Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

28

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

Khi đối chiếu tư tưởng Đông.Tây dưới danh xưng triết học nh́n từ góc độ siêu quốc, nhà triết học lớn nhất của Nhật bản cận hiện đại vẫn là Nishida Kitarō (1870-1945). Tư tưởng vĩ đại của một nhà triết học không phải là lập thuyết [những toan tính xây dựng và tuyên ngôn chủ nghĩa đă chứng tỏ thất bại, và tham vọng của những người bước vào lănh địa đă mưu toan mở ra một ư thức hệ chỉ là một công việc phù du] mà là đặt vấn đề (questionnement). Ở vào cuối đời, Heidegger đă đánh giá hành trạng tư tưởng của ông là những con đường, chính là thấu đáo cái của triết học. Triết học của Nishida Kitarō thể hiện cái lư đó. Những người sau ông, nghiên cứu ông cũng khó khoác cho tư tưởng của ông là duy tâm, duy thực, duy vật, duy hư v.v... Điều này có thể áp dụng với những nhiều nhà triết học lớn khác; chẳng hạn gọi xu hướng vào chặng hành tŕnh sau của Husserl là chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm có thực đúng nghĩa không? N. Hartmann từng nói rơ vị thế ở bên ngoài chủ nghĩa duy tâm và duy thực.

Tư tưởng của Nishida thể hiện tới chỗ Vô tuyệt đối/zettai mu: điều này minh thị ở ngoài cách thái thời tính hay vĩnh cửu, như người ta thường nói về thời gian/toki. Phân tích về thời tính là một trong những vấn đề chính khi luận về thế giới thực, và đó cũng là cách thái tư duy ḥa nhập trong ḍng triết học hiện đại. Đương nhiên, Nhật ngữ không phải là một ngôn ngữ phổ biến để thông giao trong cộng đồng thế giới, song triết học Nishida đă xuất hiện trên khán trường tranh biện v́ tầm quan trọng của nó, nên được học giới nghiên cứu và dịch thuật ra nhiều thứ tiếng, trước hết là Anh ngữ và Pháp ngữ [xem trở lại: phần 6 trên gio-o.com]. Jacynthe Tremblay là một học gia chuyên cứu về Nishida, đă phân tích hai biểu ngôn liên quan tới thời tính trong tác phẩm Auto-éveil et temporalité - Les défis posés par la philosophie de Nishida Tự giác/thức và thời tính - Những thách đố đề ra qua triết học Nishida 2007:

(1) trong tiểu luận  Yêu ḿnh/jiai, yêu người/taai và biện chứng [Toàn tập 6 của Nishida], xác định “Những ǵ hiện hữu/aru mono ha định vị trong/ni oite ari  thời gian/toki.

(2) trong tiểu luận Tôi và anh/watashi no nanji [Toàn tập 6 của Nishida] xác định “Tất cả những ǵ có thực/subete jitsuzaiteki naru mono ha định vị trong/ni oite aru thời gian/toki.

có thể chia làm ba phần:

a/ tất cả những ǵ hiện hữu/những ǵ có thực;

b/ định vị trong;

c/ thời gian.

Trọng điểm của những biểu ngôn trên là diễn ngữ “định vị trong”, là cơ sở của một phân biệt nền tảng nơi Nishida giữa một bên là trường sở/basho định vị cái hiện hữu, một bên là “cái được định vị trong”, nghĩa là nội dung của trường sở. Sự vật tột cùng, nghĩa là vô tuyệt đối/zettai mu là trường sở bao dung và bao la nhất, mà Nishida minh họa qua h́nh tượng ṿng tṛn không có chu vi mà tâm điểm ở khắp nơi, và chu vi không ở chỗ nào cả.

Đi vào phân tích cụ thể, theo Tremblay, có thể tiến hành hai phương thức, một là lấy khởi điểm từ trường sở là chỗ mà thời gian định vị và tự xác định tức là trường sở của Vô tuyệt đối, hai là khởi từ cái định vị trong thời gian, hay ở trong nội dung, tức là 'những ǵ hiện hữu'.

Tuy nhiên, Tremblay cũng nhận xét là trên thực tế, lối phân chia về mặt phương pháp luận nêu trên chỉ có vẻ giả tạo, thật ra Nishida luôn phối hợp những yếu tố trên, như Vô, trường sở, thời gian, hiện hữu với nhau.

Hăy xét toàn diện, từng biểu ngôn đầy đủ liên hệ đến quan niệm thời gian của Nishida như sau:

(1)  “Tất cả những ǵ hiện hữu định vị trong thời gian. Thời gian được coi như một phạm trù của thực tại, song phải được ư niệm khởi từ sự kiện là hiện tại tự xác định dẫn từ Toàn tập 6: Mu no jikakuteki gentai/Xác định của Vô theo tự giác (thức) 1932.

Ở đây, Nishida đặt lại vấn đề lư giải của phái tân Kant - là trào lưu đang thống trị tư tưởng Đức của trường phái Marburg, với những Rickert, Natorp mà Nishida hiểu rơ; nếu xét về mặt hành trạng, cũng liên hệ tới ngôn ngữ, vào thời kỳ đầu, ông am tường Anh ngữ hơn Đức ngữ nên rất quen thuộc với triết học Anh-Mỹ (Bentham, Hume, J.S. Mill, Thomnas Green, William James, Josiah Royce, Alexander Bain v.v…), điều đó thể hiện nơi tác phẩm đầu của ông: Zen no kenkyō/luận về Thiện 1911; vả lại Nishida từng dạy Anh ngữ và Đức ngữ ở Yamaguchi và Gakushŭin (xem: Michiko Yusa, Zen and Philosophy: An Intellectual Biography of Nishida Kitarō 2002; trong sách về hành trạng trí thức của Nishida này, phần thư tịch về tác phẩm của Nishida khá đầy đủ như Toàn tập, những tiểu luận, diễn thuyết, những tác phẩm dịch sang tiếng Anh, Đức, Ư, nguồn tài liệu thứ cấp tiếng Nhật, Anh, Đức; sách của Tremblay bổ xung phần thư tịch sau 2002 như  Philosophers of Nothingness. An Essay on the Kyoto School 2001 của James W. Heisig, Logique du lieu et dépassement de la modernité, vol. 1: Nishida: la mouvance philosophique; vol. 2: Du lieu nishidien vers d'autres mondes 2002 (Augustin Berque chủ biên; những chuyên khảo và dịch thuật Nishida của Jacynthe Tremblay, Bernard Stevens: Invitation à la philosophie japonaise. Autour de Nishida 2005  J.L. Wargo: The Logic of Nothingness, A study of Nishida Kitarō 2005 v.v..). Từ luận về kinh nghiệm thuần túy, ông đă chuyển hướng suy nghĩ sang những vấn đề của phái tân Kant như trong tiểu luận Về những luận điểm của học thuyết luận lư thuần túy  của tri thức/Ninshikiron ni okeru junronriha no shuchō ni tsuite qua Windelband, Hermann Cohen, Rickert, Natorp. Những vấn đề nhận thức qua tranh biện luận lư, toán học, về tự thức có tính trực giác, mang vận động của phát triển nội tâm đă thành tựu trong tác phẩm Jikaku ni okeru chokkan to hansei/Trực giác và phản tư trong tự thức 1917 [Toàn tập 2; bản dịch Anh ngữ: Intuition and Reflection in Self-Consciousness1987 - Ở đây cần nói rơ từ ngữ 'Jikaku' theo dạng Hoa ngữ là 'tự giác', với Tremblay dịch sát nghĩa là 'auto-éveil', song với những dịch giả Anh ngữ th́ dùng 'self-consciousness' hay 'self-awareness' và theo tôi, sang Việt ngữ có thể dùng cả hai từ 'tự giác' và 'tự thức' bởi Nishida là người thực tập Thiền ngay từ khoảng 1896, lúc có con gái đầu ḷng Yayoi].

Trong biểu ngôn dẫn trên, Nishida chỉ ra vị trí của thời gian trong hiện tại, cả hai tự hạn định - như thế nào? Ở tiểu luận Jikanteki naru mono oyobi hi jikanteki naru mono/thời gian và phi thời gian [trong Toàn tập NKZ 6, bản dịch của Tremblay: Le temporel et l'intemporel in L'éveil à soi] Nishida minh giải thời gian mà không có hiện tại chỉ là thời gian ảo (kanôteki/khả hữu để). Thời gian phải lập thành trong tự hạn định của cái ǵ  tuyệt đối là hư vô, nghĩa là tự hạn định trong cái hiện thời vĩnh viễn/eien no ima và cũng mất đi trong cái hư vô vĩnh viễn/eien no mu. Cho nên hiện tại  không thể là hiện tại nếu như phải có ǵ đằng sau xác định nó. Nishida cũng chỉ ra cái hiện tại bao hàm quá khứ, hiện tại và vị lai của Augustin chính là cái mà ông gọi là cái phổ biến/nhất ban giả của hư vô/mu no ippansha.

(2)  “Tất cả những ǵ thực định vị trong thời gian. Thời gian là h́nh thái cơ bản của thực tại.” dẫn từ Toàn tập 6 nói trên.

Tremblay dẫn hai đoạn văn trong Toàn tập 9 về quan niệm 'h́nh thái' của Nishida: một là h́nh thái/katachi ở đây không phải là h́nh bất động của sự vật mà liên hệ đến hành vi tự h́nh thành thế giới đi từ cái được sáng tạo đến cái sáng tạo như một tự đồng nhất mâu thuẫn/mujunteki jiko dôitsu giữa phức thể và nhất thể; hai là h́nh thái không để chỉ một h́nh thái bất động tách rời khỏi thực tại và tư tưởng một cách trừu tượng mà là h́nh thái để thực tại sở hữu như thể tự đồng nhất mâu thuẫn giữa phức thể và nhất thể. Nishida c̣n mở rộng khái niệm tự đồng nhất mâu thuẫn này trong quan hệ giữa h́nh thái và vật chất khi xác định “h́nh thái tự hạn định phù hợp với tự đồng nhất mâu thuẫn giữa h́nh thái và vật chất”.

Khi quan niệm thời gian là h́nh thái cơ bản của thực tại, điều đó muốn nói thời gian không tách rời khỏi thực tại, mà h́nh thái cơ bản của nó là trường sở/basho và tất cả những ǵ có thực, định vị trong thời gian đều được xác định dưới h́nh thức tự đồng nhất mâu thuẫn. Ngược lại, có thể nói thực tại, kể cả những ǵ cấu thành nó, đề có h́nh thái cơ bản là thời gian.

Trong triết học Nishida rơ ràng có một số phạm trù cơ bản để xây dựng hữu thể luận (nếu như mượn từ thuật ngữ của triết học phương tây để gọi như thế; vả chăng Nishida là nhà triết học Nhật sử dụng nhiều thuật ngữ này để lư giải tư tưởng của ông), khởi sự như 'kinh nghiệm thuần túy' ở tác phẩm đầu tiên Zen no kenkyŭ , 'tự đồng nhất tuyệt đối mâu thuẫn', 'luận lư trường sở/bashoteki ronri', 'tự hạn định' của phổ quát, của hư vô, của hiện tại v.v.., 'hành vi tương hỗ/sōgo kôi', 'tự kỷ phủ định/jiko hitei', 'cá vật và hoàn cảnh/kenkyō', 'nhất thể và phức thể'. Song vấn đề đặt ra là triết học Nishida mang lại những ǵ  đặc thù và phổ cập  trong tham vọng 'tư  duy toàn bộ truyền thống siêu h́nh phương tây và thần trí phương đông' (penser ensemble la tradition métaphysique occidentale et la spiritualité orientale) như  học giả Bernard Stevens đặt để?

Những phân tích về quan hệ định vị trong thời gian, như một phạm trù của thực tại, khởi từ tự hạn định của hiện tại, của hiện thời vĩnh viễn chính là để hỏi, những câu hỏi cơ bản như:

Thời gian là ǵ?” tự nguyên ủy - như Nishida đề xuất vào đầu tiểu luận Tự hạn định của hiện thời vĩnh viễn/Eien no ima no jiko hentei trong Toàn tập 6, như Augustin đă hỏi trong  Confessiones/Những biểu bạch xưng tội.

Khi đề cập triết học Descartes [Dekaruto tetsugaku ni tsuite], Nishida đề xuất một vấn nạn thiết yếu khác “Thực tại thật sự là ǵ?” - khởi từ chỗ nhận xét đương thời của ông, người ta thường coi khởi điểm của phản tư là thực tiễn/jissen, có nghĩa là thực tại không thể tách rời thực tiễn, song ông cũng hỏi ngược lại: thực tiễn thật sự phải định vị trong thế giới của thực tại thật, nếu không, chỉ là một mộng ảo/mugen. Nishida xác định theo gương truyền thống cổ, ông coi triết học là một khoa học về thực tại thật sự, là một khoa học về οντώς όν, một hữu thể luận; đó chính là bản chất của triết học. Thực tại thật hiện hữu tự nội; tuy nhiên một sự vật thực sự hiện hữu tự nội phải chứa tha thể trong nó, như vậy bao gồm tự phủ định/jiko hitei. Là nhất thể, nó phải gồm phức thể vô hạn; nói khác đi nó phải tự hoạt/kôi, phải bao dung trong nó tự phủ định tuyệt đối. Suy niệm từ phương pháp triết lư qua Descartes, Spinoza ông nhận ra thực tại thật phải tự lư giải/rikai suru, nó phải tự giác/jikaku suru.

Nishida xác tín phương pháp triết học thiết yếu phải khởi đi từ một phân tích về tự thức, phải tự chối, quên ḿnh/tự kỷ/jiko. Ông viết: Ở vào bước ngoặt lớn của lịch sử thế giới, tư tưởng của chúng ta phải được phát triển trên một binh diện rộng lớn, sâu sắc, khi xét đến cùng căn nguyên của văn hóa (nhật bản). Cũng như Descartes xác nhận, tỉnh sát/réflexion/seisatsu và nhận thức phải được đặt thành vấn đề theo ứng xử thực. Triết học khởi đi từ tính mâu thuẫn/mujunsei tự tại…Chính hoài nghi chỉ khả hữu theo hai hướng đối lập, khởi từ tính mâu thuẫn tự tại này. Một là hướng tự khẳng định, con đường đi của văn hóa tây phương; hai là hướng tự phủ định, con đường đi của văn hóa đông phương. Song ông tin là ngày nay, chúng ta phải khởi từ quan điểm tự đồng nhất mâu thuẫn thật sự, khi trở về với nguyên lư tự mâu thuẫn, đó mới chính là con đường ḥa nhập hai nền văn hóa đông tây. Ông bác bỏ tư kiến cho là văn hóa tây phương chủ về luận lư c̣n văn hóa đông phương chỉ chủ về thể nghiệm/taiken, mà cho là có một cái ǵ thuộc thể nghiệm ở căn để của văn hóa tây phương cũng như một luận lư riêng ở căn để của văn hóa đông phương.

Khi trở về với cơ sở của triết học, Nishida nhận xét là triết học Nhật từ ảnh hưởng của chủ nghĩa thường nghiệm Anh đến triết học tân Kant, rôi hiện tượng luận Husserl là những ḍng  chính, nên phần nào trở thành nhận thức luận. Hữu thể luận của Heidegger, triết học thực tồn/jitsuzon (hiện sinh) của Jaspers cũng không thoát khỏi quan điểm chủ quan; Hiện sinh/thực tồn hiểu theo nghĩa đi từ nội tại đến siêu việt, không là thực tại lịch sử thật. Theo ông, triết học chủ quan thời đại mới này đang đi vào chỗ bế tắc, phải xét lại tự cơ sở.

Không như Tanabe Hajime phê phán, quan điểm lịch sử của Nishida thể hiện rơ rệt khi ông xác định: thế giới tự hạn định về mặt thời gian tự nguyên ủy có tính lịch sử ngay trong tiểu luận Jikanteki naru mono oyobi  hi-jikanteki naru mono/ Cái ǵ là thời gian và cái ǵ là phi thời gian vào tháng 9 năm 1931; trong một tiểu luận khác Tôi và anh/Watashi to nanji tháng 6 năm 1932, ông c̣n minh thị: chúng ta được hạn định trong lịch sử và bới lịch sử; tuy nhiên tự cơ bản của lịch sử có một phản lư tuyệt đối, không phải phản lư đơn giản mà có tầm vóc của một cái “anh/nhữ/nanji”. Tư và nhữ theo Nishida định vị trong hạn định hiểu theo nghĩa những cá nhân xác định ngược với hoàn cảnh trong khi tự hạn định: cái ǵ xác định ư thức về cái tôi/ cũng phải là cái xác định ư thức về cái anh/nhữ, bởi một nguyên lư đồng nhất.

Quán triệt vận động của triết học Đức, Nishida tiếp cận những phương pháp như thông diễn học của Dilthey về triết học lịch sử, phân tích thế giới lịch sử/rekishiteki sekai như thể tự đồng nhất mâu thuẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, Nishida cũg nhấn mạnh đến chỗ Thế giới lịch sử phải vừa mang sử tính và thời tính; ngay chính sự kiện tư duy/nghĩ cũng đă là sự kiện lịch sử. Thế giới lịch sử ấy phải được nhận từ vị thế của tự kỷ sáng tạo, mà theo ông khác với quan điểm của Lotze, thế giới lịch sử của ông  là thế giới của thực tại thật sự cụ thể nhất, phải khởi từ quan điểm tự đồng nhất mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể. Cho nên tự kỷ tự thức như thể một tự kỷ lịch sử, như một cá nhân của thế giới hiện hữu tự chính nó và tự biểu thị. Tư tưởng không là ǵ khác hơn tác dụng/hành động tự biểu hiện/jiko hyôgen sayô của thế giới này. Cũng như Dilthey, ông quan niệm phải có một thế giới quan, v́ con người sống không thể thiếu thế giới quan: Ở đâu có thế giới quan, ở đó có tự thức về đời sống. Chúng ta phải có một lối nh́n và nghĩ sự vật của riêng ta. Triết học không là ǵ khác hơn biểu hiện tự thức (jikakuteki hyôgen) của cuộc đời.

 

(c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html