Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

- 32 -

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

René Thom (1923-2002, nhà toán học chủ về h́nh học vị tướng), cũng như nhiều nhà khoa học khác đến/hay “trở lại” (hiểu theo nghĩa tôn giáo) triết học v́ sự bất toàn của khoa học. Khi đưa ra một ví dụ mà Aristote đă dùng để biểu thị tỷ lệ loại suy dưới dạng định lư Eudoxe   {a = c}

                           {b    d} a thuộc về b như c thuộc về d, chẳng hạn như:

                                           Tuổi già =ban ch iều

                                                Đời sống   ban ngày

Cho ra hai ẩn dụ: (1) tuổi già là ban chiều của đời sống; (2) ban chiều là tuổi già của ban ngày. Trong cả hai trường hợp căn số của loại suy là lằn tai biến/catastrophe pli [lư thuyết tai biến là lư thuyết toán học của Thom áp dụng vào những biến động hiện tượng gián đoạn] xác định bởi tiềm thế V = x³ + ux (kết thúc của một tác nhân). Aån dụ (2) ít được chấp nhận hơn ẩn dụ (1) bởi tuổi già có một hàm súc phong phú hơn ban chiều: hạn từ thứ nhất là thuộc về sinh học, hạn từ thứ hai thuộc về vũ trụ học và (phán đoán theo) thuộc từ luôn luôn làm nghèo nội dung ngữ nghĩa.

Để giải thích rơ hơn, Thom viết: trong lư giải h́nh học, loại suy được xác định trên hai không gian thực thể, trên đó cùng tai biến sơ đẳng gây ra những động thể đẳng h́nh/dynamiques isomorphes, và tiếp theo đó là những h́nh thể học đồng h́nh/morphologies homéomorphes. Trong ví dụ nêu trên, tính đặc dị phát sinh là nếp, hay đúng hơn, biến thể của nó thành h́nh đuôi én (sa complication en queue d'aronde. Một loại suy h́nh thể học như vậy liên hệ tới một nội dung ngữ nghĩa cũng như tới một cấu trúc đại số. (xem: chương Les deux voies de la théorie des catastrophes, Sdt).

Tại sao lại hai con đường? Những ứng dụng của lư thuyết tai biến trải rộng từ toán học đến những tư biện táo bạo nhất trong triết học truyền thống, do đó Thom đề nghị hai hướng đi chủ yếu để lư thuyết có thể phát triển những ứng dụng và cấu thành một cảnh tượng liên tục nối hai cực điểm : Con đường vật lư học khởi từ những định luật về lượng đă biết (trong vật lư cũng như cơ học) dẫn đến thuyết mô thể tai biến ; hay con đường siêu h́nh học lấy khởi điểm là một h́nh thể học thực nghiệm ít biết đến và khó hiểu để giả định giá trị của thuyết mô thể trong lư luận tai biến và tái xây dựng động thể tiềm ẩn tạo ra h́nh thể học này.

Tuy vậy, Thom nhận xét con đường này xem ra nhiều hứa hẹn hơn con đường trước, dầu là có vẻ kém chắc chắn.Ôâng viết : Cũng v́ vậy con đường siêu h́nh không được đưa vào chương tŕnh nghị sự, không được tranh biện nên hầu như cộng đồng khoa học hiện đại hoàn toàn không hiểu...Lư thuyết tai biến có lẽ vẫn c̣n biểu diện với những hiện tượng như cơ cấu cú pháp những ngôn ngữ của chúng ta đối với h́nh học vị tướng nội tại của thuyết ngữ nghĩa.

Roland Omnès, nhà vật lư học lư thuyết trong lời mở đầu sách Philosophie de la science contemporaine tưởng tượng du đia ngục gặp những triết nhân cổ đại như Parménide, Héraclite, Anaximandre, Leucippe, Pythagore (nhà hiền triết này quả quyết mọi sự do số quyết định, mọi quy luật vật lư thuộc toán học, và hỏi Omnès như một nhà toán học, có phải là người mới bước vào đường thụ giáo, nghe như Omnès trả lời : ngày nay phần lớn chúng tôi là như vậy) và cuối cùng sau hồi lâu im lặng, Démocrite là người phá bầu không khí yên tĩnh đầy suy tưởng ấy với lời: có phải với một tri thức như vậy, nhân loại sở đắc triết học?

Thác lời nói với cổ nhân, Omnès muốn vẽ lên bức tranh hiện đại, hành tinh này bị kỹ thuật xâm lăng, nhân loại tăng nhanh, con người đi t́m những giá trị ngơ hầu thống trị một hoàn cảnh trước đây không có, tri thức mênh mông, con người trở thành những chuyên gia, khắp nơi hướng về những biên giới chưa khai phá, khoa học là một tổng thể. Song con người ngày nay không có một viễn kiến toàn diện ; ba khoa học có liên hệ mật thiết với nhau là luận lư học, toán học và vật lư học nay đă biến đổi : luận lư học trở thành thuần h́nh thức, toán học ở cơ bản không xét đến đối vật nào, mà chỉ khảo những tương quan thuần túy, độc lập với mọi nội dung đặc thù, như không c̣n tiếp cận với thực tại ; vật lư học cũng theo sự thế, những khái niệm cơ bản và những nguyên lư cũng không diễn ra trước mắt tinh thần. Các khoa học giống như mù ḷa.

Vấn đề đặt ra là liệu có tin vào việc khởi đầu lại triết học? Có thể nói đến sự đoạn tuyệt giữa khoa học và triết học, hay triết học phó mặc khoa học?   

Khi phê phán Lacan sử dụng h́nh học vị tướng, Sokal đặt vấn đề liệu toán học có liên quan ǵ tới bệnh tâm thần (là lĩnh vực phân tâm học của Lacan), hỏi như vậy muốn nói toán học có liên hệ ǵ với thực tại?

Thực sự, dầu nhiều nhà toán học như Frege, Husserl, Russell có từng tranh biện về con số, về cơ sở của toán học, hay ngược về thời cổ đại, từ Kinh Dịch tới trường phái Pythagore, từ Thiệu Khang Tiết tới Leibniz luận bàn thế nào đi nữa, những bí nhiệm cũng không ra ngoài thực tại. Siêu việt chỉ là bài toán, kể cả những bổ đề chưa được giải. Lấy một ví dụ đơn giản: x + y = z (1); x để chỉ những con ḅ, y để chỉ những con gà, z để chỉ gia súc là tổng số của x và y. Trong ví dụ (1), x và y là những giống khác nhau nằm trong nội hàm của loại z, những biến số x, y có thể chỉ chó, mèo v.v...song không thể để chỉ bàn, ghế v.v... Những ư niệm như vậy dựa trên cơ sở của luận lư học, thuộc những phạm trù, nghĩa là trong một tri thức nhất định. Tuy nhiên, biểu thức toán học dùng số hay biến số cũng không thể minh định chủng, loại như thường ngữ.

Trong lư luận phân tâm học Lacan, ông gọi đối tượng a về mặt lâm sàng/clinique để chỉ sự kiện trí mật thâu gồm những sản vật tâm linh, về mặt thực tiễn để nhận diện cùng những h́nh thành này được nhà phân tâm học xác định, về mặt lư luận trên b́nh diện toán vị/mathèmes của Lacan để khai triển sự phong phú và quyền năng của toán thực luận/algorithme a. [Lacan giải mă chữ a là viết tắt của tiếng Pháp để chỉ cái người ta gọi tha thể/autre - không phải phái giống khác, nhưng là cái khác của dục]. J.-D. Nasio người lư giải h́nh học vị tướng/topologie/địa thế học trong thuyết Lacan đă đưa ra một nhận xét : Vào chỗ của một thực tại tượng trưng bị xóa bỏ, xuất hiện một thực tại mới chắc nịch ở đó cái dục a được tri giác.

Lacan khởi sự  đưa toán học vào lư luận của ông khoảng 1950 trong những bài giảng chuyên đề của ông. Khái niệm toán vị/mathème ông đề ra (ảnh hưởng từ thoại vị/mythème của Lévi-Strauss)  như toán vị về hư ảo/fantasme  chẳng hạn là một nhân tố cấu tạo trị liệu phân tích, như trong hội luận Bốn khái niệm cơ bản của phân tâm học/les Quatres concepts de la psychanalyse, Quyển XI, hư ảo có một vị trí nền tảng trong cấu trúc quan hệ phân tích. Khi hỏi h́nh học vị tướng là một phương pháp phát kiến hay tŕnh bày, Lacan giải thích là lộ đồ của h́nh học vị tướng riêng cho kinh nghiệm nhà phân tâm học, trong một viễn cảnh siêu h́nh, hướng đi như Merleau-Ponty trong phần sau tác phẩm di cảo Le visible et l'invisible. Trong hội luận Ronds de ficelle/ Những ṿng dây lạt Lacan khẳng đinh: mô thể hóa toán học là mục tiêu, v́ nó là toán vị có khả năng tự truyền toàn bộ. Những đồ biểu (triết gia Nicolai Hartmann thường sự dụng trong bộ Hữu thể luận ví dụ như chương 11 luận về hệ thống h́nh thể của những mô thức [q. 2 : Möglichkeit und Wirklichkeit], trong Einführung in die Philosophie), những công thức ẩn dụ, những tỷ lệ, toán thức học, những phép diễn toán Lacan thường tŕnh bày trên bảng trong những hội luận - đă được nhiều nhà lư giải, trước khi Impostures intellectuelles của Sokal-Bricmont xuất hiện.

Tác phẩm Le titre de la lettre 1973 viết chung của Philippe Lacoue-Labarthe (1940-2007) và Jean-Luc Nancy (s. 1940) là một bản đọc tiểu luận L'instance de la lettre dans l'inconscient ou la raison depuis Freud [bản dịch sang tiếng Anh : The agency of the letter in the unconscious or reason since Freud của Alan Sheridan trong Ecrits, A selection - hai tác giả Lacoue-Labarthe và Nancy giải thích nghĩa của instance/agency khi bàn về luận lư của ngữ thái, v́ khái niệm của từ này đ̣i hỏi một số những thận trọng, có thể do lối chơi chữ : theo Từ điển Littré, instance/agency nguyên ủy để chỉ một yêu cầu khẩn thiết/sollicitation pressante, một lư chứng/argument hay cả thủ tục  tố tụng/déroulement de la procédure, suy rộng ra pháp quyền/tribunal d'instance ; tạm dịch nhan đề tiểu đề trên là Tố [tụng][khẩn] vọng [hay trung gian] của tự mẫu trong vô thức hay lư khởi từ Freud. Lacan xác định tự mẫu ông dùng để chỉ cái trợ cụ  vật chất mà diễn ngôn cụ thể mượn từ ngôn ngữ (Nous désignons par lettre ce support matériel que le discours concret emprunte au langage)] của Lacan, Vấn đề đặt ra nhằm khai phá cấu trúc của ngôn ngữ mà kinh nghiệm phân tâm học phát hiện ra trong vô thức. Lacan đă chuyển hướng ngữ học Saussure từ h́nh thái tỷ lệ ngữ ư/ngữ thái sang toán thức luận:

                                                       S

                                                       s

Trong chương 2 quyển XX: Encore để nói với Jakobson, ông viết ở đề từ :

Linguisterie. Le signe qu'on change de discours. La signifiance à tire-larigot. Bêtise du signifiant. La substance jouissante/ngữ luận phân tích. Kư hiệu thay đổi diễn ngôn. Ư nghĩa thậm đa. Cớ mọn của ngữ thái. Bản thể lạc thú.

Lacan quan niệm : vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ, như không thuộc trường của ngữ học. Khi hỏi : ngữ thái/signifiant là ǵ ? Ngữ thái không chỉ có trong truyền thống ngữ học Saussure, đă có từ thời Khắc kỷ, và phải cấu trúc hóa trong từ vựng h́nh học vị tướng, có hiệu quả là ngữ ư/signifié. Ông đă đảo ngược tương quan ngữ ư/ngữ thái và nói rơ toán thức luận trên đọc là : ngữ thái 'trên' ngữ ư, 'trên' tương ứng với gạch ngang chia hai tầng. Ngữ thái không phụ thuộc vào ngữ ư, và là nguồn gốc của ngữ ư. Nancy và Lacoue-Labarthe nhấn mạnh đến chỗ có thể đề nghị đọc bản văn trên một cách rộng răi và thẳng thắn như một bản văn triết học. Tranh biện về văn kiện lư giải Lacan của Nancy và Lacoue-Labarthe (mà chính Lacan giới thiệu với người đọc của ông) phải từ cơ sở góc nh́n này.

Trong Lacan, le maître absolu Mikkel Borch-Jacobsen luận về tân ngữ linguisteries của Lacan, khởi đầu từ một câu hỏi đơn giản :người ta gọi tên một con mèo là ǵ? Dĩ nhiên, mèo. Nhưng gọi tên "con mèo" là ǵ ? Mèo được gọi tên có cùng là mèo không được gọi tên, mèo trước khi người ta gọi tên nó ? Chính ngôn ngữ thông thường, như Maurice Blanchot nói đến : Ngôn ngữ thông thường gọi mèo là mèo, như thể con mèo sống động với tên của nó là đồng nhất. Nhưng thật ra, con mèo được đặt tên là một con mèo chết, vắng mặt : Từ ngữ cho ta điều nó chỉ thị, song trước hết nó xóa bỏ cái đó...Nó là sự vắng mặt của hữu thể này, là hư vô của nó...Ngôn ngữ chỉ khởi sự với cái trống không. Có thể hiểu theo Hegel : con mèo ngừng là một con mèo duy nhất thực, như vậy trở thành một ư niệm. Theo Borch-Jacobsen, ngữ học của Saussure có hai biến đổi lớn của Lacan là phân ly giữa ngữ thái và ngữ ư, ngôn ngữ của Saussure bị loại bỏ mọi chức năng biểu diện và mang ư nghĩa sáng tạo của giác quan. Thế c̣n vai tṛ của chủ thể ra sao, trong "ngữ luận phân tích/linguisterie"? Chủ thể của Lacan không biểu hiện ǵ ngoài chủ thể, như ông quan niệm : ngữ thái chỉ có vận động hiện diện trong chủ thể. Cogito của Lacan khác với Descartes ở chỗ không độc thoại, mà đối thoại (chủ thể chỉ có thể tự biểu hiện trước ḿnh và như vậy đạt tới tự thức/conscience de soi khi nó điều đó với tha thể, khi tự tha hoá-hướng ngoại trong ngôn ngữ thường), nghĩa là có tính xă hội, liên chủ thể. Như ông viết : tôi nghĩ ở chỗ tôi không hiện hữu, vậy tôi hiện hữu ở chỗ tôi không nghĩ. Chủ thể là một tiếng gọi khoảng trống, do đó chủ thể tự xưng là hiện hữu khi tự phá khỏi tự ngă, khi tự vô hóa.

Trong thư mục sách của Sokal-Bricmont có liệt kê tác phẩm của Juan-David Nasio (người gốc Á căn đ́nh, sinh năm 1942, cộng sự với Lacan) Les Yeux de Laure 1987 [Đôi mắt Laure, với tiểu đề : le concept d'objet a dans la théorie de J. Lacan, suivi d'une Introduction à la topologie psychanalytique/khái niệm đối tượng a trong lư thuyết Lacan và tiếp theo là một dẫn nhập vào h́nh học vị tướng phân tâm học]. Tuy nhiên, nếu họ thực sự đọc dẫn giải của Nasio, tất sẽ hiểu chỗ khác biệt giữa kiến thức của họ về một h́nh học vị tướng thuộc về h́nh học (như Hermann Weyl trong Philosophy of Mathematics and Natural Science đă nêu ra quan điểm của Riemann cho phép, cũng như đối với không gian thực, những điều kiện h́nh học vị tướng hoàn toàn khác với những điều kiện thực hiện không gian Euclide ; cho nên ông xác định với một tinh thần phóng khoáng đối với những khả hữu tưởng tượng, có thể nghiên cứu vấn đề không gian đầy thành quả về mặt triết học) với h́nh học vị tướng thuộc về phân tâm học theo Lacan nhằm "nắm bắt cái thực qua những phương tiện tưởng tượng, và c̣n hơn cả tưởng tượng, ảo dạng, những phương tiện có thể gọi là những kỹ xảo h́nh học vị tướng/artifices topologiques".

Nasio đă giải thích rơ khoa h́nh học vị tướng phân tâm học của Lacan  là : cách thế suy tưởng khoa h́nh học vị tướng thực hiện với h́nh vẽ hơn là phép tính, trên bảng đen hơn là trên giấy, tŕnh bày ra hơn là chứng minh, đi ngược lại với niềm tin là thực hiện h́nh học vị tướng đối với những nhà phân tích là làm khoa học. Để vạch ra một tuyến phân cách giữa h́nh học vị tướng cổ điển với h́nh học vị tướng của trường phái phân tâm học Lacan, cần phải tiến hành như thể đối với ngữ học là chế ra một danh từ, chẳng hạn như topologerie/h́nh học vị tướng phân tích (như từ linguisterie/ngữ luận phân tích đă phá tan rất nhiều ngộ nhận). Nasio c̣n nhấn mạnh đến lợi ích của h́nh học vị tướng phân tâm học này do Lacan mở ra một mỹ học siêu nghiệm mới, phù hợp với kinh nghiệm, không phải của chủ thể nhận thức, nhưng của chủ thể vô thức.

Những yếu tố  Lacan sử dụng như chủ thể ($), chỗ lơm (◊), đối tượng a trong h́nh học vị tướng/ địa thế học [có thể nói cho rơ là mặt bằng trừu tượng trong không gian cảnh giới Euclide] mà phân tâm học Lacan suy nghĩ và làm không phải là h́nh học vị tướng tổng quát, cũng không phải là đại số học, nhưng là một khoa h́nh học vị tướng đặc thù. Nasio đă giải hoặc điều mà những người vị khoa học (tự nhiên) như Sokal không hiểu, đó là không phải đọc biểu tượng nhưng thực hành nó, chính thực tiễn này mang lại ư nghĩa : Thực hành h́nh học vị tướng phân tâm học chỉ thị khảo sát biểu tượng với thân thể (không phải thân thể như  một trương độ/étendue hay h́nh tượng , nhưng như một phần sở cứ của lạc thú, như lạc thú của nh́n và sờ. Nasio đưa ra hai lư do tranh biện cho khoa học của người thày : một là ứng dụng vào thực hành h́nh học vị tướng khái niệm lạc thú dùng trong việc trị liệu người bệnh, hai là tri tưởng của nhà phân tâm học (chính thực tiễn với những đối tượng h́nh học vị tướng có thể chuyển biến  những điều kiện tri tưởng nơi nhà phân tâm học).

Những lư giải của Nasio trong sách đă xuất bản mười năm trước khi Sokal phê phán h́nh học vị tướng phân tâm học Lacan : xu hướng chủ khoa học cực đoan của Sokal cũng áp dụng khi đả kích Bergson (và Jankélévitch, Merleau-Ponty) chung quanh lư thuyết tương đối luận Einstein, thời gian và đồng thời tính, sau khi những lư thuyết khoa học khác đă xuất hiện (chẳng hạn phương tŕnh E = ± mc² của Dirac đă sửa sai phương tŕnh E = mc² của Einstein). Khi những người khoa học thử "nh́n lại lịch sử những quan hệ giữa khoa học và triết học", bản thân họ dường như lại quên bài học lịch sử ?

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html