Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
23
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
Những triển vọng mới của triết học (tiếp theo)
Để nhận diện hành trạng hiện tượng luận Husserl có biến đổi từ giai đoạn Nghiên cứu luận lư (mà tầm ảnh hưởng quan trọng đến những học tṛ của ông như Heidegger, Ingarden v.v…) sang giai đoạn Ư niệm về một hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tượng luận (cũng là mục tiêu phê phán của chính học tṛ ông, và những trường phái khác, như Adorno của phái Frankfurt), đặt ra nhiều vấn đề, như dẫn nơi trên, về quan niệm thế giới của đời sống, chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm, sử tính hay giảm trừ lịch sử v.v..
Chính v́ có những bước ngoặt tư tưởng đánh dấu vận động hiện tượng luận gây ra những tranh biện, hơn nữa trong quá tŕnh lịch sử triết học ở thời quá độ, phong trào hiện tượng luận vẫn tồn tại, nên chúng ta phải xem xét một số những vấn đề liên hệ tới Husserl và ảnh hưởng tới sinh hoạt sang thế kỷ mới này.
Như đă đề cập ở trên, thông giao Dilthey-Husserl chỉ ra tác động qua lại giữa hai triết gia không phải chỉ trong quan hệ cá nhân của họ mà ảnh hưởng rộng đến những biến chuyển tư tưởng về sau, như sự phát triển của triết học hiện tượng luận, thông diễn học triết lư vào hậu bán thế kỷ XX.
Trước hết, xét đến những quan niệm đặc biệt chỉ ra ở trên trong tương tranh với những trường phái khác nhau trong thời đại này, c̣n phải kể đến giao động của triết học hiện sinh/Existenz Philosophie (Jaspers, Heidegger) khi Husserl sử dụng những thuật ngữ vào những tác phẩm cuối đời của ông, Mặt khác, đề cập tác phẩm lớn vào giai đoạn này là Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, Eine Einleitung in die phänomenollische Philosophie/Khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm, Dẫn vào Triết học hiện tượng luận [Husserliana VI] viết trong khoảng 1934-1937 phải t́m sự liên tục với những tác phẩm khác như Erste Philosophie, Erster Teil: Kritische Ideengeschichte/ Đệ nhất triết học, tập một: Lịch sử [trên cơ sở] có phê phán những ư niệm và Zweiter Teil: Theorie der phänomenologischen Reduktion/tập hai: Lư luận về giảm trừ hiện tương luận trong học kỳ mùa đông 1923-1924, Cartesianische Meditationen/Suy niệm kiểu Descartes và Pariser Vorträge/những bài giảng ở Paris [Husserliana I] trong năm 1929.
Từ Ideen I tức Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie/Ư niệm về một hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tượng luận - thường gọi tắt là Ideen I [Erstes Buch: Allgemeine Einführung in die reine Phänomenologie/Quyển I: Dẫn nhập khái quát vào hiện tượng luận thuần túy] v́ c̣n những di cảo đă xuất bản thành quyển Ideen II [Zweites Buch: Phänomenologische Untersuchungen zur Konstitution/Quyển 2: Nghiên cứu hiện tượng luận về cấu thành] và Ideen III [Drittes Buch: Die Phänomenologie und die Fundamente der Wissenschaften/Quyển 3: Hiện tượng luận và những cơ sở của các khoa học] đánh dấu chuyển biến quan trọng trong hướng nghiên cứu của Husserl, so với thời kỳ đầu Husserl viết Philosophie der Arithmetik/Triết học về Số học [với tiểu đề: Psychologische und logische Untersuchungen/Nghiên cứu luận lư và tâm lư học]xuất bản năm 1891, ở lời nói đầu, ông khẳng định “những nghiên cứu tâm lư và luận lư học” này nhằm sửa soạn những cơ sở khoa học cho một công tŕnh tới; ảnh hưởng của Brentano về mặt tâm lư học và phê phán của Frege đưa ông chuyển hướng chuyên về mặt luận lư qua Logische Untersuchungen 1900-1901 như nói đến “bao hàm những kinh nghiệm sống luận lư học… biểu hiện bước đầu quan trọng để hoạch định giới hạn tính khả niệm phân tích lănh vực luận lư và những khái niệm cơ bản của nhận thức/durch die Einordnung der logischen Erlebnisse …ist ein erster wichtiger Schritt zur Abgrenzung der analytischen Verständlichung der logischen Sphäre und der fundamentalen Erkentnisbegriffe getan” (trong phần Dẫn nhập Sách dẫn trên, tập Hai, phần hai: Những yếu tố biện minh hiện tượng luận của nhận thức/Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis).
Suy niệm kiểu Descartes như đề tài của những bài thuyết giảng ở Paris của Husserl chỉ ra khởi điểm mới cho hiện tượng luận siêu nghiệm (mà ông nhiều lần xác định phân biệt với “tâm lư học gọi là 'hiện tượng luận' hay miêu tả” v́ biến đổi này mang tên “giảm trừ hiện tượng luận”) và Husserl khẳng định ngay từ đầu là nhà tư tưởng vĩ đại René Descartes qua công tŕnh những Suy niệm đă đem lại những sức xung động mới cho khoa luận này. Tác động của Meditationes de prima philosophia (Descartes) quả đă h́nh thành Erste Philosophie (Husserl): từ 'để trong ngoặc/Einklammerung' tức 'giảm trừ/έποχή hiện tượng luận' bắt nguồn từ để sang một bên những tư kiến hay hoài nghi có phương pháp của Descartes, đến bất khả nghi/indubitandum qua ego cogito, ego sum của Descartes dẫn khởi Ngă siêu nghiệm của Husserl nhờ vào giảm trừ hiện tượng luận siêu nghiệm, từ quan niệm mathesis universalis Descartes nhằm thực hiện cách tân khoa học trong triết học, Husserl cũng mang ư hướng đưa triết học vào hàng khoa học nghiêm xác/Philosophie als strenge Wissenschaft bởi 'triết học tự bản chất như thể khoa học của những khởi đầu thực, của những ngọn nguồn, của rizomata panton/Philosophie ist aber ihrem Wesen nach Wissenschaft von den wahren Anfängen, von den Ursprüngen, von den ριξώματα πάντών'. Đối chiếu Husserl-Descartes cấu thành cặp đôi/Paarung (theo lối gọi của Enzo Paci) trong tranh luận triết học được nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu hay/và hiện tượng luận, như Ludwig Landgrebe, Paul Ricoeur v.v.. chú ư về những mặt bản ngă luận/egologie hay hữu thể luận/ontologie. Chẳng hạn, Ricoeur nói đến solus ipse/chỉ riêng tự ngă của bản ngă luận không có hữu thể luận ở Suy niệm kiểu Descartes của Husserl để giải quyết nan đề về vấn đề chủ thể từ hai nguồn: cogito và Thượng đế, tiến đến một triết học liên chủ thể/intersubjectivité theo hướng khác với Descartes: Descartes nại tới Thượng đế để vượt quá ngă tưởng/cogito, c̣n Husserl nại tới ngă tha/alter ego để vượt qua ngă/ego [Xem: Etudes sur les 'Méditations cartésiennes' de Husserl in trong Revue philosophique de Louvain, 1954]. Landgrebe (1902-1991) chú ư đến phần hai của tác phẩm Erste Philosophie xuất bản thành hai tập [Husserliana, GW 7 & 8] do Rudolf Boehm biên tập bản văn những giảng khoa của Husserl trong học kỳ 1923-1924. Tưởng cũng cần lược qua nội dung hai tập gồm: phần một xét đến ư niệm triết học theo Platon đến những khởi sự thực hiện nó ở thời hiện đại với Descartes, đến những nguyên lư đầu của luận về bản ngă luận nơi Locke đề ra thường trực trong những nghiên cứu của ông, đến sự phát triển những h́nh thái hoài nghi sơ khai của hiện tượng luận nơi Berkeley và Hume và chủ nghĩa duy lư giáo điều. Lịch sử triết học dưới góc nh́n của Husserl có tính phê phán (cho nên mang tên là lịch sử ư niệm có phê phán/kritische Ideengeschichte) v́ tất nhiên qua lăng kính hiện tượng luận. Husserl đă khẳng định ngay từ bài học thứ nhất là nhiệm vụ lịch sử của chúng ta có chủ đích đưa hiện tượng luận lên cho xứng đáng là một triết học đệ nhất/philosophia prima. Khi luận về lịch sử triết học, vốn không phải là sở đắc của ông nên người ta không trông chờ những thông tin cần thiết của một nhà triết học sử, song điểm cơ bản là ông đối thoại với những triết gia của quá khứ, từ cổ đại đến nay ra sao? Những tranh luận về xu hướng thường nghiệm Anh, chủ yếu về mặt luận lư học, là lănh vực quen thuộc của ông ở thời kỳ đầu trong hành trạng tư tưởng Husserl; luận về triết học cổ Hy lạp với Platon và Aristote là quan điểm triết học chính yếu làm cơ sở cho tác phẩm Die Krisis đă nói ở trên. Điểm đặc sắc làm chủ điểm của thời kỳ sau của Husserl là tranh luận với chủ nghĩa Descartes, v́ ở những bản viết ở giai đoạn Triết lư Số học và Nghiên cứu luận lư học vấn đề Descartes không đặt ra. Có thể nói đây chính là khởi điểm mới từ chủ nghĩa Descartes của Husserl, nói như Landgrebe Abschied vom Cartesianismus (in trong Der Weg der Phänomenologie 1962 đă được R.O. Elveton dịch sang tiếng Anh và là một trong sáu tiểu luận của Ludwig Landgrebe mà Donn Welton chọn và biên tập thành The Phenomenology of Edmund Husserl, 1981). Phần hai của Erste Philosophie như tiểu đề xác định là tŕnh bày lư luận giảm trừ hiện tượng luận, một trong những cột trụ của ṭa phương pháp hiện tượng luận, hoặc của triết học hiện tượng luận siêu nghiệm. Theo Landgrebe, đó là con đường cửa một nhà mạo hiểm đầy kinh nghiệm trong tư tưởng mà những thành quả thường đặt ra vấn đề trong những phản tư đồng hành với những bài giảng và mục tiêu không ấn định từ khởi đầu cho nên thực sự dẫn đến một nơi khác với tiên liệu trước. Dĩ nhiên đây là chủ đích của Husserl muốn chỉ ra con đường tới hiện tượng luận, nhằm phải kể mọi bước tiến trong tư tưởng của ông kể từ khi cho ra mắt tác phẩm Ideen 1913 những bước tiến xác định lập thành hiện tượng luận dứt khoát một lần đối với thiết yếu về mặt lịch sử cũng như hệ thống. [Tưởng cũng cần phải lưu ư là thuật ngữ “hiện tượng luận” trước đó trong lịch sử triết học đă là chỉ dấu đặc sắc của hệ thống triết học Hegel, ở những nghiên cứu thời kỳ đầu của Husserl không rơ rệt, và cho đến tác phẩm nói trên, mới đánh dấu sự biến triết học, là một khoa hiện tượng luận mới, như Husserl khẳng định: Hiện tượng luận là một triết học mới/neue Philosophie.] Landgrebe đánh giá toan tính này của Husserl tạo ra kết quả nghịch lư v́ con đường và nền tảng này nói chung không thành công, như tác phẩm cuối đời Die Krisis có kết quả là dẫn đến một con đường hoàn toàn khác. Cho nên Landgrebe coi Erste Philosophie chỉ có ư nghĩa để hiểu sự phát triển tư tưởng Husserl về mặt lịch sử, nếu đem so với Phänomenologie des Geistes của Hegel trong sự phát triển hệ thống Hegel. Hegel cho xuất bản tác phẩm của ông ngay lúc sinh thời, trong khi Husserl mặc dầu bỏ ra sức lực soạn lại những bài giảng mà rốt cuộc vẫn bỏ dở, không thể hoàn tất. Landgrebe đưa ra một nhận xét quyết định: đó là lịch sử căn nguyên bản văn trưốc mắt chúng ta như lịch sử của một thất bại. Song theo ông, thất bại này không phải là rủi ro của Husserl; không phải là dấu hiệu của một sự sáng tạo hệ thống thất bại, mà là trường hợp chỉ ra không bản văn nào khác tiêu biểu hơn cho chủ nghĩa cấp tiến của Husserl liên quan đến khởi đầu mới “không đặt giả định” liên tục và đặt vấn đề về tất cả những ǵ đă hoàn tất được khẳng định thật hiển nhiên; có thể nói không có công tŕnh nào mà Husserl để tất cả “sức lực của tuyệt đối” (chữ của Hegel), Có thể nói đây là khởi đi của một hành tŕnh triết học mới, khỏi những truyền thống.
Khi xét đến đâu là triết học cho thế kỷ XXI, chúng ta trải nghiệm những vấn đề đặt ra trong khung cảnh mới này, những triển vọng nào khả hữu, làm thế nào chim Minerve cất cánh thăng hoa từ những tro tàn.
Triết gia khởi sự thế nào? Những vấn đề ǵ có thể rút ra từ Erste Philosophie ở đây? Tại sao phải luận về Lebenswelt/thế giới của đời sống, v́ triết học ở vào thời đại nguyên tử/hạt nhân có những triêu trưng chưa từng thấy trong quá tŕnh lịch sử nhân loại?
Đó
là chưa kể đến những vấn đề
phụ, chẳng hạn có thể nói ǵ về Descartes sau
Husserl, như người ta từng tranh luận về
Hegel sau Derrida v.v.. Riêng trong phong trào hiện tượng
luận, những triết gia như Heidegger, Ingarden, Landgrebe
đă phê phán ông thày, có giống những trường
hợp như Adler, Jung, Reich đối với Freud trong
phong trào phân tâm học? Tôi nghĩ đến một
nhận xét của E. Mounier khi viết về Péguy như
thể người trung gian của Bergson: Pégưy,
médiateur de Bergson (in trong Henri Bergson, Essais et témoignages
receuillis par Albert Béguin et Pierre Thévenaz - Les cahiers du Rhône, 1943)
sau đây: “Không có một đệ tử nào lại không
phản lại thầy một cách nào đó, cũng không có
một người đệ tử nào lại chẳng
mang cho chúng ta một vài tia sáng chân lư mới về ông
thầy/Il n'est pas un disciple qui n'ait de queque manière trahi son Maître,
il n'en est pas un qui ne nous apporte sur lui quelque clarté nouvelle.”
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html