũng như trong khoa học mới - phân tâm học - và chính Freud nhận định nó chứa đựng những cái giá trị nhất trong những khám phá ông đă may mắn thực hiện v́ nhận thức sáng suốt như vậy rớt vào số phận một người nhưng chỉ xảy đến một lần trong suốt cuộc đời. Một tác phẩm khác Logischen Untersuchungen của Edmund Husserl cũng xuất bản vào năm này. Mục tiêu của những nghiên cứu nhằm soi sáng những vấn đề cơ bản của lư luận về nhận thức và lĩnh hội phê phán về luận lư như một khoa học.
Freud và Husserl đă mở ra những con đường cho phân tâm học và hiện tượng luận ảnh hưởng trên nhận thức con người trong suốt quá tŕnh của thế kỷ.
Tuy nhiên, trước hết đặt vấn đề nh́n lại 100 năm. Tại sao nh́n lại? nh́n lại thường để kiểm điểm, tổng kết, phê phán những thành quả đắc thủ, những tồn tại, tuy nhiên quá tŕnh không diễn ra trên một cương tuyến liên tục mà có những cách quăng nhảy vọt ( như Bachelard hay Althusser quan niệm, là những bước cắt tri thức). Nh́n lại c̣n hàm ngụ sự khủng hoảng tất yếu khi một thời đại đă cáo chung, đến bước quá độ.
Có thể xác định thời quá độ ? Lấy t́nh h́nh triết học tư tưởng tây phương làm mẫu mực: Nếu như những Nietzsche, Kierkegaard chấm dứt thế kỷ của Hegel trước khi bước chuyển tiếp cho những trào lưu hiện tượng luận, phân tâm học và hiện sinh xác định thế kỷ hai mươi, th́ với sự phê phán chủ nghĩa Mác, hậu hiện đại, hậu cấu trúc luận, sự gặp gỡ giữa triết học (quen gọi là) lục địa truyền thống với triết học Anh-Mỹ (ít ra là sự đối đầu giữa triết học phân tích, chủ nghĩa thực chứng và thuyết hủy tạo) có thể là dấu mốc của thời quá độ.
Có thể xác định thời quá độ v́ chuyển tiếp của thế kỷ, không hẳn theo niên biểu, nhưng những vấn đề đặt ra chưa chứng thực là những dấu hiệu của thế kỷ kế tiếp. Sự kế thừa những di sản của giai đoạn hậu hiện đại, hậu cộng sản, hậu thuộc địa cũng như quá tŕnh tiến hóa hậu công nghiệp đă đưa ra những vấn nạn về sự cáo chung của lịch sử (chỉ khác biệt ở chỗ khủng hoảng của thời hậu thế chiến thứ hai dẫn tới viễn cảnh bi quan về cái chết của con người, c̣n sự khủng hoảng của thời hậu lịch sử là tuyệt lộ của tư tưởng ?)
Như đă chỉ ra ở tiểu đề, một trăm năm triết học. Nhưng triết học nào ?
Ngày nay người ta có thể nói đến triết học châu Mỹ La tinh (ít ra là tư tưởng thời tiền thuộc địa), triết học (falsafâ) Ả rập, triết học Ba tư thời tiền Hồi đến đoàn nhóm sufi, triết học châu Phi. Tuy vậy ảnh hưởng giao lưu văn hóa rơ ràng đă xóa bỏ những phân định, nếu không muốn nói đến là cơ sở tư tưởng vẫn là sự thống nhất giữa những mặt khác biệt. Cho nên khi đề cập đến những vấn đề như những vấn đề trong một triết học, như triết học Nhật bản chẳng hạn, không phải chỉ chuyển nhập từ triết học/philosophia qua tetsugaku, công tŕnh của Nishi Amane, mà là sự thống nhất ngôn ngữ trong tác động thông giao của con người nói chung.
Không thể bỏ qua những cơ hội lịch sử xác định : thế chiến thứ Nhất đánh dấu sự phân hóa cùng cực của nền văn hóa châu Âu, thế chiến thứ Hai với hội chứng Auschwitz thúc đẩy làn sóng di dân từ cựu lục địa sang châu Mỹ làm thay đổi hẳn quan niệm về sự cách biệt giữa hai nền triết học. Những vận động trí thức từ châu Âu đă đem đến nước Mỹ một luồng gió mới như những người siêu thực trong những năm 40, những thành viên của Học viện Nghiên cứu xă hội ở Frankfurt (Institut für Sozialforschung) lưu đày sau khi đảng Quốc xă lên cầm quyền. Trong thời Chiến tranh Lạnh, những hiện tượng samizdat và tamizdat nổi lên tại những xứ sở đảng Cộng sản nắm chính quyền đưa ra một h́nh thức văn chương mới chống lại cái văn chương “chính thống” ở trong nước. Những phong trào giải thực đă hóa giải những lư luận sai lạc về văn hóa khác biệt và tạo điều kiện cho những nền văn chương đa dạng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Sự sụp đổ toàn diện khối Cộng sản Liên Xô và Đông Âu không phải chỉ một sớm một chiều màø là thành quả của một hệ tư tưởng tan ră qua thử thách phê phán.
Tôi không nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về triết học thế giới mà giới hạn vào mộït vấn đề: cơ sở của ư nghĩa hành trạng triết học và trong một thế kỷ vừa kết thúc.
Đặt vấn đề như vậy có thể như hỏi chung cuộc của triết học trong cái chung cuộc của con người và lịch sử.
Cho nên tôi sẽ không phân định những trào lưu tư tưởng như Ludwig Landgrebe, J.M. Bochenski, Mikel Dufrenne hay Paul Ricoeur , chỉ kể một vài tiêu biểu. Tôi chỉ đề ra một số những thảo luận trong quá tŕnh vận động của tư tưởng thông qua những sở cứ triết học và văn chương để thử t́m xem những hạn chế về tri thức của con người trong một thế kỷ. Dường như sự cáo chung của triết học, sự thất lạc của chủ thể, sự vắng mặt của tác giả, cái chết của hiện diện là những ẩn số của một nền tảng siêu h́nh dấu mặt của con người về cả hai bộ diện tri thức luận và bản thể luận ?
Những vận động tư tưởng không phải không hàm ngụ bạo động, nghĩa là muốn biến đổi tự căn để. Cho nên khi chỉ ra con đường hiện tượng luận, Husserl đề xuất một phương pháp giảm trừ ư tượng - eidetische Reduktion - muốn vượt lên khỏi phương pháp quy nạp thông thường của kinh nghiệm khoa học, điều mà ông gọi trực giác như nguyên lư của mọi nguyên lư trong Ideen I :
“Mọi trực giác đă có tự nguyên ủy là cội nguồn chính đáng (Rechtsquelle) của tri thức/daß jede originär gebende Anschauung eine Rechtsquelle der Erkenntnis sei.”
Tuy nhiên vào gần cuối đời, lư tưởng đeo đuổi xây dựng hiện tượng luận một triết học như thể khoa học nghiêm xác của Husserl chỉ như một giấc mộng đă qua (der Traum ist ausgetraumt).
Giấc mộng đă dẫn Heidegger đi vào con đường Hỏi về Hữu đồng thời cũng là Hỏi về Chân lư (Aletheia), khởi từ đó chỉ ra Hữu thể luận cơ bản với nhiệm vụ triệt hủy lịch sử hữu thể luận :
“Vấn đề hữu thể chỉ đạt được tính cụ thể thực khi chúng ta thể hiện sự triệt hủy truyền thống hữu thể/in der Durchführung der Destruktion der ontologischen Überlieferung gewinnt die Seinsfrage ihre wahrhafte Konkretion.”
Hủy triệt căn để đưa đến vấn nạn về quan hệ giữa ư nghĩa về Hữu trong tư tưởng Heidegger với phong trào Quốc xă trong những năm 80. Vấn nạn kéo theo những tranh luận không lối thoát với nhiều khuôn mặt quen thuộc của triết học đương đại.
Ở vào những năm đầu thập niên 20, Nicolai Hartmann đă chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức luận và hữu thể luận khi xác quyết tri thức luận phải xây trên cơ sở hữu thể luận, phân biệt hai phương thức cơ bản của Hữu (Seinsweisen):
“Mọi tính thể (Sosein) cũng như mọi hiện thể (Dasein) có được sự xác định trên cơ sở toàn chuỗi những xác định, và chính những chuỗi xác định này cấu thành toàn bộ thực tại (Realzusammenhang). Đặc tính cô lập của những sự vật cá thể chỉ là trừu tượng. Thế nên cái hiện thực là thực cũng thực sự khả hữu và tất yếu, ngay trong những đặc trưng của nó; nhưng nó có thực khả hữu và tất yếu là trên cơ sở những phức thể điều kiện bao dung ṭan diện của một sắp đặt cấu trúc thực (Realkollokation) trong bất kỳ thời gian nhất định nào/Wie alles Dasein,so hat auch alles Sosein seine Bestimmtheit auf Grund von Determinationsketten, und diese eben sind es, die den Realzusammenhang ausmachen. Isolierte Beschaffenheit eines Einzeldinges ist eine Abstraktion. Was real wirklich ist, das ist auch bis in seine letzen Sonderzüge hinein real möglich und real notwendig; beides aber ist est auf Grund von Bedinungskomplexen, welche die ganze Breite der jeweiligen Realkollokation umfassen.”
Toàn bộ thực tại - ở đó không biệt phân giữa hữu và tính - mở ra con đường cấu trúc luận sau này, cũng như thành tựu trong quá tŕnh và tiến bộ của tri thức khoa học.
Chính nh́n ra quan điểm ấy, vào cuối đời Georg Lukács khi nói đến hữu thể luận đă chỉ ra chính Hartmann là người đầu tiên đưa ra vấn đề h́nh thái sơ cấp của hiện thể là phức thể, cho nên người ta phải nghiên cứu phức thể như là phức thể và phải đi từ phức thể đến những thành tố chứ không phải (như khoa học nói chung tin tưởng) là trước hết t́m ra một số thành tố rồi cấu tạo những phức thể nhất định này từ tác động qua lại giữa những thành tố (das Komplexe das primär Existierende ist, wobei man den Komplex als Komplex zu untersuchen und vom Komplex zu seinen Elementen und Elementarprozessen zu kommen hat - und nicht (wie die Wissenschaft im allgemeinen meint), daß man gewisse Elemente finden muß und aus dem Zusammenwirken der Elemente bestimmte Komplexe aufbaut).
Có thể nói Heidegger như cái gạch nối giữa triết học và văn chương không phải v́ “giai đọan sau” ông đi lư giải những tác phẩm thơ của Holderlin, Trakl hay Rilke, nhưng qua thông diễn học, ông đă phát hiện “Ngôn ngữ là căn nhà của Hữu thể”, và nghệ thuật cũng như triết lư là con đường “khai mở Hữu như một tổng thể chân lư”. Hartmann như cái gạch nối giữa triết học và khoa học khi quan niệm những khoa học tự nhiên không thể đọan ĺa với nền tảng siêu h́nh, trong khi nỗ lực đi t́m những minh chứng khoa học cho những nguyên lư và đa tầng của hữu (Seinsschichten).
Như đă nói ở trên, đề cương của bài viết này đưa ra một cái nh́n tổng quan về ư nghĩa hành trạng của triết học trong một trăm năm, ở đó những mặt đối lập diễn ra :
Những biên giới địa chí như giữa hai nước (chẳng hạn Pháp và Đức, tinh thần nhận thức khác biệt), môi trường trí thức (trong và ng̣ai Đại học, lấy ví dụ trường hợp Marx hay Bergson - tư tưởng Marx khi xâm nhập xă hội đă không ảnh hưởng trong Đại học, triết học Bergson lôi cuốn tầng lớp trí thức ở Collège de France đă không ảnh hưởng tới sự giảng dạy tại Sorbonne), triết học Đại lục châu Âu với triết học Anh Mỹ, tư tưởng Đông phương và Tây phương.
Những biên giới xă hội-chính trị như sự phân cách nhất định giữa mẫu quốc và thuộc địa trong giai đọan thực dân, sự đọan tuyệt thông giao giữa khối Cộng sản với bên ng̣ai (triết học nói chung và triết học Diamat, hủy triệt sự phát triển của những trường phái văn học như chủ nghĩa H́nh thái hay Vị lai..), sự chênh lệch giữa những nước phát triển và Thế giới thứ Ba. Đó là chưa kể đến những mâu thuẫn nan giải về mặt tôn giáo.
Những mặt đối lập kể trên ngày nay phần nào đă hóa giải dựa trên những biến đổi thể chế hoặc giao lưu văn hóa.
Tuy vậy cũng cần phải xác định là những phân định đó chỉ tương đối hoặc biểu kiến v́ xu hướng gọi là triết học Anh Mỹ không hẳn chỉ giới hạn ở ng̣ai đại lục, hay tư tưởng Đông Tây không triệt để khu biệt.
Ngay trên lục địa châu Âu, tư tưởng của Wolfgang Stegmuller, phần lớn xu hướng triết học Phần lan, Ba lan hay Nam tư là triết học phân tích, mặt khác nguồn cội truyền thống thực nghiệm Anh từ lư luận của Frege và những nhà thực chứng Áo, Karl Popper, Wittgenstein và xa hơn là ảnh hưởng của Brentano, Bolzano và Meinong. Ở Pháp trong những năm chủ nghĩa hiện sinh thống trị, những triết gia như Cavaillès, Jules Vuillemin, Gilles Granger vẫn tiếp tục con đường luận lư thực nghiệm mặc dầu khoa luận lư bị coi là thứ yếu. Mặt khác triết học phân tích dựa trên phương pháp phân tích ngữ học cũng như quan niệm ngôn ngữ thường tục là phần sơ cấp của triết học hăy c̣n xa lạ với những ưu tư siêu h́nh đang được coi như tiên quyết. Phải đợi tới giai đọan hậu cấu trúc, một thế hệ mới với những Francis Jacques, Denis Zaslawsky mới đưa những vấn đề của Peirce, Quine, Austin vào cuộc thảo luận. Jacques Bouveresse làm quen với tư tưởng của Wittgenstein, Deleuze và Guattari đến gần với những vấn đề của chủ nghĩa thực dụng trong tác phẩm Mille Plateaux, Paul Ricoeur khi rời châu Âu qua Mỹ đă đưa ra những đối thọai giữa thông diễn học và triết học phân tích .
Mối quan hệ giữa hai nền triết học phương Đông và phương Tây trong thế kỷ này không c̣n xa lạ với nhiều triết gia. Trong Dẫn vào triết học, Karl Jaspers khẳng định:
“Triết học trong phong cách lớn và ṭan bộ hệ thống đă hiện hữu từ hai thiên niên kỷ rưỡi ở phương Tây, Trung quốc và Ấn độ”.
Trong bộ Die grossen Philosophen, ông thảo luận về những nhà tư tưởng lớn như Lăo, Khổng, Thích Ca, Long Thọ bên cạnh những Sokrates, Jesus, Nicolaus Cusanus…
Dẫn lời Jean-Pierre Faye trong La raison narrative, hai tác giả Deleuze và Guattari chỉ ra là những triết gia như những người khách lạ đến từ phương Đông. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phương Đông in dấu ấn đậm nét nơi một nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ này là Martin Heidegger. Trong hai tác phẩm Trên đường tới Ngôn ngữ và Nguyên lư Đồng nhất, Heidegger đă nói đến từ then chốt (Đạo) trong tư tưởng của Lăo tử “có lẽ ẩn trong từ “con đường” Đạo là huyền nhiệm trên mọi huyền nhiệm của Ngôn từ đầy vẻ tư duy…tất cả là Đạo”. Otto Pöggeler, một học giả Đức uy tín chuyên về Heidegger đă chỉ ra là triết học phương Đông nơi Lăo tử và Trang tử đă ảnh hưởng từ sớm vào tư tưởng Heidegger, không phải chỉ qua hai tác phẩm dẫn trên, khi liên kết Logos với Đạo, khái niệm tương hữu (Mitsein) với ngụ ngôn của Trang tử. Một học giả Đức khác, Reinhard May cũng chỉ ra những ảnh hưởng Á đông như Đạo học và Thiền học trong tư tưởng Heidegger trong nỗ lực vượt và hủy triệt truyền thống siêu h́nh học tây phương. Heidegger cũng đă cùng với một học giả Trung hoa, Paul Shih-yi Hsiao cộng tác thử dịch một số chương trong Đạo đức kinh.
Những kiến thức về Đạo học và Thiền học của Heidegger một phần dựa trên những tư liệu chuyển qua Đức ngữ (Thuyết và ngụ ngôn của Trang tử do Martin Buber tuyển chọn xb. năm 1910, Lăo tử của Wilhem xb năm, 1911), mặt khác do sự tiếp cận với những học giả đến từ Nhật như Tanabe Hajime, Kuki Shùẓ, Nishitani Keiji, Yuasa Seinosuke, Tezuka Tomio (nhân vật trong đối thọai với Heidegger luận về ngôn ngữ dẫn nơi trên). Trong hội thảo ở Le Thor, một trong những sở cứ cơ bản của triết học Heidegger là khái niệm Vô (das Nichts), sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của ông đă được định nghĩa như “biểu thị (Kennzeichnung) của Hữu”. Một triết gia lớn nhất của Nhật, Nishida Kitaṛ đă phát biểu trước đó vào năm 1939: Hữu tức vô, vô tức hữu. Tanabe Hajime, Nishitani Keiji là những môn đệ của Nishida Kitaro, nên người ta có thể ngờ rằng Heidegger đă làm quen với tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng Thiền học (tác phẩm chính của Nishida - Hỏi về điều Thiện (Zen no kenkỳu) - đă xuất bản vào năm 1911). Trong tác phẩm này, khi luận về ư thức, Nishida viết “hữu được coi như phát sinh từ vô”.
Biến hóa tương liên giữa triết học chịu ảnh hưởng Tây phương và bắt nguồn từ Thiền học là sự gặp gỡ giữa Đông và Tây trong tư tưởng Nishida. Trong lời tựa tác phẩm từ Hành động đến thị kiến (Hataraku moro kara miru, 1927), ông viết:
“Không cần phải nói cũng thấy là nhiều điều được đánh giá và học hỏi từ sự phát triển của văn hóa tây phương, coi h́nh tượng (eidos) là hiện hữu và h́nh thành là thiện. Tuy nhiên ở cơ sở của văn hóa Á châu đă nuôi dưỡng tiền nhân ta từ bảy ngàn năm qua, có một điều có thể gọi là nh́n h́nh tượng của cái vô h́nh và nghe âm thanh của cái vô thanh…Tôi muốn đưa ra một cơ sở triết lư cho yêu cầu này”.
Thông thường người ta có định kiến là khoa siêu h́nh học không phát triển ở Á đông. Nishida bác bỏ lối nh́n này khi ông khẳng định là “dầu không có khoa siêu h́nh học rơ rệt cũng không có nghĩa là không có tư tưởng siêu h́nh. Khi một nền văn hóa đặc thù phát triển tới mức độ nào đó th́ có thể xét bằng những từ siêu h́nh. Mỗi văn hóa có một cái nh́n về đời sống. Ở cơ sở của nhân sinh quan phải có một lọai tư tưởng siêu h́nh, dầu không được nghĩ đến một cách ư thức”. Khi đi sâu vào những đặc tính của mỗi nền văn hóa, Nishida cũng nh́n ra sự đối lập bổ xung. Chẳng hạn như Ư tượng của Platon là h́nh, nhưng không có nghĩa là h́nh trạng vật lư, theo nghĩa tri giác mà có một ư nghĩa ngược lại, có thể gọi là đối tượng của lư trí, như vậy có thể coi là vô h́nh. Tư tưởng thiên chúa giáo thời trung cổ như Augustin coi thực tại không là một ư tượng mà là một nhân vị, thiên chúa là Nhân vị tuyệt đối,vượt khả năng nhận thức của con người, Thiên chúa là Deus absconditus. Xem như vậy, nếu triết học hy lạp được coi là một triết học về hữu th́ triết học thiên chúa giáo mang ư nghĩa của một triết học về vô.
Kuki Shùẓ, triết gia Nhật được nhắc trong Trên đường tới Ngôn ngữ của Heidegger đă từng dự lớp của Husserl tại Freiburg vào năm 1927 và Heidegger ở Marburg, với tác phẩm Triết học Heidegger (Haideggà no tetsugaku) xuất bản năm 1933 có thể coi như công tŕnh đầu tiên viết về tư tưởng Heidegger. Kuki trong thời gian dừng lại Paris đă gặp một sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm và nói về hiện tượng luận Đức cho người này, về sau trở thành triết gia sáng tạo ra chủ nghĩa hiện sinh Pháp, Jean Paul Sartre.
Chủ nghĩa hiện sinh của Sartre chỉ là một tư trào nổi lên sau năm 1945, bắt nguồn từ hiện tượng luận Đức (mà Kuki thực sự là một người Á đông đầu tiên đă dẫn khởi cho Sartre trước cả R. Aron và Levinas) và triết học hiện sinh Đức với K. Jaspers và M. Heidegger. Khi Sartre đưa ra tuyên ngôn: chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản th́ điều đó chỉ có nghĩa : “con người không là ǵ ng̣ai điều con người tự tạo” (l'homme n'est rien d'autre que ce qu'il se fait). Ông coi đó là nguyên lư thứ nhất của chủ nghĩa hiện sinh, có nghĩa là tính chủ thể. Chính trong chiều hướng này, ông dẫn giải “hiện hữu có trước yếu tính” và hiểu từ Dasein của Heidegger là ”thực tại con người” (la réalité humaine - H. Corbin là người dịch Heidegger đầu tiên tại Pháp đă dùng từ này). Một quan niệm về nhân bản như vậy đă không phản ảnh đúng tư tưởng của Heidegger, nên Heidegger đă phản bác trong Thư về chủ nghĩa nhân bản, coi Sartre chỉ đảo ngược một diễn từ siêu h́nh và thay thế bằng một diễn từ khác. Thật vậy triết học hiện sinh với Heidegger, Jaspers, G. Marcel và M.Merleau-Ponty có chung một số vấn đề cơ bản như vấn đề thân xác, nhập thể, tha nhân trong phản ứng vượt lên trên triết học duy tâm kiểu Kant hay Descartes.
Chủ nghĩa chống nhân bản thực sự là một tuyên ngôn của một tư trào triết lư nổi lên chung quanh thập niên 60 dưới một h́nh thái mới mệnh danh là cấu trúc luận, với những tên tuổi tiêu biểu như Claude Lévi-Strauss, Roland Barthes, Jacques Lacan, Michel Foucault và Louis Althusser trong những lĩnh vực khác nhau. Từ ngữ cấu trúc (structure) bắt nguồn từ tiếng La tinh struere có nghĩa là xây dựng. Ngay trong Sein und Zeit, Heidegger đă dùng từ “cấu trúc quan tâm”(Sorgestruktur) ở đó hiện thể là mục tiêu của tư duy hữu thể, khi đặt định vấn đề t́m hiểu yếu tính của con người có liên hệ cấu trúc với chân lư của Hữu. Có thể nói Heidegger là một trong bốn nguồn suối tư tưởng (Marx, Nietzsche, Freud) của tư trào chống nhân bản này. Michel Foucault trong tác phẩm Những từ ngữ và sự vật (Les mots et les choses) đă đặt vấn đề “con người” chỉ xuất hiện trong tri thức qua ba mặt: ngôn ngữ, đời sống và lao động, nói khác đi chỉ là một phụ tượng trong những khoa ngữ học, sinh học và kinh tế học mới h́nh thành trong thế kỷ 19 và đi đến câu hỏi: một khi những điều kiện tri thức này thay đổi, lúc đó con người cũng cáo chung. Trong những gịng kết tác phẩm, M. Foucault viết “con người có thể bị xóa bỏ giống như một khuôn mặt vẽ trên cát bên bờ đại dương”. Jacques Lacan cũng xác định trong phân tâm học khởi từ Freud “cái trung tâm thực của con người giờ đây không c̣n cùng chỗ như cả một truyền thống nhân bản gán cho nó nữa”. Những quan điểm tương tự có thể t́m thấy ở J. Derrida, J.F. Lyotard hay Louis Althusser.
Luc Ferry và Alain Renaut trong Tư tưởng 68: Luận về chủ nghĩa chống nhân bản hiện đại (La pensée 68: Essai sur l'anti-humanisme contemporain) nhận định rằng triết học Pháp của giai đoạn '68 kiên quyết chọn vị thế chống nhân bản. Lời phê phán này không có ǵ quá đáng và c̣n áp dụng chung cho ḥan cảnh một thế giới ở vào giai đọan phân hóa cùng cực: Chiến tranh Lạnh vẫn ở cao điểm, cuộc chiến Việt nam, cuộc chiến Algérie, cao trào sinh viên tại nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng của Lư luận phê phán (từ những triết gia di dân từ Đức qua Mỹ trong thời Quốc xă như Max Horkheimer, Theodor Adorno và nhất là Herbert Marcuse với tác phẩm Con người một chiều kích/One dimensional Man nhằm phê phán kỹ thuật giảm thăng áp chế của những xă hội công nghiệp trong thời đại kỹ học cùng với hệ tư tưởng thống trị của những nước phát triển cao cấp nhằm nô dịch mọi công dân; quan điểm này thích ứng với nhu cầu sinh viên trong giai đọan này), sự tấn công bằng bạo lực xe tăng của Liên xô vào những nước trong quỹ đạo đang khao khát độc lập dân chủ.
Triết học trong thời kỳ này là triết học khái niệm thay thế cho triết học ư thức để có thể đi tới một học thuyết về khoa học, như Cavaillès tiên đóan trước đó và Deleuze-Guattari sau Nietzsche khẳng định nhiệm vụ của triết học là sáng tạo những khái niệm mới.
Lư luận về một vị thế phi chủ thể phản ảnh trong triết học và văn chương rơ rệt: sự xuất hiện của phong trào Tiểu thuyết mới (Nouveau Roman) ở Pháp ngay từ thập niên 60, phong trào Tiểu thuyết thực nghiệm (Experimental Novels), Phá thể tiểu thuyết ở Mỹ, luận điểm cái chết của tác giả trong phê b́nh văn học nơi những nhà phê b́nh mới như R. Barthes, M. Foucault, Gérard Genette (viết là ẩn dấu, là đeo mặt nạ), thuyết hủy tạo (Deconstruction) của Derrida xâm nhập văn học Mỹ, thuyết quá tŕnh phi chủ thể của L. Althusser nhằm lư giải quan điểm khoa học của Marx đối nghịch với ư thức hệ khi đề ra khái niệm về phương thức sản xuất trong lịch sử.
Một nét đặc thù của thế kỷ hai mươi là phê b́nh luận văn chương trở thành một khoa học - nhà phê b́nh phải trang bị những kiến thức triết học và ngữ học. Cuộc cách mạng Nga 1917 đă dẫn khởi hai nguồn phê b́nh luận văn chương quan trọng: chủ nghĩa H́nh thái với Shklovsky, Eikhenbaum, Tomashevsky, Tynjanov và Mikhail Bakhtin tuy cả hai lư luận này bị áp chế ngay tại đất nước của nó và chỉ phát triển vào nửa thế kỷ sau tại Tây Aâu cùng với sự xuất hiện cấu trúc luận. Đóng góp chủ yếu của cấu trúc luận là khai mở những dấu chỉ, trong vận động văn chương có thể tóm trong một nhận định của nhóm Tel Quel Pháp: Phân tích đến tận cùng, chúng ta không là ǵ hết ng̣ai hệ thống viết/đọc của chúng ta (Nous ne sommes rien d'autre, en derńere analyse, que notre système écriture/lecture).
Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ chứng thực sự thất bại về mặt lư luận qua những bế tắc của Lukács, Althusser và những người một thời tham gia đă từ bỏ như Bourdieu, Baudrillard, J.F. Lyotard, về mặt thực tiễn khởi từ sự sụp đổ bức tường Berlin vào năm 1989 đánh dấu sự sụp đổ ṭan diện chủ nghĩa xă hội.
Chủ nghĩa thực chứng luận lư xuất phát từ trường phái Vienne vào nửa đầu thế kỷ với tham vọng xây dựng một khoa học thuần nhất (Einheitwissenschaft) đă thất bại trong tham vọng lư giải khoa học thay cho khoa học. Mặt khác chủ nghĩa thực dụng khởi từ công tŕnh ngữ học của Peirce, Wittgenstein, triết học về ngôn ngữ thông tục, lư luận ngôn tác (speech act) của John Austin, Searle, Dieter Wunderlich, Utz Maas, lư luận văn bản (texttheorie) của S.J. Schmidt, đến những tranh luận thực chứng trong những công tŕnh của H. Albert, Karl-Otto Apel, Jürgen Habermas, Richard Rorty, Richard Bernstein trong quan niệm thực tại không những được xây dựng về mặt xă tính mà c̣n về mặt ngữ tính, trong khi đi khai phá cấu trúc của ngôn ngữ, tác động và thông giao cũng không ra khỏi những bế tắc của cấu trúc luận. Chỉ có sự khác biệt, đó là nỗ lực trở về chủ thể, như Apel quan niệm “làm mới câu hỏi của Kant về những điều kiện của khả năng và tính giá trị của kiến thức khoa học như là một câu hỏi liên quan đến khả năng của một đồng thuận liên chủ thể về ư nghĩa và chân lư của những câu hay hệ thống những câu”.
Trong chiều hướng đi t́m một kiểu mẫu mới (new paradigm) vào những thập niên cuối-thế-kỷ này, những dự phóng của Michel Serres (liên kết văn chương với những kỹ học mới như thông tin học), Jean Baudrillard (những hệ quả biến đổi của những h́nh thái vật chất và tượng trưng trong khoa học kỹ thuật hiện đại), Bruno Latour (Nghị hội của sự vật: Nếu chúng ta không biến đổi chung cư, chúng ta sẽ không hội nhập những văn hóa khác mà chúng ta không c̣n thống trị nữa vào trong nó, và chúng ta cũng sẽ măi măi không thể thích nghi môi sinh mà chúng ta không c̣n kiểm sóat được nữa. Không phải Thiên nhiên hay Tha nhân trở thành hiện đại mà chính là tùy vào chúng ta có biến đổi đường lối biến đổi của chúng ta.)
Quan điểm này có thể là mối ưu tư của nhiều người trong thời quá độ sang một thiên niên kỷ mới, khi vấn đề cáo chung của triết học hay văn chương không hẳn như cáo chung của lịch sử, hoặc phục hưng của một thời đại Ánh Sáng ở cuối đường hầm của nền văn minh khoa học kỹ thuật hậu hiện đại ?
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân