Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
27
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Trong hành trạng tư tưởng Heidegger, đi t́m lư nhất quán là một ẩn số, một thách đố, hay một thử thách? Cơ sở để khai phá vấn đề lại là một nan đề khác: v́ ngay tác phẩm chính của Heidegger Sein und Zeit có thể coi như một thất bại, nói như học giả đă viết một chuyên khảo về ông, J.-F. Courtine. Thực sự, Hữu thể và Thời gian là một công tŕnh chưa hoàn tất, nếu định vị trong lịch sử triết học, so với những tác phẩm chính của nhiều triết gia lớn khác. Tuy nhiên, với định ư như đă nói ở trên, Heidegger khẳng định quá tŕnh h́nh thành tư tưởng ấy là một hủy triệt lịch sử. Lịch sử nào? Có phải như tác giả đă minh định, lịch sử hữu thể luận. Bởi mục tiêu trên đường tranh biện là đi t́m ư nghĩa của Hữu, và luận cứ bộc phá của lư luận là những nhà tư tưởng trong lịch sử triết học trước ông đă lăng quên hữu thể. Tính lưỡng luận trong lập thuyết này là, hữu thể luận/ontologie hay vô thể luận/metontologie? Ngay hướng phương pháp của nó, triết gia cũng đề ra là Verstehen/lĩnh hội và Auslegung/lư giải. Jean Grondin, một học giả chuyên về thông diễn luận nhận ra trong những chú giải năm 1941, Heidegger muốn nhấn mạnh đến ba ư nghĩa khu biệt về nhan đề SuZ: một là danh xưng của sự biến trong chính hữu thể, hai là vấn hiệu/mot d'ordre của một suy niệm trong ḷng lịch sử tư tưởng, ba là nhăn hiệu của một chuyên khảo có toan tính đi suốt ḍng tư tưởng này. Sự biến và suy niệm sử luận của SuZ chỉ ra thế tất yếu đó. Trên con đường khai phá tư tưởng, Heidegger thường nói đến cáo chung/tận cùng của triết học, của siêu h́nh học và nhiệm vụ/công tác của tư tưởng. Vậy, triết học, siêu h́nh học đi tới mục tiêu/cứu cánh của nó, hay đi tới chung cuộc, ví như ta nói tận cùng của lịch sử, có nghĩa là tuyệt lộ của lịch sử? Ơû đây, là tuyệt lộ của tư tưởng?
Trên con đường tư tưởng (bởi Heidegger, do ảnh hưởng của hiền triết phương đông phát hiện ra triết học, như thể lộ đạo), ông thường khai phá ba ngả chính: bản chất của tự do con người/das Wesen der menschlichen Freiheit, bản chất của chân lư/das Wesen der Wahrheit, bản chất của cơ sở/das Wesen des Grundes. Liệu, hiện tượng luận có là con đường đắc thủ những bản chất này? Song, quả thực không chỉ có hiện tượng luận, mà c̣n thông diễn luận, hữu thể luận? Hữu thể luận như khẳng định trong SuZ là Hữu thể luận cơ bản/Fundamentalogie “phải được t́m ra trong phân tích hiện hữu của hiện thể/muß..in der existenzialen Analytik des Daseins gesucht werden”[hiện hữu/existenzial để phân biệt với hiện sinh/existenziell].
Siêu h́nh học trong khúc quanh của lịch sử triết học ở Đức vào đầu thế kỷ đă “tái sinh” như một phản ứng chống lại những xu hướng tư tưởng của thực chứng luận, chủ tâm lư học. Sự phục hồi siêu h́nh học chủ yếu được lĩnh hội như một hữu thể luận, nghĩa là một nhận thức triết học về hữu thể, khẳng định không thể giảm trừ triết học vào luận lư học hay tri thức học. Hữu thể luận mới khu biệt với hữu thể luận cổ điển ngay ở điểm phục sinh siêu h́nh học như một hữu thể luận, không có nghĩa là phục sinh những học thuyết hữu thể luận cổ điển. Trong khi hữu thể luận luận cổ điển, như một siêu h́nh học đặc thù/metaphysica specialis chỉ xét hiện thể về mặt tổng quát, hữu thể luận mới không có những ràng buộc giới hạn, khi xét mọi hiện thể, về mặt thực tại như một đối tượng của tri thức triết học. Phản ứng này cũng là một thái độ chống lại xu hướng coi chỉ có những khoa học thực nghiệm độc chiếm thực tại; triết học giới hạn vào luận lư học và nhận thức luận.
Hai trường hợp tiêu biểu vào thời quá độ này là N. Hartmann và M. Heidegger. Tác phẩm đánh dấu phục sinh siêu h́nh học và xây dựng hữu thể luận mới của Hartrmann là Grundzüge einer Metaphysik der Erkenntnis/Những nguyên lư của một siêu h́nh học tri thức 1921 như một tuyên ngôn chống lại phái tân Kant, chỉ ra nguồn gốc và nền tảng của một hữu thể luận mới và là một đề cương triết học trong hành trạng tư tưởng Hartmann. Bộ sách hoàn thành công tŕnh xây dựng hữu thể luận mới của ông là bốn tác phẩm đồ sộ [xem: chương 7 Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007], sẽ nói đến sau.
Tác phẩm chính Sein und Zeit của Heidegger xuất hiện năm 1927 là một công tŕnh tái sinh hữu thể luận khác, phản ảnh xu hướng chung của nhiều nhà hiện tượng luận cùng thời ngược lại quan điểm duy tâm siêu nghiệm của người thầy Husserl, như Max Scheler, Geiger, Pfänder, Conrad-Martius v.v…Gerhard Lehmann trong Die Ontolgie der Gegenwart in ihren Gestalten xuất bản năm 1933 đă đưa ra nhận xét này:
“Cũng như mọi triết học ư thức thuần túy, hiện tượng luận của Husserl đă thu ḿnh vào trong không thể cứu văn đến độ, dầu có mọi toan tính bề ngoài xếp vào hàng ngũ chủ nghĩa duy khách, vẫn hoàn toàn không thể lĩnh hội được thái độ tư duy đối nghịch, ngay cả đơn giản trong khuôn khổ “ư nghĩa”. Nó tự tháp vào hữu thể luận truyền thống, liên kết trong khuôn khổ những tiền giả định của nó. Song nó lại trung lập sức mạnh những động lực của nó; xoắn ư hướng của hữu thể luận này vào phía đối nghịch. Phát triển tới của tân hữu thể luận này không là ǵ khác hơn một thực hiện kiên tŕ những nguyên lư hiện tượng luận. Đó là một biến đổi triệt để hiện tượng luận, trong những h́nh thái Scheler và Heidegger chủ xướng, được nuôi dưỡng từ những nguồn khác.”
Johannes B. Lotz trong tham luận Zwei Wege der Ontologie (in trong Nicolai Hartmann 1882-1982, hrsg von Alois Joh. Buch) nói về hai con đường hữu thể luận nhằm đối chiếu tân Hữu thể luận phê phán của Nicolai Hartmann với Hữu thể luận cơ bản của Martin Heidegger:
Con đường hữu thể luận mới của Hartmann tŕnh ra như một phân tích phạm trù mà phương pháp của nó là quá tŕnh phân tích với yếu tố giả thuyết gần với những phương pháp của nhiều khoa học đặc thù. Cho nên chúng ta càng phải thực hiện “những phạm trù hữu thể” như những điều kiện cơ bản của hiện thể, tất cả có một ”thành tố phản lư” (Der Weg der neuen Ontologie stellt sich als Kategorialanalyse dar. Ihr Methode ist 'das analytische Verfahren mit hypothetischem Einschlag' wodurch sie sich 'den Methoden vieler Spezialwissenschaften nähert'. So arbeiten wir mehr und mehr die 'Seinskategorien' als die Grundbestimmungen des Seienden heraus, die alle einen 'irrationalen Einschlag' haben). Lotz cũng nói đến những phạm trù cơ bản/Fundamentalkategorien là chung cho mọi tầng (bốn tầng hiện thực là vô cơ, hữu cơ, tâm linh và tinh thần), xác định cấu trúc của thế giới thực và tính thống nhất của thế giới/Einheitscharakter der Welt; đến mối quan hệ giữa hiện thể/Dasein và tính thể/Sosein là cơ bản cho mọi hiện thể, giữa phân tích phạm trù và phân tích h́nh thái/Kategorial-Modalanalyse là cốt lơi của tân hữu thể luận. Lotz cũng dẫn từ Những nguyên lư của một siêu h́nh học tri thức. Hartmann đă quan niệm một hữu thể luận mới phải là phân tích và phê phán, phải mượn bản thể từ phân tích nội dung của vấn đề (entnimmt “ihre Inhalte nur der Analyse der Problemgehalte”), phải chấp nhận trong chúng có cái phản lư cũng như thuần lư (sie muß das Irrationale in ihnen ebenso gelten lassen wie das Rationale), và đối với tính cách Hữu của hiện thể…không có ǵ là quan trọng việc hữu có được nhận thức hay không (denn “für den Seinscharakter des Seienden ist es…gleichgültig, wie weit es erkennbar ist oder nicht”).Tuy nhiên, là một người theo học phái Tômit, Lotz đă mượn lời phê phán của Katharina Kanthack trong N. Hartmann und das Ende der Ontologie 1962 để nhận xét Hartmann đă đưa con đường hữu thể luận về hiện thể không vượt khỏi lăng quên, do đó thiếu “cốt lơi/das Kernstück” của hữu thể luận đễ dẫn đến hữu thể luận mới.
Cũng như Karl Rahner, Max Müller, Gustav Siewerth trong thập niên 30 ông đă nghe những bài giảng của Heidegger nên thường được coi là thuộc trường phái Heidegger (và là một học giả Tômit siêu nghiệm).
Về hữu thể luận của Heidegger, như Lotz hiểu, trong tác phẩm chính Sein und Zeit chỉ có Nửa thứ nhất xuất bản vào năm 1927 nên gây ra nhiều ngộ nhận (Mißverständnissen) như lư giải duy nhân, duy hư vô và vô thần. Thực ra nghiên cứu này nhằm chỉ ra kinh nghiệm cơ bản của lăng quên Hữu thể, do đó 'vấn đề về Hữu' chính là 'vấn đề về ư nghĩa của Hữu', tiên quyết là dấy lên một nhận thức về ư nghĩa của vấn đề này (Dementsprechend ist “die Frage nach dem Sein” neu zu stellen, näherhin “die Frage nach dem Sinn von Sein”; dabei gilt es, “allerest wieder ein Verständnis für den Sinn dieser Frage zu wecken”). Vấn đề về Hữu là mối ưu tiên hữu thể luận, như Lotz dẫn trong § 3 Sein und Zeit là mặc dầu có một hệ thống phạm trù phong phú, mọi hữu thể luận “về cơ bản vẫn mù quáng và làm suy đồi ư hướng sâu tận bên trong nếu như trước đó nó không làm sáng tỏ đầy đủ ư nghĩa của hữu và thấu đáo minh giải này như là công tác cơ bản của nó/im Grunde blind und eine Verkehrung ihrer eigensten Absicht, wenn sie nicht zuvor den Sinn von Sein zureichend geklärt und diese Klärung als ihre Fundamentalsaufgabe begriffen hat”. Từ hữu và bởi hữu trở lại vấn đề về con người. Hiện thể chính là con người thông qua Hiện sinh/Existenz, thông qua phóng chiếu của nó trong hữu thể (Dasein aber ist der Mensch durch die Existenz, durch sein Hinausstehen in das Sein). Từ đó có thể t́m hiểu “phân tích hiện hữu của hiện thể/existenziale Analytik des Daseins” chính là “Hữu thể luận cơ bản” là cơ sở để minh giải hữu. Trong phân tích hiện hữu, Lotz dẫn “Thời gian là cái ǵ mà ở đó hiện thể nói chung ngầm hiểu và lư giải một cái ǵ đó như là hữu thể/daß das, von wo aus Dasein überhaupt so etwas wie Sein unausdrücklich versteht und auslegt, die Zeit ist”. Thời gian phải được minh giải như thể chân trời của lĩnh hội hữu thể theo hai bước: là hiểu “thời tính như thể hữu của hiện thể lĩnh hội hữu/Zeitlichkeit als Sein des seinverstehenden Dasein” và là khai triển “thời gian như chân trời lĩnh hội hữu/Zeit als Horizont des Seinsverständnisses”. Như vậy trong “công tác khai triển thời tính của hữu…đă cho giải đáp cụ thể cho vấn đề về ư nghĩa của hữu thể/Herausarbeitung der Temporalität des Seins…die konkrete Antwort auf die Frage nach dem Sinn des Seins gegeben”. Theo Lotz hiểu về mặt này, Heidegger đă đặc thị Hữu thể-luận/Onto-logie của ông là một Hữu thể -thời luận/Onto-chronie, trong khi khai triển hữu thể không phải qua tinh thần, nhưng qua thời gian (Aus dieser Sicht hat Heidegger seine Onto-logie als Onto-chronie gekennzeichnet, weil sie das Sein nicht durch den Geist (Logos), sondern durch die Zeit (Chronos) eröffnet) [Đặc ngữ Onto-chronie (Onto: hữu thể; Chronos: thời gian) Lotz dùng ở đây để chỉ Hữu thể luận cơ sở mới của Heidegger v́ đă đoạn tuyệt với toàn bộ siêu h́nh học phương tây cho đến nay chỉ chủ đề vào hiện thể, chứ không phải hữu thể; trong Thư về chủ nghĩa nhân bản/Brief über den Humanimus 1946 Heidegger cũng nói đến con người bị thẩy/geworfen bởi chính hữu vào chân lư của hữu hoặc “dưới ánh sáng của hữu/im Lichte des Seins” hay “do ngang qua tương quan về hữu/im Durchgang durch einen Hinblick auf das Sein”. Trong Zeit und Wille zur Macht: Variationen zu Heidegger und Nietzsche/Thời gian và Ư chí tới quyền năng: Những khác biệt về Heidegger và Nietzsche 2000, Andrea Giladoni dùng từ Onto-chronie để nói đến “một tranh biện với thời gian dẫn đến (trên con đường tới biển cả tri tưởng) Ư chí quyền năng: Một đạo lư đan lẫn Hữu thể thời luận với chính trị” (Ein Streit mit der Zeit führt (über einen Weg ins Meer der Imagination) zum Willen zur Macht: Ein Ethik welche Ontochronie und Politik verflicht).]
Sau khi tŕnh bày những bước phân tích hiện hữu về thời tính của hiện thể như quan tâm/Sorge, xao xuyến/Angst chẳng hạn , về thời gian như chân trời lĩnh hội hữu như sử tính của hữu, Lotz cho rằng hữu thể luận cơ bản của Heidegger vượt qua hữu thể luận phê phán của Hartmann, v́ hữu thể luận phê phán đi phân tích hiện thể trong khi hữu thể luận cơ bản luận về hữu và qua ánh sáng từ cơ sở này làm sáng tỏ hiện thể.
Tuy nhiên xuất phát từ phái Tô-mít, Lotz trong phần kết của tham luận này (cũng như trong những tác phẩm về trước, như Martin Heidegger und Thomas von Aquin: Mensch, Zeit, Sein 1975, Das Sein selbst und das subsistierende Sein nach Thomas von Aquin trong Das Mensch im Sein 1967) nhận xét Heidegger thâm nhập vào cốt lơi thực của hữu thể luận, tiến tới bản chất công chính, song tư duy về hữu của Heidegger chỉ đạt tới cái esse commune, hữu giới hạn, lịch sử trong khi Aquin đạt tới esse subsistens, hữu vô hạn, vĩnh cửu, tồn tại. Con người đạt tới ư nghĩa của hữu theo Heidegger qua thời gian như thể chân trời lĩnh hội hữu/Horizont des Verstehens von Sein, qua thời tính hữu/Temporalität des Seins, trong khi Aquin quan niệm thời gian chỉ là cách thế khả hữu cho con người vươn lên hữu tồn tại/subsistierende Sein, v́ chính hữu tự cho con người dưới h́nh thái thời gian. Trong sách nói trên, Lotz phê phán mặc dù quay về chính hữu, Heidegger thực sự không đạt tới hữu v́ vẫn phụ thuộc vào một cách thái của hữu: thời tính, mà không đạt tới cách thái tột cùng của chính hữu: vĩnh cửu; trong tham luận đang dẫn, Lotz muốn nói hữu thể luận của Heidegger vẫn c̣n thất bại như thể hữu thể-thời luận/Onto-chronie. Ư Lotz muốn nói đến vấn đề Thượng đế, mở ra cơ hội đạt tới một hữu siêu sử về hữu vĩnh cửu, tồn tại và tột cùng thiêng liêng, qua đó để chúng ta bước vào hữu, khởi ra khỏi sự biến (Dadurch tritt uns im dem Sein, das aus dem Ereignis stammt). [Tôi không phê phán quan điểm của Lotz ở phạm vi vấn đề đang bàn ở đây].
Vấn đề về thời gian ở nửa đầu thế kỷ XX ở những quan điểm tư tưởng khác nơi những triết gia quan trọng như Nicolai Hartmann, trong Philosophie der Natur xét dưới phạm trù quan trọng “ở trung tâm giữa thời gian thực và quan hệ nhân quả: phạm trù 'quá tŕnh' (die mitten inne steht zwischen der Realzeit und dem Kausalnexus: die Kategorie des 'Prozesses'). Quá tŕnh là một khái niệm cơ bản trong tư tưởng Lukácz hay L. Althusserv.v..Trong Das Problem des geistigen Seins Hartmann khai triển những quá tŕnh thực/Realprozesse như đời sống con người và những sự biến lịch sử giả định một ngữ cảnh thực của hiện thể gồm hai mặt đối lập như sinh động và phi sinh động, tinh thần và phi tinh thần, tâm linh và phi tâm linh v.v…nghĩa là thể thống nhất và toàn bộ của thế giới chúng ta sống. Hai bộ diện cơ bản của cách thái hiện hữu của tinh thần là cá thể và thực tại, hiểu về mặt hữu thể luận là vô cơ, hữu cơ, tâm linh và tinh thần; đó là thời tính v́ “mọi vật thời tính đề là thực, ngay cả những ǵ không có không gian, và mọi sự vật thực là thời tính”, đồng nhất ở mọi tầng của thực tại.
Husserl nghiên cứu trong một quá tŕnh dài (1893-1917) kết tập thành Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins (do chính Heidegger biên tập, xuất bản một phần trong năm 1928 Vorlesungen zur Phänomenologie des inneren Zeitbewußseins) và Rudolf Boehm biên tập xuất bản năm 1966. Trong tác phẩm này, Husserl khai triển khái niệm tŕ động/Retention như một kư ức nguyên sơ/primäre Erinnerung, cấu thành thời gian phải dựa trên cấu thành của những đối tượng thời gian nội tại (immanente Zeitobjekte). Trong phân tích hiện tượng luận về thời gian, Husserl chú ư đến những sụ vật siêu nghiệm ở trong vị thế thời gian/Zeitstelle), cách thế xuất hiện của những sự vật này, tức là những giai đoạn của ư thức thời gian, dưới dạng biến chuyển/Fluß, nghĩa là sự liên tục di dịch những giai đoạn mà nững sự vật trong cach thái xuất hiện được cấu thành trong biến chuyển tuyệt đối của ư thức, cấu thành của thời gian. Vấn đề đặt ra trong hiện tượng luận về ư thức thời gian là, liệu có rơi vào quan niệm phải có một ư thức phi thời gian, v́ vận động nguyên ủy/Urwandlung của ư thức cấu thành không thể ở trong thời gian; hay phải quan niệm một thời tính siêu thời gian/überzeitliche Zeitlichkeit? Hoặc là rơi vào “khái niệm thông tục về thời gian”, như Heidegger từng phê phán?
Những nan đề trong hiện tượng luận có thể không giải quyết, song một ư thức về thời gian có thể đi t́m giải đáp ở một nguồn tư tưởng khác, triết học của Nishida Kitar?, về tự thức/jikaku, quan niệm về thời tính dưới dạng: tất cả những ǵ hiện hữu định vị trong thời gian (subete aru mono ha toki ni oite ari). Định thức ấy gần với quan niệm thời tính của Hartmann, như nói ở trên? Nếu có những học giả đă đối chiếu Heidegger với Aquinas (như Lotz, Caputo), nói đến Nishida, có thể đối chiếu với một nhà tư tưởng phương tây cổ đại khác, Augustin? sẽ nói đến sau.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html