Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
5
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
2/ những bước ngoặt ở cuối-thế-kỷ (tiếp theo)
Trong những tác phẩm của Lyotard, Heidegger et “les juifs”,1988 không được nhiều nhà chuyên khảo về ông chú ư, dường như chỉ coi là một thái độ trong tranh biện về vấn đề Heidegger và Quốc xă. Song sự vụ Heidegger đối với Lyotard là một yêu cầu cấp bách, như ông viết trong chương 15 sách dẫn trên.
Tại sao vậy? Sự vụ Heidegger/der Fall Heidegger/le cas Heidegger/il caso Heidegger bùng nổ sau quyển sách của Victor Farias Heidegger et le nazisme xuất bản năm 1987 làm chấn động giới học giả ở Pháp, nhất là những nhà triết học theo Heidegger như Jean Beaufret và những học tṛ của Beaufret trước luận án người thày là một người phát thệ của chủ nghĩa Quốc xă. Những tranh biện chia làm hai phe sôi nổi tạo thành hiện tượng 'án xử Heidegger' chỉ ở riêng nước Pháp:
Martin Heidegger (1889-1976), một trong những khuôn mặt quan trọng nhất của triết học đại lục châu Âu ở thế kỷ 20 với tác phẩm thời danh Hữu thể và Thời gian/Sein und Zeit xuất bản năm 1927 vào thời đệ Tam đế/das Dritte Reich (1933-1945) với Đức Quốc xă/Nazi cai trị [đệ Nhất đế/Heilige Rưmische (962-1806); đệ Nhị đế/Deutscher Nation (1871-1918)] ông đă gia nhập đảng và nhận chức Viện trưởng Đại học Freiburg với diễn từ Die Selbstbehauptung der deutschen Universität/Tự quyết/bảo vệ của Đại học Đức ngày 27 tháng Năm 1933, trong khoảng thời gian từ 22 tháng Tư 1933 đến 23 tháng Tư 1934. Sau đó ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy, nghiên cứu đến khi Đức thua trận năm 1945, chấm dứt Thế chiến Hai và Freiburg dưới sự chiếm đóng của quân đội Pháp. Trong cuộc giải trừ Quốc xă, Heidegger bị cấm dạy/venia legenda tại Đại học vào năm 1947.
Sự vụ Heidegger như một triết gia dính líu với chế độ Quốc xă có ǵ mà ầm ĩ? Thật sự, ở mỗi biến động của lịch sử kéo theo biết bao nhiêu là hệ lụy và thân phận con người, kể cả người trí thức. Heidegger cũng là một trong những trường hợp đó. Tuy nhiên, sự vụ Heidegger là một hiện tượng quan trọng trong nửa sau thế kỷ XX v́ nhiều lư do, chỉ kể:
Thời hậu Thế chiến Hai, trong khung cảnh điêu tàn của những Quốc gia dân tộc/Etat-Nation và con người, chủ nghĩa hiện sinh Pháp xuất hiện như một tiếng thở dài - nói như Marx, và trở thành thời thượng trong nhiều lănh vực xă hội. Tư tưởng Heidegger là những khái niệm lo âu/Angst, quan tâm/Sorge, 'thực tại con người/Dasein', hư vô/das Nichts được nói đến nhiều trong sự phát triển tư trào về mặt phổ thông và ảnh hưởng lớn rộng trong giới triết học, như nhà triết học Đức Karl Löwith nhận xét: Sự kiện Heidegger có một quần chúng đông đảo trong giới trí thức Pháp, mà nước Đức hiện tại từ khước, là một triệu chứng đáng chú ư. (bài viết Les implicationg politiques de la philosophie de l'existence chez Heidegger in trong Les Temps modernes, 1946). Trong bốn thập niên sau, một học giả Mỹ Tom Rockmore c̣n đặt câu hỏi: làm sao mà những đầu óc tinh nhuệ và thông minh như những trí thức Pháp lớn lao nhất từ Sartre đến Lacan có thể rơi vào những bẫy ẩn ngữ của một nông dân xứ Souabe, có thể ranh quái, nhưng tự sâu xa là một đảng viên Quốc xă? Họ cũng dựng ông ta là một triết gia Pháp/French philosopher khi chủ trương trong năm mươi năm qua vẫn là một người thày tư tưởng thực sự của tất cả nền triết học Pháp?
Hai phán đoán trên đă được khẳng định trong tác phẩm của nhà tư tưỏng Pháp Dominique Janicaud Heidegger en France xuất bản vào năm đầu thế kỷ XXI trần thuật cả một khung cảnh lạ lùng ảnh hưởng tư tưởng Heidegger thống trị học thuật tư tưởng Pháp (trong 12 chương sách) và những cuộc nói chuyện với hầu hết những nhân vật hàng đầu triết học Pháp hiện đại, như Derrida, Axelos, Courtine, Dastur, Deguy, Escoubas, Faye, Granel, Greisch, Lacou-Labarthe, Marion, Nancy, Munier v.v.. để vẽ lên một 'Heidegger français/Heidegger thuộc Pháp'. Janicaud nhận xét: Khi nhận ra sau chiến tranh, ông không c̣n là tiên tri của xứ sở ḿnh nữa, Heidegger t́m ra niềm an ủy ở người Pháp!
Số đông những nhà tư tưởng, theo hay chống Heidegger, cũng là phải đối diện với cái bóng lớn của Heidegger, huyền hoặc và quyến rũ.
Cho nên không lấy làm lạ một quyển sách Pháp như La philosophie allemande de Kant à Heidegger xuất bản năm 1993 với 9 tác giả (như Dominique Folschgeid/chủ trương, Dastur, Kaplan, Marquet v.v..) viết về triết học Đức từ Kant đến Heidegger dành những chương chính cho Kant, Fichte, Schelling, Hegel, Kierkegaard (?), Schopenhauer, Marx, Nietzsche, Husserl, Heidegger, nói qua về Bolzano, Brentano, Frege, Dilthey, Weber, Simmel, Cassirer, Scheler, Jaspers và không một ḍng về Eucken, Rickert, Lask, Natorp, Nicolai Hartmann v.v.. thật xuẩn động như một số lớn những sách lịch sử triết học.
Cuộc chiến giữa hai phe bênh và chống ở Pháp vào cuối thế kỷ lại sôi nổi trong học giới Mỹ, mặc dầu Heidegger đă qua đời từ mấy thập niên trước: Ở Pháp, những quyển sách phê phán Heidegger liên hệ với chủ nghĩa Quốc xă đáng kể như L'ontologie politique de Martin Heidegger, 1988 (lần xuất bản đầu vào năm 1975) của Pierre Bourdieu xem tư tưởng của Heidegger như một 'hữu thể luận chính trị tiêu cực', Le piège, la philosophie heideggerienne et le nationalsocialisme, 1994 của Jean-Pierre Faye chỉ ra tư tưởng Heidegger thao tác trong ḷng chủ nghĩa Quốc xă, Heidegger, l'introduction du nazisme dans la philosophie, 2005 của Emmanuel Faye xuất hiện vào đầu thế kỷ 21 này, lấy đối tượng là tranh luận rộng răi trên trường quốc tế, từ chính tác phẩm của Heidegger trong toàn bộ/Gesamtausgabe, kể cả thư từ gửi cho vợ là Elfride (“Mein liebes Seelchen!”, Briefe Martin Heideggers an seine Frau Elfride 1919-1970),
tác phẩm của những người Quốc xă khác (như Baeumler, Fischer, Jünger, Schmitt, Wolf, v.v..), những biên khảo biện hộ cho Heidegger của J. Beaufret, F. Fédier, E. Nolte v.v.., những phê phán Heidegger của Th. Adorno, G. Anders, J. A. Barash, V. Farias, J.-P. Faye, D. Losurdo, A. Münster, H. Ott, T. Rockmore, R. Wolin v.v.. nhằm rọi chiếu những tia sáng mới về chủ trương bài xích do thái tự nội tạng/antisémitisme viscéral của chính nhân vật Heidegger, như E. Faye xác định nhằm minh chứng vấn đề theo Quốc xă của Heidegger không chỉ nhằm chiêu họa chính trị của con người mà cả những cơ sở trong giảng dạy và tác phẩm của Heidegger, chủ nghĩa Quốc xă ăn sâu trong căn để sách vở của ông.
Phản ứng lập tức đối với thái độ hợp tác chế độ Quốc xă của Heidegger thật ra đă có ngay từ những người bạn ông như Karl Jaspers ngay từ trước thế chiến, hay những học tṛ cũ của ông, như Karl Löwith (Heidegger - Denker in dürftiger Zeit, 1953), Herbert Marcuse (A Dialogue in Letters 1947-1948 trong Technology, War and Fascism, edited by Douglas Keller, 1998) đ̣i hỏi Heidegger lên tiếng về sự vụ này. Vào năm 1953, một nhà triết học trẻ tuổi Jürgen Habermas (sinh năm 1926) điểm sách Đưa vào siêu h́nh học/Einführung in die Metaphysik đă gây tranh luận chung quanh việc cho in lại giáo tŕnh giảng dạy này từ 1935, trong đó vẫn giữ lại lời ca ngợi chân lư nội tại và vĩ đại cvủa phong trào chủ nghĩa Quốc xă.Năm 1962, Guido Schneeberger kết tập những bài viết liên hệ cho xuất bản Nachlese zu Heidegger, Dokumente zu seinem Leben und Denken.Một năm sau khi Farias xuất bản quyển sách dẫn trên, Hugo Ott xuất bản Martin Heidegger, Unterwegs zu seiner Biographie, 1988 một thiên hành trạng về tư tưởng Heidegger làm cốt lơi cho phong trào Quốc xă.
Hai quyển sách của Farias và Ott thực sự đă gây tranh luận , như Wolin nhận xét khi tư tưởng Heidegger sinh động trở lại sau khi hai tư trào hiện sinh và cấu trúc luận tàn tạ trên diễn đàn trí thức. Chương French Heidegger Wars trong sách The Heidegger Controversy Richard Wolin xuất bản năm 1993 tŕnh bày những cuộc bút chiến giữa hai phe biện hộ và luận án Heidegger trong sự vụ Quốc Xă.
Cùng thời điểm này, những công tŕnh khác như On Heidegger's Nazism and Philosophy, 1992 của Tom Rockmore ngay trong đề từ đầu sách dẫn Thomas Sheehan: Vấn đề xét lại sự tham dự của Heidegger vào chủ nghĩa Quốc xă trước tiên không phải là đẩy phán đoán vào quá khứ. Cũng không phải phát sinh từ một ham muốn, như có lần Heidegger đă dẫn là nhằm đả kích con người v́ không thể đả kích tác phẩm của ông. Thật ra trái ngược lại. Vấn đề rơ ràng là chọn lọc tác phẩm xem cái ǵ c̣n có giá trị với cái ǵ không có giá trị. Để làm điều đó, người ta cần đọc lại tác phẩm của ông - đặc biệt là không phải chỉ kể những tác phẩm từ năm 1933 trở đi - với sự chú ư nghiêm xác vào phong trào chính trị mà chính Heidegger chọn để liên kết tư tưởng của ông. Nếu không làm như thế, tôi tin rằng rốt cuộc không hiểu ǵ về ông cả.
Tuy phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng triết học và chủ nghĩa Quốc xă của Heidegger có thể hiểu được như một chuỗi ba khúc quanh: sơ khởi dựa trên triết học của ông với chủ nghĩa Quốc xă như đă hiện hữu trong đó có những nhân tố xă hội, chính trị, lịch sử kể cả ư thức hệ dân túy kiểu Đức với triết học về Hữu của Heidegger, khúc quanh thứ hai tách rời chủ nghĩa Quốc xă hiện hữu khi Heidegger nhận ra thất bại trong nhiệm vụ Viện trưởng, và khúc quanh thứ ba tuy vẫn dựa trên việc chấp nhận về mặt cá nhân cũng như triết học, định mệnh hiển hiện của tinh thần dân túy Đức, hướng về một h́nh thái lư tưởng của chủ nghĩa Quốc xă mà ông không bao giờ ngảnh mặt và chấp nhận này ảnh hưởng đến tiến hóa sau này trong lư luận về Hữu của ông, Rockmore chỉ đi đến một kết luận: nếu không xét đến chủ nghĩa Quốc xă trong lư giải tư tưởng triết học và 'hậu triết học' của Heidegger th́ người ta chỉ cố gắng thân thiện với Heidegger hơn là với chân lư, rốt cuộc đă tự xa rời quan tâm đến chân lư.
James F. Ward viết Heidegger's Political Thinking, 1995 có tham vọng lư giải triết học chính trị của Heidegger để minh chứng tư tưởng chính trị Heidegger vượt lên trên việc nhập cuộc chính trị của ông. Miguel de Beistegui trong Heidegger & the political, 1998 xác định đây là quyển sách đầu tiên thuộc loại này được xuất bản ở nước Anh, vốn nổi tiếng thù nghịch với triết học châu Âu hiện đại, không nói tư kiến về những nhà tư tưởng đă có thời mang thẻ đảng viên Quốc xă. Trong chương 6, với tiêu đề And into Silence, Miguel de Beistegui mở đầu viết: Heidegger vẫn giữ im lặng. Ông không nói một tiếng nào về sự biến vẫn luôn gắn liền với sự man rợ Quốc xă. Ở một chỗ khác, ông viết tiếp: Heidegger, nhà tư tưởng của hoài niệm, không dành một khoảng nào cho kỷ niệm và ai điệu hàng triệu người tan vào mây khói. Sự im lặng của Heidegger nói lên như một vết thương mở toang. Niềm im lặng này tỏa ra một bóng đen hầu như không thể chịu nổi trong tư tưởng Heidegger.
Im lặng ở đây để chỉ sự biến ḷ thiêu người Do thái trong những trại tập trung, đến Auschwitz. Im lặng, là tiêu đề một quyển sách trước đó của Berel Lang Heidegger's Silence xuất bản năm 1996: vấn đề Do thái.
Trước khi trở lại vấn đề này đă nói ở trên với quyển sách của Jean-François Lyotard, sự vụ Heidegger chỉ ra một số nan đề đáng xét: những nguồn từ Platon trong quan điểm chính trị của Heidegger, giai thoại trở về từ Syracuse, nói theo Gadamer 'Zurück von Syrakus', quan điểm phán xét khoa học kỹ thuật, cái nh́n mỹ học thời hủy triệt hay hậu/hiện đại (?) v.v..
Trong những biện hộ cho Heidegger, Jacques Taminiaux trong tham luận Les sources platoniciennes des vues politiques de Heidegger (trong tác phẩm nhiều người viết về Heidegger do Maxence Caron chủ biên, xuất bản năm 2006) luận rằng người đọc bản văn chính trị ai cũng biết đến là diễn từ nhận chức Viện trưởng 1933 nếu đem so với những chứng từ phổ biến khác của Quốc xă hẳn ngạc nhiên là không hề có dấu tích nào trong những đề từ của Heidegger có tính xây đắp chế độ toàn trị đang h́nh thành, kể cả về mặt hệ tư tưởng. Luận điểm này đồng vọng với nội dung thư của Heidegger gửi cho Marcuse, liên quan đến sự vụ 1933, Heidegger bày tỏ kỳ vọng chủ nghĩa Quốc xă là một cách tân về mặt tinh thần cho đời sống trong toàn bộ, một ḥa giải những đối kháng xă hội và giải thoát hiện thể tây phương khỏi nhũng hiểm họa của chủ nghĩa cộng sản.
Một sai lầm khác về giai thoại trở lại từ Syracuse, nhằm nói đến việc Platon thời cổ đại từ Syracuse trở về Nhă điển sau thất bại ứng dụng chính trị thuyết của ông với bạo chúa Denys cũng không so sánh với Heidegger ở đây, khi từ nhiệm Viện trưởng v́ vai tṛ hạn chế của ông khi tham gia Quốc xă.
Một sai lầm khác đến từ Jean Beaufret (tông đồ thừa sai của Heidegger tại Pháp) trong thư gửi cho Robert Faurisson (1978-1979) bày tỏ đồng t́nh với ông này trong luận thuyết cho rằng dưới thời Hitler không hề có những trại tập trung và không có việc tiêu diệt người Do thái, ḷ thiêu người chẳng qua chỉ là 'một giáo điều lịch sử có tính gây hấn toàn diện biểu thị cho chủ nghĩa giáo điều'. Luận thuyết này được Roger Garaudy lập lại (sau khi bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Pháp) quay sang theo Hồi giáo cực đoan.
Heidegger et 'les juifs' của Lyotard xuất bản năm 1988 dễ khiến liên tưởng đến hai quyển sách nói trên của Berel Lang và Miguel de Beistegui, cùng nói đến sự im lặng của Heidegger trước thảm trạng Holocaust hủy triệt người Do thái. Tom Rockmore và Richard Wolin trong khi luận về sự vụ Heidegger tại Pháp cũng đồng hoá quan điểm của Lyotard với Lacoue-Labarthe, Derrida và Nancy khi cho là những nhà tư tưởng Pháp này gặp nhau về quan điểm đối với chủ nghĩa nhân bản, nói khác đi xu hướng chống nhân bản, quan niệm chủ nghĩa chủng tộc và bài Do thái tự cơ bản là một 'chủ nghĩa mỹ học dân tộc', quan hệ giữa 'chính trị' và 'giả tưởng'.
Thật sự, Heidegger et 'les juifs' của Lyotard gồm hai phần: từ chương 1 đến chương 14 là phần luận về 'les juifs' - viết chữ thường, như một danh từ chung, như Lyotard xác định, không để chỉ một dân tộc, một quốc gia, danh xưng số nhiều mang ư nghĩa không là một h́nh tượng, hay một chủ thể chính trị (phục quốc Do thái/Sionisme), tôn giáo (Do thái giáo/Judaisme), hay triết học (Do thái), đặt trong dấu ngoặc để phân biệt với người Do thái thực/Juifs, bởi châu Âu không biết xử sự sao với người Do thái thực: Cơ đốc giáo muốn họ trở lại đạo, các vương quốc trụ xuất họ, các nền cộng ḥa đồng hóa họ, Quốc xă tiêu diệt họ. 'Les juifs' ở đây của Lyotard là đối tượng của một bài xích mà đặc biệt, là người Do thái trong thực tế mang tai họa.
Phần thứ hai từ chương 15 đến chương 25 viết về chủ đề Heidegger, mang tính tham dự vào cuộc tranh luận ở Pháp, của riêng người Pháp (như ông viết: L'affaire Heidegger est une affaire 'française'), v́ những vấn đề nêu ra tranh căi ở bên này sông Rhin, của những người theo Heidegger hay phê phán Heidegger.Ông gọi sự vụ này khẩn cấp, bị thúc bách phải nghĩ đến v́ sự biến xẩy ra trước khi người ta có thể nghĩ đến nó. Một, phải nh́n nhận quan trọng của tư tưởng Heidegger, nếu không sự vụ này chỉ b́nh thường, hai là Heidegger liên can đến Quốc xă không phải là dật thoại mà có những chứng từ, có thể nghe thấy trong tĩnh lặng của những bản văn, ba là một nan giải nếu lư luận: nếu là một nhà tư tưởng lớn, vậy không thể là đảng viên Quốc xă, nếu là một người theo Quốc xă, vậy không là một nhà tư tưởng lớn, sau cùng là người ta không thể thỏa măn với việc nhận biết đơn giản là có sự đồng hiện của hai khuôn mặt Heidegger, một khả kính và một thấp hèn, làm sao điều trị tách rời.
Những tranh luận tham dự sự vụ Heidegger của Lyotard sẽ không bàn đến ở đây, v́ liên hệ nhiều mặt, trong một tranh căi triền miên không lối ra. Chỉ nói đến một nghịch lư: nhà thơ Do thái trẻ tuổi Paul Celan đáp lời mời viếng thăm của Heidegger, đă hy vọng một lời nói ra tự sâu trong tim/mit einer Hoffnung auf ein kommendes Wort im Herzen - Lyotard diễn tả thất vọng ấy trong những ḍng cuối: 'Celan' không phải là khở đầu hay kết cuộc của Heidegger, nó chỉ là cái không có của ông, cái thất lạc trong ông, cái ông thiếu, và ông không có cái thiếu này.
Những luận điểm riêng của Lyotatrd nêu ra trong phần thứ nhất, không có trong cùng việc luận vấn đề do thái của những người khác là: một chính trị về quên lăng. Ông tự hỏi: tại sao Heidegger nêu ra vấn đề quên lăng Hữu như cơ sở của tác phẩm Sein und Zeit song lại không biết đến vấn đề chính trị của quên lăng, hàm ngụ một kư ức. Lyotard đồng t́nh với Lacoue-Labarthe trong nhiều năm đă theo đuổi vấn đề triết học về chính trị quên lăng này, và chỉ ra tội ác của chính trị này không chỉ nằm trong việc theo chủ nghĩa Quốc xă của nhà Viện trưởng Đại học Freiburg , mà chính trong im lặng trước việc người Do thái bị tiêu diệt , niềm im lặng theo đuổi tới cuối đời của nhà tư tưởng từ Todtnauberg. Cái nghịch lư và cũng là nhục nhă ở chỗ: tại sao một tư tưởng đă dâng hiến tận tụy cho việc hồi niệm sự quên lăng Hữu thể trong mọi tư tưởng, mọi nghệ thuật, mọi biểu hiện của thế giới, làm sao nó có thể không biết đến tư tưởng về 'les juifs', có nghĩa là thân phận, theo một nghĩa nào đó, nghĩ, cố nghĩ đến , không ǵ khác hơn chính sự kiện này. Cho nên chủ nghĩa bài Do thái của Tây phương, theo Lyotard không nên lẫn lộn với việc bài ngoại, mà chính là một trong những phương tiện của guồng máy văn hóa ràng buộc và biểu hiện khủng cụ nguyên ủy. Việc tàn sát (nhân) này cố t́nh nhắm không để lại dấu vết, kư ức, và thông qua nó chứng thực có cái không thể nghĩ đến, thời gian đánh mất vẫn c̣n đó, một phát giác không bao giờ tự giác song tồn tại đó, sự lầm than.
Lyotard viết:
- Bọn SS [mật vụ Quốc xă] làm đủ mọi điều có thể để xóa bỏ mọi dấu vết của tiêu diệt.
- 'Chính trị' tiêu diệt không có thể biểu hiện trên sân khấu chính trị. Nó phải bị lăng quên.
- Triết học như một kiến trúc bị tàn phá, song một bản viết về những đổ nát ǵn giữ cái bị quên lăng mà người ta cố t́nh quên bằng cách giết nó, tiến trong chiều hướng bất niệm thông qua hủy triệt biểu tượng và chứng nhân, 'les juifs'.
- Nghệ thuật và viết có thể khiến sự im lặng phải được nghe, trong tiếng động và bằng mọi phương tiện của nó, có thể tạo tiếng động này, làm gia bội và trung tính hóa những chữ, v́ nó đă là một im lặng, chứng thực cho niềm im lặng khác, một niềm im không nghe thấy.
Những sự biến diễn ra trong quang cảnh thế giới hiện đại có khác ǵ?
Chỉ cần nh́n trong những chế độ toàn trị, như Trung Cộng, Việt nam, Myanmar, những thế lực khủng bố diễn ra một chính trị quên lăng.
Nhà văn lưu đày Milan Kundera trong những tiểu thuyết cuối thập niên 70 của thế kỷ trước đă mô tả con người sống dưới chế độ cộng sản trong thế giới của Quên lăng, nhân loại bị đe dọa đánh mất lịch sử , chuyên chính muốn tước đoạt trí nhớ của con người (Xem Văn chương và Lưu đày, 1985).
Từ sự việc nhỏ, như nhà cầm quyền Hà nội đ̣i đục bỏ những bia kỷ niệm đánh dấu cuộc vượt biên vĩ đại tai những trại tỵ nạn, biểu lộ nỗi sợ hăi kư ức lịch sử một cách hèn hạ của tập đoàn chính trị, tới việc tập đoàn Miên cấu kết tŕ hoăn việc xét xử những tội phạm diệt chủng, mà Tuol Sleng là một chứng tích , đến những phá hoại di tích văn hóa của những tập đoàn cuồng giáo , chỉ ra quyền lực xung đột với 'những thân phận lưu đày' mà Lyotard mệnh danh là 'les juifs'.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân