Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
25
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Trở về với Dilthey/Rückker zu Dilthey: trong bài thuyết tŕnh thứ mười, Heidegger đă nói đến vấn đề chính thực của Dilthey liên quan đến ư nghĩa của lịch sử khi nhận xét “Dilthey đă chỉ ra và nhấn mạnh đến tính cách cơ bản là hữu thể lịch sử/Dilthey hat gezeit und betont, daß der Grundcharakter sei: Geschichtlich-Sein”., vấn đề này theo Heidegger đặt ra khởi từ hiện tượng luận nhằm phân tích hiện thể/Dasein và thực tại kỳ thành của nó, là thời gian/Analyse des Daseins und seiner eigentlichen Wirklichkeit, der Zeit. Cho nên, như đă dẫn ở trên, trong Tổng luận về lịch sử khái niệm thời gian/Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs GA 20 Heidegger khẳng định Dilthey là người đầu tiên hiểu những ư hướng của hiện tượng luận; cũng trong tiết 13, chương ba tác phẩm này, Heidegger thực hiện công tŕnh đối chiếu trên cơ sở lịch sử triết học để khảo về chủ nghĩa thực chứng, phê phán thực chứng của Dilthey, tâm lư học như một khoa hộc cơ sở của triết học (Brentano), triết học như một triết học khoa học (Husserl), tâm lư học “duy nhân”/personalistische (Dilthey) chống lại xu hướng duy nhiên, thay v́ coi con người như một đối tượng, sự vật của tự nhiên mà lĩnh hội như một con người sinh động tích cực tham dự vào lịch sử, và mô tả, phân tích con người theo nhận thức này; Heidegger đánh giá xu hướng này xây dựng một khoa tâm lư học mới có ảnh hưởng tới Husserl trong hướng đi tới tâm lư học mới này. Cũng trong tiết 13 này, Heidegger đưa ra một cái nh́n khác về thiên tiểu luận Triết học như một khoa học chính xác (trên tập san Logos 1910, đă đề cập ở trên) của Husserl, khi ông nhận xét công tŕnh sơ khởi về một khoa tâm lư học duy nhân đă được Husserl lấy lại để phát triển hiện tượng luận. Heidegger nhấn mạnh chỉ nói đến thiện khảo luận này tŕnh ra những xu hướng về một khoa tâm lư học duy nhân vượt ra khỏi con đường tiếp cận duy nhiên, ông dẫn lời Husserl trong sách trên: Quả thực, mọi nhận thức tâm lư học, ngay cả khi liên hệ sơ khởi với những cá nhân, tính khí cũng thấy phải tham chiếu lại những đơn vị thống nhất của ư thức này [tức là sự thống nhất sinh lực nội tại của 'ḍng ư thức], và như vậy có nghĩa là với nghiên cứu chính những hiện tượng và những quan hệ nối với nhau của chúng/Demgemäß sicht sich auch alle psychologische Erkenntnis, selbst wo sie primär auf menschliche Individualitäten, Charaktere, Dispositionen bezogen ist, zurükverwiesen auf jene Einheiten des Bewußtseins und somit auf das Studium der Phänomene selbst und ihrer Verflechtungen.
Tổng luận về lịch sử khái niệm thời gian là một trong những khởi thảo để h́nh thành tác phẩm Hữu thể và thời gian/Sein und Zeit - Erste Hälfte 1927 (do yêu cầu cấp thiết phải có công tŕnh xuất bản, như người ta biết, kể từ luận án giáo nghiệp (Habilitationsschrift) Học thuyết phạm trù và ư nghĩa của Duns Scotus/Die Kategorien- und Bedeutungslehre des Duns Scotus xuất bản năm 1916, ông chưa có tác phẩm in nào khác),những giáo tŕnh như Lư giải hiện tượng luận về Aristote/Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles GA 61 (trong học kỳ mùa đông 1921-22), Hữu thể luận - Thông diễn luận kiện tính/Ontologie- Hermeneutik der Faktizität GA 63 (trong học kỳ mùa hè 1923) là những bản nháp khởi thảo cho SuZ. Dịch giả Tổng luận về lịch sử khái niệm thời gian sang Anh ngữ là Theodore Kisiel, cũng là học giả khảo về khởi sinh tác phẩm Hữu thể và thời gian/SuZ phân chia ba khởi thảo mà ông gọi là “khởi thảo Dilthey/Dilthey Draft”: 'khái niệm thời gian'(1924), “khởi thảo hữu vấn/Ontoeroteric Draft”[Kisiel đề xuất từ mới 'eroteric' lấy từ tiếng Hy lạp 'έρώτησις' có nghĩa là tra vấn]: lịch sử khái niệm thời gian (1925), “khởi thảo sau cùng/final Draft”: 'về một thời luận hữu thể/toward a Kairology of Being' [ Kisiel dùng từ 'thời luận' lấy từ tiếng Hy lạp 'καιρός' để chỉ mùa màng/καιροι, thời khoảng, hiện tại sống] trong The Genesis of Heidegger's Being and Time 1993, Kisiel có chủ đích viết một sử chuyện khả dĩ đầy đủ về phát triển của Heidegger từ 1915 đến 1927, trên cơ sở tư liệu hoàn thiện nhất có thể được tập hợp, bao gồm ghi chép của sinh viên, thư tín, và tài liệu đại học/a full and reliable story of Heidegger's development from 1915 to 1927, on the basis of the most complete documentation that can be mustered, including student transcript, correspondence, and university documents. Ông ghi nhận công việc xuất bản toàn tập của Heidegger khởi sự một năm trước khi triết gia qua đời, gồm việc xuất bản những giáo tŕnh, thuyết tŕnh trong suốt thời kỳ Heidegger dạy ở Marburg, sau nửa thế kỷ người ta không biết ǵ về công tŕnh của Heidegger vào thời khoảng im lặng như đă kể trên là từ luận án đến tác phẩm chính, hứa hẹn chỉ cho người đọc thấy được tác phẩm đó h́nh thành ra sao.
Trong “khởi thảo Dilthey”, ông dẫn ra những bản văn như “khái niệm, thời gian” thuyết tŕnh trước Hội những nhà thần học ở Marburg vào tháng 7, 1924 (Der Begriff der Zeit: Vortrage vor der Marburger Theologenschaft Juli 1924, mà Gadamer gọi là nguyên mẫu/Urform của SuZ, phần Dẫn nhập/Einleitung Heidegger đề cập vấn đề chết để thông qua đó hiển hiện cái hữu đích thực của đời sống), tiểu luận Der Begriff der Zeit - Anmerkung zum Dilthey-Yorck Briefwechsel/Khái niệm thời gian - những b́nh luận về thư từ trao đổi giữa Dilthey và Yorck dự định gửi cho tạp chí Deutsche Vierteljahrsschrift für Literaturwissenschaft und Geistesgeschichte/tạp chí Đức xuất bản hằng qúy về Khoa văn học và lịch sử tinh thần theo yêu cầu của Erich Rothacker, trên thực tế đưa vào §77 Der Zusammenhang der vorstehenden Exposition des Problems der Geschichtlichkeit mit den Forschungen W. Dilthey und den Ideen des Grafen Yorck/Mối quan hệ giữa phần tŕnh bày đă đề cập về vấn đề Sử tính với nghiên cứu của W. Dilthey và ư niệm của Bá tước Yorck trong SuZ chung quanh vấn để lĩnh hội sử tính, dẫn đến giải thích thời gian qua hiện tượng luận, những đặc tính nguyên ủy về Hữu của hiện thể/Sein des Seienden, về Hữu-nhập-thế/In-der-Welt-Sein, hiện thể và thời tính, hủy triệt hữu thể luận v. v.. là những vấn đề quen thuộc trong SuZ. Kisiel tóm lược lư giải trong phần khởi thảo này là “ư nghĩ đầu tiên của Heidegger về một diễn giải mở ộng là luận về Dilthey một cách cụ thể hơn, bổ sung cho việc lư giải Descartes trước đó, và tất cả những ǵ liên hệ đến Yorck” [Paul Graf Yorck von Wartenburg (1835-1897) là nhà văn, luật gia, triết gia Đức với những quan niệm về sử tính, thế hệ ảnh hưởng tới Heidegger, và phân biệt lịch sử sinh động/Geschichte với sử kư/Historie như một nghiên cứu thuần túy; ông nổi tiếng về quan niệm thông diễn luận lịch sử trong thư từ trao đổi với Dilthey. Ngoài thư tín nói trên, phải kể đến Bewußtseinsstellung und Geschichte, Italienisches Tagebuch] như nền tảng cho hủy triệt hữu thể luận và luận lư Hy lạp, khởi từ những phát biểu dành riêng về Dilthey.
Tác phẩm khảo về khởi sinh SuZ của Kisiel viết vào thời khoảng Kasseler Vorträge đă xuất bản, gồm loạt mười bài diễn thuyết ở Kassel vào tháng 4, 1925 với nhan đề đầy đủ là Công tŕnh nghiên cứu của Wilhem Dilthey và cuộc tranh đấu hiện tại cho một thế giới quan lịch sử/W. Diltheys Forschungsarbeit und der gegenwärtige Kampf um eine historische Weltanschauung . Kisiel nhận ra là trong tác phẩm này, Heidegger rơ ràng tỏ ḷng kính trọng nhà tư tưởng mà con đường cấp tiến hỏi về đời sống quả thực trước hết đưa ông tới ngả đường về SuZ. Theo Kisiel, cái ưu tiên đối với Dilthey là toàn bộ đời sống. Tuy nhiên, Heidegger phê phán Dilthey và Husserl đă xao lăng tự cơ bản với vấn đề hữu thể.
Hans-Georg Gadamer trong những chuyên đề về Heidegger, kết tập thành Heideggers Wege cũng chỉ ra quan hệ giữa tư tưởng Heidegger với hai nguồn phê phán: chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm Husserl và triết học đời sống Dilthey nhằm mở ra một ngả đi mới về nguồn Kant. Ông luận về sự việc lớn lên với Arisote nên Heidegger phát hiện ra triết học ư thức hiện đại kế thừa tư tưởng Hy lạp, hướng về cơ sở khái niệm đời sống của Dilthey; quả thực, Heidegger đă nhận ra trong việc Dilthey t́m kiếm không ngừng nền tảng tột cùng của đời sống là một động thái hướng về việc lĩnh hội sâu xa cái ǵ người ta thường gọi là tri thức hay ư thức. Tuy nhiên ư hướng Heidegger vẫn là hữu thể luận, nghĩa là muốn nắm bắt được sự cấu thành Hữu của hiện thể con người trong thống nhất nội tại của nó và bất ngờ ông phát hiện ra Kant. Những ám chỉ này hàm ngụ hai nguồn tư tưởng chứa đựng trong những giáo tŕnh của Heidegger suốt khoảng thời gian trước khi xuất bản SuZ từ 1915 đến 1927, một là Lư giải hiện tượng luận về Aristote/Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (giáo tŕnh mùa đông 1921-22; với tiểu đề Einführung in die phänomenologische Forschung/Dẫn vào nghiên cứu hiện tượng luận GA 61, 1994 để phân biệt với tiểu luận cùng nhan đề, với tiểu đề Anzeige der hermeneutischen Situation/Chỉ dẫn vị thế thông diễn luận là một tham luận dự tuyển vào phân khoa triết học Marburg và Göttingen in năm 1922, in trong tập 6 Dilthey-Jahrbuch 1989); giáo tŕnh Aristote 1921-22 như chỉ ra ở tiểu đề là một giới thiệu đưa ra 'lư giải hiện tượng luận' về Aristote qua Ethica Nicomachea A, Metaphysica A.1.2 ,ΖΗΘ, Physica A.8, De Motu An, De Anima [chỉ có phần nào được thực hiện, như Aristoteles, Metaphysik Θ 1-3, Von Wesen und Wirklichkeit der Kraft/Về bản chất và thực tại của lực 1931 GA 33 chẳng hạn] với ư hướng vượt lớp kinh viện che phủ, dùng mô h́nh 'kết hợp những chân trời' thông diễn luận để luận Aristote với ngôn ngữ như một nhà hiện đại; tiểu luận cùng nhan đề nói trên mục đích nghiên cứu lịch sử hữu thể luận và luận lư học, sau phần chỉ dẫn thông diễn luận nhằm minh thi lư giải dươi những điều kiện nhất định của giải thích và lĩnh hội là lư giải Ethica Nicomachea Ζ, Metaphysica A.1-2., Physica ΑΒΓ. 1-3;Heidegger viết “triết học không phải là một công việc hoang tưởng, lang thang trong đời sống với bất cứ “quần chúng” nào và bất kỳ nguyên lư sắp đặt nào ưa thích, nhưng là tri thức tra vấn có nghĩa như một nghiên cứu nghĩa là thực hiện minh nhiên, chung thực xu hướng lư giải thuộc những vận động cơ bản của đời sống, trong đó cái ǵ diễn ra là chính đời sống và hữ u của đời sống/die Philosophie nicht eine erfundene, im Leben nur mitlaufende Beschäftigung mit irgendwelchen “Allgemeinheiten” und beliebig zu setzenden Prizipien ist, sondern als fragendes Erkennen, das heißt als Forschung, nur der genuine explizite Vollzug der Auslegungstendenz der Grundbewegtheiten des Lebens, in denen es diesem um sich selbst und sein Sein geht” và xác định “vấn tính của triết học liên quan tới Hữu của đời sống kiện thể; về mặt này, triết học là hữu thế luận cơ bản/die Problematik der Philosophie betrifft das Sein des faktischen Lebens; Philosophie ist in dieser Hinsicht Prinzipielle Ontologie “, hai là Phänomenologische Interpretation von Kants Kritik der reinen Vernunft/Lư giải hiện tượng luận 'Phê phán lư trí thuần túy của Kant GA 25 1977 (giáo tŕnh mùa đông 1927-28) và Kant und das Problem der Metaphysik 1929 GA 3 mà trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất, Heidegger viết những điều cơ bản đă được tŕnh bày lần đầu trong giáo tŕnh mùa đông 1927-28 [GA 25 1977] mà lư giải tác phẩm Phê phán của Kant liên hệ với những điều viết ra cho phần Hai của SuZ. Phân tích trước tác của Heidegger về Kant sẽ nói đến sau, khi đề cập đế vấn đề Kant ngày nay. Giáo tŕnh Logik: Die Frage nach der Wahrheit/Luận lư: Vấn đề chân lư GA 21 1976 nói về Aristote và Kant chung quanh vấn đề chân lư và thời gian.
Quan hệ giữa Dilthey và Heidegger, hay như chính Heidegger gọi là trở về với Dilthey qua Kasseler Vorträge thuyết giảng ở Kassel vào tháng 4 năm 1925 in trong tập 8 bộ Dilthey-Jahrbuch 1992-93 đánh dấu một nét đặc sắc trong hành trạng tư tưởng Heidegger (cũng như nhiều giáo tŕnh khác, mà Gadamer từng nói chỉ một số ít người biết), liên hệ đến hiện tượng luận và thông diễn luận, mà những nhà hiện tượng luận như Jacques Taminiaux (xem: Lectures de l'ontologie fondamentale) hay nhà thông diễn luận như Paul Ricœur (xem: Le conflit des interprétations) không nói đến (?). Ngày nay, một số học giả của trường phái Dilthey hay trường phái Heidegger, như Georg Misch, Otto Pöggeler, Rudolph Makkreel, Jean-Claude Gens, Frithjoh Rodi, Robert Scharff đă đề cập, dưới những cách nh́n khác nhau, tuy nhiên, điều chính yếu là đưa ra những triển vọng cho việc khai triển hiện tượng luận và thông diễn luận.
Husserl trong bài thuyết tŕnh Hiện tượng luận và Nhân học tại Berlin (in trong Husserliana XXVII, bản dịch của Richard G. Schmitt, trong Philosophy and Phenomenological Research 2. in lại trong Husserl, Shorter Works1981) ngay mở đầu nói: một sự kiện quen thuộc là những nhà triết học trẻ Đức trong thập niên cuối này đă gia tăng chú ư đến khoa nhân học triết lư. Triết học về đời sống của Wilhem Dilthey, một loại nhân học mới có rất nhiều ảnh hưởng ngày nay , cũng như tác động đến phong trào gọi là hiện tượng luận, chủ trương là triết học chân thực phải t́m cơ sở đặc biệt nơi con người, và đặc sắc hơn, trong bản chất hiện hữu cụ thể trong thế giới. Cách tân này coi như cần thiết nếu như hiện tượng luận cấu tạo nguyên ủy muốn đạt tới chiều kích triết học thực…Hiện tượng luận nguyên ủy trong h́nh thái siêu nghiệm hoàn thiện của nó, từ chối rút ra bất cứ phần nào cơ sở triết học từ bất cứ khoa học nào về con người, và đối lập mọi toan tính, như “chủ nghĩa duy nhân học”, “duy tâm lư học” trong chiều hướng này. Nhưng nay, trái lại, người ta nh́n vào hiện hữu con người như sơ sở duy nhất để tái dựng triết học hiện tượng luận.
Cũng trong bài diễn thuyết này, Husserl nh́n nhận: Có thể nói phân tích chính thực về ư thức là thông diễn luận đời sống ư thức như một hiện thể (đồng nhất) nhằm một cách liên tục và tự cấu thành về mặt ư hướng trong vô số ư thức chủ yếu thuộc về nó.
Nhận xét này rơ ràng phần nào liên hệ đến Dilthey và Heidegger, đến 'thông diễn học' hiện tượng luận.
Heidegger tiếp cận tư tưởng Dilthey từ 1919 qua nhận xét “triết học đời sống là một giai đoạn thiết yếu trên con đường triết học” so với tính trống rỗng và h́nh thức của triết học siêu nghiệm. Ở Kasseler Vorträge với chủ đề là Dilthey, bài thuyết tŕnh V nói đến một vấn đề vượt ra ngoài hiện tượng luận Husserl (như thư gửi William Richardson [tác giả Heidegger: Through Phenomenology to Thought 1963], Heidegger nhận xét: Sử tính của tư tưởng hoàn toàn xa lạ với Husserl; xem: Heidegger, Questions III et IV), ngay từ những ḍng đầu: “H́nh thành một thế giới quan lịch sử xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử/Die Ausbildung einer historischen Weltanschauung gründet in der historischen Forschung, chủ đích là hữu của sử tính, sử tính, chứ không phải sử , hữu chứ không phải hiện thể, thực tại chứ không phải cái thực/Es kommt darauf an, das Sein des Geschichtlichen herauszuarbeiten,Geschichtlichkeit,nicht Geschichtliches,Sein,nicht Seiendes, Wirlichkeit, nicht Wirkliches”. Dilthey đă vạch ra một con đường về thực tại đúng nghĩa hữu lịch sử, hiện thể của con người, song ông không đặt vấn đề sử tính, liên quan đến hữu của hiện thể. Chỉ có phát triển một con đường mới cho hiện tượng luận khả dĩ có thể đặt để được vấn đề này. Con đường đó chính là con đường hiện tượng luận của thông diễn luạn. Trong giáo tŕnh chủ yếu là thông diễn luận (vào học kỳ mủa hè 1923 ) Ontologie - Hermeneutik der Faktizität/ Hữu thể luận - Thông diễn luận về kiện tính 1988 GA 63 hàm ngụ trật tự hiện tượng luận là trở về với chính sự vật, như ông đă nêu ra tại Hội nghị 1969 ở Friburg: Cách ngôn cơ bản của hiện tượng luận không phải là “nguyên lư của nguyên lư”, nhưng là cách ngôn “về với chính sự vật/Die eigentliche Maxime der Phänomenologie ist nicht das “Prinzip aller Prinzipien”, sondern die Maxime: “Zur Sache selbst”. Đời sống kiện tính/das faktische Leben trong giáo tŕnh nói trên là một dữ kiện nguyên ủy, như thể kinh nghiệm sống/Erlebnis thường thấy nơi Dilthey. Trong giáo tŕnh Lư giải hiện tượng luận về Aristote GA 61 trong phần 3 luận về đời sống kiện tính, “đời sống” là hiện sinh, hiện thể/Dasein, hiện hữu trong và v́ đời sống. Như vậy khái niệm đời sống, như thể có kinh nghiệm sống/erleben là cốt cán trong triết học đời sống ở Dilthey, cũng như ở Heidegger. Trong Kassel Vorträge, Heidegger xác định “vấn đề cơ bản của Dilthey chính là liên quan đến khái niệm đời sống/Diltheys Grundfrage ist die nach dem Bregriff des Lebens”, song ông cũng minh thị là không những Dilthey, mà ngay Husserl kế thừa tâm lư học Brentano cũng miêu tả những cấu thành cơ bản cho lư luận đời sống, của chính hữu nơi con người..Theo Heidegger, hai phát kiến quyết định cho phép làm mới vấn đề đặt ra của Dilthey về mặt hiện tượng luận là ư hướng và trực quan minh định/Intentionalität und kategoriale Anschauung. Ông giải thích: ư hướng là nhằm về sự vật/Intentio ist abzielen auf etwas; mọi tư tưởng là tư tưởng về một sự vật, mọi ư muốn là muốn một sự vật, mọi kinh nghiệm sống là sống về một sự nào đó. C̣n nói đến trực quan minh định, một cách vắn tắt ở đây là, khi chúng ta đă phân biệt hữu với hiện thể, khác với hiện thể, trức quan cảm giác không bao giờ cho hữu. Cho nên bằng cách này cách khác, ư nghĩa của hữu phải được phô bầy. Hành vi cho phép thực hiện điều này, chính là trực quan minh định/Der Akt, der den Zugang hierzu öffnet, ist die kategoriale Anschauung.
Hữu chính thực lịch sử của Dilthey theo Heidegger chính là hiện thể của con người. Dilthey đă lấy ra từ đời sống những cấu trúc quyết định, song Heidegger phê phán là đă không đặt ra vấn nạn liên quan đến tính kỳ thành của chính đời sống. Vấn đề đó là: đâu là ư nghĩa của hữu thể của chính hiện thể con người chúng ta? Ông cũng phê phán Husserl đă không hiểu chính tác phẩm của ḿnh qua lời tựa quyển 2 Nghiên cứu luận lư, v́ lư giải của ông ở trong ư nghĩa một quan niệm như thể tâm lư học biến cải th́ hoàn toàn sai lầm. Những vấn đề này dường như Heidegger nghĩ đă giải quyết trong tác phẩm chính ở giai đoạn này của ông là Sein und Zeit (SuZ). Con đường thông diễn luận trong tác phẩm này phải hiểu như thế nào, đó chính là điều sẽ bàn , nhân việc t́m hiểu mối quan hệ Dilthey, Husserl và Heidegger.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html