Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

15

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

3/ thời quá độ (tiếp theo) 

Triết học Hy lạp vẫn được coi là nguồn gốc của triết học tây phương, tuy nhiên điều đó không có nghĩa, như nhà nghiên cứu lịch sử triết học Emile Bréhier xác định: “những hệ thống triết học đầu tiên của Hy lạp không phải là nguyên ủy, chúngï chỉ là h́nh thái phát triển của một tư tưởng cổ hơn…như vậy những 'triết gia' đầu tiên của Hy lạp thực sự không phát kiến, họ thực hiện trên những biểu tượng của một phức hợp và phong phú nhưng cũng khá hỗn độn  mà chúng ta khó thể tưởng tượng”; cho nên ông phân bua lư do bắt đầu lịch sử với Thalès, không phải v́ phủ nhận một tiền lịch sử dài phát triển tư tưởng triết lư, nhưng v́  lư do thực tiễn là những nguồn suối của văn minh Lưỡng hà quá ít và khó thủ đắc.

Nếu trở ngược về gịng cổ đại, vào thời Alexandre đă có quan niệm nguồn gốc triết học hy lạp từ phương đông; như Hérodote nghĩ tôn giáo và văn minh hy lạp đến từ Ai cập, như Numénius ở vào thế kỷ thứ 2 CN nhắc đến tư kiến cho Platon là một Moïse nói tiếng Hy lạp. Vào cận đại, một số học giả như Röth, hay Gladisch ở Đức, G. James ở Mỹ đưa ra lư chứng triết học Hy lạp đến từ Ai cập. Quan niệm này không được chú ư. Như nhà triết học chuyên về cổ đại John Burnet khẳng định là Ai cập hay Babylone không có triết học. Một học giả khác như Theodore Gomperz quan niệm chỉ có một dân tộc nhỏ bé đă sáng tạo ra nguyên lư tiến bộ, đó là dân tộc hy lạp. Triết gia Đức Wilhelm Windelband xác định nếu hiểu khoa học như một công tŕnh độc lập và tự thức mưu t́m tri thức có phương pháp, th́ khoa học ấy ở Hy lạp khởi từ thế kỷ VI tr. CN.

Hans Joachim Störig trong Kleine Weltgeschichte der Philosophie khi so sánh tư tưởng Ấn độ và Trung hoa với tư tưởng Hy lạp, bày tỏ cảm nghĩ là chỉ bừng ngộ về mặt văn hóa đối với hai nguồn tư tưởng trước, song như trong một truyền thống đối với tư tưởng Hy lạp; ông viết: Những nhà khai sáng ra triết học hy lạp đồng thời chính là tổ tiên của chúng ta/Die Begründer der griechischen Philosophie sind zugleich die Stammväter unserer eigenen. Cảm tưởng ấy nằm trong truyền thống Hegel, ngay từ dẫn nhập triết học Hy lạp trong Những bài giảng về lịch sử triết học : Danh xưng Hy lạp đánh động thẳng vào tim những người trí thức Âu châu và nhất là đối với người Đức chúng ta.

Hành tŕnh về Hy lạp của Heidegger trong ba chuyến đi ghi lại trong Aufenthalte khác nào cuộc hành hương của một tín đồ tôn giáo? Cuộc hành tŕnh tới Hy lạp như trở về cố quận, sau nhiều lần lưỡng lự  cho chuyến đi v́ Heidegger e Hy lạp ngày nay không c̣n giữ được những nét của Hy lạp cổ đại, nghĩa là cái nôi của tư tưởng triết học. Đọc Aufenthalte của Heidegger không như bút kư của một người đi du lịch, nhưng là một cuộc phiêu lưu đầy thử nghiệm vào cơi tư tưởng, cơi thơ mà nhà thi sĩ Đức yêu mến  của ông/cả nước Đức lẫn thi nhân ông hằng ngưỡng mộ Hölderlin đă vẽ lên. Song cuộc hành tŕnh khai phá, vén lộ này đậm dấu của từ ‘Α-λήθεια trong ánh sáng của Athen/Αθήνα, của Delos/Δήλoς và Delphi, như trong khổ thơ cuối Gesang des Deutschen của Hưlderlin mà ông dẫn ở cuối chặng đường:

Wo ist dein Delos, wo dein Olympia,

Daß wir uns alle finden am höchsten Fest?-

Doch wie errät der Sohn, was du den

Deinen, Unstersbliche, längst bereitest?

Đâu là Delos, đâu là Olympia của anh/để tất cả chúng ta thấy nhau trong đỉnh hội?/làm sao con trẻ đoán được/món quà anh hoàn thành từ lâu, món quà bất tử?

Kinh nghiệm du hành vào άλήθεια, như chính chữ nghĩa của Heidegger, giao thoa giữa cái khép và mở, khai phá, kư ức, hồi niệm từ những đoạn thiên của Heraklit, mọi vật hiện diện/Anwesenden như  κόσμoς, trang điểm giống nhau cùng khắp, τoν αύτόν άπάντων, không tạo bởi thần cũng không tạo bởi người/dieselbige von allen Dingen, hat weder der Götter noch der Menschen einer gemacht (fr. 30). Với Heidegger, mọi thơ và tư tưởng giả định bộ diện của άλήθεια, là từ riêng của hiện thể hy lạp, huyền thuyết/mythos và lời/logos, đến chỗ hiện diện, khai mở hiện diện, như  trường sở của khai mở/πεδίον της άλήθειας mà Platon nói đến trong thiên Phaidros, là έστία τοϋ κόσμου, ḷ cừ, mà Heraklit gọi vũ trụ là lửa/πύρ chỉ có ư nghĩa trong danh xưng alètheia là estia. Đền thờ 'Αθήνη Παρθένος, thần nữ sinh ra từ đầu Thượng đế Zeus chỉ sự hiện diện/Gegenwart của thần, mà chớp, sét xoay vần vạn vật/All Dinge steuert der Blitz trong đoạn thiên 64 Heraklit: τά δέ πάντα οίακίξει κεραυνός.

Bút kư Aufenthalte  ghi lại từ chuyến du cố quận Hy lạp vào năm 1962, khi đó ông đă ngoài bảy mươi (Heidegger sinh năm 1889) dường như ít được những học giả chuyên cứu Heidegger để ư, song thực ra không phải một sự biến trong đời, nhưng một hành trạng tư tưởng dàn trải sợi chỉ đỏ xuyên suốt những thu tập/Aneignung của hành giả trên con đường triết lư/nhất quán có thể nói làm đảo lộn những lập luận của các học giả nghiên cứu Heidegger chủ trương phân chia giai đoạn Heidegger I và II, hay nhấn mạnh đến bước ngoặt/Kehre trong khi, từ giáo tŕnh về khái niệm cơ sở của triết học cổ đại (hy lạp) mùa hạ 1926, những giáo tŕnh về Parmenides, về Heraklit trong những năm 1943-44, những thuyết tŕnh về ' Α-λήθεια, về Μοϊρα, về Λόγος? trong khoảng 1943-1954, đến hội luận mùa đông 1966-67 giữa Martin Heidegger và Eugen Fink về Heraklit ở những quăng hành tŕnh khác nhau, song lư vẫn là một, Khai Mở/‘Α-λήθεια vang vọng ở mỗi bước hành hương. Nó dội lại những lời giảng tại Cérisy-la-Salle năm 1955 trong Was ist das - die Philosophie? chiêm nghiệm bảy năm sau trong chuyến đi đầy huyền/ẩn: triết lư là ngôn ngữ của đối/thoại, das legein im Sinne des dialegesthai, das Sprechen als Dialog (trong Aufenthalte: ό μύθος, lời trong tư tưởng hy lạp mở ra như thể λόγος trong λέγειν/legein và διαλέσθαι/dialegesthai), đáp ứng/Antwort, tương ngôn/Entsprechung, nghe tiếng gọi của hữu thể, nghe/horen và nh́n/sehen như trong Der Satz vom Grund 1957: tư tưởng là nghe và nh́n/das Denken ein Horen und ein Sehen ist. [xem: ch.1 Cơ sở tư tưởng thời quá độ- ĐPQ]. Ở mỗi chặng hành tŕnh, Heidegger lại tự hỏi có thể t́m được Hy lạp nguyên ủy/anfänglisch hay không?, nghe từ cái tĩnh lặng huyền diệu khi vào Altis, nghe từ khúc Ngợi ca của Pindar khi vào Olympia, tưởng đến thơ Ngợi ca/Hymne của Hölderlin khi qua Patmos, đến Delos trái tim của đất, biển Hy lạp (bởi chỉ khi đến đây mới thực sự là một chỗ đ́nh lưu/Aufenthalte Hy lạp), kinh nghiệm đ́nh lưu trong άλήθεια, nắm bắt được một cái nh́n cái bất kiến của άλήθεια, hướng về Athen, đến đền thờ nữ thần Aphaia để thấy trú ngụ cái ẩn ngữ của άλήθεια, thấy cái quan hệ hy lạp với thần chẳng có ǵ chung với đức tin hay tông giáo theo nghĩa La mă của từ religio. Heidegger chỉ thấy niềm sảng khoái thanh b́nh chung quanh những đền đài tựa như tấm mạng mỏng, trong mọi bừng sáng của hiện thể/Dasein hy lạp, ẩn dấu cái u minh của định mệnh/Geschick.

Trong hợp tuyển The Presocratics after Heidegger (David C. Jacobs biên tập xuất bản năm 1999, với những tham luận của Jean-François Courtine, Parvis Emad, David Farrell Krell, Michel Serres, John Sallis, Charles Scott v.v..) như chủ trương đề ra là theo sau Heidegger, không chỉ về mặt lịch đại nhưng về mặt triết học hối thúc chúng ta suy nghĩ lại những công tŕnh của Heidegger, những đoạn thiên của các nhà tư tưởng tiền Socrate, và những vấn đề triết học truyền thống để chúng ta có thể nghĩ  đến vấn đề lịch sử và triết học trong tầm tay. Đó là lư do tại sao sau hai ngàn năm trăm năm phản tư triết học chúng ta vẫn bắt buộc cân nhắc cái tại sao của hoạt động này?’ Quả thực Heidegger có thể tính việc tháo gỡ những lớp lư giải che phủ tư tưởng của những nhà tiền Socrate và mở đôi tai chúng ta, khiến chúng ta tùy nghi với những ǵ nói với chúng ta trong truyền thống như thể Hữu của hiện thể/unser Ohr öffnen, freimachen für das, was sich uns in der Überlieferung als Sein des Seienden zuspricht - (đoạn in nghiêng dẫn từ Was ist das-die Philosophie?- Heidegger). Công việc đó chính là Hủy triệt/Destruktion, đối/thoại với những nhà tư tưởng tiền Socrate, theo Jacobs để xây dựng mối quan hệ đối thoại với những nhà tiền Socrate đặng để đôi bên có thể suy tưởng cái ǵ kêu gọi họ suy tưởng.

J.-F. Courtine, trong Hợp tuyển nói trên, xét mối quan hệ trong tư tưởng Heidegger đối với triết hoc Hy lạp gồm ba giai đoạn: thời kỳ thứ nhất tương ứng với lúc Heidegger dạy tại Đại học Marburg (1923-28), phác thảo bộ sách về Aristote chuẩn bị cho tác phẩm chính Sein und Zeit, làm sống lại vấn đề ư nghĩa của hữu, γιαντομαχία περί τής ούσίας, thời kỳ thứ hai tương ứng với giáo tŕnh những năm 30 và 40, xem những nhà tiền Socrate như vai tṛ phê phán triệt để đối với khởi đầu siêu h́nh học với Platon và Socrate, giai đoạn Heidegger bỏ ư tưởng đặt lại nền tảng siêu h́nh học, để bắt đầu hữu thể luận cơ bản làm đạo tuyến, thời kỳ thứ ba xét đến kinh nghiệm khả hữu của ngôn ngữ, khởi những vấn đề trong Unterwegs zur Sprache. Theo Courtine, giai đoạn thứ ba này không c̣n chủ trương 'hủy triệt' theo nghĩa hiện tượng luận, mà chú trong đến kinh nghiệm hy lạp về chân lư như thể ά-λήθεια, khôi phục sức mạnh của những tính danh Φύσις, λόγος, άλήθεια, tiếp cận với kinh nghiệm chân lư Hy lạp như một vén mở, chưa phát hiện, rút ra từ ẩn tàng/che giấu. (Courtine cũng lưu ư đến hai bộ trong Toàn tập đánh số 35 là giáo tŕnh mùa hạ 1932 về Khởi sự của triết học tây phương/Der Anfang der abendländischen Philosophie (Anaximander und Parmenides)  và giáo tŕnh hạ/1933 và đông/1933-34 đánh số 36/37 về Vấn đề cơ sở triết học, về bản chất của chân lư/Die Grundfrage der Philosophie, Vom Wesen der Wahrheit  đánh dấu ngắt thực sự trong tiến hóa lư giải thời khởi đầu Hy lạp của Heidegger chưa xuất bản, tính đến thời điểm Courtine viết tham luận này; cho đến nay Toàn tập Heidegger đă xuất bản tập đánh số 36/37 nói trên, tập cao hơn đánh số 90: Zu Ernst Jünger). Courtine ghi nhận Heidegger có nhiều giáo tŕnh giành cho các nhà tư tưởng tiền Socrate trong thập niên 1940s như Grundbegriffe, GA 51; Parmenides GA 54; Heraklit GA 55, mà vấn đề cốt cán là đạo tuyến cho nghiên cứu liên quan đến luận lư, nhằm khôi phục tất định nguyên ủy, tiền Socrate của câu hỏi: Tư tưởng là ǵ/ Cái ǵ gọi là tư tưởng? Giảng khoa về Heraklit chỉ ra đối lập nguyên tắc giữa luận lư, định nghĩa theo truyền thống là lư luận từ tư duy đúng/Lehre vom richtigen Denken với luận lư trong nghĩa nguyên ủy như một lưu ư về vấn đề sự vật/Sache; tư duy là ǵ nếu không phải là cái trước khi được tư duy/Zudenkendes.

Parvis Emad trong Hợp tuyển nói trên đề cập vị trí của các nhà tư tuởng tiền Socrate trong tác phẩm lớn thứ hai của Heidegger Beiträge zur Philosophie (viết trong khoảng 1936-1938, giống như Sein und Zeit nghĩa là không phải một giáo tŕnh đại học, song khác ở chỗ không phản ảnh những ǵ giảng dạy suốt từ 1917 đến 1937, và chỉ mới xuất bản như một di cảo kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của tác giả). Emad chú ư đến tiết đoạn 88 trong đề cương luận về lịch sử triết học, Heidegger kể Leibniz, Kant, Hegel, Schelling và Nietzsche nhưng không nói đến những nhà tư tưởng tiền Socrate. Theo Emad, Heidegger khởi động một con đường tư tưởng mới về hữu, không phải là tư duy về hữu thể luận cơ bản, mà kinh qua ngả đường sử mệnh của hữu/Geschichtlichkeit des Seins, khai mở tư duy hữu như tư duy về Sự-hữu/Ereignis. Cho nên, trước tiết đoạn dẫn trên, ở tiết đoạn 85 Emad dẫn nguyên tác: Die ursprünglihe Zueignung des ersten Anfangs…bedeutet das Fußfassen im anderen Anfang [GA 65, tr. 171] và giải thích (cũng như đề nghị) dịch từ Zueignung không theo nghĩa thông thường là 'cống hiến' hay 'đề tặng' (như đề tặng một quyển sách cho một người) ra một từ mới 'enowning' có nghĩa là mang  một vật  vào trong điều kiện sở hữu, để phân biệt với từ 'Aneignung/thu tập', thế nên đoạn văn trên dịch là: Sở hữu nguyên ủy của khởi sự đầu tiên…có nghĩa là bén rễ vào trong khởi sự khác. Toàn thể tiết đoạn 85 như sau: Die ursprüngliche Zueignung des ersten Anfangs (und d.h. seiner Geschichte) bedeutet das Fußfassen im anderen Anfang. Dieses vollzieht sich im Übergang von der Leitfrage (was ist das Seiende?  Frage nach der Seiendheit, Sein) zur Grundfrage : was ist die Wahrheit des Seyns? có nghĩa là: Sở hữu nguyên ủy của khởi sự đầu tiên (và có nghĩa lịch sử của nó) mang ư nghĩa bén rễ vào trong một khởi sự khác. Bén rễ như thế thành tựu khi băng ngang vấn nạn chủ đạo (hiện thể là ǵ? như một vấn nạn về tính hiện thể, hữu) đến vấn nạn căn để: chân lư của hữu là ǵ?

Heidegger minh thi: để hiểu về mặt lịch sử, băng ngang chính là vượt mọi siêu h́nh học. T́m hiểu trong ngữ cảnh, thật ra phải để ư ở tiết đoạn 84 liền trước, ông đă viết: Hữu trong sự nổi lên tự nó (Hy lạp cổ đại).

Lư ưng, Emad lư giải: mở ra/unfolding “vấn nạn chủ đạo” τί τό όν đồng thời cũng là mở ra άλήθεια như thể άλήθεια και όν - sự mở ra trực tiếp rút từ suy nghĩ theo chân lư vén mở của các nhà tư tưởng tiền Socrate.. Tư duy này định vị trong sự băng ngang nói trên trong đường lối vấn nạn τί τό όν diễn trong vấn nạn “cái ǵ là chân  lư của hữu, thế lực/lay động trong sâu thẳm?” V́ lư do này tư duy theo chân lư vén mở của các nhà tư tưởng tiền Socrate phải được xem như một phần toàn vẹn của một khởi sự khác. Có hiểu như thế, người đọc mới cảm ngộ bút tŕnh Aufenthalte của Heidegger như cảm ngộ h́nh tượng Lăo Đam đi vào sa mạc.

Mối đam mê lớn dàn trải suốt hành trạng tư tưởng Heidegger là triết học và thơ cổ đại Hy lạp, những nhà tư tưởng và thơ cổ đại hy lạp (thậm chí đến lối vào căn lều ở Schwarwald (Rừng Đen) của ông, theo lời kể của Gadamer là những ai đă đến thăm Heidegger một lần c̣n nhớ, treo một tấm bảng khắc trên vỏ cây đoạn thiên 64 của Heraklit: τά δά πάντα οίακίζει κεραυνός) - như phản ảnh nỗi hoài vọng cổ Hy lạp của tư tưởng Đức nói chung (chẳng hạn, chỉ kể một vài tiêu biểu như F. Schlegel trong đoạn thiên nghệ thuật số 147 trong tạp chí Athenäum (Athenäeum-Fragment) viết: “Sống trong cổ điển, và thực hiện tự tại Cổ đại một cách thực tiễn, chính là cao đỉnh và muc đích của bác ngữ học”, hay như Nietzsche trong Wille zur Macht §419: “chỉ có một nơi con người cảm thấy như ở nhà: thế giới Hy lạp…ngày nay chúng ta lại thấy gần gũi với mọi h́nh thái cơ bản của lư giải thế giới  mà tinh thần hy lạp đă vạch ra qua Anaximandros, Heraklit, Parmenides, Empedokles, Demokrit và Anaxagoras - ngày lại ngày, chúng ta dần dần trở thành Hy lạp hơn.”) Quả thực Heidegger từng viết chỉ có dân tộc Đức và dân tộc Hy lạp là những dân tộc thấm nhuần siêu h́nh học, song điều đó không có nghĩa là “trở về nguyên thủy”, như nhiều người ngộ nhận. Trong Những vấn đề cơ bản của hiện tượng luận (GA 24) Heidegger xác định: Chúng ta không chỉ mong, mà phải hiểu người Hy lạp hơn họ hiểu chính họ; đó không chỉ là ư định, mà là điều cần thiết. Chính khi thực hiện điều đó, mới thực sự sở hữu di sản của họ. Cho nên nghiên cứu hiện tượng luận đích thực không có ǵ là tu sửa để thay đổi điểm này điểm nọ t́nh cờ, để làm tốt hơn, hay tệ hơn…Hữu thể luận cổ đăi không phải để vượt, v́ nó cấu tạo bước đầu, bước cần thiết mà mọi triết học phải hoàn tất, đến độ bước đầu này phải được lập lại mỗi lần cho mọi triết học thực sự. Chỉ có thứ tân thức/hiện đại thỏa măn với chính ḿnh, ch́m ngập trong man rợ mới tự thị tưởng là Platon đă bị xếp xó.

Tuyên ngôn ấy minh thi mối quan hệ của Heidegger với triết học Hy lạp. Những tác phẩm thành văn, những giáo tŕnh trong suốt đời giảng dạy đă được in ra giúp người ta hiểu rơ hơn về Heidegger, kể cả đối với nhà tư tưởng cổ đại, như Parménide. Héraclite, Platon, Aristote (về hai mặt: vị trí quan trọng của họ trong lịch sử triết học, và giải toả ngộ nhận về việc Heidegger chuyên tâm đến Parménide, Aristote hơn là Platon, Héraclite).

Hội luận họckỳ mùa đông 1966-67 tại đại học Freiburg im Breisgau diễn ra tranh luận sôi nổi giữa Martin Heidegger và Eugen Fink (1905-1975) về Heraklit chỉ ra những quan điểm hiện đại về triết học cổ đại và quan hệ với hiện tượng luận (cả hai nhà triết học là những nhà hiện tượng luận, Fink là đệ tử chính thống của Husserl). Khởi đầu là tranh biện về đoạn thiên 64 của Heraklit, là tiêu chí đă dẫn nơi trên khắc ở tấm bảng vào căn lều trở thành truyền thuyết của Heidegger: τά δά πάντα οίακίζει κεραυνός.

Liệu có thể dịch như Diels: Chớp xoay vần vũ trụ? Song Fink hỏi: từ 'vũ trụ' có là tiếng để dịch sát nghĩa ' τά πάντα', trong khi chính nghĩa của nó là 'vạn vật', nghĩa là mọi vật, tất cả những ǵ hiện hữu. Trong đoạn thiên này Heraklit nói đến τά πάντα đối diện với Κεραυνός, như vậy có mối liên lạc giữa mọi vật và chớp. Nói đến mọi vật, lai có thể phân biệt những vật đến từ tự nhiên/φύσει όντα và những thứ là sản vật của kỹ thuật con người/τέχνη όντα. Cuộc tranh biện như vậy không chỉ giới hạn trong bác ngữ học thuần túy, song đến những vấn đề thuộc về khoa học kỹ thuật hiện đại, như điều khiển học/Kybernetik, di truyền học/Genetik, như khi tranh luận về ư nghĩa của οίακίζει, quan hệ của οίακίζει và έκυβέρνησε (trong đoạn thiên 41 Heidegger nêu ra: εϊναι γάρ έν τό σοφόν, έπίστασθαι γνώμην, ότέη έκυβέρνησε πάντα διά πάντα trong bản dịch Diels là: minh trí chỉ là một việc, hiểu tư tưởng xoay chuyển mọi vật qua mọi vật) liên két như thế nào với διά? Xoay chuyển theo Fink là đem một vận động đến chơ kiểm soát được/in-die-Gewalt-Bringen, như lái một con tàu biết cách di chuyển con tàu qua những hành vi cưỡng chế theo gió và sóng; Heidegger ví như khoa điều khiển học ngày nay, thế c̣n những hành vi không cưỡng chế, có phải như vận động trong di truyền học, Fink phân biệt ứng xử tự nhiên của di tố/Gen  có thể lư giải về mặt điều khiển học một bên , với thao tác những nhân tố di truyền ở một bên khác. Nếu di tố xác định ứng xử của con người, lại liên hệ đến khả năng học của những di tố, như một máy điện toán, đến khái niệm thông tin, đến kỹ thuật thông giao.

Vấn đề không phải tranh luận về một triết học tự nhiên, song có phải về Heraklit mà Heidegger lư giải? Ông khẳng định cả hai nhà triết học hôm nay, Fink và Heidegger nói về một nhà tư tưởng là để đến ư đến những ǵ không nói ở những điều đă nói. Cái phi tưởng phải là cái ǵ tự nó chỉ ra cho cái nh́n của chúng ta; vấn đề là chúng ta lĩnh hội đến đâu. Ở cuối hội luận Heidegger dẫn khởi một đề nghị: phi tưởng là άλήθεια. Ông xác định άλήθεια như khai mở/unverbogene/Unverborgenheit dẫn về hướng những ǵ là trong sáng, chúng ta có thể hiểu nó từ những nhà tư tưởng Hy lạp cổ đại.

Dường như đến đây, có một điều ǵ đó liên quan đến trùng phức. Những nhà triết học ngày nay như Jean-François Courtine (trong ch. 5 ph.III:  Heidegger et la phénoménologie 1990 ), Eliane Escoubas (trong tiểu luận Λόγος et Tautologie: la lecture heideggérienne d'Héraclite et de Parménide in trong hợp tuyển Phénoménologie et Logique 1996 J.F. Courtine chủ biên) chú ư đến lời giảng cuối của Heidegger trong Hội luận Zähringen 1973: tư tưởng trùng phức, đó là ư nghĩa nguyên ủy của hiện tượng luận, lời cuối của hiện tượng luận theo Heidegger. Những trùng phức ngữ của Heidegger  mà Courtine kể ra như die Welt weltet, die Sprache spricht, der Raum räumt, das Ding dingt, das Ereignis ereignet”..phải chăng là trở về, luận những lời của các nhà tư tưởng cổ đại hy lạp như Heraklit, Parmenides? Courtine nghĩ như “trong vùng lư giải Parménide, người đă đề xuất toàn bộ trùng phức về mặt nguyên mẫu trong cùng một đơn ngữ: τό έόν : έστι γάρ εϊναι : τό γάρ αυτό έστι : νοεϊν τε και εϊναι v́ trùng phức chính là nói Đồng thể/das Selbe: tư duy và hữu thể.

Như lời của Heidegger mà Jean Beaufret ghi lại: Từ một điểm nh́n lịch sử, Heraklit là bước thư nhất trong đường hướng biện chứng; về điểm này, Parmenides sâu sắc và cốt yếu hơn; song phải nh́n nhận trùng phức luận là phương tiện duy nhất để nghĩ điều ǵ biện chứng có thể che phủ. Nhưng nếu như người ta có khả năng đọc Heraklit từ trùng phức luận Parmenides, khi đó có thể gần hơn với cùng trùng phức, trong vận động tiếp cận duy nhất đạt tới hữu thể (Heidegger, Question IV 1976). 

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân