Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
11
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
3/ thời quá độ
Tại sao lại trở về Nicolai Hartmann? Trong phần
giới thiệu/Einleitung vào tác phẩm nhiều
người viết Nicolai Hartmann 1882-1982 đă nói
đến ở trên, Josef Stallmach ở đại học Mainz đă đặt tựa đề: Cách mạng Copernic trong
thế kỷ 20/Kopernische Wende in der Philosophie des 20.
Jahrhunderts? có ư nhấn mạnh đến vị trí của
triết gia Hartmann (1882-1950) quan trọng trong lịch sử
triết học, ví như Kant, trên phương diện
nhận thức luận, như nhiều học giả
nhận định, chẳng hạn Johannes Hirschberger coi
Hartmann như một khuôn mặt tư tưởng lănh
đạo của triết học Đức ở nửa
đầu thế kỷ 20, hay Johannes B. Lotz đề cập
ảnh hưởng của Hartmann trong đời sống
tinh thần của thời đại. Stallmach nói
đến cuộc cách mạng nhân học ở đó
Hartmann đă phân tích việc phục hồi con người
về mặt vũ trụ luận và siêu h́nh học thông
qua đạo đức học, phải chăng mở ra
một siêu h́nh học mới về con người.
Khi nói đến việc đặt vấn đề triết học nào cho thế kỷ 21 trong hội luận triết học quốc tế tổ chức vào đầu thế kỷ, cốt cán ở phân tích mười phạm trù cơ bản của Aristote, tôi nhấn mạnh đến vị trí của Hartmann về lư luận phạm trù, mở ra con đường mới cho hữu thể luận, có cơ sở xây dựng trên thực tại, giữ một vai tṛ cơ bản trong lănh vực nhận thức, như Lukács nhận xét về Hartmann.
Nh́n chung, triết học của Nicolai Hartmann với những mặt cơ bản thể hiện con đường mới của hữu thể luận như ông xác định, không theo xu thế thời đại đang ch́m ngập trong khủng hoảng của tinh thần, niềm tin và khoa học kỹ thuật.
Đối với hiện tượng luận, ngay từ Những nguyên lư của một siêu h́nh học nhận thức 1921 ông đă khẳng định ở khởi điểm, ông có điểm chung với các nhà hiện tượng luận về sử dụng kỳ thành phương pháp, nhưng không phải lư luận của họ về phương pháp hiện tượng luận/Mit der tatsächlichen Arbeit ihrer Methode (nicht mit ihrer Methodenlehre) weiß ich mich in der Ausgangsstellung solidarisch. Cho nên, không lấy làm lạ là từ Husserl đến các thế hệ đệ tử hiện tượng luận về sau, theo Herbert Spiegelberg trong The phenomenological movement 1994, không thiện cảm với Hartmann (chẳng hạn, Heidegger trong chú thích ở cuối trang 208 Sein und Zeit viết là Scheler và Hartmann khi dùng lư luận nhận thức như một “quan hệ của hữu thể” là cơ sở của nhận thức luận có ư hướng hữu thể luận, đều không nhận ra là “hữu thể luận” thất bại trong đường hướng cơ bản, truyền thống đối với hiện thể/Dasein. Trong giáo tŕnh lư giải Aristote theo hiện tượng luận trong những năm 1921/22 Heidegger cũng phê phán cao điểm của trào lưu tân Kant là Hartmann khi xem Aristote như một nhà duy thực.) Tuy nhiên, người học tṛ của nhà hiện tượng luận Roman Ingarden, Anna-Teresa Tymieniecka đă viết luận án Essence et existence.Etude à propos de la philosophie de Roman Ingarden et Nicolai Hartmann vào năm 1957 làm công tŕnh tỷ giảo hai nhà triết học, và trở lại vấn đề cấu trúc những tầng phạm trù trong Phenomenology and Science in contemporary European Thought 1962. Eugene F. Kaelin (sinh năm 1926, dạy tại Đại học Florida, tác giả An Existentialist Aesthetic 1960, Heidegger's Being and Time: a reading for readers 1988 ) cũng viết về Ingarden và Hartmann qua tiểu luận The Debate over stratification within aesthetic objects (in trong Analecta Husserliana, Vol. XXX 1990) luận về bốn tầng trong những công tŕnh văn chương/literary works theo Ingarden (tầng ngữ âm, mà Kaelin gọi là mặt bằng của đối tượng/mỹ học; tầng ngữ nghĩa liên hệ sao để biểu hiện nhân vật, hành động, sự biến; tầng thế giới của những khách tính biểu hiện; tầng phối cảnh sao cho ảnh tượng hoàn tất cụ thể hóa đối tượng) như một đối tượng mỹ học, công tŕnh này không là một sự vật thể lư chẳng hạn như một bản văn, mà thuần túy có ư hướng không hiện hữu trong không gian và thời gian như những đối tượng của kinh nghiệm thông thường nhưng chỉ hiện hữu cho ư thức về chúng. Tuy nhiên bản văn có thể nói có mục đích là một công tŕnh văn chương, song là một phương tiện vật lư để hướng dẫn ư thức chiêm ngưỡng đối tượng mỹ học được cấu thành. Điều đó chỉ ra sự quan trọng của cụ thể hoá (của người đọc), nếu không cá thể công tŕnh không bao giờ được biết đến. Cấu trúc ngôn ngữ, như những chỉ dấu từ ngữ, ư nghĩa của chúng là những điều kiện khả hữu của công tŕnh văn chương, một khi được tác gỉả, là những phương tiện để đạt tới hài ḥa phức điệu/polyphonie những đặc tính giá trị thành tố thống nhất trong cấu trúc tổng hợp này. Theo Kaelin, Hartmann chịu ảnh hưởng Husserl trong những đặc tính nhận được từ giác quan về những hành vi ư thức, cũng sử dụng “những cấu trúc đa tầng” về các loại đối tượng thẩm mỹ khác nhau. Hartmann tŕnh bày lư luận tầng của những đối tượng mỹ học trong hai tác phẩm Das Problem des geistigen Seins 1932 và Ästhetik 1953 (di cảo, hoàn tất năm 1945). Những công tŕnh văn nghệ được mô tả như “tinh thần được khách thể hóa”, nghĩa là tinh thần như thể hiện hữu đối với chúng ta, nhưng do tinh thần cá nhân của nghệ nhân (được h́nh thành trong tinh thần khách quan của một văn hóa nhất định) sáng tạo ra. Hartmann dùng từ “tinh thần” để chỉ trật tự thứ tư của thực thể hữu thể luận xác định trong một dẫy cơ sở mang ư nghĩa, từ vật chất, hữu cơ, tâm linh đến cấu trúc tinh thần của hiện hữu con người. Sự khác biệt giữa hai lư luận về tầng của Ingarden và Hartmann đă do chính Ingarden giải thích; tuy nhiên Kaelin muốn nói đến quan tâm của Ingarden về tranh tiên trong khai phá phương thức hiện hữu, cấu trúc cơ bản khi chỉ ra là tác phẩm Literarische Kunstwerk đă xuất bản từ năm 1930 và cho là Hartman đă biết đến tác phẩm của ông; theo Kaelin, Hartmann không phải là học giả quá kiêu ngạo trong việc nh́n nhận người đương thời, v́ trong tác phẩm Das Problem, ông cám ơn Dilthey cũng như nhóm sinh viên của ông (như Heinrich Springmeyer, Robert Heiß, Bodo v. Waltershausen) trong hai học kỳ 1929/30 đă giúp ông h́nh thành ra sách này. Rơ ràng là Hartmann không biết bản văn của Ingarden, mặc dầu Ingarden vẫn kể trong cùng chú thích nói trên là bản nháp của ông đă sửa soạn từ 1927/28, Kaelin phê b́nh là điều này có vẻ nhỏ nhen, không xứng đáng với triết gia/vốn là người nghiên cứu chân lư.
Trong Das Problem des geistigen Seins, lần xuất bản thứ hai, trong bài Tựa Hartmann đă chỉ ra việc tác phẩm không thuận với nhà cầm quyền quốc xă là thế lực chính trị lúc bấy giờ quyết định chuyện đôïc giả Đức phải đọc hay không được đọc cái ǵ. Theo Kaelin, Hartmann đă kết hợp hai trường phái tư tưởng, duy tâm Hegel và hiện tượng luận Husserl, không quan tâm đến việc thực tại của đối tượng mỹ học như chúng tự hiện hữu mà quan tâm đến cách chúng ta nhận thức chúng và bản tính của việc chúng ta kinh nghiệm chúng như thể sáng tạo ra tinh thần sinh động khác. Ông luôn luôn xét những thời khoảng tri giác một cách thuần túy về những kinh nghiệm này như tầng đầu, cơ sở của “đối tượng mỹ học” phát triển nhất thời. Mọi đối tượng mỹ học đều có tầng đầu cơ sở do chúng ta tri giác nội dung khả giác của kinh nghiệm, cho nên ông coi “duyên dáng/das Anmutige” như một loại giá trị mỹ học. Sự khác biệt giữa Hartmann và Ingarden theo Kaelin có thể đặt dưới hai câu hỏi: Một đằng miêu tả phân chia hữu thể luận giữa những giá trị nghệ thuật của công tŕnh với những giá trị mỹ học của đối tượng mỹ học liên hệ với tri giác về nó; một đằng chủ trương những giá trị mỹ học của công tŕnh nghệ thuật chỉ đắc thủ với những ai đă tri giác những giá trị nghệ thuật t́m thấy trong những biễu hiện mỹ học, và phác họa một sơ đồ để theo dấu quan hệ giữa hai loại giá trị, phương cách nào cho một chứng thực khả quan hơn cho phê phán?
Trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ tôi đề cập triết học hệ thống Hartmann qua ba lư luận căn bản: Lư luận phạm trù để xây dựng con đường hữu thể luận mới. Mọi phạm trù mang hai đặc tính chung là phổ quát và tất định. Phạm trù hàm ư nghĩa nguyên lư không hiện hữu độc lập mà chỉ hiện hữu đối với những phạm trù khác, mang tính cụ thể. Những chủ nghĩa khác nhau mắc sai lầm là quy kết mọi hiện tượng vào một phạm trù, chẳng hạn chủ nghĩa duy tâm lư giải mọi hiện tượng tri năng, đạo đức, xă hội vào phạm trù tinh thần, chủ nghĩa duy vật đặt để vào phạm trù vật chất, đă bóp méo h́nh ảnh cấu trúc thực của thế giới. Hartmann xác định phải có cái nh́n toàn cảnh cấu trúc thế giới. Nhận thức ra cách thế hữu của thực tại bao dung cả vật chất lẫn tinh thần. Trong tiểu luận Ziele und Wege der Kategorianalyse luận về mục đích và con đường phân tích phạm trù, ông đă chỉ ra mặt cơ bản của Hữu thể luận cũng như vấn đề nhận thức luận đặc thù. Khi viết về Hegel, ông xác định hệ thống tư tưởng không chỉ hoàn tất trong những phạm trù của nó, c̣n mở đường cho phân tích phạm trù. Trong tác phẩm lớn về cấu trúc của thế giới thực Der Aufbau der realen Welt ông định vị tri thức luận phải xây dựng trên cơ sở hữu thể luận qua nhận định mợi tính thể cũng như mọi hiện thể (khái niệm Sosein và Dasein, mà thông thường gọi là bản chất và hiện hữu) xác thực dựa trên toàn dẫy những quyết định, cấu thành toàn bộ thực tại. Phạm trù xác định cấu trúc của thế giới thực và mỗi tầng hiện thực cũng đáp ứng mỗi tầng phạm trù.
Hartmann chia ra bốn tầng phạm trù cơ bản: vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, tâm linh và tinh thần. Dường như con số bốn là số cơ bản với Hartmann khi ông nêu ra bốn nguyên lư/Grundsatz của quy luật phạm trù: nguyên lư giá trị (phạm trù là nguyên lư sự vật, cụ thể), kết hợp (phạm trù chỉ hiện hữu qua gắn bó và liên hợp các tầng), xếp thành tầng (phạm trù của tầng dưới hỗ trợ tầng trên, nhưng không đảo ngược), phụ thuộc (xác định một chiều của tầng trên với tầng dưới, và tính độc lập của phạm trù tầng trên trong phạm vi rộng). Ông cũng liệt kê bốn quy luật: luật kết hợp (phạm trù mỗi tầng xác định cụ thể trong kết hợp), thống nhất tầng (phạm trù mỗi tầng xây dựng trên cơ bản thống nhất bất khả biến), toàn diện tầng (thống nhất mỗi tầng phạm trù là tổng thể có ưu thế trên thành tố), hàm súc (mỗi phạm trù cá thể hàm súc phạm trù khác cùng tầng).
Lư luận phản lư của Hartmann vượt phạm vi tri thức luận, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hữu thể luận mới. Khái niệm phản lư đă được tŕnh bày có hệ thống trong Grundzüge einer Metaphysik der Erkenntnis phân tích những khả năng nhận thức của con người, chỉ ra khả năng và giới hạn từ nhận định “sự vật tự tại” đă mang tính phản lư/Irrationale, v́ sự vật tự tại th́ siêu nghiệm mà siêu nghiệm không những chỉ ư nghĩa ngoài chủ thể, c̣n vượt qua thuần lư, nghĩa là ra ngoài phạm vi của khả tri, Hartmann mệnh danh nó là siêu khả niệm/Transintelligibel. Giữa hữu tự tại và phản lư có mối quan hệ v́ trong hữu tự tại có mặt phản lư, song độc lập v́ một đằng hữu tự tại là một h́nh thái của hiện thể, thuần túy thuộc về hữu thể luận, c̣n phản lư là một h́nh thái của nhận thức, thuần túy thuộc về tri thức. Phản lư là cơ sở tột cùng trong năng động của nhận thức, không chỉ có mặt tri hoạt/Noetik v́ giữa chủ thể và khách thể trong quá tŕnh nhận thức không thể giản lược, nhận thức bao hàm siêu nghiệm, mà c̣n về mặt hữu thể luận,, những hành vi cảm xúc siêu nghiệm cho phép nhận thức phản lư.
Lư luận những nan đề là một phần của những hiện tượng nhận thức, như tương phản giữa chủ thể và ư thức, mâu thuẫn giữa bản chất của nhận thức và bản chất của ư thức, gữa nhận thức và khách thể. Nan đề tri giác ở chỗ làm thế nào một chủ thể có thể nhận khách thể để hiểu biết nó, nếu khách thể được cho theo một cách nào đó, song trong quan hệ cấu thành nhận thức, khách thể thuộc về siêu nghiệm đối với chủ thể. Thành ra nan đề tổng quát kéo theo nan đề tri giác và dữ kiện. Hartmann phân tích những nan đề thuộc về nhận thức tiên nghiệm, về ư thức chân lư. Nan đề về hữu thế gắn liền với những nan đề tri năng. Quan hệ hữu thể luận cũng mang tính phản lư như quan hệ nhận thức, chỉ trong thực tại của quan hệ này mới nhận biết quan hệ trước. Nan đề là một vấn đề hữu thể luận. Con đường mới của hữu thể luận chỉ ra hướng ngh́ên cứu mới cho vấn đề nhận thức, trước hết giả định quan điểm hữu thế luận, nhận thức không chỉ là hiện tượng thuần túy ư thức mà là quan hệ giữa ư thức và đối tượng , như vậy nó vượt lên khỏi ư thức, như một hành vi siêu nghiệm.
Hartmann chỉ ra những luận điểm cơ bản của hữu thể luận mới là “những phạm trù của hữu” không là những nguyên lư tiên nghiệm, có nghĩa là những phạm trù hữu thể không trực tiếp từ nhận thức tiên nghiệm mà phải nhờ tới nhiều phương pháp khác.
Khởi đầu thế kỷ 21, như đă nói đến hội luận khai triển mười phạm trù dưới nhiều góc nh́n khác nhau, phải chăng là một toan tính thử thách qua nhiều phương pháp khác nhau khảo những phạm trù của hữu, như Hartmann dẫn khởi?
Vào đầu thập niên 80s của thế kỷ vừa qua, những khoa triết học hệ thống như điều khiển học, lư luận thông giao, cấu trúc luận, tâm lư học khởi sinh, tân sinh học và ứng xử học đă mang lại một ư thức triết học mới - ư thức t́m lại trong triết học Hartmann, như chính ông đă phác họa: Bất cứ ai t́m thấy trong thời đại của ḿnh một vị trí tri thức và đặt thành vấn đề, lớn lên trong đó và bắt đầu t́m ra chính ḿnh/Jeder findet in seiner Zeit eine Sachlage des Wissens und der Fragestellungen vor, in die er hineinwächst und aus der heraus er selbst zu suchen beginnt.
Jasper Blystone nhận xét: đọc Hartmann để thấy ông có chung thế giới quan với hầu hết những nhà khoa học lớn của thế kỷ 20, đật biệt là trong khoa sinh học, vật lư học, nhân loại học và nhân tính học. Chẳng hạn viễn quan về con người tương tự như luận thuyết của Gregory Bateson về tinh thần như một hệ thống điều khiển học, tri thức của con người là một sự đồng hóa đồng h́nh tiệm tiến của thực tại vào những hệ thống của biến hóa rút ra từ quá tŕnh tương tác giữa người và những thực tại của ngoại giới như luận thuyết của Jean Piaget và Konrad Lorenz; Ludwig von Bertalanffy cũng nhận xét là hữu thể luận phạm trù của Hartmann có những phát biểu triết học tiên khởi về thế giới quan của hệ thống, Hermann Wein đă phát hiện từ lâu hữu thể luận Hartmann mang cấu trúc theo nghĩa triết học quá tŕnh như Whitehead và những trường phái nhân loại học xă hội và văn hóa. Ngoài ra, Blystone c̣n t́m thấy những tương đồng với luận thuyết John Eccles hay Karl Popper trong tư trào sinh tri thức từ những thành tựu của các khoa học tự nhiên. Ông cũng chỉ trích những người phê phán Hartmann chỉ đưa ra những phủ bác thiển cận v́ không nh́n thấy viễn tượng thực tại toàn diện của triết gia và ư nghĩa nhân chủ trong hữu thể luận mới này, sự kết hợp triết học về những phạm trù cấu trúc của thế giới thực cũng như hàm ngụ hữu lư tưởng. Hartmann đă tạo những hoàn tất tiền phong trong tái cấu trúc và biến đổi siêu h́nh học cổ điển thành hữu thể luận phạm trù phù hợp với đường lối chúng ta nh́n thế giới và thực tại ngày nay, cũng như nghiên cứu phong phú để nhận thức được những sự kiện/Sachverhalt của lịch sử con người và môi sinh tự nhiên.
Con đường hữu thể luận mới mà Hartmann đề ra tri thức luận phải cần đến cơ sở hữu thể (tranh luận về chức năng intentio obliqua hay intentio recta? [Die Ontologie aber ist es, die ihrerseits die intentio obliqua aufhebt und zur intentio recta zurückkehrt], về bốn tầng phạm trù cơ bản: cấu trúc vô cơ của hữu, sinh giới hữu cơ, cấu trúc tâm linh, trí giới [Der Mensch…ist nicht nur Geist, sondern hat auch geistloses Seelenleben, ist auch Organismus, jar sogar ein dinglich-materielles Gebilde], có thể đi sâu vào nghiên cứu tinh thần [trong Das Problem des geistigen Seins dưới nhiều mặt như tinh thần cá nhân/personale Geist, tinh thần khách quan/objektive Geist, tinh thần khách thể hoá/objektivierte Geist], tự do, đời sống xă hội và lịch sử (quy luật tự do phát biểu mọi loại tất định cao so với loại thấp hơn qua h́nh thành mới, xây dựng trên loại thấp hơn này [jeder höhere Determinationstypus ist dem niederen gegenüber durchaus neue Formung, die sich über ihm erhebt] trong Ethik). Cho nên Hartmann đă đề xuất quan niệm về thế giới như một tuyên ngôn ngay từ Zur Grundlegung der Ontologie: Thế giới đối với tôi không là 'môi sinh giới/Umwelt' thuần túy, và chắc chắn không phải 'chỉ là của tôi/je meinige' mà là một thế giới thực, trong đó con người cũng như mọi vật trong tầm tay của con người được định vị. Như vậy thế giới rơ ràng là một dữ kiện thực tại chính xác.
Tư tưởng của Nicolai Hartmann có thể xét lại trong tranh luận với những lư luận thông giao, thông diễn, nhân loại học triết lư vào đầu thế kỷ này, sẽ nói đến sau.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân