Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

29

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

Khi nêu ra những câu hỏi cơ bản như “thời gian là ǵ?”, “thực tại thật sự là ǵ?”, hiển nhiên Nishida đă tham dự vào tranh luận/đối thoại với những ḍng/nhà triết học đương thời. Tuy những khái niệm thời gian, thực tại đă từng được nói đến trong lịch sử triết học cổ đại và cận đại tây phương, nhưng soi chiếu dưới góc độ hiện tượng luận, hữu thể luận để là những vấn đề mới, trong thế giới ngôn ngữ mới qua những nhà tư tưởng lớn như Husserl, Hartmann, Heidegger, th́ đó là những vấn đề của thời đại.

Tương ngộ giữa hai nền tư tưởng, hai nền văn hóa đông/tây lại là một vấn đề khác, và quả thực Nishida đă gửi những thông điệp mới ấy qua những bản văn, những người học tṛ của ông trên đường tiếp cận với triết học tây phương ở ngay bản địa Âu châu. Khi người ta đối chiếu chẳng hạn như “triết học về Hữu” của Heidegger với “triết học về Vô” của Nishida, có thực gặp gỡ ở trên một tọa độ nào đó không?

Luận lư về trường sở/bashoteki ronri biểu hiện triết học Nishida, mà một học giả chuyên khảo Dilworth dịch là The Logic of the Place of  Nothingness  phải chăng đă lư giải hay lĩnh hội ngay trên ngữ nghĩa, có nghĩa là tác dụng thông diễn luận? Và ư bao dung của trường sở có phải hoàn toàn là vô? Hay Vô tuyệt đối?

Trước khi đi vào những điểm chính yếu luận lư học trường sở/basho no ronri của Nishida, tôi muốn chỉ ra mấy vấn đề liên hệ đến những ưu tư của triết học thời quá độ và triển vọng mới của tư tưởng vào đầu thế kỷ mới:

Hành động được xem như sở cứ tương giao hiện tượng luận với triết học phân tích - Hataraku mono kara miru mono e/từ hành động đến thị kiến của Nishida xuất bản vào năm 1927 (cùng thời điểm với Sein und Zeit của Heidegger) khởi sự quan tâm của ông về ba mục tiêu: luận về thời gian để khai phá quan niệm về hiện tại vĩnh viễn; tương hỗ giữa hành động và trực quan để khảo về cấu trúc và tính năng động của mọi hoạt động sáng tạo; thế giới lịch sử như thể đồng nhất của mọi mâu thuẫn. Ảnh hưởng của hiện tượng luận từ Hegel tới Husserl (thể hiện trong những giáo tŕnh của Nishida suốt mười tám năm, giảng về Khoa luận lư học, Hiện tượng luận tinh thần của Hegel và Ideen của Husserl) như trong Những vấn đề cơ bản của triết học/Tetsugaku no konpon mondai mà Nishida luận hai phần tương hỗ đối lập giữa Thế giới của hành động/Kōi no sekai  và Thế giới biện chứng/Benshōhō teki sekai; Nishida chỉ ra tác động phối hợp giữa hữu/ và phi hữu/hi yû trong cấu trúc của hiện tại vĩnh viễn. Trong mối quan hệ tương hỗ giữa nh́n/thị kiến và hoạt/hành động, phân tích nh́n một sự vật là nh́n trong một trường sở không-thời gian đặc thù đánh dấu bước thứ nhất khám phá đối tượng, trong khi trực quan là tri giác tức thời đối tượng để tới nhận thức trực tiếp chân lư.Bước tột cùng là nh́n/thị kiến không tác nhân quan sát, hoạt/hành động không tác nhân hành động.  Deleuze và Guattari trong Mille plateaux vào cuối thế kỷ đă khai phá tương tự thân thể không bộ phận/un corps sans organes (hỏi: bộ Ethica há chẳng phải là quyển sách lớn về thân thể không bộ phận/CsO đó sao?).

Khái niệm tính phản lư/higôrisei của Nishida xuất hiện trong tiểu luận Watashi to nanji (Toàn tập 6) như một tính phản lư nghệ thuật/geijutsuteki higôrisei, tức là tính phản lư của thống nhất chủ thể-khách thể (trong đời sống thực, theo Nishida “chúng ta đối đầu với cái ǵ tuyệt đối phản lư, với vật chất). Khi ông xét đến đối lập giữa cái hợp lư và cái phi hợp lư, hay đối lập giữa “h́nh thái và vật chất” [sở dĩ ông đặt trong dấu ngoặc là muốn nói đến quan niệm về “đời sống” của Bergson, nhà triết học Pháp có nhiều ảnh hưởng ở thời đại của ông như James, Husserl v.v…] v́ con người chúng ta bị mất đi (tại sao vậy? chết có nghĩa là có/hay không có sống, cho nên Nishida phát biểu thực tại thật sự của đời sống không phải ở xác định của hoàn cảnh, mà ở chỗ có đó nơi chúng ta sinh ra trong khi tuyệt đối chết - không phải chỉ Heidegger mới ư thức Sein zum Tode nhưng mọi nhà tư tưởng khác, như Bergson, hay người theo ông V. Jankélévitch đều ư thức điều đó) dưới quan điểm khách quan. Thực vậy, ư nghĩa đời sống thực thật sự nằm ở chỗ đời sống này tái sinh tự cơ sở của chết, cho nên Nishida phê phán là hiểu theo nghĩa này th́ “đời sống” của Bergson không thực v́ không có thân thể, bởi Bergson coi thân thể chỉ là công cụ của đời sống; trong khi theo Nishida đối sống thực có thân thể, hiểu theo nghĩa xác định của ông về phản lư, nên ông khẳng định, nếu không có thân thể, không thể có đời sống thật.

Khác với Bergson, ông không đi t́m đời sống thật trong “kỳ gian nội tại” nhưng trong                                                                                                                                                                                “hành vi thực tiễn/jissenteki kôi”. Tôi không khai triển vấn đề này, mà muốn chỉ ra Nishida trong tranh luận triết học hiện đại, từ những nhà duy nhiên/shizenkagakusha đến những nhà duy thực (như Nicolai Hartmann) và những nhà hiện sinh (như Heidegger, M. Merleau-Ponty), triết học phân tích Anh-My, hậu/phân tích v.v…

Khái niệm phản lư của Nishida c̣n được xét về mặt lịch sử/rekishiteki higôrisei khi ông nói đến nhân xưng ngôi hai, v́ “nhữ” là một tuyệt đối khác, khi chúng ta thị kiến cái tuyệt đối khác ở sâu xa nơi chúng ta, không là một hiện hữu đơn giản mà là một sự vật tự biểu hiện; qua thực, theo Nishida cái “tôi/tư” xác định cái “anh/nhử” theo hành vi của nó, cũng như ngược lại cái nhữ  xác định cái tư  : tính phản lư mà cái ngă cá thể của chúng ta trhấy ở trong tâm của ngă không phải là tính phản lư đơn giản của tự nhiên, mà là tính phản lư của lịch sử. Nó chính là tính phản lư của “anh/nhữ”.

Trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ ch. 7, tôi đề cập khái niệm phản lư như một trong những lư luận cơ bản của triết học Hartmann, ngay từ Những nguyên lư của một siêu h́nh học nhận thức xuất bản vào năm 1921. Có cái ǵ chung và riêng trong vấn đề phản lư của triết học hiện đại?

Từ ngữ irrational/phản lư (Đức: unvernünftig/das Irrationale; Pháp: irrationnel) được xác định trong chương 32 tác phẩm dẫn trên của Hartmann như siêu khả niệm/Das Irrationale als Transintelligibles, để chỉ ư nghĩa của nó không thuần túy đơn giản là bất khả tri/Unerkennbare, hay phi luận lư/Alogische. [khi phân tích cái phi luận lư có thể khả tri song là phản lư, chẳng hạn những phẩm tính khả giác, hoặc ngược lại phản lư toán học là phản lư v́ bất khả tri song có một cấu trúc luận lư - do đó Hartmann nhận ra chủ yếu có ba loại phản lư khác nhau - như vậy trong khái niệm phản lư của ông bao gồm cả phản lư toán học, song xác định không gồm phản lư của những nhà thần bí/Mystiker]. Vào đầu thế kỷ XX, nhà triết học Pháp Emile Meyerson (1859-1933) đă quan niệm “phản lư” là cái ǵ trong đối tượng của nhận thức, đă vượt khỏi tri năng, như một giới hạn thường trực đối với giải thích và khả niệm tính, tŕnh bày trong chương IX “L'irrationnel” của tác phẩm Identité et Réalité 1908. Quan những phân tích quá tŕnh thành quả của những khoa học đương đại, ông nhận ra một hạn chế thực sự của giải thích nhân quả, dưới dạng cơ giới tổ chức, rơ ràng là không thể vượt qua, có thể nói là có cái ǵ đó siêu việt, không thể nhận thức. Ông viết: để tránh mọi ngộ nhận cũng như để đánh dấu bản tính đặc thù của cái bất khả tri, siêu việt giả định ở đây, tốt hơn là chỉ ra nó bằng một từ ngữ khác: phản lư. Meyerson cũng minh giải ư nghĩa của phản lư hàm ngụ trong những khoa toán học, chẳng hạn như cơ học thuần lư: Ư nghĩa có lợi  đánh dấu rơ rệt nói về một sự kiện mà chúng ta đánh giá là chắc chắn, song vẫn không thể lư giải, lư trí của húng ta không thể thấu hiểu, không thể giản lược vào những yếu tố hoàn toàn thuần lư (Il a l'avantage de marquer nettement qu'il s'agit d'un fait que nous estimons certain, mais qui reste et restera incompréhensible, inaccessible à notre raison, irréductible à des éléments purement rationnels). Nhan đề tác phẩm của ông hàm ngụ đối lập giữa thực tại và đồng nhất, v́ thực tại chối bỏ tính đồng nhất mà lư trí muốn giản lược vào nó.

Quan hệ giữa thực tại và tính đồng nhất là vấn đề luận đến thấu đáo hơn về mặt hữu thể luận ở Nishida, N. Hartmann và K. Jaspers. Trong Von der Wahrheit 1948 khi nói đến những h́nh thái của chân lư trong khai mở, Jaspers xác định phản lư là khai mở rỗng (Der leere Durchbruch: das Irrationale). Nhà triết học Pháp Gilles Gaston Granger (sinh năm 1920) dạy ở Collège de France về tri thức học tỷ giảo đă viết nguyên một tác phẩm về phản lư L'Irrationnel 1998 và minh định khai phá mặt tích cực của vấn đề. Tuy nhiên ông cũng nói rơ thảo án của ông chỉ giới hạn xét đến ư nghĩa và vai tṛ của phản lư trong một số công tŕnh của con người, trong một số sáng tạo của tinh thần con người và đặc biệt là trong những tác phẩm khoa học. Trong viễn cảnh ấy, Granger phân tích ba loại ư nghĩa tiêu biểu của phản lư là trở ngại (những nghịch lư, khó khăn để giải quyết), cầu trợ (những khái niệm mâu thuẫn, đặc biệt trong sáng tạo nghệ thuật) và từ bỏ (loại trừ thực sự thuần lư trong những giả khoa học). Về ư nghĩa từ bỏ của phản lư, Granger dùng lại từ của Kant Schwärmerei (có thể dịch gần sát nghĩa là “cuồng tín thần bí/fanatisme mystique”, theo Granger); N. Hartmann như đă dẫn nơi trên không xét đến mặt phản lư của những nhà thần bí. Ba phần chính trong thảo án của Granger xét đến phản lư trên cơ sở trở ngại, cầu trợ và từ bỏ như đă hoạch định. Ở đây tôi chỉ đề cập tranh luận tương quan triết học-khoa học liên hệ đến quan điểm vị khoa học vào cuối thế kỷ XX. Trong chương IX phần thứ ba của sách dẫn trên có tiêu đề “La science et les mythes pseudo-philosophiques/Khoa học và những huyền thuyết giả triết học”, Granger tranh biện với những luận thuyết của Ilya Prigorine [nhà vật lư học Bỉ 1917-2003] và Isabelle Stengers (trong La Nouvelle Alliance 1979), “lư luận cơ bản” của Eddington, “trật tự hàm ngụ” của David Bohm, “hệ niệm vũ trụ luận” của Alfred North Whitehead, và “Đạo của vật lư học” qua luận thuyết Frijthof Capra.

Mở đầu chương 9 này, Granger xác định khi dùng biểu ngữ “từ bỏ thuần lư” chắc chắn không có nghĩa là ông xem triết học như định vị theo tự nhiên trong hưởng                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               động của phản lư/mouvance de l'irrationnel. Chủ đích ở đây là t́m hiểu và phê phán công việc của những nhà bác học nghĩ là có thể từ bỏ những yêu cầu của một nhận thức khoa học để đạt tới một loại nhận thức khác, song loại này đôi khi mang danh triết học, cũng chỉ có thể là một mô phỏng. Đối tượng xác định là những nhà bác học như ta thấy nêu danh những nhân vật kể trên. Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải tranh luận về tri thức học, như Thomas Kuhn (The Structure of scientific Revolutions khai phá mối quan hệ giữa những quy luật, dạng thức/paradigm và khoa học thường thức), Popper (Conjectures and Refutations luận về nguồn gốc của kiến thức và ngu muội trên cơ sở ước đoán và phủ bác là hai mặt của khoa học), Feyerabend (Against Method thiết lập đề từ những sự biến, phương án và kết quả cấu tạo khoa học không có cấu trúc chung) mà là minh định bản tính của mô phỏng xem sự lẫn lộn giữa tính khoa học và tính triết họchàm ngụ một cải biến/ngụy tạo của cả hai, theo Granger chỉ ra ư nghĩa mở rộng của tính phản lư.

Về Prigorine-Stengers, ông dẫn lời của hai tác giả viết trong Entre le temps et l'éternité1988 :”những nhà khoa học khi t́m những phương tiện phản tư theo ư nghĩa hiện sinh về hoạt động của họ lại quay về với những triết học kiểu đông phương” để chỉ ra viễn tượng thần bí của họ. Luận về tác phẩm di cảo The Fundamental Theory của Eddington (1882-1944), Granger muốn chỉ ra công tŕnh của nhà vật lư thiên văn học này đưa tới một viễn tượng khoa học giả định niềm hy vọng đạt tới một nhận thức chắc hẳn không thể phù hợp với một trong những cơ sở được nhận biết về tổng quát của tính thuần lư. Lư luận “trật tự hàm ngụ” của David Bohm (1917-1992) nhà vật lư học lượng tử người Áo này trong The Undivided Universe chỉ ra ư niệm chủ đạo của ông về một thể thống nhất, bắt nguồn từ một trật tự hàm ngụ biểu hiện trong trật tự minh giải của những hiện tượng. Bohm sử dụng hai ẩn dụ để minh họa “xếp lại/enfolding” và “mở ra/unfolding” qua h́nh ảnh lộ tŕnh của một giọt mực trong ống tṛn xoay chức đầy chất glycerin, lộ tŕnh h́nh thành rồi biến đi khi vận tốc quay gia tăng, rồi lại xuất hiện trong chiều quay nghịch đảo, ẩn dụ thứ hai là ảnh tượng của phép truyền h́nh ba chiều/hologram do sự chập lên nhau giữa sóng/ba động kết hợp cùng tần số như ba động chứng với sóng/ba động phát ra do phép truyền h́nh “được đọc thiết lập lại một ảnh tượng toàn diện được mắt thường nh́n như một đối tượng trong không gian; theo Bohm phép truyền h́nh này chứa đựng cái hàm ngụ trong trí nhớ  trật tự quang học được minh giải từ bản đọc. Theo Granger, ư niệm trật tự hàm ngụ có tính khoa học khá mơ hồ, như vậy trong tư tưởng của Bohm là một khái niệm triết học, nghĩa là không rút ra từ khách quan, mà từ một lư giải của ư nghĩa thực tại. Trong một hội luận ở Cordoue, Bohm phát biểu “vũ trụ và ư thức là một tổng thể duy nhất, bất phân” và “vật chất và ư thức có chung trật tự hàm ngụ” [một tác phẩm nhiều người viết The Search for Meaning x.b. năm 1989 (do Paavo Pylkkänen chủ biên) về Bohm như  một “tinh thần mới trong khoa học và triết học”] v́ trong vật chất nói chung cũng như trong ư thức “có một quá tŕnh triển khai sáng tạo”. Granger nhận định là khái niệm triết học về “hàm ngụ” đă ảnh hưởng lên công tŕnh khoa học của Bohm trong giả thuyết về “tiềm năng lượng tử/potentiel quantique”, Sự dao động và bất phân minh về biểu hiện trừu tượng và lư giải biểu thị tạo thành cái mà ông gọi là phó cho phản lư.

The Tao of Physics của nhà vật lư học lư thuyết Fritjof Capra (gốc Áo, sinh năm 1939) với tiểu đề “khai phá tương đồng giữa vật lư học hiện đại và thần bí luận phương đông”, gồm ba phần: luận về con đường vật lư học, con đường thần bí học phương đông (Ấn giáo, Phật giáo, tư tưởng trung hoa, Đạo giáo và Thiền), những tương đồng về thống nhất vạn vật (đồng quy nhi thù đồ), về Không và Tướng, về những mẫu biến dịch v.v…Tác phẩm này xuất bản năm 1975 tạo ảnh hưởng lớn đối với những người thiên về thần bí, hỗ trợ cho xu hướng tư tưởng hoà nhập Đông/Tây, những nhà tôn giáo thông tục hóa khoa học. Tuy nhiên với những nhà triết học chuyên về triết học khoa học và giới khoa học, lại có những phản hồi phê b́nh. Granger có thể là người trong hàng ngũ phê phán; tuy nhiên những nhận xét của ông có thể là những cảnh báo với những quan niệm thông tục lư giải giáo điều tín ngưỡng theo khoa học.

Khi dẫn lập luận của Capra: “lư thuyết lượng tử và lư thuyết tương đối dẫn chúng ta đến một tri giác về thế giới rất thân cận với tri giác của một nhà Phật giáo hay Lăo giáo”, Granger nhan xét là Capra không đưa ra những bản văn quan trọng đă được b́nh giải của những triết học đông phương này. Ư tưởng chủ đạo của Capra là trong những triết học đông phương cũng như trong vât lư học hiện đại biểu hiện thống nhất và bất phân sâu xa của vạn vật. Capra phát hiện trong Kinh Dịch ư niệm về “những quy luật tự nhiên không phải là những lực bên ngoài sự vật, nhưng biểu hiện hài ḥa vận động nội khởi của chúng. Điều đó theo Capra đặc biệt xuất hiện dưới ánh sáng của lư thuyết tường lượng tử, ở đó những lực giữa những hạt được xem như những lược đồ phụ tùy vào những hạt này. Cũng trong phương pháp đối chiếu đó, Capra liên hệ cấu trúc của nguyên tử có hạt nhân ổn định và chuyển động của những điện tử chung quanh với ư niệm đạo giáo về “sự nghỉ trong chuyển động làm hiện ra tiết điệu tâm linh nhập vào trời và đất”, cũng như kinh nghiệm quán tưởng siêu việt thể hiện “cấp độ ư thức hai chiều” trong những luận đề của thuyết tương đối trong vật lư học, hay những quẻ trong Kinh Dịch là những tiền biểu thị của ma trận S trong lư thuyết của Dirac và Feynman về sự tiến hóa của hàm số ba động của một nhóm hạt trong một trường. Granger phê b́nh tính cách mơ hồ trong lư luận của Capra về lẫn lộn giữa những chủ đề triết học và tôn giáo diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường với những mệnh đề vật lư học có thể công thức hóa trong biểu tượng toán học

Granger phê phán chung những trường hợp từ bỏ thuần lư của những nhà khoa học dẫn trên đă ngụy tạo phẩm chất khài niệm, đánh mất những bộ diện sáp nhập nó về mặt khai triển, hữu hiệu vào một biểu tượng thế giới, khả dĩ tạo ra những khái niệm thật và những giả thuyết phong phú cho tri thức trong tương lai.

Tự giác như một thông điệp triết học của nhà triết học đông phương Nishida có thể minh giải con đường trong những lối ṃn không dẫn về đâu. Nhưng trước hết là yêu cầu một luận lư học bao hàm cả mặt biện chứng của thế giới và hành động: luận lư soku (trong định thức ta soku ichi, ichi soku ta/đa tức nhất, nhất tức đa) và basho nhằm giải đáp thực tại tột cùng là ǵ.

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html