Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

24

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

Khái niệm Lebenswelt/Life-World/Le monde de la vie/thế giới của đời sống được nói đến trong phần 3 của Die Krisis là một chủ điểm hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl ở giai đoạn cuối đời, liên hệ tới trao đổi thư từ đối thoại giữa Husserl và Dilthey, đến vấn đề thông diễn học liên hệ đến thời kỳ h́nh thành tư tưởng Heidegger trong Sein und Zeit; tuy nhiên cơ bản vẫn là liệu có đề ra triển vọng nào cho thế kỷ XXI? Husserl đưa vào khái niệm Lebenswelt khi ông quan tâm đến vấn đề nguồn gốc triết học, và quan hệ giữa δόξα/tư kiếnέπιστήμη/khoa học. Trong Beilage/Phụ lục XVII, Husserl viết: chúng ta luôn luôn sống có ư thức trong sinh giới/Lebenswelt ; b́nh thường ra không có lư do ǵ phải minh nhiên đặt nó thành đề tài cho chúng ta một cách phổ quát như là thế giới. Ư thức về thế giới như một chân trời/Horizont, chúng ta sống cho những cứu cánh đặc thù của chúng ta, bất kể là tạm bợ, biến đổi hay như một mục tiêu lâu dài chỉ đạo chúng ta. [Khái niệm chân trời rất đặc thù trong từ vựng hiện tượng luận Husserl, về mặt địa chí và h́nh học: trong Dẫn vào Nguồn gốc h́nh học của Husserl, Derrida nhận xét: khái niệm chân trời có tính quyết định ở đây: chân trời-ư thức”, “chân trời-xác thực”, “chân trời-nhận thức”, như thể những khái niệm then chốt của Nguồn gốc H́nh học. Chân trời luôn hiện diện tiềm tàng trong mọi kinh nghiệm như một xác định cấu trúc của mọi bất định vật chất. Landgrebe trong tiểu luận đă dẫn trên Khởi đi từ học thuyết Descartes phân tích ư thức của những chân trời khi xác định: ư thức không chỉ là ư thức về những đối tượng thực trong thế giới hiện hữu mà cũng là ư thức  về những đối tượng lư tưởng và những quan hệ lư tưởng (như những đối tượng và quan hệ toán học và luận lư học) trên cơ sở ư thức về thế giới v́ những thế giới lư tưởng của khoa học, nghệ thuật v.v.. cùng những sáng tạo của chúng đều thuộc về thế giới của chúng ta. Cho nên phân tích ư thức thuộc những loại hành vi cá thể đ̣i hỏi phải có phân tích ư thức những chân trời; với kết quả này, người ta có thể tiếp cận toàn diện với lănh vực kinh nghiệm siêu nghiệm. Trong Đại Từ điển triết học/Grand Dictionnaire de la Philosophie, Larousse 2003 (Michel Blay chủ biên), có mục 'Chân trời' do Gérad Raulet soạn: khái niệm chân trời/orizein gần như đồng nghĩa với métharios nơi Aristote, sang đến phái tân Platon và kinh viện, chỉ vị trí con người trong vũ trụ, từ métorios chỉ con người dự phần trong thế giới tâm linh cũng như thế giới vật lư. Vào thời hiện đại, từ chân trời mang ư nghĩa thiên văn và địa lư, và tương ứng trong lư luận nhận thức nơi Leibniz, Baumgarten và Kant. Leibniz quan niệm tất cả ư thức chỉ có phạm vi chân trời khả năng lĩnh hội hiện tại trong khuôn khổ những khoa học chính xác, chứ không bao giờ trong khuôn khổ những khoa học vị lai; Baumgarten xác định chân trời nhận thức theo chức năng củabản tính những quan năng và phân biệt chân trời mỹ học/horizon aestheticus với chân trời luận lư/horizon logicus. Nietzsche theo chiều hướng thiên văn học cổ đại (Aristote, De coelo) khi xác định chân trời/orizon kuklos như không gian thị giác giới hạn cái nh́n, con người cử hoạt trong một chân trời của những nhận thức là kết quả của một tuyển trạch trong ḷng quá khứ và hiện tại, cho nên “mọi đời sống chỉ có thể trở nên lành mạnh, hùng tráng và phong phú trong ḷng một chân trời”. Trong hiện tượng luận Husserl, chân trời nói đến trong lư luận tri giác, để chỉ cấu trúc không gian khu biệt quanh đối tương được tri giác theo những trắc diện khác nhau. Husserl phân biệt chân trời nội tại và chân trời ngoại tại. E. Bloch trong quan niệm thế giới là sở cứ gặp gỡ giữa trí tưởng không tưởng và khả hữu thực, tương ứng với bốn phạm trù Front/Mặt tiền, Novum/Mới, Ultimum/Tột cùng, Horizont/Chân trời (Xem: Das Prinzip Hoffnung/Nguyên lư Hy vọng, §17). Từ điẻn triết học bỏ túi của José Ferrater Mora biên soạn Diccionario de Filosofía de bolsillo trong mục Horizonte duyệt từ Kant đến C. Canguilhem, Husserl, H. Kuhn, Heidegger, Jaspers, Sartre, Merleau-Ponty: trong Logik, Kant xét độ lớn/Grösse của tri thức có thể là trương độ hoặc là cường độ tùy thuộc vào biến độ hay hoàn tất tri thức; trong trường hợp đầu là multa, trong trường hợp thứ hai là multum. Khi mở rộng tri thức hay hoàn tất chúng cũng phải xem nó phù hợp ra sao với cứu cánh và khả năng của chúng, liên quan đến việc xác định chân trời tri thức nhằm xem “tương ứng của độ lớn của mọi tri thức với khả năng và cứu cánh của chủ thể/En esta estimación se determina el horizonte de nuestro conocimiento, el cual es definible como la adecuación de la magnitud de todo el conocimiento con las capacidades y fines del sujeto”. Theo Kant, chân trời xác định theo ba cách: về mặt luận lư liên quan đến lợi ích của tri năng/en relación a los intereses del entendimiento, về mặt mỹ học liên quan đến lợi ích của cảm tính/en relación a los intereses del sentimiento, về mặt thực tiễn liên quan đến lợi ích của ư chí/en relación con los intereses de la voluntad. Như vậy, chân trời liên hệ đến xác định xem con người có thể biết cái ǵ, cần biết cái ǵ và phải biết cái ǵ. Canguilhem trong tiểu luận Le concept et la vie chú ư đến đoạn văn quan trọng trong phần phụ lục biện chứng pháp siêu nghiệm của Phê b́nh lư trí thuần túy, Kant đưa vào h́nh tượng chân trời luận lư/horizonte lógico nhằm hiểu tính điều chỉnh và không cấu tạo của những nguyên lư thuần lư đồng nhất tính của tạp đa theo chủng và tạp dị của đ̣ng chất theo loại. Husserl khai triển khái niệm chân trời theo cái Tôi và thế giới chung quanh/yo y mi mundo alrededor (trong Ideen I), chỉ ra mọi quá tŕnh chủ quan có một chân trời biến đổi theo biến chuyển của quan hệ ư thức ở quá tŕnh này và với biến chuyển của quá tŕnh từ giai đoạn này qua giai đoạn khác của lưu chuyển (trong Cartesianische Meditationen), mọi kinh nghiệm có chân trời riêng và thế giới là chân trời của mọi tầng khả hữu của phán đoán (trong Erfahrung und Urteil)].

Chân trời là lănh địa, là halo, là Hof trong viễn quan hiện tượng luận Husserl trước hết là một tiềm thế của đời sống cấu thành hơn là một trật tự của những sự vật được cấu thành, như vậy liên quan đến thế giới quan, đến triết học đời sống, đến tính lịch sử. Cuộc giao ngộ đối thoại Dilthey-Husserl , như nói đến nơi trên, không chỉ là quan hệ giữa hai cá nhân triết học, mà liên hệ đến thông diễn học và hiện tượng luận, như hai con đường trong triển vọng triết học đang thành.

Thư từ qua lại giữa Dilthey và Husserl có thể dựa trên tài liệu do Walter Biemel biên tập Der Briefwechsel Dilthey-Husserl xuất hiện lần đầu trên tạp chí triết học Revista de Filosofía de la Universidad de Costa Rica 1957 và bản Đức ngữ đầy đủ trên Man and World 1968. Họ đă trực tiếp gặp nhau vào thập niên đầu ở thế kỷ XX: cuộc gặp gỡ đầu vào tháng Ba năm 1905 khi Husserl đích thân đến thăm Dilthey ở Berlin (theo J.-C. Gens do đề nghị của Husserl, lúc đó c̣n là giảng viên/Privatdozent ở Halle), tuy nhiên Dilthey đă chú ư đến Husserl từ 1984 qua đồng nghiệp ở Đại học Berlin là Carl Stumpf giới thiệu Husserl là học tṛ của Franz Brentano (mà Dilthey đă gặp ở Berlin vào năm 1882); tuy nhiên Dilthey thực sự nh́n nhận tầm quan trọng của bộ Nghiên cứu luận lư/Logische Untersuchungen 1900-1901 của Husserl vào 1904, mà ông nhận xét là “chuẩn bị cho một cơ sở thuần miêu tả của một tri thức học như một hiện tượng luận tri thức và đề ra một khoa triết học mới”. Đảo lại, Husserl nh́n nhận cuộc gặp gỡ tạo ảnh hưởng cho ông chuyển hướng tư tưởng từ Logische Untersuchungen qua Ideen. Tuy nhiên, những mảng thư từ c̣n lại dẫn trên soi rơ phần nào trong lịch sử triết học về quan hệ giữa hiện tượng luận và trường phái Dilthey, khởi từ thư của Dilthey đề ngày 29 tháng 6, 1911 nhằm trả lời phê b́nh của Husserl in trên tập san Logos I (1910-1911) nhan đề Triết học như một khoa học chính xác/Philosophie als strenge Wissenschaft, trong đó đối tượng phê phán là chủ nghĩa duy nhiên/Naturalismus, chủ nghĩa duy tâm lư/Psychologismus và chủ nghĩa duy sử/Historizismus. Trong đề mục “Chủ nghĩa duy sử và triết học thế giới quan/Historizismus und Weltanschauungsphilosophie”, Husserl khẳng định  chủ nghĩa duy sử định vị trong lănh vực kiện tính của đời sống tinh thần thường nghiệm, một cách tuyệt đối , “nên đă phát trển thành chủ nghĩa tương đối, có liên hệ mật thiết với chủ nghĩa tâm lư duy nhiên và cũng gặp những khó khăn hoài nghi tương tự/erwächst ein Relativismus, der seine nahe Verwandtschaft mit dem naturalistischen Psychologismus hat, und der in analoge skeptische Schwierigkeiten verwickelt”. Trong tiết mục này, Husserl nêu những bài viết của trường phái Dilthey trong tập Weltanschuung, Philosophie und Religion in Darstellunegen, 1911 và đă khẳng định trường phái triết học Weltanschauungsphilosophie mới này là kết quả của chuyển biến của triết học sử mang tính siêu h́nh Hegel thành chủ nghĩa duy sử hoài nghi/durch den Umschlag der metaphysischen Geschichtsphilosophie Hegels in einen skeptischen Historizismus ist nun wesentlich bestimmt das Aufkommen der neuen “Weltanschau ungsphilosophie”. Luận cứ của Dilthey trong thư viết cho Husserl nhằm phủ bác việc Husserl đánh giá quan điểm của ông như một người theo chủ thuyết duy sử, mà hậu quả là chủ nghĩa hoài nghi v́  “một phần lớn công tŕnh trong đời ông giành cho khoa học có giá trị phổ quát, nhằm tạo một cơ sở vững chắc và liên đồng nội tại tới một toàn bộ cho những khoa học tinh thần/ein grosser Teil meiner Lebensarbeit ist einer allgemeingiltigen Wissenschaft gewidmet, die den Geisteswissenschaften eine feste Grundlage und inneren Zusammenhang zu einem Ganzen Schaffen sollte”. Trong thư hồi đáp của Husserl đề ngày 5/6 tháng 7, 1911 minh định là những tranh biện chống chủ nghĩa duy sử của ông không nhằm vào Dilthey [thực sự, trong một chú giải của bản viết dẫn trên, ông có ghi là Dilthey cũng phủ bác chủ nghĩa hoài nghi duy sử/Dilthey lehnt ebenfalls den historizistichen Skeptismus].

Những lư giải của nhiều học giả sau này, theo hiện tượng luận hay không, dường như khá lúng túng trước việc thẩm định tranh biện triết học này (quả thực, những người tiền bối của Husserl như Brentano và Dilthey  mà Husserl phê phán là duy tâm lư, hay duy sử th́ ngược lại họ phê phán Husserl là duy siêu h́nh theo Platon).

Nếu thư tín Dilthey-Husserl được xuất bản trong những thập niên 50/60 phần nào minh xác mối tương cận giữa hai học phái, một sự biến khác cũng quan trọng là những bài thuyết tŕnh của Heidegger ở Kassel/Kasseler Vorträge {do lời mời của Johannes Boelhau, chủ tịch Hội Nghệ thuật và Khoa học] vào năm 1925, do Walter Brưcker ghi lại, in trên tập 8 Dilthey-Jahrbücher 1992-1993 minh giải nhiều vấn đề liên hệ đến bản chất của hữu thể lịch sử/das Wesen des geschichtlichen Seins, sự ngộ nhận của Husserl trong chính tác phẩm của ông/Husserl selbst mißverstand  seine eigene Arbeit, căn nguyên khởi sinh của triết học hiện sinh, thông diễn luận hiện đại, tại sao lại trở về với Dilthey/Rückker zu Dilthey”, như Heidegger từng khẳng định ở một chỗ khác “Dilthey là người đầu tiên hiểu những ư hướng của hiện tượng luận”. Kasseler Vorträge có thể nói như những lư giải hiện tượng luận về Aristote, về Kant là những lam bản h́nh thành Sein und Zeit 1927.

  (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html