Đặng Phùng Quân

triết học nào cho thế kỷ 21

16

 

Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9,   kỳ 10 , kỳ 11,   kỳ 12,   kỳ 13,   kỳ 14,   kỳ 15,   kỳ 16,  kỳ 17,  kỳ 18,  kỳ 19,  kỳ 20,   kỳ 21,  kỳ 22,  kỳ 23,  kỳ 24,   kỳ 25,  kỳ 26,   kỳ 27,   kỳ 28,   kỳ 29,  kỳ 30,  kỳ 31,  kỳ 32,  kỳ 33,  kỳ 34, kỳ 35,  kỳ 36, 

 

3/ thời quá độ (tiếp theo)

 

Triết học cổ đại Hy lạp cũng như các nền triết học khác vào cùng thời kỳ trục có những vận động biến đổi đa dạng và phong phú; ở Ấn chẳng hạn là sáu hệ thống/shad-darshana tương tranh với chủ nghĩa duy vật, Kỳ na giáo và Phật giáo như những hệ không chính thống, ở Trung hoa là bách gia, chư tử, ở Hy lạp là những nhà minh triết, đến những nhà triết học tự nhiên, những nhà triết học khoa học phản minh triết, những nhà quỷ/ngụy biện, những triết gia khắc kỷ, những khuyển sĩ, những nhà hoài nghi, những nhà khoái lạc.Kể từ Parménide (540-480), Héraclite (544-483) đến Platon (427-347), Aristote (384-323) khoảng cách thời gian không xa, song nếu Platon và Aristote vẫn c̣n những tác phẩm nguyên vẹn lưu truyền đến ngày nay, th́ ở những nhà tư tưởng tiền Socrate, cho đến những nhà triết học gây xáo trộn trong đời sống tranh biện, chỉ có những mảnh vụn truyền lại qua những nhà có thiên hướng bảo tồn, những tranh biện trên những đoản văn đó mở ra những xét lại lư giải thông truyền. Tuy nhiên, một tư tưởng chỉ có thể tồn tại nếu được khai mở để sống dậy. Ngày nay, những tư trào ngụy biện, khuyển sĩ được sinh động trở lại, trước những giao ngộ đương đầu với thời đại.

Thật sự, những từ 'quỷ/ngụy biện', 'khuyển sĩ/vô sỉ' đă trở nên thông tục trong ngôn ngữ hàng ngày, phản ảnh mặt tiêu cực của tư tưởng ứng dụng vào thường kiến. Hay  sự thống trị của những học thuyết 'chính thống', 'nhà trường' qua diễn tŕnh lịch sử dài dặc của nhân loại với sức tiêu ṃn của thời gian đă khuynh loát, hủy diệt mặt chân chính, tích cực của những tư trào bị mai một đó? Trong ḍng lịch sử triết học Trung quốc chẳng hạn, Mặc Dịch một khuôn mặt quan trọng ngang với Khổng tử theo Phùng Hữu Lan chỉ được Tư Mă Thiên ghi lại ở Sử kư trong hai mươi chữ, chứng tỏ 100 năm tr. CN thế giới tư tưởng đă bị Nho gia thống trị. Thuyết kiêm ái và kiệm ước v́ phúc lợi lẫn nhau, bài xích thuyết định mệnh phi nhân của phái Mặc gia đă khó tồn tại. Phải đợi tới cuối triều Thanh (1644-1912) triết học của Mặc mới được phục sinh tiềm tiệm.

Một học thuyết khác mà Mạnh tử kể là trong thời đại của ông, thiên hạ nếu không theo Mặc th́ theo Dương, để chỉ Dương Chu  với thuyết toàn sinh, vị ngă, quư kỷ cũng là một tư tưởng bị mai một v́ sự đánh giá phê phán của Nho gia. Những biện giả thời Chiến quốc là nhóm triết gia mà học giả thời Hán gọi là Danh gia, hay H́nh Danh gia, với những tên tuổi như Huệ Thi, Công Tôn Long thường bị coi là tách ĺa trắng, rắn như treo trên những cọc khác nhau hay Huệ Thi có nhiều phương sách, coi trời thấp ngang đất, mặt trời vừa trưa, vừa xế, muôn vật vừa sống vừa chết, lẽ đồng dị nhỏ, lẽ đồng dị lớn, muôn vật đồng nhau hết mà khác nhau hết, cho thế là cách nh́n rộng trong thế giới. Đem ra dạy các biện sĩ, họ cùng nhau lấy thế làm vui..Hoàn Đoàn, Công Tôn Long ở trong bọn biện sĩ này; sách vở của Huệ Thi và các biện sĩ đă bị thất tán, cho nên những điều nghịch lư chỉ là những kết luận sau cùng trong khi người ta không biết những bước lư luận của họ ra sao.

Những biện giả có một thời vàng son vào thế kỷ V tr.CN ở Hy lạp nay không c̣n thính chúng như ở thời đại của họ, nguyên cớ tại đâu? Có thể đọc từ thiên đối thoại Protagoras (có pha chút hài kịch) của Platon để thấy biện giả, như cái danh xưng của nó - σοφιστής - là người có tri thức khôn ngoan (312c), nếu trả đủ tiền thuyết phục được họ sẽ chia xẻ cái tri thức khôn ngoan đó cho (310d); hay từ Hegel, cái học của biện giả  đối lập với cái học của chúng ta, thay v́ suy niệm về hữu thể như những nhà tư tưởng phái Elée, hoặc về tự nhiên như những nhà tư tưởng phái Ionie, họ lại chọn làm những  giảng viên nhà nghề buôn bán tri thức, văn hoá, như  gái hồng lâu bán sắc nuôi thân vậy; hay như trong Từ vựng của Lalande có hai định nghĩa: Sophistique A. Toàn bộ những học thuyết hay đúng hơn là thái độ trí thức chung của những biện giả hy lạp chủ chốt (Protagoras, Gorgias, Prodicus, Hippias v.v..) và B. (nghĩa thông dụng) nói về một triết học lư luận bằng lời, không vững vàng/sung thực và không nghiêm chỉnh.

Ngày nay, những công tŕnh nghiên cứu từ Mario Untersteiner, I Sofisti 1949 E. Dupréel, Les sophistes 1949 W.K.C. Guthrie The Sophists 1971 đến G.B. Kerferd, The Sophistic Movement,1981 Jacqueline de Romilly, Les Grands Sophistes dans l'Athène de Périclès 1988 Barbara Cassin, L'Effet sophistique 1995 Lambros Couloubaritsis,  Deuxième Section: Philosophes et nouveaux sages-IV: Le retour des sages à l'époque de la démocratie (Protagoras, Gorgias, Prodicos, Hippias) (trong Histoire de la philosophie ancienne et médiévale,1998), tiểu luận Les sophistes, nos contemporains của R. Piétra (in trong Revue de Métaphysique et de la Morale, Số 3 tháng 7/8 1972)  đă rọi chiếu tư tưởng biện giả cổ đại dước góc nh́n mới của thời hiện đại.

Biện giả đối lập với triết gia là vấn đề quan hệ giữa phi triết học và triết học, song mặt khác lại là quan hệ giữa văn chương và triết học, đứng trên vị thế phân tích những nghịch lư của ngôn ngữ, nếu xét ư nghĩa không có tham chiếu và ngữ thái không có ư nghĩa. Từ những phủ bác nguỵ biện trong Bộ Luận của Aristote đến Luận về ư nghĩa và tham chiếu của Frege, những vấn đề biện giả nêu ra, không phải tu từ học song biện thuyết luận là đối tượng tranh căi của triết học hôm nay. Biện thuyết là một phương tiện của chính trị, trong đó b́nh đẳng ngôn từ/ίσηγορία là kiểu mẫu lư luận làm cơ sở cho dân chủ. Những biện giả là những người cổ xúy triết lư thực sự đưa vào thành Nhă điển/Athen. Couloubaritsis trong chương sách nói trên xác định những biện giả vào thời này gắn bó với dân chủ và gần với những hiền triết (như Solon, nhà tư tưởng đầu tiên trong bảy người hiền của Athen) hơn là những triết gia.

Biện giả là ǵ?  Guthrie đă cho người đọc một định nghĩa và khái lược những đặc tính về biện giả: từ Hy lạp σοφός/σοφιά thông thường dịch là 'khôn ngoan' 'trí tuệ' đă được dùng từ sớm để chỉ phẩm tính trí thức hay tinh thần của con người, chẳng hạn một người đóng tàu trong thơ Homer là người khéo léo về mọi  σοφιά, một người đóng xe, một người chăn thú, một nhà tiên tri, một điêu khắc gia là những σοφοί trong nghề nghiệp của họ, Apollo là σοφός về đàn thất huyền, Thersites là một người thấp hèn song  là σοφός về miệng lưỡi, ngay trong luật Hades kẻ nào có tay nghề trội hơn các bạn thợ sẽ có những đặc ưu cho đến khi kẻ khác cũng có nhiều σοφός  trong nghệ thuật của y. Quả thực từ ngữ sophos vẫn có ư nghĩa về mặt chuyên môn, thường th́ mở rộng để chỉ khả năng hiểu biết nói chung. Cũng trong chiều hướng đó, khi người Hy lạp tôn xưng thất hiền/Sophoi có nghĩa là tri năng của các vị này chủ yếu trong việc thực tiễn cai trị và sáng chói trong những huấn ngôn. (Xem ra như vậy, ư nghĩa đó cũng tương tự như ư nghĩa của đạo/tao đă được nói tới trong Trang tử  về tay nghề khéo léo của người mổ trâu, người bơi lội, như Aeschylus xác định người biết nhiều việc không hẳn là σοφός, mà chỉ khi nào kiến thức của y hữu dụng.) Cho nên, trước khi σοφιστής/sophistes  mang một nghĩa xấu, thoạt đầu sophos và sophistes đồng nghĩa. Sophistes c̣n có nghĩa là một người thày, một nhà thơ v́ có một năng khiếu hay một tri thức. Ở vào thời Socrate, từ ngữ sophistes vẫn được dùng để chỉ một nhà giáo dục chuyên nghiệp, một nhà hùng biện lấy học phí để dạy thanh niên. . Từ Xenophon, Platon, Isocrate và Aristote, những biện gia được mô tả như những người săn bắt thanh niên giàu có, những nhà quỷ biện. Thật ra trong xă hội Hy lạp lúc bấy giờ, nghề dạy để mưu sinh, cũng như nhà thơ được trả tiền cho những tác phẩm, nghệ nhân, thày thuốc cũng nhận  tiền công trong thực hành nghiệp vụ. Biện giả như mô tả trong thiên Protagoras dạy cho người ta cách chăm sóc công việc riêng của họ, ngơ hầu có thể quản lư chuyện nhà của họ, cũng như công việc của Nhà nước, để có thể trở thành quyền lực thực trong diễn ngôn cũng như trong hành động. Biện giả thực hành tu từ học hay nghệ thuật hành ngôn/logos, là người thày trong nghệ thuật tạo ra những diễn giả khéo léo. Khu biệt giữa biện giả và triết gia khởi từ đối lập triết học và phi triết học. Cho nên trong thời đại chủ nghĩa nhất nguyên cực đoan của Parménide và môn đệ có ảnh hưởng sâu rộng trong tư tưởng hy lạp, phê phán sự hiển nhiên của giác quan, phủ nhận thế giới khả giác là phi thực, Protagoras cũng như Gorgias viết tác phẩm về hữu, nhằm phê phán trực tiếp thuyết chủ trương thống nhất của Hữu. Với kiến thức trải rộng thành văn cũng như trong diễn ngôn, những biện giả đóng góp vai tṛ quan trọng trong thời đại hoàng kim của Hy lạp, mà nhiều học giả Đức ví như thời đại Khai sáng, Jaeger và Zeller từng viết: Người Đức khó có một Kant nếu không có thời đại Khai sáng, cũng như người Hy lạp khó có một Socrate và triết học Socrate nếu không có những biện giả (để chỉ Protagoras, Prodicos, Gorgias, Hippias, Antiphon, Critias, Euripide v.v..).

Biện giả hy lạp dạy một nghệ thuật, đó là tu từ học cùng với xu hướng hoài nghi, có nghĩa là tri thức chỉ biết tương đối với khách thể được tri giác, nghệ thuật tu từ mang tính thuyết phục/πειθώ như Protagoras chỉ ra: trên mọi vấn đề luôn luôn có hai lư chứng đối nghịch nhau; Gorgias quan niệm: thuyết phục đi với ngôn từ có thể uốn nắn tinh thần con người theo ư muốn. Nếu tin vào những điều Platon tŕnh bày trong những thiên TheaetetusEuthydemus biện giả cho là lư luận của những nhà khoa học tự nhiên, dầu họ nghĩ là nắm được cơ mật của vũ trụ thực ra chỉ là những tư kiến đặt định cái khó tin và bất kiến trong tri tưởng, những tranh biện trong đời sống thường như một bài diễn từ có thể thuyết phục đám đông chỉ là do miệng lưỡi khôn ngoan, không phải v́ chứa đựng chân lư, những tranh biện của nhà triết học chỉ chứng tỏ tư tưởng có thể chứng minh khả năng hoán chuyển giữa thường kiến và tin tưởng. Trong Bài tán tụng Helen, Gorgias chứng tỏ là một biện giả tu từ học đầy sức hùng biện với luận lư nghịch lư/paradoxologia, không phải đề ra một lư luận logos, lại đưa ra một bức tranh về điều ngôn ngữ không thể là, giải phóng cả tu từ học lẫn văn chương khỏi những ràng buộc của diễn ngôn biểu tượng. Trong Luận về Tự nhiên, Gorgias đă chỉ ra vận động của luận lư nghịch lư: y nói không có ǵ cả, ngay cả nếu có cái ǵ đó th́ không thể biết được; ngay cả nếu như cả hai hiện hữu và khả dĩ biết, cho nên nó không thể trưng ra cho mọi người.

Barbara Cassin (sinh năm 1947, chủ biên Vocabulaire européen des philosophies, 2004) với luận án L'effet sophistique 1995 xác định chọn (chủ nghĩa quỷ/ngụy)biện giải luận/la sophistique làm đối tượng nghiên cứu v́ tính đặc dị của biện giải luận quả thực, như một sự kiện lịch sử, đă là một hiệu quả cấu trúc: thực tiễn thật sự của những người đă được gọi tên và được người ta mệnh danh là quỷ/biện giả’ nhằm chỉ thị trong triết học một trong những h́nh thái  khả hữu của phi-triết lư...Sự kiện lịch sử, hiệu quả cấu trúc: mối hàn, cấu thành đối tượng biện giải luận, là một giả tượng của Platon, sản phẩm của những thiên đối thoại. Bản chất của giả tượng thật đơn giản là làm cho nhà ngụy/biện thành tha ngă/alter ego tiêu cực của nhà triết học: cái tha/khác xấu xí’ (La singularité de la sophistique est en effet d'être déjà, comme fait d'histoire, un effet de structure: la pratique réelle de ceux qui se sont appelés et qu'on a appelé sophistes’ sert à désigner en philosophie l'une des modalités possibles du non-philosopherFait d'histoire, effet de structure: le point de soudure, qui constitue l'objet sophistique, est un artefact platonicien, le produit des dialogues. L'essence de l'artefact est tout simplement de faire du sophiste l'alter ego négatif du philosophe : son mauvais autre.)

Hiệu quả cấu trúc/ngụy biện luận phải chăng giống như nói 'hiệu quả nhà kính' trong

khoa học tự nhiên? Có nghĩa là phản ứng của một tiếp độ dây chuyền? từ triết học/phi triết học.

Một vấn đề khác cần nêu ra, khi nghiên cứu về tư liệu biện giải luận là : những ǵ người ta biết được trong lịch sử triết học về những biện giả, phải chăng đến từ thông tin (trong sách vở) của Platon, Aristote và những người theo sau các ông này?

Trong sách dẫn trên, Cassin nhận xét qua toàn bộ đối thoại của Platon, h́nh ảnh truyền thống của biện giải luận là về mặt hữu thể luận, biện giả không trú trong hữu thể mà ẩn vào vô hữu và ngẫu nhiên, về mặt luận lư, không t́m chân lư hay nghiêm xác biện chứng mà chỉ t́m tư kiến, kết hợp bề ngoài, thuyết phục và chiến thắng trong luận chiến (δοξα có nghĩa tư kiến, c̣n có nghĩa là vinh quang), về mặt đạo đức, mô phạm và chính trị, không t́m minh trí và đức hạnh cho cá nhân cũng như cho đô thị mà nhằm quyền lực cá nhân và tiền bạc, về mặt văn chương chỉ có những từ hoa của một văn phong phù phiếm rỗng tuếch kiến thức ; nếu lấy hữu thể và chân lư làm mực thước đo lường th́ biện giải luận bị lên án là giả triết học, có nghĩa là triết học của những biểu diện và bề ngoài của triết học. Có thể nói, từ hiệu quả tóm lược cái tri giác triết lư-biện luận này, một đằng biện giải luận là giả tượng, hiệu quả của triết học, mặt khác biện giải luận , giả tưởng của triết học tạo ra một phản kích trên triết học và không ngừng tạo hiệu quả cho triết học.

Công tŕnh nghiên cứu biện giải luận của Cassin nhằm cảm thức/apercevoir tính cách giả tượng của biên giới giữa thuần lư và phi lư, có lẽ tái tổ chức vũ trụ triết học khởi từ một điểm nh́n toàn diện hơn, hiện đại hơn, hay chuyên tâm khác hơn. Một 'lịch sử biện giải luận của triết học' theo Cassin có thể tŕnh bày qua hai câu b́nh luận : một, mượn từ Deleuze quan niệm ư nghĩa của một đề nghị, một lư giải là lợi ích nó đưa ra, những khái niệm về quan trọng, tất yếu, lợi ích có tính xác định hơn khái niệm chân lư, không phải v́ chúng thay thế cho chân lư, mà chính v́ chúng đo lường chân lư của những ǵ người ta nói; một câu khác từ học thuyết về con người là thước đo mọi vật của Protagoras quan niệm người nào nghĩ dưới hiệu quả của một trạng thái ưu sầu trong tâm hồn y về những sự vật cũng khốn khổ, người ta khiến y nghĩ đến những sự vật khác, những tư tưởng mà nhiều người, do thiếu kinh nghiệm gọi là thực, song tôi coi những tư tưởng này tốt hơn những tư tưởng khác, nhưng không có ǵ thực hơn. Tóm lại, trong lịch sử biện giải luận của triết học, rơ ràng cái tốt hơn, tŕnh diễn là thước đo cái thực.

Trong phần thứ nhất luận về con đường từ hữu thể luận đến ngôn từ luận/De l'ontologie à la logologie, mà đặc ngữ 'logologie/ngôn từ luận' Cassin mượn từ Novalis (để gọi một số những 'tiểu đoạn/Fragmente'của ông vào năm 1798) để chỉ sự tương cận giữa ngôn từ của Heidegger và ngôn từ/logos của phái biện giả. Bà dẫn lư giải của Heidegger về biện giải luận trong Logik : Die Frage nach der Wahrheit/GA 21 ở cuối phần dẫn nhập nhằm lấy vấn tính của chủ nghĩa hoài nghi để đặt vấn đề khả hữu và hữu của chân lư nói chung/Möglichkeit und Sein von Wahrheit überhaupt. Song đoạn văn mà Heidegger dẫn ra để minh họa vị thế hoài nghi chính là mở đầu thiên Luận về vô hữu của Gorgias dĩ nhiên qua bản văn của Sextus Empiricus : 'một, không có ǵ hiện hữu, hai, nếu sự vật nào hiện hữu, con người không lư hội được, ba, nếu lư hội được th́ không thông giao được và người khác lĩnh hội được'. Khi phủ bác chủ nghĩa hoài nghi, Heidegger nhằm chỉ ra là vấn đề về hiện hữu của chân lư mà phái hoài nghi coi là tiên khởi và quan trọng bậc nhất thực sự phải giả định vấn đề triết lư về bản chất của chân lư, đă giải lư tuy không nói ra qua việc nghĩ bản chất của chân lư bằng thuật ngữ của trường phái hậu Aristote về giá trị của những phát biểu ; họ đă dựa trên nguyên lư bất mâu thuẫn như một tiêu chuẩn cho nên đă tự phủ bác chính ḿnh. Hơn nữa, Heidegger xác định 'với chủ nghĩa hoài nghi, cũng như với mọi chủ nghĩa tương đối tự phủ bác chính ḿnh, nghĩa là khẳng định là không có chân lư tuyệt đối có giá trị'. Thực sự, trái với điều người theo chủ nghĩa tương đối nghĩ, ít ra có một chân lư tuyệt đối. Tóm lại, mọi tranh biện của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa tương đối chỉ là một biểu thị về vấn đề cơ bản của luận lư học chưa đạt tới chiều hướng của vấn tính triết học.

Trong phần phê phán quan điểm của Heidegger, Cassin đưa những dẫn chứng trong sách dẫn trên Logik, GA 21GA 20 : Tổng luận về lịch sử  khái niệm thời gian/Prolegoma zur Geschichte des Zeitbegriffes để chỉ ra một số điểm cần tranh luận : trong khi phê phán chủ nghĩa hoài nghi, Heidegger dẫn đoạn văn của Gorgias trong Luận về vô hữu mà Sextus Empiricus  sáp nhập vào chủ nghĩa hoài nghi để minh họa tiêu chuẩn chân lư không hiện hữu, một người ở vào thời đại Parménide (thế kỷ V tr. CN), một người ở vào khoảng 200 CN (Sextus Empiricus kh. 200-250 CN) như vậy ông đă xác định sự đồng hóa của Sextus mà không cẩn trọng hay nghi hoặc, theo Cassin, do kế thừa ảnh hưởng của bác ngữ học Đức thế kỷ 19 hơn là dựa trên triết học;  tuy vậy ngay ở vào đầu chương sách này cũng như thúc bách do đoạn văn của Gorgias, ông đă khai triển một số những vấn nạn vượt khỏi lănh vực của vấn nạn hoài nghi về hiện hữu của chân lư, như : có phải chân lư rốt cuộc 'là/hiện hữu', nghĩa là có một cái ǵ 'cho' hiện thể như thể là/hiện hữu ; và như vậy có thể tiếp tục hỏi : rốt cuộc, hiện thể là/hiện hữu ?' - vấn đề hiện hữu của chân lư dẫn đến vấn đề hiện hữu của hiện thể nói chung, gần với vấn đề siêu h́nh cơ bản  về tại sao 'có cái ǵ đó hơn là không' [Warum ist überhaupt Seiendes und nicht vielmehr nichts ?] ; đó là loại vấn đề xét trên quan hệ giữa 'là/hiện hữu' và 'không là/không hiện hữu' và'hơn là' đă đề ra trong Luận về vô hữu . Heidegger đă không xét đến khả năng khác này trong Thơ Parménide, trong chiều hướng ở thiên Sophistes Platon và bất khả của những giả/pseudos nghĩa là vị thế biện giải luận đối với chân lư. Cassin cũng phê phán việc trộn lẫn biện giải luận với chủ nghĩa hoài nghi có hiệu quả là phủ bác chủ nghĩa hoài nghi cũng như học thuyết tương đối thường gán cho Protagoras là không có cơ sở, v́ một đằng chủ nghĩa hoài nghi định trước bản chất chân lư là phi mâu thuẫn, trong khi chủ nghĩa tương đối phủ nhận nguyên lư này. Lối phủ bác của Heidegger theo kiểu θρυλουμένον/ngôn ngữ thường tục (như Aristote đă dùng để ám chỉ Platon) nghĩa là gán cho đối thủ nguyên lư họ phủ nhận để tạo cho họ một giả luận lư. Aristote đă chỉ ra tương cận giữa Héraclite và Protagoras v́ tư tưởng = cảm giác = biến chất đi tới chỗ khẳng định cái ǵ xuất hiện trong cảm giác tất yếu là thực ; trong viễn cảnh này chính Protagoras đă cho Aristote khái niệm φαίνομαίνον/hiện tượng, giúp ông hợp nhất toàn bộ tư tưởng tiền Socrate ; cho nên đối với Aristote, Parménide  chỉ thuộc tiền Socrate v́ chính ông là một người theo Protagoras. Theo Cassin, một sử gia triết học nhậy cảm không thể quên nhấn mạnh đến làm sao phản tư Aristote về đặc tính hiện tượng luận của άλήθεια tiền Socrate, vọng lại đời sau qua Heidegger phải nghĩ đến  Héraclite và Parménide cùng một vận động trên cơ sở 'tương đối thuyết' của Protagoras. Cassin cũng dẫn lời một nhà hiện tượng luận khả tín khác là Jacques Taminiaux trong tiểu luận 'Heidegger et les Grecs à l'époque de l'ontologie fondamentale' : Sự phân biệt giữa công chính và phi công chính của Heidegger dựa trên việc lập lại tranh biện  Hy lạp giữa triết học và ngụy biện  nhằm củng cố lập luận của bà về biện giả có một vị trí xứng đáng về mặt triết học. Ở một giáo tŕnh khác GA 20  dẫn trên, khi Heidegger đưa ra phạm trù nói phiếm/das Gerede như mô thức đầu tiên của đồi trụy/Verfallen nơi hiện thể mà điển h́nh là những hội nghị, hội thảo để ám dụ phái biện giăi luận cổ đại về mặt cấu trúc cơ bản cũng chẳng có ǵ khác, dầu về nhiều mặt có vẻ sâu sắc hơn. Verdeckung/che dấu, Verstellen/ngụy trang, Verkerhung/suy đồi, Verfallen/trụy lạc mà tiếp đầu ngữ Ver-  nhằm ám chỉ biện giải luận là kế thừa của quan niệm pseudos/giả của Platon-Aristote , cuộc chiến triết học với chính nó. Mặt khác, khi nêu ra những phản bác của Heidegger với Gorgias và chủ nghĩa tương đối, Cassin chỉ muốn nhằm chứng minh vị thế khả hữu của biện giải luận : họ là những nhà tư tưởng tiền Socrate, cho nên Heidegger đă dịch lại câu bất hủ của Protagoras như sau:'về mọi sự, con người là thước đo mọi sự hiện diện, đến độ những sự vật này hiện diện như thể chúng hiện diện, nhưng cũng cả những sự vật mà con người từ chối hiện diện đến độ chúng chẳng thể hiện diện' ; bản chất của lư giải này nhằm chỉ ra đo lường không phải như một giải phóng chủ thể ngự trị trên đối tượng, nhưng như một hạn chế, điều tiết , kể cả một đo luờng đúng về giải-mật/non-occultation/ άλήθεια.

Cassin cũng dẫn một lư giải khác của Heidegger chỉ ra là lư giải về hiện thể và con người dẫn đến một biến đổi quyết định trong nội tại của lĩnh hội căn bản hy lạp về hiện thể : 'lư giải này, như thể cuộc đấu chống biện giải luận, và từ đó trong phụ thuộc vào biện giải luận  này, rơ ràng là quyết định đến nỗi nó đánh dấu chung cuộc của thế giới hy lạp, chung cuộc giúp cho sửa soạn một cách gián tiếp khả hữu của thời hiện đại'. Bà cũng ghi chú là cho in nghiêng một đoạn trong dẫn chứng nhằm để nhấn mạnh vai tṛ lịch sử của phái biện giả nối kết vị trí lịch sử của họ giữa Anaximandre-Héraclite-Parménide và Platon-Aristote. Cho nên bà nhận định nếu như Platon và Aristote 'đấu tranh' chống phái biện giả, không phải là đối nghịch song đơn thuần là 'hạn chế' giữa phái biện giả và những nhà tư tưởng lớn của thời khởi đầu. Cassin cũng đưa ra quan điểm của Rémi Brague (trong tiểu luận 'La phénoménologie comme voie d'accès au monde grec/Hiện tượng luận như một con đường tiếp cận thế giới hy lạp' trong Phénoménologie et métaphysique 1984) là hỏi hạn chế đầu tiên này không cấu thành mẫu h́nh của 'co xiết lại thường gặp dọc theo lịch sử siêu h́nh học' chăng ? Nếu như theo Heidegger trong GA 24 (Die Grundprobleme der Phänomenologie) 'lư giải hữu thể luận về hữu ở khởi đầu triết học trong thời Cổ đại hoàn tất qua định hướng về cái ǵ hiện diện trong tay/vorhanden ' là v́ những biện giả, như chính Nietzsche cũng giả định, không phải là kém hơn mà thực ra là nhiều bản sắc hy lạp hơn trong những nhà tư tưởng Hy lạp. Rémi Brague khi phân biệt 'nhân luận/anthropologie' với 'nhân h́nh/anthropomorphie' nhằm loại Protagoras : 'Như vậy, với Heidegger, truyền thống triết học và trước hết là nguồn gốc hy lạp là nhân luận, không phải theo nghĩa v́ là nhân h́nh mà tạo cho con người là thước đo mọi vật , song v́ nó đo lường hiện thể/Dasein dựa vào hiện diện trong tay/Vorhandenheit và như vậy sản sinh ra con người' theo Cassin có thể chủ trương ngược lại là theo lư giải của Heidegger về con người-đo lường như hạn chế của giải-mật mà có thể đinh tính một cách minh xác hơn lư luận phi-chủ thể của Protagoras. 

Cassin cũng phê phán lĩnh hội của Heidegger về biện luận đích thực của phái biện giả khi ông trở lại bàn về ư nghĩa của chủ nghĩa tương đối. Việc khinh thị hay không biết đến logos của biện giải luận có thể khiến người ta quên là trong thiên Théétète, Socrate đă bảo vệ luận điểm của Protagoras khi nói về logos của Protagoras nhằm ngăn cản việc đồng hóa chuyện phiếm với việc phủ bác nguyên lư phi mâu thuẫn : mọi tư kiến đều thực song không phải tất cả đều có giá trị ; trong những diễn ngôn, biện giả như một y sĩ với những phương thuốc có thể, không phải đi từ một tư kiến giả sang một tư kiến thực, nhưng 'từ một trạng thái kém tốt sang một trạng thái tốt hơn' sdt 166 d-167 d). [phạm trù 'chuyện phiếm/das Gerede mà Heidegger bàn trong GA 20 ở §29 cũng như trong Sein und Zeit  ở §35 theo Cassin nhằm thống nhất tri giác truyền thống và tri giác 'cải thiện'] Người ta có thể ngạc nhiên tại sao Heidegger không bao giờ xét lại những bản văn tiền Socrate về vấn đề logos tức là những bản văn của biện giả. Cassin kết luận : tưởng logos biện giả không thể bao nhiếp/subsumer trực tiếp trong άλήθεια là một lư giải sai lầm chính άλήθεια, một sai lầm viễn cảnh và một lỗi lầm nhăn thức/faute de goût.

Định lại vị thế của biện giả trong lịch sử triết học cổ đại là một vấn đề tranh luận hiện đại, từ những công tŕnh của E. Dupréel, M. Untersteiner sau Thế Chiến Hai đến nay, với J, de Romilly, B. Cassin, M. Nancy, G. Romeyer-Dherbey, A. Lévi, Stefano Maso, A. Tordesillas, A. Brancacci v.v...Stefano Maso (tác giả Sofisti : Protagora, Gorgia, Dissoi Logoi, Une reinterpretaziona dei testi 1995) đă từng đặt lại quan điểm lịch sử, khi sử dụng từ 'tiền biện giả' thay v́ 'tiền Socrate' khi luận về lịch sử triết học trong I Presofisti e l'orizzonta della filosofia/Tiền biện gỉa và chân trời triết học 1993. Lambros Couloubaritsis nhấn mạnh đến thiên ái đua tranh/άγον  và tranh biện/έρις của biện giả tạo ra nghệ thuật luận chiến/agonistique và tranh nghị/éristique. Luận chiến nhằm chỉ hoạt động có mục đích là chiến thắng, vinh quang nhờ đánh bại đối thủ, c̣n tranh nghị chỉ những tranh căi không theo một quy luật luận lư, mà chỉ nhằm chơi chữ và làm giả những nguyên tắc luận lư. Khác với quan niệm thông  tục, biện giả chỉ ra là cái chết không là một tham chiếu thực mà thuần tuư trở thành một tham chiếu tượng trưng, đó là tất cả quan hệ giữa người và thế giới đang biến đổi, và lúc đó ở một góc độ nào dó chỉ có con người là thước đo mọi vật.

Sự đối lập giữa triết gia và (ngụy)/biện giả kể từ sau Platon-Aristote đă trở thành một phạm trù quen thuộc, nhằm tranh biện và kết án đối thủ, như Piétra gọi, c̣n là một ám ảnh và một loại phạm tội. Phải chăng nhà triết học luôn mang theo một kẻ thù hùng mạnh nhất, mà âm hưởng rền vang và trầm trọng (như âm hưởng sâu xa của biện giả Prodicos, âm hưởng lôi cuốn của biện giả Protagoras) ? Phải chăng thời phục hưng của biện giải luận?

Ngày nay, những vấn đề đương đại lập lại những tương tranh của thời Cổ đại, chỉ ra dấu hiệu tính hiện thể của tư tưởng biện giả :

Những hội luận, hội thoại (séminaires, colloques) thay cho những đám đông hội tập chung quanh biện giả thời cổ đại; vẻ hùng biện mê hoặc quần chúng  (charisma theo M. Weber) của những nhà chính trị, tư tưởng không phải ở ngoài đường phố, nhưng trên những h́nh thức thông giao hiện đại.

Biện giả là người giải hoặc lừa phỉnh. Hai mươi bốn thế kỷ trước Feuerbach và Marx, Prodicos đă quan niệm niềm tin vào thần thánh của con người là phóng chiếu dục vọng và nhu cầu của ḿnh. Protagoras cũng như Khổng tử  nói với đệ tử là không thể nói ǵ về thần thánh, v́ vấn đề này tối tăm, vả lại đời người ngắn ngủi. Ở một điểm nh́n, biện giả giống như quan niệm hiện đại phân biệt văn hóa với tôn giáo. Con người có khả năng nhận thức quyền năng của ḿnh, trong một thế giới hệ thống quyền lực đă biến mất.

Biện giả cũng đi ngược với xu hướng thời đại, dửng dưng với hữu thể luận. Thiên luận về Vô hữu của Gorgias xác định : không có hữu; nếu kể cả có một hữu, nó cũng không thể nhận biết; hoặc giả nó hiện hữu và nhận biết được, nhận thức cũng không thể thông giao. Như vậy có đoạn tuyệt giữa Hữu và tư tưởng, cũng như không có điểm chung giữa chữ nghĩa và sự vật, như Gorgia xác định ngôn ngữ khu biệt với cái hiện hữu. Ngôn ngữ tự lập đối với Hữu.                                                         

Câu nói bất hủ của Protagoras : Con người là thước đo mọi vật cũng không như người ta nghĩ phản ảnh quan điểm nhân bản. Nó chỉ ra một quan niệm hiện thực, khi nhận thức vật/χρημάτων ở đây để chỉ những ǵ con người cần, gặp nghĩa là toàn bộ kinh nghiệm, đo lường/μέτρον từ căn ngữ μέδω có nghĩa là ngự trị, chỉ thị chiến thắng, quyền thống trị. Con người không phải là kẻ sáng tạo ra mọi vật, song sự vật chỉ có ư nghĩa dưới quyền lực con người ; tóm lại con người vừa là nhân chứng, phán quan và trạng sư biện hộ, con người đi thống trị và biến đổi thế giới.

Con người là chủ thể, song ở mỗi ư thức như Protagoras xác định trong thiên Théétète của Platon : mọi vật hiện ra với tôi th́ hiện hữu cho tôi, hiện ra với anh th́ hiện hữu cho anh ; như vậy không phải liên chủ thể mà chỉ có đa chủ thể. Cho nên mỗi con người có một chân lư, như nhà tư tưởng hiện đại Deleuze khẳng định : chân lư ở mọi mặt chỉ là công việc của sản xuất. Trong tư tưởng hiện đại, khởi từ Marx, Nietzsche, Freud, hoài nghi kiểu Descartes không phải là hoài nghi sự vật nữa mà là hoài nghi chính ư thức. Ư thức luôn luôn bị huyền hoặc, đắm trong ảo tượng. Trong tư tưởng hiện đại, ảo tượng nơi ư thức gắn liền với ảo tượng thế giới, chứng tỏ quyền năng của giả tượng. 

Trong Bài tán tụng Helen, Gorgias quan niệm diễn ngôn là người thày quyền lực chỉ ra tự trị của ngôn ngữ : 'diễn ngôn là một vị chúa tể vĩ đại hoàn tất những hành vi thần thánh nhất, v́ nó có quyền năng chấm dứt sợ hăi, dạt ra đau khổ, tạo niềm vui, tăng thương xót'. Biện giả thời cổ đại đi t́m những tiếng trung thực/όνομάτων όρθότης, vai tṛ của ngôn ngữ từ mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm như trong triết học hiện đại, thoát ra ngoài tiêu chuẩn của hữu thể luận và luận lư học.

Trong thiên Protagoras của Platon, trái với điều người ta nghĩ, biện giả danh tiếng Protagoras không bị đánh bại trong tranh biện với Socrate, mà thực ra đây là cuộc đối thoại, như bản văn viết, yêu cầu của thính chúng như những trung gian trong cuộc thỏa hiệp là hoà giải Protagoras và Socrate : Socrate phải nhượng bộ và buông lỏng những ràng buộc của diễn ngôn...và Protagoras phải kiềm chế và thả những dây buồm ra để thuyền trôi theo gió, bay xa khỏi tầm tay, trong biển khơi của những diễn ngôn (sdt 338 a). Ngôn ngữ phải chăng bao la như biển, mà trong những gịng kết Les mots et les choses/Từ ngữ và sự vật nhà tư tưởng hiện đại M. Foucault viết : con người có thể bị xóa bỏ giống như một khuôn mặt vẽ trên cát bên bờ đại dương/l'homme s'effacerait, comme à la limite de la mer un visage de sable.

Biện giả, chữ nghĩa, hư vô tuyệt đối, cuộc chơi của những diễn ngôn, những nghịch lư.   Trong gần 700 trang sách của L'effet sophistique, Barbara Cassin muốn đi t́m, khởi từ những bản văn biện giải luận, phải xét xem hành động suy lư nào, trong khi nói trước hết không nhằm về ư nghĩa. Bà đă nại tới một nhà tư tưởng lớn ở ngoài triết học, Gottlob Frege trong câu : người ta có thể bằng ḷng với ư nghĩa.

Những kinh nghiệm của tư tưởng, trong cuộc diện triết học hiện đại, tương tranh hay hỗn độn giữa triết học (hậu) phân tích/(hậu) hiện đại, (hậu) lục địa khá lạ lẫm, kinh ngạc như những nghịch lư không thể giải lư như :

Nghịch lư của Protagoras : khi dạy về luật, đă có giao kèo với những môn đệ là 'hăy trả cho tôi nếu và chỉ nếu như các anh thắng vụ kiện đầu tiên', Euathlos, một môn đệ của ông đưa ông ra ṭa để được học không phải trả tiền v́ 'nếu tôi thắng cuộc kiện này, khi đó tôi được dạy miễn phí, đó là điều tôi muốn t́m. Và nếu như tôi thua, tôi cũng sẽ được dạy miễn phí, v́ đây là vụ kiện đầu tiên của tôi', Protagoras trả lời quan ṭa ' nếu quư vị quyết định nghiêng về Euathlos, khi đó anh ta nợ tôi tiền dạy, v́ đó là vụ kiện đầu tiên của anh ta ; và nếu quư vị nghiêng về phía tôi, như vậy anh ta phải trả tiền tôi, v́ đó là điều quư vị đă quyết định'.

Nghịch lư của Eubulide : Ông nói : 'Tôi nói dối'. Nếu ông nói dối, ông không nói dối ; và nếu như ông không nói dối, ông nói dối.

Nếu đặt như một mệnh đề luận lư, có thể viết đơn giản như sau :

       (S) S là sai

Nếu câu (S) là đúng, như vậy câu đó/nó sai ; và nếu như nó sai, như vậy nó đúng.

Nghịch lư của Buridan :

       A nghĩ là 2 + 2 = 4

       B nghĩ những con chó là loài ḅ sát

       C nghĩ là một con số lẻ những ư nghĩ của A, B và C là đúng

       Điều mà C nghĩ lá đúng hay không đúng ?

Nghịch lư khác của Buridan :

(1)   Tôi không tin (1)

Nếu tôi tin (1), (1) là sai, và như vậy tôi không phải tin nó. Nếu tôi không tin (1), (1) là đúng và như vậy tôi phải tin nó.

Những nhà tư tưởng/toán học như Bertrand Russell, Gödel, Frege, v.v.. những nhà tư tưởng/thực chứng như Wittgenstein, Kripke, Hempel, Quine, v.v.. đưa ra nhiều nghịch lư. Họ là biện giả, hay triết gia?

Sege Valdinoci (sinh năm 1947, bảo vệ luận án Les fondements de la phénoménologie husserlienne dưới bảo trợ của Paul Ricœur) dẫn lời Husserl: 'Chúng ta cần biết bao điều cho phép chúng ta không đi vào mảnh đất quen thuộc già nua của thế giới, và trái lại nhờ vào giảm trừ siêu nghiệm để tới ngưỡng cửa vào vương quốc của những mẹ tri thức thức” mà chưa ai đặt chân tới …' trong tác phẩm Introduction dans l'europanalyse với tiểu đề 'biến đổi hiện tượng luận Husserl để xây dựng triết học' vào năm 1990, cùng với những tác phẩm tếp tục khai phá chủ trương “phân tích âu châu/europanalyse” (theo Valdinoci triệt để thay thế mọi phân tích triết học - như triết học phân tích ở thế kỷ XX, chỉ là những phân tích rút ra từ khoa phân tích âu này; cũng nhằm khu biệt thế kỷ XX kiện tính và lịch sử tức thuộc văn hóa hy lạp-triết với thế kỷ XX thực với cái thực của hy lạp và triết học) như L'europanalyse et les structures d'une autre vie 2001, Merleau-Ponty dans l'invisible 2003, Phénoménologie affective. Essai d'europanalyse appliquée 2008 . Hướng ư của Valdinoci là muốn biến đổi một nền văn hóa, một triết học phi hy lạp. Ông viết: phương pháp phân tích âu châu là một nền tảng phân tích bắt nguồn trong cơ sở/đáy/fundus âu châu. Serge Valdinoci là người cộng sự với nhóm François Laruelle dựng tạp chí La Décision philosophique, cơ quan ngôn luận phi-triết học. Bài tham luận của ông trong tác phẩm tập thể La non-philosophie des contemporains 1995 cùng với F. Laruelle, Philippe Petit v.v... tranh biện về Althusser, Badiou, Deleuze, Derrida, Fichte, Kojève, Husserl, Russell, Sartre, Wittgenstein có nhan đề 'La non-philosophie, l'europanalyse et Husserl’, xác định hạt nhân hạ tầng cơ sở qua mấy nhận xét về những khuôn mặt như Marx 'người đầu tiên đoạn tuyệt với nguyên lư triết học như thể siêu h́nh học', Freud 'hạ bệ nguyên lư ư thức triết học' và xem phi-triêt học là tư tưởng kiểu mẫu của mọi kiểu mẫu tư tưởng 'sản xuất ra cái thiếu xót nơi Marx và Freud, đó là một lư luận tư tưởng thượng tầng cơ sở , tức tư tưởng tri thức'.

Họ phải chăng là những biện giả hiện đại ?

Có một khí hậu chung trong tư tưởng hiện tại, như tôi đă nói đến trong chương 2 Cơ sở tư tưởng thời quá độ khi đặt vấn đề 'triết học chân thực là phi-triết học - như ghi chú của Merleau-Ponty có là một ẩn ngữ ? 

 

 (c̣n tiếp) 

Đặng Phùng Quân