Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

- 31 -

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)

 

Trong việc t́m hiểu những triển vọng mới của triết học vào thời quá độ, tôi muốn chỉ ra hai vấn đề: ngày nay triết học có tồn tại? và đâu là luận lư của triết học? Cho nên khi đưa hai quyển sách tiêu biểu cho hai vị thế đối nghịch: một là của Gilles Gaston Granger (như đă giới thiệu ở trên là một nhà triết học chuyên khảo khoa học, đại biểu của triết học phân tích Pháp), đă từng phát biểu nửa sau thế kỷ 20 đánh dấu “thời đại của khoa học/l'âge de la sciencetŕnh ra cảnh tượng làm mới trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và những phát triển kỹ thuật không có trước đây trong lịch sử khoa học do số lượng và đa biệt của nó”. Ông mô tả sự nở rộ kỳ diệu những tri thức mới có những phản hưởng đáng kể trong đời sống cá nhân và xă hội loài người. Ông cũng đan cử những khai phá của Hilbert và Gưdel cho phép canh cải lại đối tượng của những khoa học mô thể, luận lư học và toán học; ư niệm tương đối luận giới hạn và phổ quát đă khai triển những khái niệm không gian, thời gian, khối lượng và năng lượng; cơ học lượng tử là khởi nguyên cho một làm mới những khái niệm vật chất và nhân quả; sinh học nhờ mô tả kỳ thành những di tố/gènes như thể những nhân tố vật chất mă hóa tổ chức của sinh thể. Theo Granger, không những thời đại khoa học này là thời khoảng sáng tạo vô biên những nội dung khoa học, mà cũng là thời kỳ để các nhà triết học và khoa học có nhiệm vụ t́m hiểu ư nghĩa của khoa học; những vấn đề đạo đức khởi từ thực tiễn khoa học như xây dựng di truyền học, khởi công trị liệu, phân bố những phế thải nguyên tử. Với niềm tin khoa học kỹ thuật hiện đại như thế, nên ông quan niệm những đối tượng kỹ thuật thời Hy lạp, La mă, Ai cập, Babylone cổ đại không phải là những dấu hiệu của khoa học. Cho nên trong L'Irrationnel , ông phê phán những nhà khoa học, như trường hợp Prigogine (quan niệm khoa học để suy tưởng ư nghĩa hiện sinh hoạt động phải quay về với những triết học kiểu đông phương), Capra (xem lư thuyết lượng tử và tương đối luận gần với tri giác của Phật giáo hay Đạo giáo). Quan điểm của Fritjof Capra quả thực đối lập với Granger khi khẳng định “trong giai đoạn gần đây nhất, khoa học phương tây rốt cuộc đă…trở về với thế giới quan của triết học Hy lạp và Đông phương cổ sơ”. Capra cũng dẫn ra cái nh́n của những nhà khoa học tên tuổi khác như J.R. Oppenheimer (khi quan niệm những khái niệm chung về nhận thức của con người minh họa qua những khám phá trong vật lư nguyên tử có một lịch sử lâu dài, mà tư tưởng Ấn và Phật giáo có vị trí chính yếu), hay Niels Bohr (nhận xét song hành với lư thuyết nguyên tử đă có những tri thức luận nơi những nhà tư tưởng như Thích Ca và Lăo tử, hài ḥa vị thế khán quan và diễn viên trong tấn kịch lớn của hiện hữu), Werner Heisenberg (khi chỉ ra những đóng góp lớn trong vật lư học lư thuyết từ Nhật bản cho thấy quan hệ giữa tư tưởng triết học trong truyền thống Viễn Đông với bản chất triết lư của lư thuyết lượng tử). Rơ ràng là Granger đứng ở vị thế khẳng định nhà khoa học rơi vào chỗ phản lư khi đi vào triết học. C̣n Sokal ở vị thế đối lập khi muốn chỉ ra là nhà triết học sai lầm khi sử dụng khoa học. Cả hai đều có thái độ cực đoan, xem triết học hoặc khoa học như những lĩnh vực độc lập, nếu không muốn nói là như hai thế giới khu biệt.

Khi phê phán Capra, Granger muốn nhấn mạnh đến ví dụ điển h́nh nhất đặc tính “phó mặc tính thuần lư”. Tuy nhiên Granger  không có những luận cứ thuyết phục, ngoài việc cho là Capra đă không đưa ra những “bản văn quan trọng và lư giải” của triết học phương đông trong vấn đề, tỏ ra ông không đọc kỹ đối tượng phê phán. Chẳng hạn ông dẫn trang đầu lời tựa sách của Capra để chỉ ra là tác giả gắn bó với truyền thống huyền bí như Capra “nh́n những đợt thác năng lượng đổ xuống trong không gian, trong ḷng thác đó, những phân tử được tạo ra và hủy  diệt theo những phốc động nhịp nhàng,…[Capra] biết đó là vũ điệu của Shiva, vị chúa tể của vũ điệu người Aán sùng bái”. Đó không phải là đoạn văn “trữ t́nh” như Granger nghĩ, v́ Capra đă viết chương 15 “The Cosmic Dance/Vũ điệu vũ trụ” trong sách nói trên để nói về tác động qua lại của phân tử (mọi nguyên tử cấu tạo bởi ba phân tử khối là proton, neutron và electron) xây thành thế giới vật chất không ở trạng thái tĩnh, nhưng dao động theo những vận động nhịp nhàng. Ông dẫn lời của nhà vật lư học Kenneth Ford sử dụng những câu như “vũ điệu năng lượng”, “vũ điệu của sáng tạo và phá hủy” trong The World of Elementary Particles và của triết gia người Ấn Anandra Coomaraswamy nói về vũ điệu của Shiva biểu tượng cho nhịp điệu sống và chết vĩnh cửu, mọi đời sống là phâøn bộ của quá tŕnh nhịp nhàng của sáng tạo và hủy diệt, chết và tái sinh: “Shiva hủy triệt mọi h́nh và danh bằng lửa và cho yên b́nh mới; đó là thi ca nhưng cũng là khoa học”. Trong nhiều chương sách, Capra muốn chỉ ra những yếu tố cơ bản của thế giới quan đông phương cũng là những yếu tố cơ bản của thế giới quan phát lộ từ vật lư học hiện đại, từ quan niệm thống nhất của mọi vật (qua Brahman, Pháp thân, Đạo, Chân như) đến khái niệm tính chất liên kết cơ bản của tự nhiên trong lư thuyết lượng tử, lư thuyết những hiện tượng nguyên tử (Bohr và Heisenberg khai triển), quan niệm về h́nh học theo tương đối luận không vốn ở tự nhiên, nhưng do tinh thần đặt để, như trong Trung quán tâm luận tụng Thanh Biện/Bhāvaviveka nói: quá khứ, tương lai, không gian, cá thể không là ǵ hết ngoài danh, h́nh thức, thường ngữ, hiện tượng; khái niệm bổ xung tính như Bohr ư thức contraria sunt complementa cũng như quan niệm lưỡng cực đối lập (âm/dương).

Quan điểm phê phán của Granger ở chương IX sách dẫn trên đề ra một vấn đề triết học không phải chỉ với thế giới quan của nhà khoa học, song c̣n là vấn đề triết học tỷ giảo Đông/Tây, phương Đông mà Capra không ngần ngại gọi chính danh là chủ nghĩa thần bí. Nhà khoa học Werner Heisenberg từng nhận xét về những thành quả của khoa học nguyên tử hiện đại đă làm thay đổi h́nh ảnh thế giới ở nhiều mặt, để tiến tới chỗ định hướng lại (Die Konsequenzen der modernen Atomphysik haben an vielen Stellen das Bild der Welt verändert…Sie zwingen zum Umdenken) [Xem: Denken und Umdenken, Zu Werk und Wirkung von Werner Heisenberg 1977]. Sự khu biệt, kỳ thị giữa hai nền triết học lục địa/CP và triết học phân tích/AP mà tôi đă nói đến trong chương 4 Cơ sở tư tưởng thời quá độ với những phê b́nh của Rorty, Putnam, Danto “đánh dấu một chuyển biến của triết học…như mọi đồi mới khác trong thời quá độ”. Cho nên dẫn phản lư của Granger ở trên chỉ là vấn đề bàn trong tinh thần khắc phục khu biệt , như một trường hợp khác: Impostures intellectuelles.

Trong nửa sau thế kỷ vừa qua, có hai vụ việc gây ồn ào trong giới triết học là der Fall  HeideggersSokal Affair. Vụ việc Heidegger được cử làm Viện trưởng Đại học Freiburg i. Br. dưới thời Quốc xă thống trị nước Đức đă trở thành cuộc tranh biện sôi nổi giữa hai phe lên án và biện hộ (thật sự, những người học tṛ cũ của ông như Löwith, Marcuse từng đ̣i hỏi Heidegger nói rơ thái độ hợp tác với chế độ Quốc xă của ông) từ sau quyển Heidegger et le nazisme của Victor Farias xuất bản năm 1987 [xem lại kỳ 5 trên gio-o]; vấn đề không phải ở chỗ t́m ra những dữ kiện chứng minh sự hợp tác của nhà triết học này, nhưng tranh luận chủ yếu là xem trong cốt lơi của tư tưởng Heidegger có xu hướng quốc xă hay không? Vụ việc Sokal khởi từ quyển sách nói trên của Alan Sokal và Jean Bricmont xuất bản năm 1997 với đối tượng phê phán là những nhà tư tưởng nổi tiếng của Pháp như Lacan, Kristeva, Latour, Irigaray, Lyotard, Baudrillard, Deleuze v.v…đă lôi cuốn những tranh luận sôi nổi trên diễn đàn công luận, từ nhật báo phổ thông đến tập san chuyên môn [Sokal sinh năm 1955 và vụ tai tiếng Sokal's Hoax  trên Social Text năm 1996 đến sách dẫn trên xẩy ra sau Lacan hay Deleuze đă qua đời, nên đáng tiếc là họ không thể phản bác]. Ở đây tôi không nói đến những tranh biện về việc hai tác giả này có tư kiến với học giới Pháp [Kristeva gọi đó là “bài Pháp/francophobie”] hay không, về chủ nghĩa hậu hiện đại ở Mỹ cũng như Âu châu v.vv…, song như đă nói ở trên, quan hệ giữa hai lĩnh vực triết học-khoa học (mà Granger  ở vị thế triết học đối với những nhà khoa học) và Sokal-Bricmont ở vị thế khoa học. Từ những dị luận, hay có thể cả những nan đề trong quan hệ hỗ tương triết học- khoa học dẫn đến việc khảo chứng luận lư triết học.

Trong những ư kiến đồng thuận (hay có vẻ về phía) với Sokal-Bricmont, như Jacques Treiner (nghiên cứu Vật lư hạt nhân) cho là những công tŕnh lư luận không nghiêm túc mà họ cáo buộc khó có thể thực thi trong tương lai; chắc hẳn đó không phải là cáo chung của tư tưởng, nhưng là cáo chung của tư duy như thế (les bricolages théoriques qu'ils dénoncent auront probablement peu de pratiquants dans l'avenir. Ce n'est certes pas la fin de la pensée, mais c'est la fin de penser comme ça). Có ư kiến đối chiếu việc phê phán chủ nghĩa tương đối tri thức/relativisme cognitif của Sokal-Bricmont thật ra đă có những người đi trước như Jacques Bouveresse, R. Boudon từng phê phán xu hướng tương đối luận tri thức có mưu toan thủ tiêu những giá trị tri thức như "chân lư, giá trị, liên hợp, khẳng quyết hay chứng thực khách quan". Tuy nhiên, triết gia Anh Philip Kitcher (sinh năm 1947) nhận xét thật phi lư khi cho rằng những nhà nghiên cứu khoa học (xếp vào khuynh hướng hậu hiện đại) không biết ǵ về những vấn đề khoa học (trong tiểu luận A Plea for Science Studies), hay triết gia kiêm toán học như Brian Rotman (trong Ad infinitum. The Ghost in Turing Machine) và Thomas Tymoczko (trong Structuralism and Post Modernism in the Philosophy of Mathematics) cũng đă khai triển những phân tích nghiên cứu hậu hiện đại. Jacques Bouveresse (người theo Wittgenstein) là người đồng t́nh nhất với Sokal-Bricmont trong tham luận Qu'appellent-ils “penser”? Quelques remarques à propos de “l'affaire Sokal” et de ses suites (tại Đại học Genève 1998) v́ ông thuộc ḍng triết học phân tích Pháp và trong Prodiges et vertiges de l'analogie/Những kỳ diệu và thác loạn trong loại suy 1999 với tiểu đề De l'abus des belles-lettres dans la pensée/Lạm dụng văn chương  trong tư tưỏng, ông đă tiếp tục luận về vấn đề trong Impostures intellectuelles của Sokal-Bricmont (như phê phán Régis Debray về chuyện định lư Gödel ở chương 5, mà Sokal-Bricmont nói đến ở chương 10, như so sánh định lư Gödel với “nguyên lư Debray-Gödel” ví như tương quan giữa sao chó trên trời/le chien constellation céleste (thiên lang tinh) với loàiù gia súc chó sủa/le chien animal aboyant).

Trong những nhà tư tưởng Sokal-Bricmont phê phán, ở đây tôi chỉ giới hạn nói về Jacques Lacan và Bergson:

Như đă đề cập [trong kỳ trước], có một “h́nh học vị tướng phân tâm học” không? Sokal dẫn bản văn năm 1972 [De la jouissance trong Le Séminaire de J.Lacan, Livre XX: Encore 1975] của Lacan (mà theo Sokal là chơi lối ngữ nguyên học): “Trong không gian của lạc thú này, lấy một vật ǵ có giới hạn, đóng kín, đó là một nơi chốn, và nói về nó, là một h́nh học vị tướng/Dans cet espace de la jouissance, prendre quelque chose de borné, fermé, c'est un lieu, et en parler, c'est une topologie”. Theo Sokal-Bricmont, trong câu văn này, Lacan dùng bốn từ toán học (espace, borné, fermé, topologie) mà không kể đến ư nghĩa của chúng, cũng không giải thích sự thích đáng của những khái niệm, toán học này vào phân tâm học. Để củng cố lư đoán, Sokal dẫn tiếp đoạn kế, Lacan nói: cái phân biệt vô danh với cái mà người ta nói đến như lạc thú, hiểu như luật pháp quy định, đó là h́nh học/géométrie. Một khoa h́nh học, đó là tính dị biệt của nơi chốn, nghĩa là có một nơi chốn của Tha thể/nhân. [Sokal chú giải: nếu hai câu này có nghĩa, chẳng có ǵ liên quan đến h́nh học cả]. Từ nơi chốn này của Tha thể, của một phái tính như Tha thể, như Tha thể tuyệt đối, có cho phép chúng ta tiến hành phát triển gần đây nhất của h́nh học vị tướng chăng?

Theo Sokal, mối quan tâm của Lacan với toánhọc không phải chỉ có tính cách ngoại vi trong tác phẩm của ông. Trong vônhững tham chiếu toán học, ông lẫn lộn “số vô tỉ/nombres irrationnels” với “số ảo/nombres imaginaires”. Trong tham luận ở hội nghị Royaumont nhan đề Subversion du sujet et dialectique du désir dans l'inconscient freudien/sự phá đổ chủ thể và biện chứng của dục vọng trong vô thức của Freud, theo Sokal, Lacan đă khai triển vai tṛ phân tâm học của những số ảo, như “theo đại số học” mà [Lacan]  dùng th́:

                               S (cái chỉ thị/ngữ thái)  = s (biểu kiện) , với S=(-1), có s=√-1

                                s (cái được chỉ thị/ngữ ư)   

Sokal phê b́nh là nếu “đại số học” của Lacan có ư nghĩa, th́ rơ ràng là những ngữ thái, ngữ ư, biểu kiện  minh họa không phải là những số, và cái gạch ngang cũng không chỉ phép chia hai số; quả thực “phép tính” của Lacan chỉ là tṛ tưởng tượng thuần túy.

Dẫn một tham luận khác Of Structure as an Inmixing of an Otherness prerequisite to any Subject Whatever/Về cấu trúc như một hỗn tạp của Tha thể đ̣i hỏi có trước bất kỳ chủ thể nào của Lacan thuyết tŕnh tại hội luận quốc tế với chủ đề về ngôn ngữ phê b́nh và khoa học về con người năm 1966 tại Trung tâm nhân văn đại học Johns Hopkins, Sokal muốn chỉ ra quan niệm luận lư toán học mà Lacan muốn liên kết với ngữ học không nguyên ủy hay sư phạm  về mặt toán học và cũng không hợp lư  với phân tâm học. Theo ông, Lacan chỉ có một ư niệm mơ hồ về những môn toán ông nói đến; thái độ của trường phai Lacan với khoa học có thể gọi là một “chủ nghĩa thần bí thông tục”.

Thực sự, Sokal có hiểu lư luận phân tâm học của Lacan không? Một cách khái quát, có thể đối chiếu với Alexandre Leupin (ở Đại học Louisiana State University) nhận định tri thức luận của Lacan thay thế cho câu hỏi “phân tâm học có là một khoa học?” bằng một câu hỏi khác “cái ǵ có thể là một khoa học có thể bao gồm cả phân tâm học?”. Vượt ra ngoài vẻ bất khả giảm lược khoa học và khoa nhân văn, Lacan thống nhất chúng quanh một khoảng trống, kết hợp sự đề kháng tột cùng của chất thể và vô thức vào định thức hoá. Quả thực, việc làm sáng tỏ khoa học bằng phân tâm học và ngược lai của Lacan cấu thành nền tảng cho một tri thức luận tổng quát tránh khỏi cạm bẫy  của ẩn dụ hóa chính khoa học. Lacan sử dụng những công cụ khoa học như h́nh học vị tướng, lư thuyết nút và dây theo những nguyên lư riêng của chúng, ngay cả khi ông đặt để chúng dưới lối sử dụng đặc biệt khó cho những nhà toán học hiểu được và c̣n khó khăn hơn cho những nhà khoa học nhân văn. {xem: A Dictionary of Continental Philosophy, Edited by John Protevi 2005].

Trong trao đổi tại hội nghị nói trên, ở phần trao đổi thảo luận về những đặc tính của giải Möbius vẽ trên bảng, Jan Kott hỏi có điều kỳ lạ ngẫu nhiên là thấy như những mô-típ của hội họa Siêu thực, liệu có liên hệ th́ được Lacan xác nhận là có quan hệ mật thiết với hộoi họa Siêu thực.

Điều này có thể nhắc người ta đến trường phái Oulipo (Ouvroir de littérature potentielle) do Raymond Queneau và nhà toán học François Le Lionnais thành lập năm 1960, có nhiều thành viên là những nhà toán học như Jacques Roubaud, Claude Berge v.v..

Sokal hẳn không thể hiểu những nhà “hậu hiện đại” như Lacan, Derrida sử dụng ngôn ngữ hàm hồ, cho nên “topologie” có thể hiểu như “h́nh học vị tướng” cũng như “địa thế học”. Ngay tỷ lệ loại suy S/s mà nhà toán học và cũng là nhà triết học René Thom trong Apologie du logos 1990 đă chỉ ra đă được Aristote sử dụng từ thời cổ đại.

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html