Đặng Phùng Quân
triết học nào cho
thế kỷ 21
10
Tiếp theo từ các kỳ 1 , kỳ 2 , kỳ 3 , kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, , kỳ 9, kỳ 10 , kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36,
3/ thời quá độ
Trong hai phần trên, tôi lấy nửa sau thế kỷ là đường phân ranh triết học chuyển tiếp từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21. Tại sao vậy? Những bước ngoặt đă vạch ra đoạn tuyệt với tư tưởng thống trị nửa đầu thế kỷ 20: sự thống trị của hiện tượng luận, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hiện sinh, triết học phân tích. Những ḍng tư tưởng mới xuất hiện, từ hậu cấu trúc, hậu phân tích, hậu hiện đại, hậu lư luận phê b́nh, hậu siêu h́nh học đến những mô thức tư duy mới với tham vọng chuyển hóa triết học, những khuôn mặt triết học mới kế thừa hiện tượng luận, thông diễn luận, thực dụng luận, hủy tạo, thông giao phổ quát, kư hiệu siêu nghiệm. Dẫu sao, có thể nói, trong lịch sử triết học nhân loại đến nay, chưa thế kỷ nào tư tưởng sáng tạo phong phú cũng như triết gia sáng giá từ Đông sang Tây nhiều như thế kỷ XX.
Trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007 tôi đă nói đến triết học hậu /phân tích với tranh biện giữa Richard Rorty và Hilary Putnam tiếp nối truyền thống thực dụng, thuyết hủy tạo với Jacques Derrida tiếp nối hiện tượng luận, lư luận nhân sinh với Jacques Poulain tiếp nối nhân loại học thực dụng của Arnold Gehlen (chương 5), lư luận tác động thông giao với J. Habermas, thực dụng siêu nghiệm với K.-O. Apel, thông diễn luận triết lư với H.-G. Gadamer (chương 6).
Ở chương 5 tác phẩm dẫn trên, tôi muốn nói đến những tranh luận giữa các triết gia này tiêu biểu sự khủng hoảng quá độ về mặt cơ sở khi đặt định khả thể và thiết yếu của bản thể có tính năng động trong vấn đề chân lư, chứng nghiệm và thực tế với con người, từ triết học phân tích sang hậu/phân tích. Rorty cũng là người đă tranh luận những vấn đề khởi từ những triết gia “lục địa” như Heidegger, Gadamer, Derrida trong mưu t́m con đường mới cho cơ sở triết học khi đưa ra những lộ đồ mới, đối chiếu những điểm chung giữa Heidegger và chủ nghĩa thực dụng, lư luận hủy tạo của Derrida. Thật sự, Derrida là người đă phê phán triết học biện chứng từ quan điểm hiện tượng luận vốn là một khoa học về con người. Vào cuối thế kỷ, Jacques Poulain đă trở lại với khoa nhân loại học thực dụng của Arnold Gehlen trong ḍng chuyển hóa triết học, một ư hướng sinh động nói đến trong triết học Apel ở chương 6. Ông nhận xét trong ṿng hai mươi năm trở lại đây, người ta phát hiện chỉ có một quy luật năng động duy nhất là quy luật sản xuất thông giao của chân lư. Cuộc tranh biện vào đầu thế kỷ 21 này chung quanh vấn đề khả hữu của thông giao trên cơ sở lư trí và chân lư, liên hệ tới thực tại xă hội trong thời đại thông tin/điện toán. Giai đoạn này có thể đánh dấu bước ngoặt hậu siêu h́nh, như chữ gọi của Habermas. Trong Tư tưởng hậu siêu h́nh/Nachmetaphysisches Denken 1988, ông viết: Ngày nay tia lửa tái sinh siêu h́nh học lóe lên từ tro tàn của chủ nghĩa tiêu cực - có thể là một thuyết siêu h́nh khẳng định theo bươc Kant hoặc hiển nhiên trộn lộn sau biện chứng siêu nghiệm của Kant. Ông phê phán những tư trào khi mệnh danh từ siêu h́nh ông dùng để chỉ tư tưởng duy tâm kể từ Platon qua Plotin, phái tân Platon, Augustin, Aquinas, Descartes, Spinoza, Leibniz đến Kant, Fichte, Schelling, Hegel, mà ông ngờ là hoàn cảnh hiện đại chủ yếu cũng chẳng khác với hoàn cảnh thế hệ những đệ tử lớp đầu của Hegel. Những chủ nghĩa hoài nghi, duy vật cổ đại, duy danh thời trung cổ, hay duy nghiệm hiện đại tuy là những phản trào chống siêu h́nh song vẫn c̣n trong chân trời tư tưởng do siêu h́nh học định đặt. Những lư luận về tính chủ thể ngày nay trong chủ nghĩa duy tâm Đức là những h́nh thái tư tưởng siêu h́nh. Chủ thể tính là cơ sở mới của những học thuyết Ư niệm và tư duy đồng nhất, kế thừa của siêu h́nh học trong việc củng cố quan niệm đồng nhất có trước khu biệt, tinh thần có trước vật chất. Những phát triển lịch sử như điển h́nh mới của tính thuần lư, khởi đôïng giải hoặc siêu nghiệm hóa, chuyển nguyên mẫu từ triết học ư thức qua triết học ngôn ngữ, hỗ tương lư luận và thực tiễn, ngữ cảnh hành động thông giao, khái niệm về một quá tŕnh cấu tạo sinh giới là những biểu hiện chuyển vị từ tư tưởng siêu h́nh sang hậu siêu h́nh.
Habermas viết: vào thời gian này điều kiện cơ bản của triết lư đă thay đổi; từ đây không có con đường nào khác tư tưởng hậu siêu h́nh học. Ngay từ bài giảng Tri thức và lợi ích/Erkenntnis und Interesse vào năm 1965, ông đă khẳng định triết học ngôn ngữ thay thế triết học ư thức, v́ trong triết học ư thức, chủ thể nhận biết khách thể qua lư tính nhận thức công cụ, trong khi lư tính trong triết học ngôn ngữ có ư hướng thông giao. Một lư luận về tác động thông giao như Habermas chỉ ra không phải là một siêu lư luận mà là khởi sự của một lư luận xă hội quan tâm đế việc đánh giá tiêu chuẩn phê phán của nó, ngơ hầu đạt tới nhận thức như một công cuộc liên tục lư luận tri thức với những phương tiên khác, thực dụng phổ quát.
Ở bên kia biên giới Đức, Jean-Marc Ferry (sinh năm 1946-) đă khởi sự từ một vấn nạn của Habermas : một triết học hậu siêu h́nh không thể mang lại giải đáp cho vấn đề : tại sao là đạo đức/tatsächlich kann eine post-metaphysisch denkende Philosophie die Frage…, warum überhaupt moralisch zu sein? - nicht beantworten để khai phá những quyền năng của kinh nghiệm, xây dựng lại những điều kiện khả dĩ nhận biết con người cá thể và dân tộc trong sinh giới, thế giới chúng ta sống. Trong tác phẩm Les puissances de l'expérience 1991 Ferry đặt vấn đề theo Kant, song trên b́nh diện ngữ pháp: làm thế nào ba ngôi đại từ khả hữu? nhằm chỉ ra về mặt phổ quát, lư lịch của một cá thể hay một dân tộc trước tiên là một lư lịch/đồng nhất ngữ pháp, mà môi trường ngữ pháp là đất của mọi đồng nhất cá nhân khả dĩ định vị được trong một không gian đạo đức của cảm nhận/espace éthique de reconnaissance. Ferry đă tiếp thu lư luận của Habermas trong Habermas. L'éthique de la communication 1987 và dịch bộ Théorie de l'agir communicationnel/Theorie des Kommunikativen Handels của Habermas.
Trong Triết học thông giao/Philosophie de la communication, 1994 Jean-Marc Ferry tiếp tục khai phá nguyên mẫu mới, tức lư trí thông giao qua những tham chiếu kinh điển , từ Frege, Dewey, Dilthey, Peirce, Wittgenstein, Heidegger đến những Rorty, Putnam, Habermas, Wellmer, Apel là những nhân vật tiêu biểu trong tranh biện triết học hiện đại.
Karl-Otto Apel là đối tượng phê phán của Ferry trong sách dẫn trên ở chương 5 ‘Suy nghĩ cùng Apel để chống Apel’ (lấy lại chính tiêu đề của Apel 'Suy nghĩ cùng Habermas để chống Habermas' trong những tiểu luận phê phán Habermas) nhằm phản bác lại cơ sở tối hậu của triết học siêu nghiệm nơi Apel. Theo Ferry, Habermas gần với Hegel hơn chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm từ Kant đến Apel khi phân biệt siêu nghiệm với thường nghiệm. Chúng ta có thể rút ra những quy luật h́nh thức của thẩm quyền, tái dựng thẩm quyền trên những quy luật mà kh6ng cần rút ra từ những thành tích phản tư của những 'diễn dịch' hướng về một cơ sở tối hậu, hoặc là 'tôi tư duy' của tự giác thuần túy nơi Kant, hoặc là 'tiên thiên của cộng đồng thông giao' nơi Apel. Những nghịch lư của cơ sở tối hậu mà Ferry chỉ ra sẽ bàn tới sau.
Về phía Apel, những dị biệt chính giữa ông và Habermas, tuy đều đứng ở vị thế thực dụng trong đạo đức tranh biện/Diskursethik, như tôi đă nói đến trong chương 6 sách dẫn trên, có nguồn gốc sâu xa như Apel phê phán tư duy siêu nghiệm của Habermas bất khả thi khi không xét đến tính đa nguyên lịch sử, cũng như lư luận xă hội học mà Habermas tŕnh bày trong bộ lư luận tác động thông giao cần một tư duy siêu nghiệm nghiêm xác khi sử dụng ngôn ngữ trong tranh luận lư đối.
Về phần Habermas, khi phê phán những chủ nghĩa duy tâm, ông hàm ngụ nói tới một chủ nghĩa duy vật đa ngành, mà những nhà tư tưởng thuộc thế hệ thứ nhất của trường phái lư luận phê phán Frankfurt như Horkheimer đă quan niệm.
Chủ nghĩa duy vật có những biểu hiện trong triết học phức thể như Deleuze hay Badiou, không thừa nhận ưu thế của những hoạt động tri thức nơi chủ thể, vượt qua siêu nghiệm ngữ học vẫn giả định khởi từ chủ thể. Ra khỏi biểu tượng chỉ khả thi trong tái lập nội tại cho thế giới, và đơn tính cơ bản cho hữu thể, có nghĩa là những gia bội của hữu, khu biệt. Khu biệt, phức thể, nội tại là những đặc sắc thường nói đến trong tranh biện cuối thế kỷ.
Hữu có thể có nhiều hướng/nghĩa ở đầu quyển bốn Siêu h́nh học của Aristote mà Brentano vào nửa sau thế kỷ 19 đă khai triển bốn khu biệt như tùy thể, chân ư, những phạm trù, hiện thể và tiềm thể, nhất thể và phức thể.
Trong chương 7 Cơ sở tư tưởng thời quá độ tôi đă nói đến mở đầu thế kỷ 21, một hội luận triết học tổ chức vào tháng Hai năm 2000 với nhiều nhà triết học tên tuổi khai triển mười phạm trù như Aristote tŕnh bày trong thiên Phạm trù/Kategoriai của Bộ Luận/Organon. Mười tiếng nói, quan điểm, xu thế khác nhau tranh biện mười phạm trù cổ điển không những minh họa tính đa nguyên của hữu thể, c̣n chỉ ra một Aristote hiện đại, như người ta thường nói đến một Kant, một Hegel hiện đại.
Một lư luận về phạm trù, một tân hữu thể luận quan trọng của nửa đầu thế kỷ 20 chỉ ra một định hướng tư tưởng khác trong triết học Nicolai Hartmann. Để xây dựng một hữu thể luận mới, theo Hartmann phải có một lư luận phạm trù như ông tŕnh bày những nguyên tắc của lư luận phạm trù tổng quát trong tác phẩm Cấu trúc thế giới thực/Der Aufbau der realen Welt và lư luận phạm trù đặc biệt trong tác phẩm Triết học Tư nhiên/Philosophie der Natur. Những luận điểm cơ bản của con đường hữu thể luận mới xây dựng trên cơ sở : những phạm trù của hữu không là những nguyên lư tiên nghiệm. Những phạm trù này không rút ra từ định nghĩa về phổ quát hay sơ đồ h́nh thức của phán đoán, mà từ những điều kiện của thực tại. Hartmann nói đến cuộc cách mạng trong toàn bộ vấn đề hữu thể dẫn tới khái niệm mới về khả hữu của cái thực,những điều kiện thể hiện toàn bộ thực tại trong hoàn cảnh nhất định. Đó là quan hệ giữa thực tại của cái thực với khả hữu của cái thực. Theo Hartmann, đó là một khoa học toàn diện thực hiện những quan hệ nội tại của thực tại coi như cách thế của hữu.
Trong những công tŕnh khai triển triết học Hartmann ở nửa sau thế kỷ, có thể kể hội luận về tư tưởng của ông ở Gưttingen vào năm 1982 với những tham luận của Hans Michael Baumgartner (tác giả Die Unbedingtheit des Sittlichen. Eine Auseinandersetzung mit Nicolai Hartmann 1962) tŕnh bày mối quan hệ và tư trị của con người với tự trị của giá trị trong đạo đức học của Hartmann, của J.N. Mohanty (tác giả Nicolai Hartmann and A.N. Whitehead 1957) tŕnh bày quan hệ giữa Hartmann và hiện tượng luận v.v.. ; Stanislas Breton khảo về L'être spirituel. Recherches sur la philosophie de N. Hartmann 1962 dựa trên cơ sở hữu thể luận mới của Hartmann ; Hariolf Oberer trong ba nghiên cứu, về khái niệm 'tinh thần khách quan' trong triết học về linh hữu, về lư luận khách thể hoá và lư luận về tính chủ thể cụ thể của Hartmann trong tác phẩm Vom Problem des objektivierten Geistes.Ein Beitrag zur Theorie der konkreten Subjektivität im Ausgang von N. Hartmann 1965 ; Werner Bulk trong tác phẩm Das Problem des idealen An-sich-Seins bei Nicolai Hartmann 1971 chỉ ra ảnh hưởng nhất định của tân hữu thể luận trong triết học hiện đại, mà vấn đề hữu-tự nội lư tưởng là một nhân tố của hữu thể luận này. Một trong những tập hợp quan trọng kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Nicolau Hartmann là tác phẩm Nicolai Hartmann 1882-1982 do Alois Joh. Buch xuất bản với phần giới thiệu của Josef Stallmach đặt vấn đề ví Hartmann đă làm một cuộc cách mạng Copernic như Kant trong triết học thế kỷ XX và một thư mục viết về Hartmann từ 1964 đến 1982. Tác phẩm tập thể này quy tụ những tham luận của Theodor Ballauff, H.M. Baumgartner, Lewis White Beck, Otto Friedrich Bollnow, H.-G. Gadamer, Walter Gưlz, Heinrich Hahne, Ingeborg Heidemann, Ulrich Hoyer, M. Landmann, Allan Larsen, Bruno Liebrucks, Johannes B. Lotz (so sánh hai ngả hữu thể luận - N. Hartmann và M. Heidegger), Ricardo Maliandi, J. Nosbüsch, Ingetrud Pape, Erwin Schadel, Gerd Wolandt, Hermann Wein.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân