Đặng Phùng Quân
triết học nào cho thế kỷ 21
- 35 -
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Trong nửa sau thế kỷ XX, một số những nghiên cứu nhằm tranh biện và đề ra hướng đi mới trong lănh vực triết học về khoa học. Xu hướng này mệnh danh là nghiên cứu khoa học như một dịch vụ xă hội, không chỉ nhằm nói đến những khoa học trong lănh vực nhân văn mà cả trong lănh vực tự nhiên. Những công tŕnh gọi là xă hội học của khoa học, hay nhân học của khoa học. Tiêu biểu cho xu hướng này là Michel Callon và Bruno Latour. Phản ứng của những nhà khoa học khác là nêu ra vấn đề quan ngại về tính cách siêu khoa học của lĩnh vực xă hội học khoa học này (Isabelle Stengers hỏi: Xă hội học là một khoa học, và trong thời cơ này, là một khoa học có tham vọng trở thành một siêu khoa học, giải thích tất cả các khoa học khác?).
Personal Knowledge, Toward a Post Critical Philosophy của Michael Polanyi xuất bản năm 1958, The Structure of Scientific Revolutions của Thomas Kuhn xuất bản năm 1962 là những tác phẩm dưới góc nh́n khoa học quan hệ với xă hội đời sống con người. Như trong lời tựa sách của Polanyi đă viết: Khoa học, quan niệm như thể hiểu biết thiên nhiên, dường như liên kết với khoa nhân văn, dựa trên sự hiểu biết về con người và vĩ đại của con người...Ngụ cư là hữu nhập thế [như quan niệm của Heidegger, mà Polanyi minh danh ở đây]. Mỗi hành vi của nhận thức ngầm hướng dẫn hiện hữu, tái điều khiển, kư kết tham dự của chúng ta trong thế giới..Chúng ta phải lư giải lại những quan sát đó bây giờ dưới dạng cấu trúc cụ thể hơn của nhận thức ngầm này.
Với Thomas Kuhn, sau khi đọc Entstehung und Entwicklung einer wissenschaftlichen Tatsache/h́nh thành và phát triển một sự kiện khoa học của Ludwik Fleck giúp ông có những ư niệm về xă hội học của cộng đồng khoa học. Theo Kuhn, khoa học thường thức, hoạt động mà trong đó phần đông các nhà khoa học tiêu hao phần lớn thời gian, đă được xác định trên sự thừa nhận là cộng đồng khoa học biết thế giới giống cái ǵ. Trong chương V nói về vai tṛ ưu tiên của dạng thức, Kuhn giải thích: nhiều nhà khoa học có thể đồng ư là một Newton, Lavoisier, Maxwell, hay Einstein đă đề ra một giải đáp về bề mặt có vẻ vĩnh viễn cho một nhóm những vấn đề c̣n tồn tại và vẫn không đồng ư đôi khi không nhận thức, về những tính cách đặc thù trừu tượng tạo cho những giải đáp đó có vẻ vĩnh viễn. Nghĩa là họ có thể đồng ư về đồng nhất cho một dạng thức mà không đồng ư, hay cả toan tính tạo ra, một lư giải toàn diện hay thuần lư nó. Thiếu một lư giải chuẩn hay một giản lược được thỏa thuận về những quy luật cũng không ngăn cản nghiên cứu được hướng dẫn về dạng thức. Khoa học thường thức có thể được xác định một phần do kiểm tra trực tiếp những dạng thức, một quá tŕnh thường được trợ giúp song không phụ thuộc vào định thức hóa những quy luật và gỉa định. Quả thực, hiện hữu của một dạng thức không cần thiết hàm ngụ một bộ quy luật hiện hữu.
Kuhn xác định Polanyi trước đó đă khai triển đề cương tương tự, khi lư luận về sự thành công của nhà khoa học phụ thuộc vào 'nhận thức ngầm', nghĩa là thủ đắc qua thực tiễn, không hẳn tiết hợp. Trong chương 6 sách dẫn trên, Polanyi từng nêu ra khẳng định của một lư thuyết khoa học vĩ đại phần nào đó biểu hiện sự thích thú, một thành phần của nó là vẻ đẹp, chủ yếu vào niềm tin lư thuyết là đúng (không động vật nào khác có thể cảm nhận được vẻ đẹp trí thức của khoa học). Fleck khi dẫn nhập lư luận về phong cách và tính tập thể tư tưởng muốn chỉ ra một số thành tố cơ bản của tri thức khoa học được chấp nhận dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh xă hội-văn hóa mà tập thể nhà khoa học sinh hoạt. Tri thức khoa học cơ bản là cộng đồng khai triển, điều ông gọi là tư duy tập thể/Denkkollektiv hơn là do nghiên cứu cá thể và phong cách tư duy/Denkstil được xác định như thể tri giác được hướng dẫn, tương ứng với sự đồng hóa về mặt tinh thần cũng như khách quan vào cái được tri giác, trong hệ thống những điều tin chung cho mọi thành viên trong tư duy tập thể. Fleck là một trong những người tiên khu của xă hội học về khoa học.
Bruno Latour (sinh năm 1947, người Pháp dạy ở Institut d'études politiques de Paris và nhiều đại học khác về khoa học chính trị) chịu ảnh hưởng của Michel Serres và Gabriel Tarde, cùng với Michel Callon là những người chủ trương xă hội học về khoa học. Theo Latour trong Science in Action 1987 (dịch lại sang Pháp ngữ La science en action- Introduction à la sociologie des sciences 1989) khẳng định khoa xă hội học về khoa học tồn tại, kết hợp với lịch sử xă hội về khoa học kỹ thuật, song không thể lẫn lộn với xă hội học về những nhà bác học, khảo về nghiệp vụ, tưởng thưởng, v.v.. của họ, hay nhằm giải thích sự sai lầm, ư thức hệ, hay những mặt xă hội của chân lư khoa học. Xă hội học về khoa học gắn liền với lao động trí thức, biến đổi tư tưởng thành một thực tiễn tập thể, phân bố và định vị. Hơn nữa, xă hội học về khoa học không hạ một sự kiện xuống theo tùy tiện xă hội, mà nâng một sự kiện không thuộc con người (v́ xă hội không phải cấu thành về mặt xă hội mà cấu thành với những đối tượng, với những cái không thuộc con người) khi đưa nó vào những liên kết mới trong ḷng tập thể. Dự tŕnh xă hội học về khoa học bao gồm những văn bản khoa học, pḥng thí nghiệm, máy móc, những mạng ngắn hạn và dài hạn, những trung tâm tính toán.
Những tranh luận về quan hệ giữa công đồng khoa học với môi trường chính trị xă hội, từ cách mạng dạng thức chỉ ra sự tiến bộ khoa học theo Kuhn, hay nghiên cứu khoa học được phong phú nhờ vào một nhận thức ngầm (nhập cuộc bao gồm không những tri năng, mà cả tri giác, đam mê, tin tưởng) theo Polanyi đến lănh vực “khoa học, kỹ thuật và xă hội” theo Latour thực sự hiện hữu phát triển khởi từ một cốt lơi của những vấn đề và phương pháp chung. Stengers trong L'invention des sciences modernes 1993 nhận xét không những sự hiện hữu của xă hội cho cộng đồng khoa học những phương tiện hiện hữu và làm việc, mà những tân kỹ đặc thù khác đánh dấu bốn thế kỷ khoa học hiện đại ở châu Âu: công nghệ, Nhà nước, quân đội, thương mại đă đi vào lịch sử những cộng đồng khoa học dưới danh nghĩa là những nguồn tài trợ và hưởng thụ phúc lợi. Nghị hội của sự vật/Parlement des choses như Stengers nhắc lại khái niệm mà Latour sử dụng (với c/ảnh tượng kỳ khu như thảo luận về lỗ hổng Ozone), theo Stengers làm nổ lên một “biến thể” tức thời khai triển hiện tại dưới hiệu quả của một tương lai với những yêu cầu vô bờ bến. Nó gợi lên những vấn đề ở đó ngự trị những giải pháp, cấu tạo một khái niệm theo ư nghĩa của Deleuze-Guattari là “sáng tạo những khái niệm kêu gọi tới một h́nh thái tương lai, một miền đất mới và một dân tộc chưa hiện hữu”. Hai nhà tư tưởng này xác định: “chúng ta không thiếu thông giao, trái lại c̣n dư thừa là đằng khác nữa, chúng ta thiếu sáng tạo. Chúng ta thiếu sự để kháng hiện tại”. Stengers nhận xét Nghị hội sự vật không thuộc về tương lai, như một không tưởng phải được thực hiện: nó thuộc hiện tại như thể vec-tơ của chuyển biến hay “kinh nghiệm của tư tưởng”, nghĩa là như công cụ của chẩn đoán, của sáng tạo và để kháng.
Nghị hội sự vật đề ra một thách đố, không những đối với những “phát kiến”, “cách mạng” sự vật trong quá khứ, từ hậu duệ của Galilée, Darwin, Marx, Freud mà ngày nay đa số những cải cách kỹ thuật-xă hội tác động lên sự vật theo nhiều phương thức khác nhau, tạo ra một sai chậm giữa sự vật như được nói đến với biểu tượng khoa học của chúng. Stengers xem sai chậm này hàm ngụ mọi cách tân tự sâu xa ở trên một mạo hiểm.
Song triết học thực sự đang ở trước mạo hiểm của khoa học? Tác động của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng thiết thân vào đời sống con người, nhất là trong thời đại thông tin/Information Age hiện tại chỉ ra nhiều mặt: đặc biệt là khủng hoảng của tự ngă và thế giới sinh thái. Vấn đề không chỉ ở việc phát triển những bộ môn nghiên cứu như sinh triết học/biophilosophy, địa triết học, sinh thái triết học hay biến chuyển của thực tiễn khoa học (cụ thể là phụ thuộc vào những quyết định chính trị, tài chính và kỹ thuật học) và tiến bộ khoa học (thế giới ảo hay đa thế giới?). Xă hội công nghiệp có thể được biểu thị qua xe hơi, c̣n xă hội hậu công nghiệp biểu thị qua máy điện toán, có chức năng sản xuất, phân bố, tiến hành thông tin. Sự biến kinh tế toàn cầu suy thoái là chỉ dấu khủng hoảng của thời đại thông tin, song sự tŕ trệ của tiến bộ khoa học thực sự đă đánh dấu ở vào lúc quan hệ khoa học và chính trị không thể tách rời, khu biệt với thời đại Galilée ở quan hệ lệ thuộc khoa học vào tôn giáo. Một tài liệu như Hitler's Uranium Club 2001 về chương tŕnh hạt nhân thời Quốc xă, nhà khoa học Robert Oppenheimer chứng kiến trái bom nguyên tử đầu tiên nổ ở Trinity vào ngày 16 tháng 7, 1945 (khi những nhà khoa học Đức Quốc xă đang bị an trí ở Farm Hall), và trái bom nổ ở Hiroshima ngày 6 tháng 8, 1945 (đánh dấu “kẻ hủy diệt thế giới”) đến mối đe dọa nguyên tử hiện tại trên t́nh h́nh quốc tế, mâu thuẫn nan giải về ô nhiễm và hiệu quả nhà kính, vài điển h́nh tiêu biểu đó chỉ ra “khủng hoảng khoa học” không c̣n giới hạn ở châu Âu như thời đại Husserl, những ở khắp toàn cầu, có thể xem như bất lực của khoa học trước chính trị. Tại sao vậy? Tiến bộ khoa học lẽ ra được thúc đẩy trên những lănh vực chưa khai phá, như chương tŕnh thám hiểm và di trú không gian, giải quyết vấn đề địa cầu bị hâm nóng, khai thác tài nguyên mới về năng lượng, thực phẩm v.v...là những yêu cầu bức thiết của sự tồn tại nhân loại song chắc chắn là những dự kiến không tưởng trong một thế giới tha hóa đầy phản lư. Những công tŕnh vị lai học như của Daniel Bell, Alvin Toffler v.v... dường như những tiểu thuyết khoa học-giả tưởng, tuy nhiên thế giới của tri năng nhân vi/world of artificial intelligence là thế giới hiện thực: phát sinh, điều khiển, thông tin tự động qua hệ thống điện toán là sinh hoạt thường trực trong đời sống hàng ngày trên toàn cầu.
Chính trong chuyển biến kỹ thuật học [không phải khoa học thuần túy, cho nên có những vấn nạn đề ra liên quan tới kỹ thuật học, như Heidegger trong thuyết tŕnh tại Viện đại học kỹ thuật München vào 1955 Die Frage nach der Technik nhận định: ở bất kỳ nơi nào ta vẫn c̣n không tự do mà bị trói buộc vào kỹ thuật, dù ta có nhiệt t́nh công nhận hay từ chối nó cũng vậy thôi] đă làm thay đổi mọi lối nh́n và những phạm trù kinh tế chính trị trong xă hội công nghiệp hiện đại, mà người ta cũng xét xem vị thế của triết học trước mạo hiểm khoa học. Một là mọi khoa học phân sáp nhất định với triết học? Hai là triết học như một tri thức luận giới hạn trong phân tích cấu trúc luận lư trong những lư thuyết khoa học? Ba là triết học giản lược trong triết học đạo đức?
Khi đặt định mối quan hệ ấy dường như không đơn giản, nếu ta phân tích đến kỳ cùng ma trận những khái niệm: chẳng hạn sự “phân sáp” hay “đoạn tuyệt” có ư nghĩa ǵ nếu như xét về mặt bổ xung giữa triết học và khoa học; ngay “đạo đức” và “luân lư” có khác biệt hay không [chẳng hạn Ricœur trở lại vấn đề này ở hội luận vào đầu-thế-kỷ
trong thuyết tŕnh De la morale à l'éthique et aux éthiques nhận xét về mặt ngữ nghĩa không giúp ích ǵ, v́ một đằng lấy từ tiếng La tinh, một đằng từ tiếng Hy lạp, mà cả hai đều thuộc lănh vưc chung về phong tục]. Catherine Chevalley (sinh năm 1951, chuyên khảo triết học khoa học và vật lư học hiện đại như Bohr, Heisenberg) trong tham luận La philosophie au risque des sciences (in trong Un siècle de philosophie 1900-2000 x.b. năm 2000) nhận xét có một vấn đề không được để ư tới trong những diễn ngôn luận về quan hệ giữa triết học và khoa học, đó là ư nghĩa của khủng hoảng của cả hai lư niệm khoa học và triết học trong thế kỷ 20, cần phải đặt thành vấn đề cũng như xét xem biến chuyển về xác định bản chất của triết học và bản chất của những khoa học thực nghiệm đang hoạt. Khủng hoảng thứ nhất là vấn đề thống nhất của vật lư học (biểu hiện nơi xu hướng duy thực khoa học như Sellars, Ellis, Putnam nhằm thống nhất vật lư học vào một lư thuyết phổ cập, ngược với xu hướng chống duy thực quan niệm một định thức hoá như vậy chỉ là ảo tưởng) đ̣i hỏi biến đổi khái niệm đối tượng khởi động từ vật lư học lượng tử. Cơ học lượng tử với những nhà khoa học xây dựng ra nó như Bohr, Heisenberg được đánh giá như một cuộc cách mạng triệt để trong những khái niệm mà việc mô tả Thiên nhiên xây dựng trên đó cho đến nay, làm lay chuyển đến tận nền tảng cấu tạo thành cơ sở của vật lư học cổ điển và cả phương thức suy nghĩ theo thói quen trước đây, theo nhà vật lư học lượng tử W.Pauli “chưa từng hệ thống triết học nào dự tưởng”. Mất sự thống nhất, biến đổi khái niệm đối tượng, quan niệm mới trong những quan hệ giữa những lư thuyết vật lư học và bản chất của khoa học tự nhiên có thể xem như một khủng hoảng triết học biến đổi tới tột cùng ư niệm khoa học thừa kế của tư tưởng hiện đại. Hai nhà vật lư học Fritz London và Edmond Bauer gọi nó là “một phát kiến triết học tiêu cực”, triết gia Maurice Merleau-Ponty đă dùng biểu ngữ này để minh giải vai tṛ vật lư học trong bài giảng về Tự nhiên ở Collège de France trong những năm 1956/1959 và dẫn London-Bauer là “một số những khẳng định có ư mang một giá trị triết lư thực ra không phải vậy” để xác định vật lư học đả phá một số những tư kiến trong tư tưởng triết học cũng như tưởng phi triết học, song không v́ thế mà trở thành một triết học.Ông nói rơ hơn là “khoa học không đem lại hữu thể luận, dầu dưới dạng phủ định; nó chỉ có khả năng hủy diệt những cái hiển nhiên giả hiệu tự nhận là có tính hiển nhiên”.
Cũng trong giáo tŕnh dẫn trên (in thành sách năm 1995 La Nature), Maurice Merleau-Ponty phân định vai tṛ của nhà triết học với nhà khoa học: Khi sử dụng những nghiên cứu khoa học về mặt triết học, triết gia không vận dụng chuyên nghiệp kỹ thuật khoa học, không thể can thiệp vào lănh vực nghiên cứu quy nạp hay chia phần phủ bác với những nhà khoa học. Những tranh luận khái quát nhất cũng không rút ra từ quy nạp, biểu hiện ra nơi những bất đồng không giản lược. Song nhà triết học cũng không thể đ̣i hỏi từ nhà khoa học lư giải tột cùng về những khái niệm khoa học, v́ như đă nói ở trên, khoa học chỉ đem lại những “phát kiến triết lư tiêu cực” chẳng hạn chỉ có thể nói không gian, hay thời gian không là cái ǵ, với điều kiện phải hiểu là những phủ định này không thể coi như những “khẳng định dấu mặt”.
Khủng hoảng thứ hai theo Catherine Chevalley là khủng hoảng của “lư luận nhận thức” khi nói về khoa học trong triết học. Theo Chevalley, tuy Heisenberg có đề cập chủ đề lối phân chia kiểu Descartes giữa res cogitans với res extenso của Husserl, song hướng đi triết học của Heisenberg gần với xu hướng chủ nghiệm nhân học của Bohr, không phù hợp với hiện tượng luận siêu nghiệm. Tuy quan niệm của Husserl vẫn ở trong truyền thống triết học cổ điển (như hiện diện tồn tại của một thực thể và hiển nhiên trực quan dưới h́nh thái chung của không gian và thời gian, cấu trúc thuộc từ theo luận lư thuần túy và hữu thể luận h́nh thức của toán học thuần túy),song trong tác phẩm Khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm ông chú ư đến một điểm cơ bản: đó là khủng hoảng của những khoa học thực nghiệm, như thể khủng hoảng của triết học bắt buộc phải nhận thấy trong chủ nghĩa thuần lư cổ điển “tính chất phác” dẫn đến một suy niệm quy hồi, có tính lịch sử và phê phán, nghĩa là thụt lùi lại sau trong mọi vận động triết học hiện đại từ Descartes và toán học hóa Tự nhiên theo Galilée. Khủng hoảng của khoa học là một khủng hoảng về lư niệm khoa học, như thể công việc của chính triết học: trong thập niên 30 của thế kỷ, mọi triết gia có ư thức chung về ảnh hưởng những ǵ diễn ra trong các khoa học tự nhiên này, như E. Cassirer (tranh biện về thuyết tất định và phi tất định trong vật lư học hiện đại, Cassirer nhận định là lối đi vào những lănh vực đối tượng mới này kéo theo những biến đổi sâu xa, không những trong các quy luật cá thể mà c̣n trong những giả định vật lư học tổng quát và trong những h́nh thái của tư tưởng), Alexandre Kojève (trong L'Idée du déterminisme dans la physique classique et dans la physique moderne x.b. năm 1990 nhận xét cơ học lượng tử làm biến cải không những tất định thuyết mà cả ư niệm đối tượng, chủ thể và thực tại). Nói chung ở vào thời kỳ này, khủng hoảng của vật lư học không chỉ là cuộc khủng hoảng về khái niệm nhân quả, lư tưởng tất định thuyết mà là một khủng hoảng về những quan niệm cơ bản trong đối tượng của khoa học, của chủ thể nhận thức và của thế giới nh́n như thể Tự nhiên khách quan. Sau Thế chiến Hai, những vấn nạn của thập niên 30 không c̣n đặt ra nữa do quan niệm về vai tṛ của triết học đă thay đổi (ít ra là sau thời kỳ chủ nghĩa thực nghiệm luận lư quan niệm triết học vật lư trong vấn đề đặc thù về cấu trúc của những lư thuyết vật lư; sự phát triển lối tiếp cận ngữ nghĩa đối lập với tiếp cận về ngữ pháp những lư thuyết vật lư học); Chevalley nhận xét không c̣n cộng đồng ngôn ngữ chung giữa khoa học và triết học nữa. Nhiệm vụ của phản tư triết học chỉ giản lược vào việc phân tích và minh giải phương pháp khoa học (như Philip Frank quan niệm triết học như một siêu h́nh học phiên dịch nội dung khoa học ra ngôn ngữ thông thường để mọi người hiểu, và như vậy không có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học). Mặt khác, giản lược những vấn nạn của khoa học vào một tranh biện giữa các vị thế triét học như chủ nghĩa duy tâm, duy vật, duy thực, phản thực, duy công cụ, thực chứng luận.
Sau khi tổng kết t́nh h́nh quan hệ giữa triết học và khoa học, Catherine Chevalley cũng như Jean-Marc Lévy-Leblond (sinh năm 1940, dạy ở đại học Nice, trong Aux contraires, L'exercice de la pensée et la pratique de la science/Những tương dị. Thao tác tư tưởng và thực tiễn khoa học 1996) đều nại tới Maurice Merleau-Ponty về quan hệ giữa triết học và khoa học tới chỗ bế tắc. Một đằng khoa học quy giản vào toàn bộ những kỹ thuật chiếm đoạt mà nó tạo ra, đánh mất thế giới, Hữu chỉ c̣n là một đối vật lớn như kẻ sản xuất ra ư nghĩa; một đằng triết học loại bỏ khoa học ra khỏi trường nghiên cứu, trụ trong hiện tượng luận, Mác-xít hay hiện sinh, và không nói ǵ đến vấn đề khái niệm Tự nhiên. Như đă nói đến ở trên, nhà triết học khi hỏi làm thế nào có thể tham khảo khoa học, Merleau-Ponty minh thị yêu cầu ở khoa học không phải về điều thế giới là ǵ, mà là thế giới không là cái ǵ. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau khi đề ra đâu là con đường hữu thể luận mới.
Catherine Chevaley quan niệm cái khó thực sự là hiểu sự biến đổi cơ bản về ư niệm khoa học và quan niệm về lư luận nhận thức dường như đă bị lăng quên. Trường hợp cơ học lượng tử chẳng hạn ở những nhà khoa học khai sinh ra nó như Bohr, Heisenberg phát kiến và lư giải trong truyền thống triết học Đức-Áo phát xuất từ Kant, ngày nay sau Thế chiến Hai phát triển và lư giải lại trong truyền thống Anh-Mỹ suy nghĩ những vấn đề chủ yếu khởi từ phân tích cấu trúc luận lư của những lư thuyết vật lư, trong khi triết học lục địa [Âu châu] xếp vấn đề khoa học lại. Theo Chevalley, tư tưởng khoa học không chỉ có khả năng “phát kiến triết học tiêu cực” mà c̣n sáng chế ra những khái niệm và phương thức lư luận mới; triết học ở nửa sau thế kỷ 20 tập trung trong những vấn đề riêng của triết học (như liên chủ thể, xúc cảm, tha nhân, tặng dữ và thân thể) song hậu quả là tiến triển trên nhiều diễn ngôn của triết học khoa học ở những ǵ liên hệ đến một số những khó khăn cơ bản do lư giải khoa học đề ra.
Jean-Marc Lévy-Leblond nhận xét một trong những phát kiến triết học tiêu cực cũng là đạo tuyến, mối manh cho tương ứng giới hạn của ngôn ngữ chung/thông thường, trong tham chiếu bắt buộc với những phép lưỡng phân khái niệm, đến nhận thức khoa học về tự nhiên. Những cặp đôi tương khắc, theo tiêu chuẩn lưỡng phân, từ ví dụ biện chứng trong thiên nhiên cũng như trong văn học, khoa học như điện tử/ dương tử, nặng/nhẹ, sáng/tối, nóng/lạnh, hữu hạn/vô hạn, liên tục/gián đoạn, đúng/sai, hằng số/biến số v.. Liệu thực sự không thể nghĩ khác hơn trong phép lưỡng phân?
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html