Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

21

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học

Trong chương 7 Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007, tôi đă nói đến tham luận của mười tác giả thuộc những xu hướng khác nhau thảo luận mười phạm trù cơ bản Aristote đề xuất ngay từ thời cổ Hy lạp. Câu hỏi: Triết học trong nửa sau của thế kỷ 20 đem lại những lợi ích ǵ cho tư tưởng? Nói đến lợi ích triết học là nói đến những thành quả về mặt tri thức luận.

Ở nửa đầu thế kỷ, những công tŕnh của hiện tượng luận Husserl và các môn đệ, phái thực nghiệm luận lư Vienne, E. Cassirer, N. Hartmann, A. N. Whitehead, B. Russell, L. Brunschvicg, L.Wittgenstein, triết học phân tích v.v.. đóng góp vào việc chỉ ra một hướng đi cho tri thức. Triết lư là lựa chọn, nên trong những tranh biện tư tưỏng rốt cuộc vẫn là khủng hoảng; cuộc khủng hoảng của hiện tượng luận và thực dụng luận trong tiến bộ khoa học như trong hội luận năm 1985 kỷ niệm 50 năm ngày Husserl gióng lên lời cảnh báo [xem: chương 5 Cơ sở tư tưởng thời quá độ] đêm trước Thế Chiến Hai, về khủng hoảng của những khoa học của chúng nhân châu Âu/europäische Menschheit. Ở  bài giảng Triết học trong khủng hoảng của chúng nhân châu Âu ở Vienna này, Husserl đă nói: Do việc con người tiếp nhận những ư niệm, con người trở thành một con người mới: con người sống trong hữu hạn, nhưng đời sống của họ vươn về một cực vô hạn. Để có thể lănh hội điều đó, chỉ cần ngược trở về những nguồn lịch sử của nhân quần châu Âu, và nhận biết một loại sử tính mới nhờ nó mà từ nay được thoát ra trên nền tảng của lịch sử thế giới.

Đáp ứng ư hướng đi t́m bản chất của chúng nhân châu Âu từ lư trí triết học ấy, hơn nửa thế kỷ sau hội luận tổ chức vào năm 1992 dưới tiêu đề Tính đồng nhất triết học Âu/l'Identité philosophique européenne do Jacques Poulain và Patrice Vermeren điều hợp; theo họ, thất bại hiện tại của những chế độ Đông cũng như Tây dường như phản ảnh sự thất bại của tính hiện đại châu Âu và vén lộ tính bất khả đặt định đời sống con người theo lư trí. Tính đồng nhất của yêu cầu chân lư thúc đẩy thực nghiệm tri thức và trí năng có vẻ hăo huyền và dường như luôn luôn che dấu một ư chí quyền năng. Ư chí này có thể đưa châu Âu đến chỗ lĩnh hội được sự điên cuồng tiềm tàng của nó, một điên cuồng cố hữu của chính lư trí. Etienne Tassin với tham luận L'Europe entre Philosophie et Politique/châu Âu giữa Triết học và Chính trị  trong hội luận kể trên đề cập hai khái niệm khác biệt nhau, khái niệm văn hóa của Fernando Pessơa hướng về đồng nhất tính với khái niệm triết học của Husserl hướng về tinh thần có điểm chung là từ khước việc lĩnh hội châu Âu phụ thuộc vào những xem xét nhất định phải là chính trị. Ông dẫn lời Husserl: "những ư niệm th́ mạnh mẽ hơn mọi lực lượng thường nghiệm”, triết học như vậy có nhiệm vụ thực hiện một chức năng chủ đạo với toàn thể nhân quần, như ở lời kết bài giảng của Husserl: chỉ có tinh thần là bất tử. Châu Âu kinh qua Thế Chiến Hai như chứng nghiệm những lực lượng thường nghiệm mạnh hơn những ư niệm, quan niệm chung của nhiều nhà trí thức trong cuộc gặp gỡ quốc tế ở Genève năm 1946.

Cho nên một môn đệ của Husserl là nhà triết gia Tiệp Jan Patočka (1907-1977, người đă tử đạo cho Hiến chương 77 đấu tranh v́ nhân quyền ở Tiệp và Slovakia) lấy lại khái niệm khởi từ Husserl khi xác định “trước tiên phải hiểu châu Âu là một khái niệm dựa trên những cơ sở tinh thần”.  Trong tiểu luận về di sản châu Âu (in trong Essais hérétiques, dịch từ tiếng Tiệp của Erika Abrams, 1990), ông khẳng định con người chân chính và trung thực khi quan tâm đến linh hồn, có nghĩa là “chân lư không phải chỉ có một lần cho tất cả, cũng không phải chỉ là việc làm một hành vi đơn giản về tri năng và nhận thức, mà là một thực tiễn liên tục những xem xét, kiểm tra và thống nhất với chính ḿnh, nhập cuộc cả đời sống và suy tưởng”, quan tâm của linh hồn là h́nh thái thực tiễn của khám phá vũ trụ và mối quan hệ minh nhiên của tư duy với vũ trụ, như những triết gia tiền Socrate đă coi khám phá vũ trụ là h́nh thái của lư tưởng triết học của một đời sống cho chân lư, cái lư tưởng Husserl đă chỉ ra là điều hành tư kiến trên trực giác, không đảo ngược. Patočka c̣n minh định nó là nguyên lư siêu h́nh, kế thừa tinh thần hy lạp, cho nên di sản ấy vẫn sống c̣n, đồng thời chuyển hóa, song nền tảng siêu h́nh vẫn tồn tại. Điều đó có nghĩa là châu Âu sở hữu một tư duy kiên định về tinh thần. Ông nhận định “ở cơ sở của ư niệm chính trị và triết học của châu Âu,như chứng nghiệm trong kinh nghiệm hy lạp về [khái niệm] polis, đă ghi khắc sự phủ nhận mọi thứ chính trị kiểu đế quốc”.    

Văn hóa, triết học, chính trị có phải là những khái niệm đặc thù của châu Âu, ư thức hệ của một hệ thống tư tưởng chủ Âu/Eurocentrisme nổi lên kể từ thời điểm chủ nghĩa thực dân bành trướng trên những vùng đất khác? Khủng hoảng như đề cập nơi trên phải chăng để t́m lại lư lịch của một đế quốc đă băng hoại sau những kinh nghiệm chiến tranh tử diệt?                    

Điểm đặc biệt riêng về phần hành trạng tư tưởng Husserl đáng nói ở đây là trong hai bài giảng ở Wien/Vienna tháng Năm 1935 và ở Praha sáu tháng sau, ông đă đưa ra quan niệm về sự khác biệt cơ bản giữa triết học phương Tây (khởi từ triết học Hy lạp) với triết học phương Đông (tiêu biểu là Ấn và Trung hoa cùng những “triết học” tương tự) là tuy lợi ích bao dung thế giới dẫn đến nhận thức phổ quát về thế giới, song chỉ ở Hy lạp mới có một lợi ích đời sống phổ quát trong h́nh thái mới về mặt cơ bản của một thái độ “lư luận” thuần túy, tạo thành một cộng đồng chủ yếu tương ứng mới của những nhà triết học, khoa học, trong công tŕnh chung gắn bó liên lỉ với nhau thực hiện theōria, và không ǵ ngoài theōria. Husserl lần đầu đă khai triển quan niệm khác biệt này trong những đoạn kế tiếp về lĩnh hội sâu sắc hơn khoa học Hy lạp-Âu châu này (có nghĩa là triết học) trong khác biệt cơ bản với những “triết học” phương Đông ở chỗ những nền triết học này như một thái độ thần thoại-tôn giáo, trong khi triết học phương Tây như một thái độ lư luận (một thế giới quan khoa học). Ông xem những ai được nuôi dưỡng trong con đường tư duy khoa học do Hy lạp sáng tạo và phát triển trong thời đại mới mà nói đến triết học cũng như khoa học Ấn-Hoa, có nghĩa là lư giải chúng theo lối Âu châu là một sai lầm. Thái độ lư luận”, là thái độ của θαυμάζειν/ngạc nhiên tiêu biểu nơi những khuôn mặt lớn như Platon và Aristote trong thời kỳ sung măn đầu tiên của triết học Hy lạp đă vạch ra nguồn cội triết học. 

Thái độ θαυμάζειν đă được Platon xác định trong thiên Theätet 155d : μάλα γάρ φιλοσόφου τοϋτο τό πάθος, τό θαυμάξειν, ού γάρ άλλη άρκή φιλοσοφίας ή αϋτη mà Heidegger dẫn lại trong bài giảng về “triết học là ǵ?” ở Cérisy-la-Salle hai mươi năm sau bài giảng ở Wien của Husserl và dịch: Gar sehr nämlich ist eines Philosophen dieses das πάθος - das Erstaunen; nicht nämlich ein anderes beherrschen - des Woher der Philosophie gibt es als dieses/có thể nói cảm tính/pathos của một triết gia là phải ngạc nhiên, không có khởi điểm quyết định nào khác.

Tư kiến của Husserl về tư tưởng phương Đông cũng chẳng khác Hegel hay Lévy-Bruhl đối với những nền văn hóa ngoài châu Âu, song ông đă sáng suốt nhận thức vấn đề là mở rộng khái niệm mà không tiêu diệt nó. Gérard Granel (1930-2000, dạy ở Đại học Toulouse-le-Miral, với những tác phẩm như Le Sens du Temps et de la Perception chez Husserl 1968, L'Equivoque ontologique de la pensée kantienne 1970, Traditionis traditio 1972, Ecrits logiques et politiques 1990, Etudes 1995 v.v.. và dịch Husserl, Heidegger, Wittgenstein, Gramsci, Hume, Vico) phê phán quan niệm châu Âu của Husserl như một ư tưởng tuyệt đối là hoàn toàn lỗi thời, như một tấn tuồng cũ trên sân khấu cổ. Khi dẫn Die Krisis der europäischen Wissenschaften của Husserl (qua bản dịch của ông) : "Đem lư trí tiềm ẩn lĩnh hội những khả hữu riêng của nó [chúng nhân] và như vậy  mở ra cho khả hữu của một siêu h́nh học như thể khả hữu thực, đó chính là con đường duy nhất để tiến hành công  tŕnh rộng lớn thực hiện một siêu h́nh học, nói khác đi, một triết học phổ quát. Đó cũng là con đường để quyết định vấn đề muốn biết xem chung cuộc/Telos tạo sinh cho chúng nhân châu Âu cùng với khai sinh ra triết học hy lạp : muốn là một chúng nhân xuất phát từ lư trí triết học, và chỉ có thể như thế - trong vận động vô hạn mà lư trí đi từ tiềm ẩn đến minh nhiên và xu hướng vô cùng đến tự quy phạm hóa nhờ chân lư này và công chính con người của riêng nó - hoặc chung cuộc chỉ là một ảo tưởng đơn giản thuộc kiện tính có thể đánh dấu về mặt lịch sử, di sản ngẫu nhiên của một chúng nhân ngẫu nhiên, thất lạc giữa những chúng nhân/Menschheiten và sử tính/Geschichtlichkeiten khác ; hoặc giả ngược lại, lần đầu tiên thấu trong chúng nhân hy lạp không là ǵ hơn cái trong chung tố tự bản chất bao gồm trong chúng nhân như thế", Granel trong Traditionis traditio muốn chỉ ra di chúc của Husserl để lại chính là liên minh chân lư với chúng nhân : Husserl thức tỉnh trong chúng nhân châu Âu Ư tưởng và phân cách của nó ; ông phân cách chúng nhân châu Âu với những chúng nhân khác, như thể là dân tộc duy nhất hiểu biết hữu và chân, có nghĩa là trước hết cư ngụ và hoàn tất, tiếp theo là lĩnh hội về mặt lư luận và cử hoạt trong chính khả hữu của "triết lư". Vấn đề của Husserl, theo Granel cũng là vấn nạn về ư nghĩa và cơ sở của hiện đại, nó là chung tố của mọi nghiên cứu về luận lư, siêu nghiệm và tuyệt đối mà hiện tượng luận tiềm tiện xuất hiện trong khả năng của nó. Tuy nhiên sang tác phẩm Etudes sau này, Granel trong tham luận mang nhan đề Hiện tượng luận mất đầu/la phénoménologie décapitée muốn tranh biện về khả năng của hiện tượng luận về hướng tính được viết ra dưới quyền lực của Lư trí, hiểu như thể lư tưởng của Khoa học, luận cương này đă bao hàm trong những điều dẫn trên ở tác phẩm Die Krisis của Husserl như 'đem lư trí tiềm ẩn đến chỗ lĩnh hội được những khả năng của riêng nó', 'vận động lịch sử biểu hiện  « lư trí » phổ quát, « tiên thiên » trong chúng nhân như thế', 'muốn là một chúng nhân xuất phát từ lư trí triết học, và chỉ có thể như thế', minh nhiên điều mà Granel gọi là hiện tượng luận mất đầu, chỉ v́ từ nay, không c̣n dưới lănh đạo của Lư trí, cũng như không c̣n tái ḥa ước mà văn tự mô tả của tư tưởng có thể hoàn tất, đó là dưới quyền của  Thế giới, hay đúng hơn dưới đầu cột của Thế giới.

Bài giảng ở Wien của Husserl như một di chúc (bởi ông mất vào năm 1938) biểu hiện can đảm trong khung cảnh lịch sử trước chủ nghĩa quốc xă man rợ, song giải pháp duy nhất ông đề ra  như thể đặt định cáo chung cho sự trỗi dậy của chế độ phát-xít và khủng hoảng của chúng nhân  bằng cách viện tới ư niệm châu Âu cùng với khái niệm tự trách nhiệm của chúng nhân, theo Granel để thức tỉnh dưới h́nh thái triết học hiện tượng luận siêu nghiệm tuyệt đối, lư trí tiềm ẩn trong con người, xác định tính nhân trong nó chỉ điển h́nh thuần túy nhất cho sự 'mê cuồng lư luận’  của phương Tây.

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html