Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

- 30 -

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

Hai quyển sách liên quan đến lư giải khoa học-triết học từ hai phương diện đối lập là L'irrationnel/phản lư 1998 của Gilles Gaston Granger và Impostures intellectuels/hư trá trí thức 1997 của Alan Sokal và Jean Bricmont vào cuối thế kỷ vừa qua. Tác phẩm của Granger như đă đề cập ở trên với quan điểm của một triết gia chuyên khảo khoa học (tuy nhiên, ông c̣n được xem ở trong hàng ngũ triết học phân tích Pháp, như Vuillemin, Pascal Engel, Francis Jacques, Jacques Bouveresse, Pierre Jacob, Denis Zaslawsky, Joëlle Proust, Jean-Luc Petit v.v…) phê phán những nhà khoa học (tự nhiên) đă làm biến tính lư tưởng thuần lư của khoa học, đồng thời ngụy tạo tư tưởng triết học. Trái ngược lại với vị thế của một nhà tri thức luận trong tranh biện với các nhà khoa học, Alan Sokal (giáo sư vật lư học ở đại học New York, Mỹ và Jean Bricmont (giáo sư vật lư học ở đại học Louvain, Bỉ) ở vị thế nhà khoa học để phê phán đối tượng là những nhà triết học thế giá đương đại có nhiều ảnh hưởng với học giới và đại chúng.

Khi Granger viết về hai nhà khoa học Prigogine và Stengers chung quanh vấn đề tiến hóa tổ chức bắt nguồn từ nhiệt động học và phát triển luận đề thời gian chủ yếu bất nghịch đảo “ở mọi tŕnh độ vật lư học”, hay những lư luận vũ trụ học để chỉ ra “tính bất nghịch đảo là mặt chủ yếu tới sự hiện hữu của vũ trụ” nhằm đi đến kết luận về một “liên minh mới”, ở đó khoa học phát hiện lại sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên. Hai nhà khoa học này muốn chỉ ra là “từ hai thế kỷ nay”, khoa học đă thừa nhận sự phân cách giữa con người và tự nhiên, cắt đứt “liên minh duy linh/alliance animiste” luôn hiện diện trong triết học cổ đại và mang một ư nghĩa mới trong Cơ đốc giáo. Theo Granger, từ phản tư trên những lư luận và suy đoán thuần túy khoa học, họ đă đề xuất một quan niệm khoa học manh nha ra một vận động chối từ thuần lư. Trong phê phán của Granger, rơ ràng là ông không xét đến bản chất khoa học như nhiệt động học [Ilya Prigorine được giải Nobel về những công tŕnh nhiệt động học], nhưng về thái độ triết học của hai tác giả này rốt cuộc nay sinh ra một “viễn tượng thần bí”, ở đó dự án và yêu cầu khoa học đột nhiên biến mất, dựa trên lập luận của họ: “khoa học khi đi t́m những phương tiện để suy tưởng ư nghĩa hiện sinh hoạt động của ḿnh phải quay về với những triết học kiểu đông phương”.

Với những nhà khoa học khác, như Eddington, David Bohm, Whitehead, Capra cũng vậy, quan điểm phê phán của Granger nhằm nói về thái độ triết học của họ, như “những ư niệm triết học” về bản tính vật lư học mà nhà bác học Eddington đă đi đến một “viễn tượng khoa học” giả định ra một “hy vọng” và “dục vọng” tới một “nhận thức chắc chắn không thể phù hợp với một trong những nền tảng nói chung được nhận biết về thuần lư của nó”. Về lư luận của Bohm, ông phân biệt khái niệm khoa học dầu chưa hoàn tất song có một “tiềm năng lượng tử”, nhưng ngược lại “dưới một h́nh thức rơ ràng về mặt triết học”  (như  hàm ư về đơn tử/monade của Leibniz và lư giải ư nghĩa của quan hệ vật chất-ư thức) th́ đă tách ra khỏi biểu hiện khách quan có thể kiểm soát về những hiện tượng, nói khác đi “phó cho phản lư”.Với Whitehead, việc trở lại triết học không thể coi như một phú thác co phản lư, v́ ông đă tuyên bố rơ ràng là đặt “hy vọng vào chủ nghĩa thuần lư” đối với ông là “niềm tin thúc đẩy theo đuổi mọi khoa học, kể cả siêu h́nh học”. Granger hỏi liệu cầu trợ tới “siêu h́nh học” nàyđể vạch ra những con đường tới một nhận thức khách quan có phải khuyến dụ nhẩy vào chỗ phản lư cho những tinh thần kém chống chỏi vào một niềm tin như vậy? Với Fritjof Capra, ông xem là trường hợp tiêu biểu đầy đủ phẩm chất của phú thác cho phản lư. Granger phê phán Capra đă hợp nhất/fusion, hay có thể đă lẫn lộn/confusion giữa những kiến thức khoa học [mà theo Granger chỉ c̣n là sự kiện ám chỉ/fait allusion] với những thuyết triết học đông phương, ấn giáo, đạo giáo và thiền phật giáo.

Nói chung, quan điểm của Granger trong vấn đề này như thế nào?  Ông viết ở phần cuối chương như sau: “Dầu bề rộng của từ bỏ như thế nào, th́ người ta cũng không bao giờ lư giải nó, có lẽ trừ ví dụ chót [ám chỉ trường hợp Capra], như một chối bỏ vai tṛ đặc thù và những quyền lực nguyên ủy của tư tưởng thuần lư [tôi nhấn mạnh - ĐPQ] mà những nhà khoa học đă thực hành.” Ở chương Kết, ông khẳng định: “Chính ở trong ḷng nhận thức khoa học mà chúng tôi muốn làm bộc lộ ra sự hiện diện và ngẫu nhiên vai tṛ của phản lư. Công việc bề ngoài có vẻ nghịch lư nếu như người ta xem , và chính đáng rằng khoa học chủ yếu là một tư tưỏng thuần lư [nm-ĐPQ]”.

Như đă nói ở trên, Granger có thể coi như một nhà triết học phân tích Pháp, cho nên ông nói rơ ư nghĩa của tính thuần lư khoa học, không phải hiểu theo bất kỳ trường phái triết học nào, dầu là từ Platon đến Hamelin, hay Hegel đến Marx, hay biện chứng của tính thuần lư - nghĩa là không có dấu vết siêu h́nh học nào, mà là một sở hữu tri thức luận cụ thể.

Nếu Granger xét từ những nhà khoa học để đến chỗ phê phán, dùng chính từ ông gọi “conversion” [có thể hiểu theo nghĩa tôn giáo là “trở lại”, hay “cải hoán”] triết học, sa vào việc phó mặc cho “phản lư”, ở trường hợp Alan Sokal ngược lại là phê phán từ những nhà triết học, “những trí thức nổi tiếng như Lacan, Kristeva, Baudrillard và Deleuze… đă lạm dụng những thuật ngữ và khái niệm xuất xứ từ những khoa học vật lư-toán học: hoặc là viện dẫn chúng hoàn toàn ở ngoài ngữ cảnh, không cho lấy chứng thực kinh nghiệm hay khái niệm tối thiểu về vận hành này, hoặc thẩy những từ ngữ thông thái lên đầu độc giả không thuộc giới khoa học mà bất câu đến sự thích đáng hay ngay ư nghĩa của chúng” (bản tiếng Pháp Impostures intellectuelles của Sokal và Bricmont, xuất bản năm 1997, trước bản tiếng Anh năm 1998: (d)es intellectuels célèbres tels qua Lacan, Kristeva, Baudrillard et Deleuze ont…utilisé abusivement des termes et des concepts provenant des sciernces physico-mathématiques: soit en les invoquant totalement hors de leur contexte, sans donner la móndre justification empirique ou conceptuelle à cette démarche, soit en jetant des mots savants à la tête des lecteurs non scientifiques sans égard pour leur pertinence ou même leur sens). Mục tiêu của Sokal và Bricmont nhằm vào một loại văn phong lư luận và chủ nghĩa tương đối tri thức, nghĩa là những khẳng quyết sự kiện, hoặc thuộc những huyền thuyết truyền thống hoặc những lư thuyết khoa học hiện đại chỉ có thể được xem như đúng hay sai "tương quan với một nền văn hoá nhất định".

Khởi sự là Sokal (thường được kể đến như một vụ việc Sokal/Sokal Affair) đă gửi một bài viết (như một tṛ lỡm/hoax/article-canular) đến tập san Social Text  (chuyên về những nghiên cứu văn hóa hậu hiện đại có tính cách hàn lâm), nhan đề Transgressing the Boundaries : Towards a Transformative Hermeneutics of Quantum Gravity/Vượt những giới hạn : Về một Thông diễn luận biến hóa trọng lực lượng tử  nhằm chỉ ra trọng lực lượng tử là một cấu tạo ngữ học-xă hội, mà theo Sokal thật ra chỉ là một tṛ lỡm nhằm trắc nghiệm ban chủ biên Soial Text có đăng tải một bài viết trông có vẻ tốt và thỏa măn những tiền khái niệm ư thức hệ của chủ biên. Từ bài viết này đến tác phẩm viết chung giữa hai nhà khoa học chỉ ra chủ trương của họ nhằm đả phá những điều mà họ cho là những nhà "tư tưởng nổi tiếng" đă phạm như  "lạm dụng thô kệch từ vựng khoa học, c̣n lâu mới làm ïrơ những ư tưởng của họ, mà c̣n làm tối những diễn ngôn của họ".

Những đoạn dẫn chứng trên trong bài tựa ấn bản lần thứ hai, sau khi đă có những phản hồi phê b́nh mà hai tác giả nêu ra, kể cả những người phê b́nh mà họ gọi là đối thủ, và chia ra ba loại : những phê b́nh nhằm vào những điều họ viết ra để phủ nhận, những phản ứng nhằm đưa ra những bác luận về những ư tưởng mà họ cho là không phải của họ, và loại phê b́nh nói về quyển sách nhưng nói về những điều khác, chẳng hạn những khuyết điểm của những giới khoa học nhằm vào những động lực hay nhân cách của họ. Điều đáng chú ư là phản hồi của những nhà phê b́nh, đồng t́nh hay phản bác không là những nhà tư tưởng mà hai tác giả nhắm vào, trừ Julia Kristeva.

Như đă nói ở trên, khởi sự của quyển sách này là bài gửi cho Social Text có thể xem như tiêu biểu cho tiếng nói của "chủ nghĩa hậu hiện đại" mà trong phần Dẫn nhập, Sokal và Bricmont đă dẫn ra ngay từ  đầu. Họ cũng bầy tỏ thái độ với chủ nghĩa hậu hiện đại như sau: "từ vài năm nay, chúng tôi ngạc nhiên và nhức nhối v́ sự tiến hóa trí thức của một số giới đại học Mỹ ; nhiều khu vực lớn nghiên cứu văn học và khoa học nhân văn dường như biến cải vào cái mà chúng tôi gọi một cách đơn giản là "chủ nghĩa hậu hiện đại", một trào lưu trí thức có đặc tính là liệng bỏ rơ ràng ít nhiều truyền thống Khai sáng, bằng những khai triển lư luận độc lập với mọi trắc nghiệm thường nghiệm, và với một chủ nghĩa tương đối tri thức và văn hóa coi khoa học như những "thuyết thoại" hay những cấu tạo xă hội giữa những cấu tạo xă hội khác".

Có thể nói, thái độ của hai tác giả này rơ rệt là dị ứng với trào lưu hậu hiện đại, cho nên những nhân vật họ nói đến như những nhà tư tưởng hậu hiện đại, từ Jacques Lacan (phân tâm học), Julia Kristeva, "chủ nghĩa tương đối tri thức" như Kuhn, Feyerabend, Latour, đến Luce Irigaray, lư luận hỗn độn với Lyotard, Jean Baudrillard, Deleuze và Guattari, Paul Virilio, lịch sử những quan hệ giữa khoa học và triết học từ Bergson đế những người kế tục như Vladimir Jankélévitch, Maurice Merleau-Ponty, Deleuze.

Trong phạm vi vấn đề xét đến những triển vọng mới của triết học, như tôi đă nhấn mạnh nhiều lần là những tranh biện đương hoạt làm nẩy bật ra đường hướng tư tưởng cho tương lai. Cho nên ở đây, tôi chỉ dẫn ra một vài nét trong phê phán của Sokal và Bricmont, mà học giới một thời coi như một vụ việc, một tai tiếng.

Về Jacques Lacan (1901-1981), người đă chuyển đổi hướng đi phân tâm học ở Pháp, trở về với Freud nhằm lư giải lại Freud, Lacan nhấn mạnh đến sự quan trọng của ngôn ngữ trong công tŕnh của Freud ; cũng như Lévi-Strauss trong nhân loại học, Lacan đă chịu ảnh hưởng ngữ học của Roman Jakobson để khai thác vai tṛ vô thức trong ngôn ngữ. Biểu tượng (như tượng dương vật/phallus chẳng hạn) là một nhân tố cơ bản với ngôn ngữ để h́nh thành con người. Cho nên khi Lacan phát biểu "người đàn bà không hiện hữu/la femme n'existe pas", chỉ để muốn nói là khu biệt phái tính không chứa trong h́nh thái biểu tượng cơ bản. Vào những thập niên 50, 60 trở đi, ông chịu ảnh hưởng của những nhà toán học trong việc tŕnh bày những hội luận và những bài viết quan trọng như Le séminaire sur « La Lettre volée », L'instance de la lettre dans l'inconscient ou la raison depuis Freud, Subversion du sujet et dialectique du désir dans l'inconscient freudien v.v...Sử dụng những đặc tính h́nh học vị tướng/topologie như cross-cap, giải Mœbius/bande de Mœbius, chai Klein/bouteille de Klein v.v.. tiêu biểu như trong những bài viết trên cũng là đối tuợng phê b́nh của Sokal và Bricmont. Những tác giả này đặt vấn đề liệu người đọc có thể hiểu những đối tượng h́nh học vị tướng khác nhau có liên quan ǵ đến cấu trúc của những bệnh tâm thần? Có một 'h́nh học vị tướng phân tâm học' như Lacan chủ trương ? Hay Lacan chỉ có ư niệm mơ hồ về những khoa toán học ông nói đến ? và chính ở đây, họ muốn hàm ngụ một luận lư toán học/logique mathématique không liên quan ǵ với phân tâm học. Như tôi đă chỉ nơi trên, hai vị thế phê phán đối nghịch giữa Granger và Sokal-Bricmont với quan hệ giữa khoa học và triết học, mà một trong những điểm cơ bản là luận lư triết học sẽ bàn đến.

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html