Đặng Phùng Quân
triết học nào cho thế kỷ 21
- 33 -
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Trong khoa học, có thể phân biệt giữa lư thuyết và thực hành. Gilles Gaston Granger có lư khi nhận xét Phương pháp luận của Descartes không phải là một loại tính, phép tính vi tích phân của Leibniz không là một diễn ngôn triết học về vô cùng.
Sokal-Bricmont ở chương 11 Impostures intellectuelles với tiêu đề “một cái nh́n về lịch sử những quan hệ giữa khoa học và triết học: Bergson và những người kế tục” nhằm phê phán:
”Khi nhân tích những lạm dụng và lẫn lộn khoa học của những tác giả gọi là “hậu hiện đại”, chúng tôi tự hỏi về những nguồn gốc lịch sử của cách lối phiêu lưu nói về khoa học. Những nguyên ủy này th́ nhiều.. . tuy nhiên, dường như với chúng tôi thấy có một liên hệ thân tộc lịch sử với một truyền thống triết học ưu tiên cho trực giác, hay kinh nghiệm chủ quan hơn lư trí. Và một trong những đại biểu sáng giá nhất của cách suy nghĩ này chắc chắn là Bergson, người đă tiến hành cách này để tranh biện với Einstein về lư thuyết tương đối. Quyển sách trong đó ông tŕnh bày quan điểm của ông Durée et simultanéite/Kỳ gian và tính đồng thời (1922) đáng quan tâm v́ hai tiêu đề là: một bên, ông biểu thị một thái độ triết học đối với những khoa học; mặt khác, đă ảnh hưởng không ít đến nhiều nhà triết học, tới Deleuze, qua Jankélévitch và Merleau-Ponty..”
Để viện dẫn lư chứng củng cố cho thái độ phê b́nh này, ngay ở tiêu đề, Sokal-Bricmont dẫn Bertrand Russell như một nhà toán học: “Người ta thấy trong những tác phẩm của Bergson rất nhiều những hàm ư/allusions toán học và khoa học, mà dưới mắt một người đọc không được cảnh báo, những hàm ư này củng cố cho triết học của ông rất nhiều. Trong khoa học, đặc biệt là trong sinh học và sinh lư học, tôi không rành để phê b́nh những lư giải của ông. Song về những ǵ liên quan đến toán học, ông đă thoải mái thích dùng những sai lầm truyền thống để lư giải với những quan điểm hiện đại nhất đă ưu thắng trong giới những nhà toán học trong tám mươi năm qua” (trong Lịch sử triết học tây phương); và dẫn Jacques Monod như một nhà sinh học:”Người ta biết là nhờ vào văn phong quyến rũ, vào một phép biện chứng không có luận lư nhưng thi vị, triết học này [Bergson] có một thành công rộng lớn.. tư tưởng của Bergson dĩ nhiên không thiếu những chỗ khó hiểu và mâu thuẫn rơ ràng.”
Phê phán Bergson ở J. Monod là phê phán từ quan điểm sinh học phân tử đối lập với quan điểm sinh học duy linh của Bergson hay Teilhard de Chardin (xem: Triết học và Khoa học 1972 của tác giả); ở B. Russell là cái nh́n của quan điểm triết học phân tích đối với triết học lục địa - điều tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở đây là vấn đề tranh luận trên b́nh diện triết học.
Sokart muốn thuyết phục người đọc là sai lầm của Bergson khi phê phán tương đối luận của Einstein không phải là vấn đề triết học hay lư giải, mà là việc lĩnh hội lư thuyết vật lư và xung đột với kinh nghiệm, phản ảnh việc không có thông giao giữa nhà khoa học và nhà triết học. Sokart lập luận “nguyên lư tương đối rút ra từ kinh nghiệm về thế giới thực của chúng ta, không có cách nào để chứng thực nó bằng những lư chứng triết học tiên thiên”. Lư chứng của Bergson để tranh biện với tương đối luận dựa trên sự lẫn lộn sơ đẳng giữa một hệ thống quy chiếu (chẳng hạn, với một xe lửa chuyển động gia tốc) và chuyển động của những đối tượng vật chất (chẳng hạn những trái cầu để trên xe) đối với hệ thống này. Sokart đưa ra cái mới trong tương đối luận Einstein so với cơ học của Galilée và Newton ở chỗ: đưa nguyên lư tương đối phù hợp với những phương tŕnh điện từ Maxwell nếu thay đổi những phương tŕnh vẽ đường đi của một hệ thống quy chiếu quán tính sang một hệ thống khác, những phương tŕnh mới này, gọi là “những biến đổi Lorentz” có những kết quả trái với trực quan/contre-intuitives. Ví dụ: nếu một tia sáng phát ra với vận tốc c đối với trái đất và nếu ta theo rơi tia sáng này ở một vận tốc 9/10 c khi đó tia sáng xa dần chúng ta không phải ở vận tốc 1/10 c, mà ở vận tốc c! Quả thực, vận tốc truyền đi của ánh sáng trong bất cứ chiều nào cũng luôn luôn là c đối với bất kỳ hệ thống quy chiếu nào. Sokalt nhấn mạnh: những hiện tượng này là thực dầu phản trực quan, thuyết tương đối cũng như thuyết điện từ Maxwell được chứng thực về mặt thực nghiệm, suốt chín mươi năm qua với hàng ngàn kinh nghiệm chính xác, dĩ nhiên chúng ta không có xe nào di chuyển với vận tốc 9/10 c [cho in nghiêng-ĐPQ].
Kết quả thứ hai phản trực quan của tương đối luận Einstein nêu ra liên quan tới khái niệm tính đồng thời là: mọi hệ thống quy chiếu đều đồng ư về sư kiện này nếu hai diễn biến xẩy ra đồng thời ở cùng một nơi, nhưng tương đối luận chứng minh là không nếu hai diễn biến xảy ra ở những nơi khác nhau. Lấy ví dụ hai người A và B, A ở giữa nhà ga và B ở giữa toa xe, với hệ thống quy chiếu là nhà ga: A đối diện với B vào lúc phát ra hai tia sáng; song v́ B di chuyển với xe, sẽ gặp tia sáng phát ra ở đầu xe trước A, trong khi gặp tia sáng phát ra ở cuối xe sau A. B lư giải ra là nhận được tia sáng ở đầu xe trước tia sáng ở cuối xe, trong khi ở giữa đầu và cuối xe, mà vận tốc tia sáng bằng nhau, như vậy tia sáng đầu xe phát đi trước tia sáng cuối xe. Quả thực hai diễn biến sinh ra đồng thời nhưng ở hai nơi khác nhau đối với hệ thống quy chiếu thứ nhất, có thể không đồng thời đối với hệ thống quy chiếu khsác, điều này dĩ nhiên đi ngược lại với khái niệm trực quan về thời gian của chúng ta [cho in nghiêng-ĐPQ]. Theo Sokalt, mâu thuẫn không phải giữa tính tương đối và kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, mà là giữa tính tuơng đối và phép ngoại suy tự nhiên nhưng sai lầm của kinh nghiệm hàng ngày. Không như Bergson nghĩ, những tọa độ x',y', z', t' (của hệ thống quy chiếu S') không đơn giản do nhà vật lư ở S “gán cho” để nhà vật lư “tưởng tượng” ở S' thấy vận tốc quen thuộc của ánh sáng, v́ thật vậy, nhà vật lư ở S' thấy vận tốc quen thuộc của ánh sáng khi ông đo nó, và v́ những tọa độ x', y', z', t' là những tọa độ ông đo.
Kết quả thứ ba phản trực quan của tương đối luận liên hệ tới thời gian trôi qua. Giả sử A là “diễn biến” trong không-thời gian (14/7/1789) và B trong không-thời gian (14/7/1989), và C là “con đường trong không-thời gian” dẫn từ A tới B: giả sử con đường vẫn ở Paris mọi thời gian, hay tạo ra từ một chuyến bay với vận tốc 9/10 c về một ngôi sao cách xa Paris 90 năm ánh sáng và về cùng vận tốc đó. Công thức của thuyết tương đối đề ra có cùng kết quả: thời gian riêng phụ thuộc không những ở điểm đầu A và điểm cuối B, mà cả của con đường C. Con đường thẳng giữa A và B cho thời gian riêng lớn nhất, trong khi mọi con đường khác cho những thời gian riêng nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp này, thời gian riêng cho con đường ở Paris là 200 năm, trong khi thời gian riêng cho con đường phi hành là 87 năm. Dự ngôn này hiển nhiên nói ngược lại với những ư niệm trực quan của chúng ta về thời gian. Với những vận tốc nhỏ hơn, hiệu quả cực yếu: chẳng hạn, nếu vận tốc là 300 thước một giây (cũng c̣n nhanh hơn nhiều máy bay hiện đại) thời gian riêng cho con đường phi hành là 199,999999999999 năm. Dĩ nhiên, phần lớn trong chúng ta không có kinh nghiệm về vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, không có đồng hồ nào siêu-chính xác chuyển đi với những vận tốc quen thuộc hơn. [cho in nghiêng-ĐPQ].
Để minh họa bộ diện này của tương đối luận, Sokalt đưa ví dụ: anh em sinh đôi Pierre ở trên trái đất trong khi Paul ở trong một hỏa tiễn bay với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, phi hành một thời gian và quay về lại trái đất; khi trở về, người ta thấy Paul trẻ hơn Pierre nhiều. Chắc chắn là không bao giờ người ta làm thí nghiệm với cặp song sinh v́ người ta không thể tăng gia tốc gần bằng vận tốc ánh sáng với con người được [cho in nghiêng-ĐPQ].(Người ta làm những thí nghiệm tương tự với hạt cơ bản, cũng như với những đồng hồ nguyên tử siêu chính xác mang theo trong máy bay - Sokalt dẫn Hafele và Keating trong bài Around-the-world atomic clocks, tạp chí Science 1972).
Theo Sokalt, quan điểm của Bergson là vật lư học có quyền sử dụng tất cả những “biểu thức toán học” nhưng không được khoác cho chúng một “giá trị siêu h́nh” là không đúng v́ khác biệt giữa Bergson và tương đối luận không phải là ”siêu h́nh”, thực tế là liên quan tới một dự ngôn thuần thường nghiệm (về thời gian trải qua trên hai đồng hồ). Điều chính không phải là dự ngôn của Bergson khác với tương đối luận (những kết quả thực nghiệm có sau khi Bergson viết về tương đối luận) mà là không nói rơ là lư luận của ông và những người kế tục nói nghịch với những dự ngôn thường nghiệm của tương đối luận. Bergson không hiểu tương đối luận v́ hai lư do, một là quá “duy tương đối” [hiểu theo thuyết tương đối-Sokart] v́ nghĩ tính tương đối hàm ngụ Pierre và Paul thay đổi cho nhau được, mà không biết rằng tính tương đối không giả định một sự tương đương giữa những chuyển động gia tốc; hai là ông không đủ là một ”nhà tương đối luận” v́ không đồng ư về cùng một khách thể tính của những thời gian riêng đo lường cho cả hai (nghĩa là quan hệ giữa tuổi sinh học của thân thể Pierre và Paul cũng bằng đúng như những thời gian trải qua trên những đồng hồ của họ, cho nên dầu người ta có tư kiến về quan hệ giữa thân thể và tinh thần thế nào đi nữa th́ cũng khó tưởng tượng một tinh thần nhớ được là đă sống bẩy mươi năm trong một thân thể hai mươi tuổi).
Cho nên, Sokal phê phán người theo Bergson là Vladimir Jankélévitch đă sai lầm theo Bergson khi từ chối nh́n nhận thời gian t' đo lường bởi hệ thống quy chiếu S' cũng “thật” như thời gian t đo lường bởi hệ thống quy chiếu S; Maurice Merleau-Ponty sai lầm khi cho là “chỉ có một thời gian sinh động, những thời gian khác chỉ là chỉ định” (il n'y a qu'un seul temps vécu, les autres ne sont qu'attribués); Gilles Deleuze sai lầm khi bênh vực Bergson chống lại phê phán của các nhà vật lư về lập luận của Bergson trách Einstein đă lẫn giữa ảo/virtuel và thực/actuel, và trách tương đối luận đă coi h́nh ảnh tạo cho tha nhân, hay của Pierre tạo cho Paul chỉ là một h́nh ảnh không thể sống hay nghĩ như có khả năng sống mà không mâu thuẫn. Nói theo ngôn ngữ Bergson, đó không là h́nh ảnh, mà là một ”biểu tượng”. Theo Sokalt, thời gian t' không chỉ là một “biểu tượng” hay một ”giả tưởng”, và không có mâu thuẫn trong tương đối luận.
Quan niệm tương đối luận về không-thời gian của Einstein, khởi từ năm 1905 thực sự đă mang lại một lư giải xác đáng cho những chuyện truyền kỳ ở khung không-thời gian khác như Từ Thức nhập động tiên , Rip Van Winkle của Washinton Irving v.v…Tương đối luận phải bổ túc, điều chỉnh theo sự tiến bộ của khoa học, từ vật lư học đến vũ trụ học hiện đại - những lư thuyết như lư thuyết trựng thống nhất, lư thuyết ma trận S, lư thuyết siêu băng (superstring) chứng tỏ đă vưọt ngoài lư thuyết tương đối Einstein. Tuy nhiên ngay chính lư thuyết siêu băng như nhà vật lư học Michio Kaku nhận xét, có thể thống nhất mọi lực vào một lư thuyết kết hợp cũng không có nghĩa là tận cùng của vật lư học, nhưng chỉ là bước mở ra những lănh vực nghiên cứu mở rộng mới. Ở thời đại của Einstein, dầu là nhà tiên phong đơn độc, ông cũng thiếu thông tin cơ sở về lực hạt nhân. Hai điều cơ bản đáng suy nghĩ là: một là, những khai phá như trong lănh vực cơ học lượng tử đă chứng tỏ phương tŕnh E=mc² không hoàn toàn đúng (phải là E=±mc²,nhưng Einstein không quan tâm đến dấu âm, v́ ông chỉ nghĩ đến lư luận về lực), trong khi Dirac phát hiện là vật chất với năng lượng âm tuy giống vật chất thường song có điện tích nghịch (xem: phương tŕnh Dirac), lư luận phản vật chất theo động điện học lượng tử/QED chứng tỏ không thể dùng phản vật chất để gửi tín hiệu ngược trở lại quá khứ (chỉ có ngược tới tương lai), như vậy có thể loại bỏ khả năng du hành thời gian; hai là, theo Michio Kaku, lư thuyết siêu băng (superstring theory) có thể cung cấp đáp án cho những câu hỏi về những hiện tượng ở trong ḷng hiện hữu của chúng ta nhưng ở ngoài mọi kinh nghiệm của con người.
Trong lư chứng của Sokalt bảo vệ tương đối luận nhằm phản bác Bergson dẫn trên,
những đoạn in nghiêng muốn nói là con người không có kinh nghiệm về vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, không thể làm thí nghiệm với con người v́ người ta không thể tăng gia tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, không có xe nào di chuyển với vận tốc bằng 9/10 vận tốc ánh sáng.
Trong lănh vực sinh học, nhà sinh học phân tử Jacques Monod từng xác định trong các khoa học, sinh học giữ một vị trí ngoại biên/marginale v́ sinh giới/le monde vivant chỉ tạo thành một phần nhỏ nhất và quá “đặc thù” của vũ trụ được nhận biết, khi nghiên cứu những sinh vật dường như không bao giờ khai mở những luật tổng quát khả dĩ áp dụng ở ngoài sinh cầu. Điều này tương ứng với khả năng hạn chế của thế giới con người, song mặt khác để chứng thực nhận xét của Jacques Merleau-Ponty về tác phẩm Kỳ gian và tính đồng thời của Bergson là một sách triết học đặt để quyết định hơn nữa trong thế giới được tri giác.
Trong hội thoại giữa những nhà khoa học và triết học, như Werner Heisenberg thuật lại về tương quan giữa Cơ học lượng tử và triết học Kant ở Leipzig trong khoảng thập niên 30s của thế kỷ trước, khi tranh luận về nguyên tử Radium B và vật tự tại/Ding an sich của Kant, dẫn đến một nhận xét chung là “nguyên tử không phải là sự vật, cũng không phải lả khách thể, con người không có thuật ngữ đúng, v́ ngôn ngữ chúng ta xây dựng trên kinh nghiệm hàng ngày, mà nguyên tử th́ không phải vậy”.
Khu biệt hay xung đột giữa triết học và khoa học có thực sự là một nan đề hay giả đề chung quanh những tranh biện, như sự vụ Sokalt? Luận về khái niệm “thời gian” cũng đặt ra nhưng vấn đề như có sự đoạn tuyệt giữa ”thời gian vật lư học” và ”thời gian triết học”, hay giữa “thời gian sống nghiệm”? Phát hiện ra phản vật chất xác định thời gian có một vận hành nhất định, song cũng đặt ra một nghi vấn về thời gian không vận hành theo ṿng tṛn, mà theo xoáy ốc, có nghĩa là không có chu tŕnh trở lại vĩnh viễn. Trong triết học, thời gian cũng như hữu thể th́ đa dạng, vấn đề đặt ra là ư thức thời gian, như Husserl nói đến trong bài giảng năm 1905 về ư thức thời gian nội tại “một phân tích hiện tượng luận về thời gian không thể làm rơ sự cấu thành thời gian nếu không xét đến cấu thành của những đối tượng thời gian” (so kann eine phänomenologische Zeitanalyse die Konstitution der Zeit nicht ohne Rücksicht auf die Konstitution der Zeitobjekte aufklären). Trong nhận thức triết học, những vấn đề về tri giác/Wahrnehmung, về kỳ gian/Dauer, về quá tŕnh, về lănh vực nội tại và siêu nghiệm của thực tại, chẳng hạn: tri giác cái thực chính là cái thực, và thời gian của chúng trùng nhau (Die Wahrnehmung eines Realen ist selbst ein Reales, und ihre Zeiten decken sich).[xem: Husserl, Zur phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins]. Kinh nghiệm của thời gian sinh nghiệm này dường như không như Einstein nghĩ là chỉ có khoa học để có yêu cầu chân lư về thời gian.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html