Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
22
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Husserl, người tái sinh hiện tượng luận trong triết học hiện đại, đă không được chứng kiến quang cảnh châu Âu sau Thế Chiến Hai để mục kích những điều ông chiêm nghiệm: trước hết là địa chí lịch sử châu Âu của ông phân hóa thành hai thế giới. Ư niệm tuyệt đối về châu Âu đă “hoàn toàn lỗi thời” như Granel phê phán trong chiều hướng “cáo chung theo kiểu Mỹ”, cáo chung về mặt siêu h́nh duy khoa học của luận lư, cái ánh sáng của lư tưởng hy lạp đă tắt lụi toàn diện. Cái nh́n của Granel dựa trên cơ sở mô h́nh hiện hữu chính trị theo kiểu hy lạp đă bị thay thế bởi đời sống phục vụ cho sản xuất tư bản, những khoa học ngày nay không cần chứng nghiệm, v́ chúng đă trở thành tự trị, không cần triết học, hơn nữa lại không tuân theo luận lư phát triển thống nhất nữa. Có phải sự khu biệt giữa triết học và chính trị thực sự có tính cách quyết định?
Jan Patočka như đă nói ở trên đă kinh qua hai cuộc chiến lớn ở châu Âu, đất nước bị thúc phọc bởi chính sách toàn trị dưới chế độ cộng sản, khi đặt lại vấn đề châu Âu với triết học (Platon, Hy lạp) nhằm để hỏi xem kế thừa điều ǵ đem lại cho chúng nhân Đông Âu. Quan điểm lịch sử của ông thể hiện qua vấn nạn: “Khả hữu của một metanoesis/siêu tri hoạt những chiều kích lịch sử tự cơ bản phụ thuộc vào đáp ứng câu hỏi sau đây: phần tử chúng nhân vừa để lĩnh hội cái đă qua và cái hiện tại trong lịch sử, phần tử đồng thời tự nhận thấy bị thúc bách, do việc vị thế của chúng nhân hiện ở đầu mũi của khoa học kỹ thuật hóa, càng lúc càng thấy phải đảm nhận trách nhiệm của vô nghĩa, phần tử này của chúng nhân phải chăng cũng có khả năng kỷ luật và hy sinh mà thái độ phi bén rễ yêu cầu là thái độ duy nhất ở đó có thể thực hiện một ư nghĩa tuyệt đối vả chăng có thể khả dĩ với chúng nhân, v́ lẽ khả nghi?” Đối với nhà triết học Tiệp, triết học hiện tượng luận Husserl như một hệ thống khai thác hiện tượng như thể hiện tượng là kế tục triệt để nhất của khám phá triết học, khởi đầu từ Hy lạp, xét hữu thể như một toàn bộ, một thế giới biểu hiện cho con người trong toàn diện. Ư tưởng về quan tâm của linh hồn, lấy từ học thuyết Platon [Patočka đă thực hiện những hội luận về “châu Âu và Platon” năm 1973] là cốt lơi di sản hy lạp đối với châu Âu, chỉ nơi con người để sự vật biểu hiện chúng hiện hữu và là ǵ. Ông cũng xác định triết học Hy lạp là nền tảng của đời sống châu Âu v́ nó bắt nguồn từ một dự án của đời sống trong cảnh trạng như thế. Triết học ngay từ ư niệm hy lạp đă phân biệt với thần thoại, v́ nó khởi từ ngạc nhiên, không phải ngạc nhiên ở những thực tại cá thể mà từ thực tại nguyên ủy: mọi sự hiện ra với con người từ thị kiến/vision và con người phải thể hiện là một hữu thể thực sự biến đổi hiện tượng trong sáng/chân lư thành quy luật cho đời sống của ḿnh. Con người là hữu có khả năng biến “thế giới con người thành thế giới của chân lư và công lư”. Con người có khả năng “thể hiện như một hữu của chân lư, như một hữu của hiện tượng”, “luôn luôn hành động trong tư duy cũng như trong thực tiễn với tất cả trong sáng”. Trong tiểu luận về di sản châu Âu [xem Essais hérétiques] ông tóm lược chẩn bệnh xă hội châu Âu như xu hướng hư vô chủ nghĩa bao quát mọi khủng hoảng thời đại, mà khủng hoảng chính trị cũng như xă hội bắt nguồn từ khủng hoảng đạo đức. Trong biện luận về Hiến chương 77, ông gửi lại một thông điệp khẳng định quyết liệt niềm tin, bất chấp mọi sách nhiễu và hỏi cung của nhà cầm quyền Tiệp vào lúc đó là: Phải có một điều ǵ tự cơ bản không phải là kỹ thuật, cũng không chỉ là công cụ, mà là một đạo lư hiển nhiên, không do hoàn cảnh thời thế chỉ định, một luân lư vô điều kiện…Luân lư không phải ở đó để làm guồng máy xă hội chạy, mà giản dị chỉ làm cho con người ra là con người.
Ông kết luận bằng một tuyên ngôn về quyền của con người và xă hội trở nên khả hữu như một giai đoạn mới trong tiến hóa lịch sử, cấu thành một vận chuyển trở lại với lương tâm con người: Những động lực của hành động không c̣n độc quyền hay có ưu thế trong lănh vực của sợ hăi hay của lợi vật chất, như trong sự tôn trọng cho những ǵ là cao đẳng nơi con người, trong quan niệm bổn phận và lợi ích chung và hiểu rằng , để đạt tới một mục đích như vậy, phải sẵn sàng chịu đựng nhiều phiền toái, chấp nhận bị đối xử tệ hại và có thể cả việc bị hành hạ thân thể.
Trong tuyên ngôn vĩnh quyết (sau khi đột quị v́ chịu đựng những cuộc hỏi cung của cảnh sát suốt hai ngày vào tháng ba 1977 ), ông viết: Điều cần phải nói ra sự thực…Người ta phải hiểu là có những điều đáng để chịu đau đớn, nếu không v́ những điều như thế, nghệ thuật, văn chương, văn hóa cũng như nhiều thứ khác chỉ là những nghề để kiếm cơm hàng ngày.
Như Ricœur (phó chủ tịch Viện triết học quốc tế lúc đó, mà Patočka là thành viên từ 1938) ghi trong tưởng niệm: có thể nói trắng ra là, v́ không sợ mà Jan Patočka đă chết dưới tay quyền lực [chính quyền CS].
Dự án cho đời sống Patočka nói đến ở trên là nghĩ đến thế giới của đời sống/Lebenswelt trong những xă hội đa văn hóa ngày nay. Khái niệm Lebenswelt/sinh giới đă được phát triển trong triết học Dilthey dưới nhiều h́nh thái, cơ bản trong phần Hai của Toàn tập/Gesammelte Schriften (GS)VII cùng nhan đề Der Aufbau der Geschichtlichen Welt in den Geisteswissenschaften/H́nh thành thế giới sử trong những khoa học tinh thần/nhân văn. Trong nghiên cứu những thế giới quan (Weltanschauungen), ông phân tích cấu trúc của kinh nghiệm sống đưới ba bộ diện: cảnh giới/Weltbild, đánh giá đời sống/Lebenswürdigung và chỉ đạo đời sống/Lebensführung. Ở Toàn tập GS VIII Weltanschauungslehre/Luận về thế giới quan Dilthey viết: Ư tưởng cơ bản trong triết học của tôi là chưa bao giờ người ta cho kinh nghiệm toàn diện, đầy đủ, không bị hủy hoại, và ngay cả thực tại toàn diện, đầy đủ là cơ sở của phản tư triết học.
Trong phần năm của tác phẩm GS 8 này, ông chỉ ra mọi thế giới quan nhằm giải quyết toàn diện ẩn ngữ của đời sống thông thường thể hiện cùng cấu trúc…Cấu trúc này xác định bởi những quy luật/Gesetzlichkeit của tâm lư học theo cách mà trong ḍng đời, chúng ta nắm được thực tại h́nh thành cơ sở/Unterlage để chúng ta sử dụng để lập ra những giá trị, để định giá trị những trạng huống và đối tượng, phân biệt cái lám thoả măn hay tạo đau khổ, cái hài ḷng hay bất măn, cái thừa nhận hay bác bỏ. Rồi đến lượt phán đoán giá trị tạo thành nền tảng cơ bản để phát triển những xác định của ư chí. Thông thường chúng ta trải qua ba giai đoạn ư thức này và bản tính đặc thù của đời sống tâm linh biểu hiện ở chỗ, trong toàn bộ những hành động kế tục, tầng thâm sâu tồn tại và tiếp tục cử hoạt: trong cách thê ứng xử, trong phán đoán về những đối tượng, trong niềm khoái lạc chúng tạo cho ta, trong những khích cảm và thúc đẩy chúng ta tác động lên chúng, người ta có thể thấy những quan hệ thâm sâu xác định cách thế mà ba tầng tư duy này cấu thành lớp nọ lên lớp kia, cũng như thấy những h́nh thành này cấu thành ra sao để đời sống tâm linh của chúng ta diễn đạt một cách toàn diện tổng thể hành động của đời sống.
Quá tŕnh phân tích của Dilthey trong giai đoạn này phản ảnh nỗ lực trải nghiệm thế giới đời sống qua khoa “tâm lư học miêu tả/beschreibende Psychologie” gần với nhà triết học đương thời Franz Brentano, và nguồn ảnh hưởng tới hiện tượng luận Husserl. Trong phần di cảo [xem GS VI Die geistigeWelt], Dilthey c̣n để lại phác thảo công tŕnh h́nh thành tâm lư học cấu trúc/Strukturpsychologie, như ông viết: tôi định danh cấu trúc là mối quan hệ hiện hữu trong những thành phần cấu tạo trong kinh nghiệm sống/Ich nenne nun Struktur die Beziehung, die zwischen Bestandteilen in einem Erlebnis ist...Cái ǵ được cấu trúc là có trong những quan hệ cấu trúc khác và tạo thành một niệm tượng luận/Schematismus, môt định vị/Lokalisation trong quy tŕnh tâm linh cấu thành thể thống nhất đời sống/Lebenseinheit. Ông cũng xác định phương pháp gián tiếp này Brentano và Husserl đă sử dụng trong một chừng mực nào đó.
Khái niệm về những tầng của thế giới mà Dilthey phác họa đây ảnh hưởng tới lư luận của Hartmann và Ingarden sau này.
Mối quan hệ với hiện tượng luận của Husserl có thể xác định trong thập niên đầu của thế kỷ 20 qua thư từ trao đổi giữa Dilthey và Husserl, đánh dấu một “sự biến lớn của triết học” (theo W. Biemel), một chiều hướng khác trong tư tưởng thời quá độ qua khái niệm Lebenswelt.
Trong Phänomenologische Psychologie Husserliana 9, Husserl: Thoạt tiên tôi quả ngạc nhiên khi đích thân nghe từ Dilthey nói là hiện tượng luận, và đặc biệt là những phân tích miêu tả ở trong phần hai hoàn toàn về mặt hiện tương luận trong Nghiên cứu luận lư/Logische Untersuchungen về cơ bản hoà hợp với tác phẩm Ideen [über eine beschreibende und zergliedernde Psychologie] của ông và có thể xem như cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện thực sự, sử dụng một phương pháp chín chắn, khoa tâm lư học mà ông nghĩ là lư tưởng. Dilthey luôn luôn thừa nhận là sự tranh đua này giữa nghiên cứu của chúng tôi, bất kể những khởi điểm khác nhau về cơ bản, song có tầm quan trọng vĩ đại, và tuy ở vào tuổi già rồi, với nhiệt thành thực sự như ở tuổi thanh xuân, ông làm mới những nghiên cứu đă một thời bỏ quên về lư luận cho những khoa học nhân văn. Kết quả là những bài viết sau cùng và đẹp nhất của ông về chủ đề này, mặc dầu rủi thay ông đă qua đời trong khi sửa soạn nó: đó là “Der Aufbau der geschichtlichen Welt” (1910), trong Abhandlungen der Berliner Akademie.
[Quả thực tác phẩm H́nh thành thế giới sử Husserl nêu trên được viết ra vào mấy năm cuối đời của ông, song Dilthey từng bầy tỏ: “Đối với những người như chúng ta, nghiên cứu, sưu khảo và suy niệm chậm răi, tuổi già là thời sung măn của cuộc đời”. Ông vẫn tiếop tục làm việc với đầy nhuệ khí thanh niên và hoạch định công tŕnh cho tương lai; ông mong sống đến một trăm mười tuổi để hoàn tất kế hoạch đă vẽ ra. Rủi thay trong khi nghỉ ở khách sạn vùng Seis xẩy ra một chứng dịch truyền nhiễm, vị giáo sư già ch́m đắm trong công tŕnh nghiên cứu, không để ư đến việc di tản, ông bị lây nhiễm và qua đời bất ngờ vào ngày 30 tháng Chín năm 1911, thọ 78 tuồi]
Husserl c̣n trở lại chuyện này trong một thư gửi cho G. Misch (người học tṛ thân tín của Dilthey), qua cách kể kỳ quặc (như một nhân xưng thứ ba): “Đồi chiếu Dilthey-Heidegger cũng liên quan đến tôi v́ nó hàm ngụ một đối chiếu giữa Dilthey và Husserl. Tôn ông không biết là trong một vài lần nói chuyện với Dilthey ở Berlin vào năm 1905 (không phải trong những văn cảo của ông) đă thúc đẩy Husserl của Logische Untersuchungen đến độ trở thành Husserl của Ideen [zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie]; hiện tượng luận những ư niệm, mời được miêu tả chưa đủ và rồi thực sự hoàn tất giữa năm 1913 và 1925 đồng ư một cách sâu sắc với Dilthey - dầu phương pháp quả có khác.”
Mối quan hệ ấy thực sự ở những vấn đề cơ bản của triết học, như chính ngôn ngữ của Husserl là “những vấn đề của lư trí” v́ liên quan đến “khủng hoảng” của triết học và khoa học, về “mối tranh biện giữa chủ nghĩa duy tâm-duy thực” - ở ngưỡng cửa của thế kỷ?
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html