Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

14

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

3/ thời quá độ (tiếp theo)

 

Khu biệt/Zwiespalt như nói ở trên là khái niệm Heidegger đề cập trong phần luận về chia cách giữa nghệ thuật/mimesis và chân lư/idea trong chủ nghĩa Platon ở Toàn tập/GA 6.1 & GA 6.2 [giáo tŕnh về Nietzsche I (1936-1939) và Nietzsche II (1939-1946)] này. Ông dẫn thiên Politeia nói về khu biệt giữa triết học và thơ/παλαιά μέν τις διαφορά φιλοσοφιά τε καί ποίητίκή và nhận xét có một cách thế cơ bản của phương sách ngự trị trong tư tưởng Platon, chung quanh vấn đề chỉ đạo: hiện thể là ǵ? Ở một chỗ khác, trong  Das Ende der Philosophie und die Aufgabe des Denkens/chung cuộc triết học và nhiệm vụ tư tưởng (in trong Zur Sache des Denkens), ông xác định mọi siêu h́nh học, kể cả thực chứng luận đều nói thứ tiếng của Platon, mà ngữ cơ bản trong tư tưởng của Platon để chỉ ra hữu của hiện thể, là είδος, ίδέα nghĩa là bộ diện/Aussehen của hiện thể.

Aus-sehen từ ngữ Đức mà Heidegger dùng để dịch từ Hy lạp είδος của Platon thường dùng thay từ ίδέα, có ư nghĩa gần với động từ ίδείν có nghĩa là “nh́n/sehen”. Như vậy những ư niệm trong lư luận của Platon liên hệ với cái nh́n, như Heidegger lư giải trong giáo tŕnh về Nietzsche GA 6.1: “là cái được tri giác khi xem xét sự vật trong quan hệ với bộ diện chúng giữ, coi chúng ra như thế nào, trong quan hệ bản chất hiện thể/quidditas/ τό τί έστιν. Cái làm cho cái bàn là cái bàn, hiện thể bàn, được tri giác không phải do thị giác của thân thể, nhưng do cái nh́n của linh hồn: thị kiến này là tri giác về cái ǵ là sự vật, tri giác ư niệm của nó. Nhưng cũng chính nhờ cái ánh sáng mà chúng ta biết được cái khả xúc, sự vật hiện thể như cái bàn, cái phi-khả giác ở bên trên cái khả giác, Tức là cái siêu khả giác, chính là bản chất hiện thể, hữu của hiện thể.” Trong Platons Lehre von der Wahrheit/Lư luận chân lư của Platon, ông khai triển bộ diện biểu hiện trong hai từ hy lạp trên khởi dẫn từ chuyện ngụ ngôn hang động của Platon: sự vật dưới ánh sáng của ngày, ngoài hang động trong huyền thuyết để chỉ những ư niệm”. Theo như Platon, nếu như cái nh́n của con người không đạt ư niệm, nghĩa là bộ diện của sự vật, sinh vật, con người, con số, các thần, th́ con người không thể tri giác được cái này là nhà, cái kia là cây, cái nọ là thần. Heidegger minh giải điều đó: Theo thói thường, con người nghĩ là thấy ngay cái nhà này, cái cây này, hay mọi thứ hiện thể đó. Trước tiên và thường là con người tuyệt không ngờ được rằng chính nhờ ánh sáng của những Ư niệm/ư tượng” mà tất cả cái ǵ họ thấy thông thường là thực” đó/Gewöhnlich meint der Mensch, er sehe eben geradehin dieses Haus und jenen Baum und so jegliches Seiende. Zunächst und zumeist ahnt der Mensch nichts davon, daß er alles, was ihm da in aller Geläufigkeit für das Wirkliche” gilt, immer nur im Lichte von “Ideen” sieht”. Có thể nói, chủ nghĩa duy tâm Platon cũng chính là chủ nghĩa duy thực.[Cho nên trong chương 2 Cơ sở tư tưởng thời quá độ tôi dùng chữ Ư tương thay chữ Ư niệm khi nói đến ιδέα của Platon].                

Những ư niệm/ư tượng/(l)ư tưởng của Platon thực sự độc lập với chúng ta, hiện diện ở ngoài tinh thần của chúng ta. Chúng không phải do hành vi biểu hiện của con người đề đặt ra mà do tự chúng đề đặt ra cho con người như thể mức đo lường tư tưởng và hành động của con người. Nh́n dưới góc cạnh này, chủ nghĩa Platon rơ ràng đưa ra những đối nghịch: với trường phái hoài nghi, như Protagoras quan niệm con người là thước đo lường mọi sự?, với quan niệm con người là chủ thể, với trường phái hiện sinh? Ở một góc cạnh khác, gần với trường phái hiện thực khoa học, như Roy Bhaskar (trong Plato Etc.) khi quan niệm thực tại vũ trụ, những nguyên lư khoa học vẫn tồn tại ở đó, bất chấp thế giới con người có thể đă bị hủy diệt?

Trở lại với lư giải của Heidegger, sau khi phân tích lư luận nói trên của Platon, ông nhận xét: Đối với những ǵ Platon quan niệm về είδος và trong nhiều trường hợp khác yêu cầu về tư tưởng, việc cho phép chúng ta sử dụng từ Gestell để chỉ bản chất kỹ thuật hiện đại hầu như vô hại.  

Trong đề từ tác phẩm Sein und Zeit xuất bản lần đầu vào năm 1927 dẫn lời trong thiên Sophistes của Platon: Denn offenbar seid ihr doch schon lange mit dem vertraut, was ihr eigentlich meint, wenn ihr den Ausdruck 'seiend' gebraucht, wir jedoch glaubten es einst zwar zu verstehen, jetzt aber sind wir in Verlegenheit gekommen - 244a, bản dịch của chính Heidegger, có nghĩa là “hiển nhiên từ lâu anh đă biết anh muốn nói ǵ khi sử dụng từ ngữ 'hữu', tuy chúng ta thường nghĩ là chúng ta hiểu nó, song ngày nay thực sự khá là lúng túng.  Và ông đặt vấn đề là không có giải đáp cho câu hỏi về 'hữu/seiend' nên phải nêu ra vấn đề ư nghĩa của hữu/die Frage nach dem Sinn von Sein. Quả thực Sein und Zeit đánh dấu bước ngoặt hữu thể luận, mà khởi sự trước đó đă giảng dạy trong những giáo tŕnh về thiên Sophistes từ mùa đông 1924-1925 ở Đại học Marburg và khai triển trong giáo tŕnh về Logik. Die Frage nach der Wahrheit vào mùa đông 1925-1926.

Có thể nói giáo tŕnh về Sophistes của Platon là dài nhất so với những giảng khoa khác của Heidegger, và đặc biệt giành cho Platon, đối chiếu với những giáo tŕnh phần lớn giảng về Aristote. Tuy nhiên ngay ở phần dẫn nhập Heidegger đă chỉ ra định hướng tư tưởng trong  điều ông gọi là chuẩn bị về mặt hiện tượng luận triết lư và lịch sử-thông diễn luận, mà nguyên tắc cơ bản của thông diễn luận là đi từ chỗ sáng sang chỗ tối. Khác với thông thường lư giải triết học Platon là khởi từ Socrate và các nhà tư tưởng tiền Socrate đến Platon, ông đề nghị con đường ngược lại là đi từ Aristote trở về Platon. Mối liên lạc dẫn đạo ở đây là triết học Aristote, không phải phán đoán giá trị về Platon, song là những điều Aristote chỉ ra việc Platon đă phát triển cách thế rốt ráo, khoa học, đường hướng dẫn về những vấn đề trong thiên Sophistes . Cho nên giáo tŕnh gồm ba phần: phần dẫn nhập luận về lư giải của Aristote và biên tập hữu thể luận của Platon trong việc chinh phục άλήθεία, phân tích đối tượng và vận động của epistémè, tèchnè, phronésis và sophia (mà thông thường gọi là tri thức, kỹ thuật, trí thực tiễn và minh trí); phần quá độ từ Aristote trở lại lịch sử với Platon nhằm lĩnh hội / άληδεύειν trong Đối thoại khoa học, triết học, biện chứng và biện giải thông qua Aristote đến Platon; phần chính nghiên cứu hữu thể luận của Platon xây dựng trên lư giải thiên Sophistes, chủ yếu luận về logos và nguyên mẫu/άσπαλίευτής. Xét trong hành trạng sư phạm của Heidegger, những năm trước đó là lư giải hiện tượng luận về Aristote trong suốt những học kỳ mùa hạ 1921-1922, hữu thể luận và luận lư học Aristote mùa hạ 1922, giáo tŕnh mùa hạ 1924 luận về khái niệm cơ bản triết học Aristote chỉ ra điểm nhất quán trong tư tưởng Heidegger từ hiện tượng luận đến thông diễn luận, từ Aristote đến Platon.

Heidegger khẳng định v́ như thể Aristote không có người kế thừa vĩ đại hơn ông, nên buộc phải lao vào công tŕnh triết học của ông để t́m ra đường hướng. Chỉ dấu đầu tiên là Platon minh giải nhà ngụy biện để gián tiếp chỉ ra nhà triết học, v́ chỉ có thể nói cụ thể nhà ngụy biện như thể phi triết gia nếu thấy ḿnh trong triết học, trên con đường suy niệm về hữu của hiện thể. Chính v́ vậy Heidegger giải thích tại sao phải t́m ở Aristote chỉ cho biết cái ǵ là hiện thể, nhờ đó thấy được phương cách tốt để đặt vấn đề hiện thể và hữu của nó. Do phân cát biện chứng, có tới bẩy định nghĩa về nhà ngụy biện, từ ngôn từ/logos là công cụ của nhà ngụy biện, săn bắt, thuyết phục buôn bán con người,có nghĩa logos không chỉ là phương tiện chinh phục kẻ khác, mà c̣n là những ǵ nhà ngụy biện tạo ra luân lưu buôn bán…” đến cá tính cơ bản của έν là τέκνη: nhà ngụy biện như thể phản luận lư/άντίλογίκός; nghệ thuật ngụy biện/ τέκνη σοφίστίκή như thể sản xuất ra những giả tượng (biểu hiện cụ thể là khoa mô phỏng, tư kiến), với nhà ngụy biện hiện thể hiện diện song về mặt hữu thể luận th́ bất khả hữu, do đó dự tưởng hữu của cái phi hiện thể/μή όν.

Trong tiết hai của phần chính là thảo luận phê phán những học thuyết về hữu, và khai triển một khái niệm mới về vô hữu, đối lập với Parménide. Khác với những quan niệm lư giải Sophistes của những người trước, như biện chứng Hegel hay tri thức luận Kant (biện chứng như một nghệ thuật tư tưởng h́nh thức, một nghệ thuật trí năng không liên hệ với chính sự vật (ohne Sachbezug), Heidegger duyệt xét lại khái niệm biện chứng, lột bỏ những lớp chùm lên ư nghĩa nguyên ủy biện chứng Platon, phương pháp mà ông phát triển trong tác phẩm chính của ông Sein und Zeit là hủy triệt/Destruktion, bắt nguồn từ ngữ La tinh de-struere/lột bỏ từng lớp.

Đến đây, người ta có thể thấy rơ mối liền lạc giữa phần dẫn nhập và phần chính trong lư giải thiên Sophistes của Heidegger, từ quan niệm thông diễn luận có quy tắc là đi từ chỗ sáng sang chỗ tối, từ thông qua diễn ngôn (ư nghĩa của δία-λεκτική): phép biện chứng là công việc của nhà triết học mà ông nêu ra trong quan niệm của Platon (khoa học biện chứng chỉ khả hữu nếu triết lư một cách thuần túy và nghiêm xác/ καδαρώς τε καί δικαίως); nhà ngụy biện  ẩn nấp trong cái mờ tối của phi hữu, trong khi nhà triết học hoàn toàn hướng về hiện thể, ở nơi ánh sáng; chính qua Aristote để khởi sự lĩnh hội khái niệm nguyên ủy biện chứng của Platon, như ông dẫn lời mở đầu chương 3, quyển VI Nikomachische Ethik: linh hồn khai mở sự vật qua khẳng định hay phủ định/ άληδεύεί ή ψυκή τώ καταφάυαι ήάποφάυαι.

Trong phân cát biện chứng, nhà ngụy biện khu biệt với nhà triết học ở chỗ nói điều ǵ sai/ ψευδή λέγειν với  điều nói sai/λόγος ψευδής; nhà ngụy biện như nói ở nơi trên qua ngôn từ có quyền năng với mọi ngựi, nhất là đám thanh niên, nắm họ trong tay và thủ lợi; nghệ thuật ngôn từ ngụy biện không chỉ ở nh́n thấy giống/ είκαστική mà diễn ngôn ngụy biện thuộc loại làm cho giống/ φανταστική. Nói điều sai là cư xử cơ bản của nhà ngụy biện; cái sai ở đây không phải là hiện thể mà nhà ngụy biện muốn nói, sai không là hiện thể, nhưng là một phi hiện thể. Chinh v́ thế phải đặt lại học thuyết của Parménide, khi chủ trương chỉ hiện thể (là) hiện hữu, cái phi hiện thể không (là) hiện hữu. Đó là nội dung của chương hai, tiết hai của phần chính tranh biện những học thuyết cổ và hiện đại về hiện thể/όν (xem: Platon: “Sophistes”, cổ đại [440-463] và hiện đại [463-485] GA 19). Những tranh luận này diễn ra trong hành tŕnh lịch sử, từ những triết gia thuộc trường phái tự nhiên/Naturphilosophen, trường phái Elée/Eleaten, Megare/Megariker, Heraklit, Empedokles thời cổ đại, chung quanh quan niệm tất cả là Nhất thể, hay Nhất thể và Phức thể đến những triết gia hiện đại, duy vật như Vogt, Moleschott, Büchner. Tranh biện gợi ư cho toàn cảnh nội dung Sein und Zeit trong đề từ “anh muốn nói ǵ khi sử dụng từ ngữ 'hữu'/ τί ποτε βούλεσθε σημαίνειν όπόταν όν φθέγγησθε”.                                                                                                                                                                                             

Ingeborg Schüssler ở Đại học Lausanne đọc Sophistes đưa ra một vài nhận xét khái quát:

Vào thời kỳ Heidegger trẻ này, phương thức hủy triệt/Ab-bau về khái niệm luận lư h́nh thức của biện chứng, với trở về với Aristote hỗ trợ, đă phát hiện ra λόγος theo nghĩa nguyên ủy của Plato có khai mở/ ά-ληθεύ sự vật như chính chúng Như vậy tư tưởng hy lạp ở khởi đầu có chiều hướng chủ yếu là “chân lư”.

Trong chiều hướng này xuất hiện hiện tượng ψευδή έλέγειν cũng như ψεύδος với những biến đổi như ειδολον, εικον, Φαντασμα, δοξα, ψευδής δοξα là chiều hướng của 'quên lăng' thuộc lănh vực những hiện tượng ẩn tàng và che giấu, mà trước Platon đă xuất hiện trong thơ Parménide, chiều kích của đêm phi-hữu toàn diện/ούκ όν.

Trong thiên Sophistes, logos có giả định cơ bản trong trật tự a-lηθεύειν là δύναμις κοινωνίας/khả năng đồng hiện hữu [xem: Heidegger, Platon: Sophistes,§69].  Khi xét tổng quát hơn, có thể nhận thấy ngôn ngữ con người dựa trên một nền tảng, khác biệt và có trước nó: đó là dunamis koinonias này, nghĩa là hữu của cái ǵ hiện hữu. cho nên có khả năng của một tư tưởng luận đến quan hệ giữa ngôn ngữ và hữu chứa đựng trong khái niệm dunamis koinonia này.

Khái niệm dunamis koinonia như nền tảng của logos có do lai là hữu, hiểu như tập hợp của thế giới; mặt khác Heidegger c̣n nhấn mạnh đến khái niệm dunamis koinonia, như giả định cơ bản cho biện chứng của logos có do lai là hiện tượng thế giới xác định bởi thời gian. Có thể nói, những khai phá này là dự bị cho một đề cương sau này, chính là Sein und Zeit.

Cho nên trong khi luận về thiên Sophistes, về vấn đề logos và những căn rễ luận lư học của tư tưởng hy lạp, Heidegger cũng đối chiếu với thời hiện đại, nêu ra những phê phán chung quanh vấn đề triết học trong quan hệ với khoa học và thế giới quan. Ông ghi nhận: đừng tưởng rằng ngày nay chúng ta đă thành tựu thêm một bước trong lănh hội vấn đề hiểu biết được thế nào là triết học; trái lại chúng ta phải nhận ra trong lúc này, với sự xâm nhập của những xu hướng dị dạng, với ảnh hưởng của những vấn đề ngoài triết học, vấn tính này phương chi cũng như những giải đáp thích đáng vẫn c̣n nhiều khó khăn.

Sau khi tổng kết những xu hướng triết học khoa học”, ảnh hưởng nhất định của chủ nghĩa Cơ đốc, triết học cổ điển hy lạp bị cải tác đặc biệt để thỏa măn những yêu cầu do thế giới quan (trong quan hệ với chủ nghĩa Cơ đốc, triết học không những chỉ là một thế giới quan/Weltanschauung như bất kỳ hiện tượng nào khác, nó c̣n được đánh giá như một sáng tạo tinh thần đặc thù. Kết quả là ư tưởng nghiên cứu đă hoàn toàn bị bóp nghẹn bởi những xu hướng tinh thần tổng quát hơn. Theo Heidegger, khả năng của một nghiên cứu chân chính và một cách đặt vấn đề nghiêm xác đ̣i hỏi một tư thái ông gọi là tự do hiểu rơ sự vật/die Freiheit der Sachlichkeit. Trong viễn tượng đó, có thể ngược ḍng lịch sử để xét Heidegger trong quan hệ Hữu, Logos và cách đọc những nhà tư tưởng tiền Socrate.

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân