Chủ Đề:

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Lời Người Dịch:

 

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….

 

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”

 

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

 

1.Sun Dreyer
VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:
V̉NG XOÁY TRÔN ỐC SỰ VẤN ĐỀ VÀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM (1979)
One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War (1979)
.


2. Steven J. Hood,
BẮC KINH, HÀ NỘI, VÀ ĐÔNG DƯƠNG –
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI SỰ ĐỤNG ĐỘ
(Beijing, Hanoi, and Indochina – Steps to the Clash,
trong quyển Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War, 1992.


3. Zhang Xiaoming,
ĐẶNG TIỂU B̀NH VÀ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC
ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH
VỚI VIỆT NAM
(Deng Xiaoping and China’s Decision to Go to War with Vietnam),
Journal of Cold War Studies, Summer 2010, vol. 12, No. 3, 3-29.


4, Nicolas Khoo,
HỒI KẾT CUỘC CỦA
MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:
Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và
Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam, 1975-1979
trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination
of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

 

5. Herbert S. Yee,
CUỘC CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:
CÁC ĐỘNG LỰC, CÁC TÍNH TOÁN VÀ
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
trong quyển The Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives,
Calculations and Strategies, China Report (xuất bản
tại New Delhi, India), Bộ 16, số 1, 1980, các trang 15-32.

 

6. Edward C. ODow’d,
CHIẾN DỊCH NĂM 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

7.  Edward C. ODow’d,
TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN, THÁNG HAI – THÁNG BA 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

8. Harlan W. Jenks,
CUỘC CHIẾN TRANH “TRỪNG PHẠT”
CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNH VÀO VIỆT NAM:
MỘT SỰ LƯỢNG ĐỊNH VỀ QUÂN SỰ
(“China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military
Assessment”, Asian Survey 14, no. 8 (1979): 801-815.

 

9. Chen C. King,
CUỘC CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC
ĐÁNH VIỆT NAM:
MỘT PHÂN TÍCH QUÂN SỰ
(“China’s War Against Vietnam: A Military Analysis”),
Journal of East Asian Affairs, no. 1 (1983): 233-63.
 

 

10. John M. Peppers, ,
CHIẾN LƯỢC TRONG XUNG ĐỘT CẤP VÙNG:
MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
ĐIỂN H̀NH VỀ TRUNG QUỐC
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
LẦN THỨ BA NĂM 1979
(Strategy In Regional Conflict:
A Case Study of China In The Third Indochina Conflict of 1979),
U.S. Army War College, Carlisle Barracks, 2001.

 

11. Alexander Woodside
DÂN TỘC CHỦ NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.

   

12. Dennis Duncanson

CHIẾN TRANH VIỆT NAM
CỦA TRUNG QUỐC:
CÁC Đ̉I HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI
China’s Vietnam War:
new and old strategy imperatives,
The World Today, 35, số 6 (1979),
các trang 241-248.

 

13. James Mulvenon

CÁC GIỚI HẠN CỦA NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH:
CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Limits of Coercive Diplomacy:
The 1979 Sino-Vietnamese Border War,
Journal of Northeast Asian Studies; Fall 95,
Vol. 14 Issue 3, các trang 68-88.

 

14. Andrew Scobell

NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH NỬA VỜI:
CUỘC TẤN CÔNG NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC 
ĐÁNH VIỆT NAM
“Explaining China’s Use of Force”,
China’s Use of Military Force Beyond the Great Wall and the Long March
Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press, 2003
các trang 192-198.

 

15. Daniel Tretiak

CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC
VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ
“China’s Vietnam War and Its Consequences,” The China Quarterly 80 (1979), các trang 740-67.

   

16. Bruce Burton

CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI
 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH
 TRUNG QUỐC - VIỆT NAM NĂM 1979
“Contending explanations of the 1979 Sino – Vietnamese War”,
International Journal, Volume XXXIV, no. 4/Autumn 1979, các trang 699-722.

 

17. Ramesh Thakur

TỪ SỐNG CHUNG ĐẾN XUNG ĐỘT:
CÁC QUAN HỆ
HÀ NỘI – MẠC TƯ KHOA – BẮC KINH
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT
Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War,
The Australian Outlook, Volume 34, số 1, 1980, các trang 64-74.

 

18. Todd West

TỪ SỐNG SỰ NGĂN CẤM  KHÔNG THÀNH  CÔNG
CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Failed Deterrence, The 1979 Sino-Vietnamese Conflict,
Stanford University Journal of East Asian Affairs,  Vol. 6, No. 1, Winter 2006, các trang 73- 85.
 

 

19. Colonel G.D Bakshi

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Việt Nam năm 1979:
Trường Hợp Nghiên Cứu Điển H́nh
Trong Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế
VSM, The Sino-Vietnam War – 1979: Case Studies in Limited Wars,
Indian Defence Review, Volume 14 (2) July – September 2000

 

20. Bruce Elleman

Các Quan Hệ Sô Viết – Trung Quốc Và Cuộc Xung Đột
Trung Quốc – Việt Nam Tháng Hai 1979
Đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium,
“After the Cold War: Reassessing Vietnam”,
được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996
tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas

 

21. Henry J. Kenny

CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘc CHIẾN TRANH,
1979 VỚI TRUNG QUỐC “Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China,
Chinese Warfighting: The PLA Experience Since , đồng biên tập bởi
Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt, Chapter 10, các trang 217-241s

 

22. Xiaoming Zhang

CUỘC CHIẾN TRANH
NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM: MỘT SỰ
TÁI LƯỢNG ĐỊNH, “China’s War with Vietnam: A Reassessment”,
The China Quarterly, số 184, December 2005, các trang 851-874.

 

23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC
TẠI VIỆT NAM:
CÁC BÀI HỌC LĨNH HỘI ĐƯỢC
The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75, Carlisle, PA.:
Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, July 2003, các trang 353-378.

 

24. Douglas E. Pike,

CỘNG SẢN ĐẤU CỌNG SẢN
TẠI ĐÔNG NAM A”
 (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.
 

 

25. Henry Kissinger,

“SỜ MÔNG CON HỔ”
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỨ BA”
 Chương 13: “Touching the Tiger’s Buttocks”: The Third Vietnam War, các trang 340-375,
trong quyển On China, xuất bản bởi The Penguin Press, New York, 2011.

   

26. Jimmy Carter,

GHI NHỚ VỀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
NĂM 1979
cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư Keeping Faith, Memoirs Of A President,
A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,
các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 của:
Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.
Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.
Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of Random House, Inc., 1995, các trang 418-19.

 

 

Daniel Tretiak

University of Hong Kong

Member, National Committee of United States – China Relations

Chiến Tranh Việt Nam Của Trung Quốc

Và Các Hậu Quả Của Nó

 

Ngô Bắc dịch

 

Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt hồi Tháng Hai – Tháng Ba 1979 đánh dấu đỉnh điểm của nhiều tháng quan hệ căng thẳng giữa hai nước cộng sản láng giếng.  Bài viết này khảo sát chính sách ngoại giao của Trung Quốc như đă tiến triển từ trước, trong và sau cuộc xung đột.  Luận đề cơ bản của tôi là các mục đích nguyên thủy của Trung Quốc vừa có tính chất quân sự lẫn chính trị, liên quan đến sự xác định và tăng cường vai tṛ của Trung Quốc trong chính trị quốc tế cấp vùng (tức Đông Dương và Đông Nam Á), cũng như vai tṛ được nhận thức của Trung Quốc trong mối quan hệ toàn cầu giữa Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ.  Bởi v́ các mục đích quân sự của cuộc xung đột không đạt được hoàn toàn, các mục đích chính trị cũng không được thỏa măn, ảnh hưởng không chỉ mối quan hệ giữa nhiều phe cánh khác nhau trong giới lănh đạo Trung Quốc và quan điểm của họ về các kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Quốc, mà c̣n trên tầm quan trọng của các phí tổn hiện đại hóa quân đội như một phần của chương tŕnh “tứ hiện đại hóa” và ngay cả trên sự sắp xếp hàng ngũ của Trung Quốc đối diện với Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ.  Tôi sẽ tŕnh bày trước tiên màn giáo đầu của cuộc chiến tranh.

       Đă có hai thành quả ở tầm mức quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong năm 1978 đă củng cố uy tin quốc tế của Trung Quốc và nâng cao ảnh hưởng cấp miền và toàn cầu của nó.  Trong Tháng Tám, Nhật Bản và Trung Quốc đă kư kết Hiệp Ước Hữu Nghị và Ḥa B́nh sau các cuộc thương thảo kéo dài rất lâu.  Đặng Tiểu B́nh đă đi thăm viếng Nhật Bản vào cuối Tháng Mười để trao đổi các văn kiện phê chuẩn và củng cố hơn nữa các quan hệ Trung Hoa – Nhật Bản.  Sau đó, vào giữa Tháng Mười Hai, Trung Quốc và Hoa Kỳ đă chính thức chấm dứt sự xa cách lâu dài của chúng: vào ngày 15/16 Tháng Mười Hai, Hoa Kỳ đă loan báo sự thừa nhận Cộng Ḥa Nhân Dân [Trung Quốc], và sự thiết lập các ṭa đại sứ tại Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.  Như trong trường hợp Nhật Bản, họ Đặng đă đi thăm Hoa Kỳ không lâu sau đó, vào đầu năm 1979, để biểu trưng cho mối quan hệ đă thay đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

       Song mọi điều đă không êm xuôi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc: vấn đề day dứt của Đông Dương đang tồi tệ hơn.  Sự đối nghịch của Việt Nam đối với Trung Quốc được biểu lộ trong một số phương cách.  Tài sản Hoa kiều hải ngoại, đặc biệt tại vùng vốn là Nam Việt Nam, nhưng cũng cả ở miền bắc, bị tịch thu.  Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam bị ngược đăi và trục xuất tại một số tỉnh sang miền nam Trung Quốc.  Việt Nam đă tăng cường việc đứng vào hàng ngũ quốc tế với Liên Bang Sô Viết, trước tiên bằng việc gia nhập vào Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (Council of Mutual Economic Assistance: CMEA) trong Tháng Sáu 1978 và sau đó, trong Tháng Mười Một, bằng việc kư kết một Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác với Liên Bang Sô Viết trong đó Sô Viết thực sự hứa hẹn trợ giúp Việt Nam nếu bị tấn công. 1 (Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm một phần cho đường lối mới, thân Sô Viết của Việt Nam; trong mùa hè 1978 phía Trung Quốc đă cắt đứt mọi khoản ngoại viện cho Việt Nam, nói là bởi tiền dùng cho việc tài trợ các khoản viện trợ đă phải chuyển cho việc trợ giúp dân tỵ nạn.  Trung Quốc chính v́ thế đă dành cho Việt Nam không mấy sự chọn lựa ngoài việc hướng đến người Nga để có sự ủng hộ kinh tế.)

       Trong khi đó trong năm 1978, một loạt các vụ khiêu khích biên giới ngày càng nghiêm trọng xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.  Như trong bất kỳ t́nh trạng biên giới căng thẳng nào, thật khó khăn để xác định bên nào đă khai hỏa trước.  Trong suốt năm 1978, Cơ Quan Thống Tấn Tân Hoa Xă (New China News Agency: NCNA) tường thuật từ các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc Trung Quốc, đă tuyên bố rằng phía Việt Nam đă thực hiện các hành vi hiểm ác chống lại các nhân viên quân sự, các thường dân và các thị trấn Trung Quốc, trong khi phía Việt Nam tuyên bố rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) đă thực hiện cùng các loại hành vi như thế. 2 Nhưng có lẽ hành vi nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đă thực hiện để chống lại các quyền lợi của Trung Quốc là việc leo thang các nỗ lực của nó để lật đổ chính quyền Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn, chống lại Việt Nam, tại Kampuchea (Căm Bốt).  Vào ngày 7 Tháng Một 1979 binh sĩ Việt Nam và một số bộ đội Khmer đă chiến đấu hữu hiệu hơn trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Căm Bốt bằng việc chiếm giữ Phnom Penh.  Trong năm 1978 một nỗ lực đă được thực hiện để thương thảo một giải pháp: trong Tháng Tám và Tháng Chín, Thứ Trưởng Ngoại Giao Chung His-tung đă đi đến Hà Nội, nhưng các cuộc thương thảo đă không có kết quả.

       Bốn sự bực tức đầu tiên – sự tịch thu tài sản, sự trục xuất dân tỵ nạn, việc đứng vào hàng ngũ với Liên Bang Sô Viết, các vụ khiêu khích biên giới – đă khá nghiêm trong., nhưng có thể chưa đủ để khiến cho phía Trung Quốc phải giao chiến với Việt Nam trong một cuộc xung đột trực tiếp nhưng hạn chế.  Sự sụp đổ của Kampuchea, mặc dù không nhất thiết là không bất ngờ, khiến cho phía Trung Quốc nhận thức tham vọng của Việt Nam như đe dọa không chỉ đến các quyền lợi của Trung Quốc tại bán đảo Đông Dương, mà c̣n cho vị thế của nó tại các quốc gia thuộc khối ASEAN phi côộg sản ở Đông Nam Á.  Với sự sụp đổ của Phnom Penh, các nhà lănh đạo Trung Quốc bất đầu nói đến vệc ‘dạy cho Việt Nam một bài học”. 3

       Sự thừa nhận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc không thể chỉ bị nh́n dưới mặt song phương đơn thuần.  Trung Quốc đă nh́n sự thiết lập các liên hệ ngoại giao như một cơ hội để sắp hàng Hoa Kỳ với chính Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu, nhằm phá vỡ mối đe dọa lan tràn mà Trung Quốc đă nhận ra của Liên Bang Sô Viết như đặt ra cho an ninh riêng của Trung Quốc và toàn cầu.  Vào lúc trước khi có cuộc thăm viếng của ông ta tại Hoa Kỳ, họ Đặng đă chỉ cho thấy tầm quan trọng mà ông ta đă đặt trên Hoa Kỳ trong khuôn khổ chính trị quốc tế toàn cầu trong một cuộc phỏng vấn với các viên chức của tạp chí Time:

Hỏi:     Nh́n vào t́nh h́nh tam phương giữa nước ông và Liên Bang Sô Viết cùng Hoa Kỳ, điều phải được tái đoan chắc với ông rằng cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều có một mối quan hệ rất chặt chẽ với một nước thứ tư rất quan trọng, Nhật Bản.  Không có một nước tương đương cho Liên Bang Sô Viết ở phía họ trên bàn cân.

Trả lời: Câu hỏi là: sau khi thiết lập mối quan hệ này giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, chúng ta phải phát triển hơn nữa mối quan hệ trong một đường hướng sâu đậm.  Nếu chúng ta thực sự muốn đặt các sự kiềm chế trên con gấu bắc cực [chỉ Liên Bang Sô Viết, chú của người dịch] điều thực tiễn duy nhất cho chúng ta là phải thông nhất.  Nếu chúng ta chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ không thôi, nó sẽ không đủ.  Nếu chúng ta chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của Âu Châu, nó sẽ không đủ.  Chúng tôi là một nước nghèo, không đáng kể,  nhưng nếu chúng ta thống nhất, vâng, nó sẽ có trọng lượng.

Hỏi: Trở lại với Nhật Bản, nước đó không làm lệch sự cân bằng tam giác hay sao?

Trả lời: Điều không chỉ liên quan đến Trung Quốc mà c̣n có ư nghĩa to lớn cho an ninh thế giới, ổn định thế giới, rằng sẽ có các quan hệ thân hữu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Âu Châu, cùng Nhật Bản.4

Từ đó, mối quan ngại của họ Đặng về việc củng cố quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ đă được mang sang Hoa Kỳ vào cuối Tháng Một – đầu Tháng Hai.  Các nhận định công khai của ông về mối quan hệ Hoa Kỳ khiến ta nghĩ rằng ông ta đă mong muốn nó được làm vững mạnh hơn.  Ông đă kỳ vọng – và có thể cảm thấy ông đă nhận được – các sự bảo đảm từ Hoa Kỳ rằng mối quan hệ sẽ được củng cố, và rằng Hoa Kỳ sẽ không chỉ trích Trung Quốc một khi Trung Quốc tính toán việc dậy cho Việt Nam một bài học.

       Cuộc thăm viếng của họ Đặng tại Hoa Kỳ được nổi bật bởi các nhận định chống lại Sô Viết cũng như các lời tuyên bố ám chỉ đến khả tính của một cuộc tấn công vào Việt Nam để dạy cho nước này “một bài học” v́ các hành động của nước này đối với chính phủ Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn và v́ các vụ khiêu khích biên giới của nước này đối với Trung Quốc.  Trong suốt cuộc thăm viếng, các viên chức Mỹ đă không công khai tỏ vẻ bất đồng với vị khách của họ; các nhận định của ông ta vẫn là một phần của tài liệu lưu trữ, chính v́ thế lôi kéo sự chú ư và chỉ trích của Sô Viết.  5

       Một sự khảo sát các nhận định của họ Đặng tại Hoa Kỳ xác nhận luận điểm rằng ông ta đang dùng chuyến du hành của ḿnh không chỉ để cố gắng cải thiện các quan hệ song phương, mà c̣n để làm sáng tỏ quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề cấp vùng và toàn cầu quan yếu.  Vào ngày 29 Tháng Một, thí dụ, trong một bài diễn văn chào đón họ Đặng, Tổng Thống Carter đă mời Trung Quốc hăy gia nhập cùng với Hoa Kỳ trong một “hành tŕnh chung” tiến tới ḥa b́nh và ổn định trên thế giới.  Ngược lại, họ Đặng đă mô tả thế giới như “c̣n lâu mới yên tĩnh”, tuyên bố: “Các yếu tố gây ra chiến tranh đang tăng trưởng một cách thấy rơ.  Dân chúng của thế giới có công tác khẩn cấp để tăng cường gấp đôi các nỗ lực của họ nhằm duy tŕ ḥa b́nh, an ninh, và sự ổn định thế giới”. 6 Vào ngày 30 Tháng Một, họ Đặng “nói ông ta không thể loại bỏ khả tính của việc sử dụng các lực lượng vũ trang của Trung Quốc chống lại Việt Nam … hầu bảo toàn an ninh và biên giới Trung Quốc, ‘chúng tôi cần hành động một cách thích đáng, chúng tôi không thể cho phép Việt Nam chạy hoang khắp nơi.  V́ quyền lợi của ḥa b́nh và ổn định thế giới và v́ quyền lợi của chính đất nước chúng tôi, chúng tôi có thể bị buộc phải làm những ǵ chúng tôi không thích làm.’” 7

       Hoàn toàn không bất ngờ, cũng trong ngày 30 Tháng Một, họ Đặng đă tố cáo Việt Nam về “sự xâm lăng vũ trang ồ ạt” của nó tại Căm Bốt, với sự hậu thuẫn của Liên Bang Sô Viết.  “Trung Quốc sẽ không ngần ngại ngay cả việc gánh vác các sự hy sinh cần thiết nhằm bảo vệ công b́nh quốc tế và các quyền lợi dài hạn của ḥa b́nh và ổn định thế giới”. 8 Ngày kế tiếp, họ Đặng đưa ra lời cảnh cáo “các bài học” nổi tiếng của ông liên quan đến Việt Nam: bởi v́ cuộc xâm lăng vào Căm Bốt và các biến cố ở biên giới với Trung Quốc, Trung Quốc đă chuẩn bị để hành động chống lại Việt Nam.  “Nếu bạn không dạy cho họ một vài bài học cần thiết, họ sẽ không biết phải quấy là ǵ”.  Sau đó, ông đă nói thêm, Tôi có thể cho quư vị thấy rằng những ǵ người Trung Quốc nói ra th́ khả tín”.  Tuy nhiên, ông đă bổ túc một cách cẩn trọng, “Bất kỳ hành động nào thực hiện bởi Trung Quốc sẽ được cứu xét cẩn thận.  Chúng tôi sẽ không có bất kỳ hành động hấp tấp nào.  Về những biện pháp mà chúng tôi sẽ chuẩn thuận, chúng tôi vẫn c̣n đang xem xét vấn đề”. 9 Tại Houston, họ Đặng tái xác nhận sự ủng hộ dành cho Kampuchea, tuyên bố rằng Trung Quốc chắc chắn “sẽ ủng hộ Kampuchea” tới mức tôi đa có thể làm được, mặc dù các phương tiện của Trung Quốc có giới hạn”. 10

       Tân Hoa Xă (NCNA) đă tóm tắt các nỗ lực của họ Đặng đề giành đoạt sự ủng hộ của Mỹ cho các chính sách của ông ta như sau: “Các sự khác biệt của hệ thống xă hội và tín điều chính trị đă không thể kềm hăm t́nh hữu nghị [Trung Quốc – Hoa Kỳ] khỏi việc lớn mạnh.  Sự đe dọa của chủ nghĩa bá quyền từ bên ngoài chỉ có thể đưa đến việc gắn bó hai dân tộc chặt chẽ hơn với nhau.  Cuộc thăm viếng của Phó Thủ Tướng họ Đặng xác nhận sự thực này.  Các quan hệ thân hữu … giữa … Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ làm thay đổi mô thức của các quan hệ quốc tế thời hậu chiến và tăng cường sức mạnh lớn lao làm lợi cho ḥa b́nh và an ninh thế giới”. 11 Truyền thông được nói đă “xem trọng các lời tuyên bố vững chắc của phó thủ tướng [về Việt Nam] khi tin tức hàng đầu đă không che dấu sự thỏa măn của chúng”. 12

       Bản tóm tắt của Tân Hoa Xă khó có thể bị thách đố một cách dễ dàng.  Không lúc nào trong suốt cuộc thăm viếng, phía Mỹ lại đă tỏ vẻ bất đồng với tinh thần của các nhận định chống Việt Nam và chống Sô Viết của họ Đặng.  Theo một sự tường thuật, phía Mỹ cảm thấy rằng “Moscow  … có thể nhận thấy rằng phía Mỹ đă không ủng hộ một cách công khai [các nhận định đó] và có thể từ đó nh́n thấy rằng Hoa Thịnh Đốn th́ bằng ḷng việc [không] bất đồng một cách công khai với Trung Quốc”. 13 Hoa Thịnh Đốn đă không bất đồng một cách mạnh mẽ và công khai; từ đó, Moscow càng trở nên bực dọc hơn – và họ Đặng dường như cảm thấy rằng phía Mỹ đă đồng ư một cách kín đáo với các nhận định của ông.

       Ngoài ra, bản thông cáo chung dành cho báo chí được công bố tại Hoa Thịnh Đốn chứa đựng trong đó một sự đề cập đến sự kiện rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc “khẳng định là họ chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước hay một nhóm nước nào muốn thiết lập bá quyền hay sự thống trị trên nước khác …” 14

       Các sự quan ngại của Nga cũng như các sự nghi ngờ tại Hoa Kỳ về việc họ Đặng đă khai thác Hoa Kỳ đên đâu đă kéo dài sau khi chuyến du hành kết thúc.  Tổng Thống Carter được hỏi tại cuộc họp báo của ông hôm 12 Tháng Hai:

       “Khi Phó Thủ Tươ/ng Đặng [Tiểu B́nh] của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông đă đưa ra một số lời tuyên bố chống lại Sô Viết.  Đặc biệt, trong vài dịp, ông ta có nói rằng Sô Viết đang t́m cách thống trị thế giới.  Tôi thắc mắc là liệu ông [Tổng Thống] có đồng ư với lời phát biểu đó hay không, và nếu không, tôi thắc mắc về quan điểm của Tổng Thống đối với các ư định toàn cầu của Sô Viết?

       Tổng Thống Carter đă trả lời câu hỏi đó:

       “Tôi không bao giờ toan tinh việc thực hiện sự kiểm duyệt đối với một vị quốc trưởng hay viên chức quan trọng đến thăm xứ sở chúng ta.  Tôi đă không cố gắng để nói với họ Đặng những ǵ sẽ phát biểu khi ông ta có cuộc họp báo.  Tôi đă không cố gắng để nói với họ Đặng về những ǵ phát biểu khi ông ta gặp gỡ các Thành Viên của Quốc Hội.  Tôi đă không cố gắng để viết lời chúc tụng ở bàn tiệc cho ông ta.  Và tôi nghĩ thật là chính xác để nói rằng các lời tuyên bố của họ Đặng tại xứ sở chúng ta chắc chắn đáng chú ư hơn những sự phát biểu mà ông ta đă đưa ra trong chính nước của ḿnh hay những sự phát biểu mà ông đă đưa ra tại các nước khác.

       “Quan điểm và thái độ của phía Trung Quốc đối với Liên Bang Sô Viết th́ rất rơ ràng đối với tất cả chúng ta trong nhiều năm qua.  Chúng ta có một số lănh vực mà chúng ta bất đồng với sự lượng định về Liên Bang Sô Viết như được phát biểu bởi họ Đặng.  Mục đích của chúng ta, mục tiêu của chúng ta, tôi sẽ nói có lẽ trách nhiệm quan trọng nhất mà tôi gánh vác trên vai, với tư cách Tổng Thống, là bảo vệ ḥa b́nh trên thế giới, và đặc biệt có các mối quan hệ tốt, vững chắc với Liên Bang Sô Viết đặt trên ước muốn chung về ḥa b́nh, điều mà tôi tin chắc rằng họ cũng chia sẻ.  Chúng ta hiện đang làm việc hàng ngày để cố gắng t́m ra một thỏa ước SALT [hạn chế vũ khí chiến lược, chú của người dịch] với Liên Bang Sô Viết … Chúng ta sẽ khai phá mọi cách chúng ta có thể làm được, một phương thức để thực hiện các mục đích và tôn vinh các nguyên tắc của chính quốc gia chúng ta, để cạnh trạnh với chính phủ và nhân dân Liên Bang Sô Viết một cách ḥa b́nh khi cần thiết, song t́m kiếm cùng với họ sự thân hữu, hợp tác, và mậu dịch ở mức tôi đa khả hữu dưới các t́nh huống đó”. 15

       Khi đặt bên cạnh các nhận định của họ Đặng về mối đe dọa của Sô Viết và nhu cầu một “Đại Liên Hiệp” chống lại Liên Bang Sô Viết, các nhận định của [Tổng Thống] Carter sau cuộc thăm viếng của họ Đặng cho thấy sự bất đồng trong quan điểm giữa giới lănh đạo Mỹ và Trung Quốc về cách thức đối đầu với Liên Bang Sô Viết và, một cách mặc nhiên, cán cân chiến lược.  Cuộc thương thảo với Liên Bang Sô Viết th́ phù hợp vpới các quyền lợi của Mỹ; đối với họ Đặng, điều đó không thể chấp nhận được bởi Sô Viết là một mối đe dọa quá to lớn và không thể tin cậy được.  Sự khác biệt nền tảng này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở cực điểm của cơn thống khoái (euphoria) mà hai nước đă có về nhau đă báo trước sự yểu mệnh của cơn thống khoái: nó sẽ bị x́ hơi bởi sự tái lượng định nội bộ về nền kinh tế của Trung Quốc và bởi quyết định của Trung Quốc để phóng ra một “cuộc hoàn kích tự vệ” đánh Việt Nam.  Trong khi Hoa Kỳ có thể sống chung với nước kể trước [Trung Quốc], nó đă chọn để phát biểu một cách mạnh mẽ và phê phán nước kể sau [Việt Nam], ngay trước ngày 1 Tháng Ba, khi phía Trung Quốc và Mỹ biến cải các văn pḥng liên lạc của họ lần lượt tại Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh thành các ṭa đại sứ.

       Như sẽ được nêu ra dưới đây, họ Đặng đă ước lượng quá đáng mức độ của sự ủng hộ, chấp thuận và thông cảm ngấm ngầm của Hoa Kỳ đă biểu lộ dành cho các quan ngại cấp miền và toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt các lư do nằm bên dưới các hành động mà Trung Quốc đă dự tính tại Đông Dương.  Các hậu quả của sự ước lượng thấp đó, cộng với sự thông qua Đạo Luật Các Quan Hệ Với Đài Loan năm 1979 bởi Quốc Hội Mỹ, đă làm x́ hơi cơn thống khoái bao quanh các thái độ chính trị Hoa Kỳ - Trung Quốc tiếp theo sau cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam, giống như sự tái lượng định kinh tế Trung Quốc – làn sóng gợn đầu tiên được cảm thấy ngay khi cuộc chiến tranh giảm dần cường độ -- đă làm xẹp đi cơn thống khoái mậu dịch của Hoa Kỳ (và Nhật Bản) đối với Trung Quốc.  Họ Đặng – bất kể sự đón tiếp hào sảng dành cho ông tại Hoa Kỳ -- đă không thể đạt được sự hậu thuẫn của Mỹ cho chính sách chống Sô Viết của ông (bất kể các cáo giác không xác thực của Sô Viết nói rằng ông đă nhận được sự ủng hộ đó), đă không có thể đạt được sự ủng hộ ngấm ngầm từ Hoa Kỳ cho sự giảng dạy của Trung Quốc một bài học dành cho Việt Nam, và đă không làm giảm bớt nhiệt t́nh của quốc hội để thông qua pháp chế quy định một cách chính thức các bảo đảm của Mỹ đối với Đài Loan.

       Mặc dù bản Hiệp Ước mới với Nhật Bản đă đánh dấu một khúc ngoặt trong các quan hệ Trung – Nhật, sự kư kết của nó đă không đạt được nếu không có sự thỏa hiệp về phía Trung Quốc.  Đ̣i hỏi nguyên thủy của Trung Quốc về điều khoản chống lại chính sách bá quyền đă được làm nhẹ bớt và vấn đề Quần Đảo Senkaku (Điều Ngư: Tiaoyut’ai) – vốn suưt làm tan vỡ các cuộc đàm phán hồi Tháng Tư 1978 – được xếp lại.16  Chuyến du hành của họ Đặng sang Đông Kinh, cũng giống như chuyến du hành sau này sang Hoa Kỳ, đă không chỉ quan tâm đến việc cải thiện các quan hệ Trung – Nhật.  Mục đích của ông là lôi kéo Nhật Bản lại gần hơn với Trung Quốc trong các vấn đề cấp miền và toàn cầu, và đặc biệt nhằm khai thác sự thù nghịch của Nhật Bản đối với Liên Bang Sô Viết.  Nước kể sau [Liên Bang Sô Viết] đă không chịu hoàn trả “Bốn Đảo Phương Bắc” cho Nhật Bản và đă không kư kết một hiệp ước ḥa b́nh với cựu thù của nó.  Trái lại, Trung Quốc đă kư kết một hiệp ước và đă hứa hẹn sẽ hủy bỏ Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh và Trợ Giúp Hỗ Tương giữa Trung Quốc – Sô Viết năm 1950 với nội dung công khai chống lại Nhật Bản của nó.

       Cuộc viếng thăm của họ Đặng tại Nhật Bản đă phô bày không quá nhiều sự thất bại của một khía cạnh quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, nhưng thay vào đó, các sự phức tạp mà Trung Quốc phải đối diện trong việc cố gắng thi hành chính sách của nó.  Trước khi có cuộc du hành, truyền thông Trung Quốc và viên phó thủ tướng có nói rơ rằng Trung Quốc ủng hộ sự tăng cường Các Lực Lượng Tự Vệ của Nhật Bản và sự duy tŕ thỏa ước an ninh hỗ tương giữa Hoa Kỳ - Nhật Bản.  Nh́n từ chính sách ngoại giao của Trung Quốc, các lập trường như thế th́ phù hợp với các mục đích cấp miền và toàn cầu của Trung Quốc nhằm đánh vào sườn người Nga.  Nhưng bên trong Nhật Bản, các chính sách này đă không nhận được một sự đáp ứng tích cực nồng nhiệt. 17 Các thành viên của các đảng Xă Hội Nhật Bản, Cộng Sản Nhật Bản và Đảng Komei cùng Câu Lạc Bộ Tân Tự Do đă biểu lộ các quan điểm về các lập trường của Trung Quốc từ chỗ phê phán đến nghi ngờ; cánh hữu trong Đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ th́ ngờ vực sâu xa các ư định của họ Đặng: sau rốt ông ta là một người cộng sản và không thể tin tưởng được.   Từ đó, họ Đặng đă rời Nhật Bản với thiện chí – nhưng không có ǵ giống như mối quan hệ đồng minh mà người Nga nói rằng ông ta muốn có và mối quan hệ mà ít nhất một số người Nhật có thể đă sửa soạn để tiến tới.

       Theo sau chuyến du hành sang Nhật Bản, là sự thừa nhận của Mỹ dành cho Trung Quốc – một hành vi được chấp thuận bởi Đông Kinh.  Hoa Kỳ, âm thầm ủng hộ các sự chuyển động của chính pghủ Fukuda tiến đến việc kư kết một hiệp ước với Trung Quốc, bị nh́n bởi một số quan sát viên ở Đông Á là đang di chuyển đến một quan điểm gia nhập vào một mối quan hệ tam phương với Trung Quốc và Nhật Ban chống lại Liên Bang Sô Viết.  Nhưng không có công luận hay quan điểm chính thức nào của Nhật Bản hay Mỹ là sẵn sàng nhiều hơn một “liên hiệp nguyên sơ” với các t́nh huống thuận lợi nhất giữa ba nước vào lúc đó – một t́nh trạng không thay đổi ǵ cả.

       Họ Đặng có thể rời Nhật Bản hồi Tháng Mười kỳ vọng rằng, với thời gian trôi qua, phía Nhật Bản sẽ ngả gần hơn về phía Trung Quốc và ủng hộ một số mục đích chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, đặc biệt các mục đích cấp miền.  Từ đ̣, sau cuộc thăm viếng của ông tại Hoa Kỳ, ông đă quay trở lại Tokyo một lần nữa trong Tháng Hai 1979 để tóm lược với tân thủ tướng Nhật Bản, ông Ohira Masayoshi, về chuyến viếng thăm đó, thông báo cho ông Ohira rằng Trung Quốc đang cứu xét việc hành động đánh Việt Nam, và để toan tính giành được sự ủng hộ của Nhật Bản cho các hành động đó. 18 Tokyo đă từng mau chóng chỉ trích các hành động của Việt Nam hồi Tháng Một chống lại Kampuchea, đă tiếp tục thừa nhận chế độ Pol Pot và c̣n cắt giảm cả sự cam kết ngoại viện của nó cho Hà Nội; tuy nhiên, trong tinh thần của chính sách ngoại giao “trong mọi chiều hướng: omni-directional”, chính phủ Ohira đă không tán thành các kế hoạch của Trung Quốc nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.  Họ Đặng tái xác định các lời cảnh cáo của ông về Việt Nam trong một ngôn ngữ rất nặng nề -- lời lẽ mà các chủ nhà Nhật Bản đă cố gằng làm ôn ḥa hơn nhung không thành công, ngay cả trong khi họ đă biểu lộ sự thận trọng về các ư định trong tương lai của Trung Quốc tại Đông Dương.

       Trong cuộc gặp gỡ của ông ta với Thủ Tướng Ohira hôm 7 Tháng Hai, họ Đặng được tường thuật đă cho hay rằng “Việt Nam phải bị trừng phạt v́ hành động bành trướng chủ nghĩa của nó tại Căm Bốt …hành động vốn được xúi bẩy bởi Liên Bang Sô Viết”.  Ohira có nói “ông hy vọng Trung Quốc sau hết sẽ chia sẻ với quan điểm của Nhật Bản rằng [các cuộc xung đột tại Đông Dương] phải được giải quyết một cách ḥa b́nh”.  Trong một cuộc gặp gỡ riêng biệt, Ngoại Trưởng Nhật Bản Sonoda Sunao được tường thuật có nói với đối tác Trung Quốc của ông, Huang Hua (Hoàng Hoa), “rằng Trung Quốc không nên dùng vũ lực để giải quyết sự tranh chấp biên giới của nó với Việt Nam … Nhật Bản muốn nh́n thấy Trung Quốc hành động với sự thận trọng”. 19   Hơn nữa, trong các cuộc gặp gỡ riêng tư, họ Đặng đă tấn công “chủ nghĩa bá quyền” của Sô Viết khá mạnh mẽ, nhưng các nhận xét này đă “được giữ kín bởi các viên chức”. 20

       Trong khi phía Nhật Bản biểu lộ sự không an tâm về các ư kiến của họ Đặng nhiều hơn phía Mỹ, giống như người Mỹ, họ đă không quở trách ông ta một các công khai hay tự ḿnh tách xa một cách rơ rệt với các nhận định này.  Tuy nhiên, họ cảnh giác hơn về việc bị ràng buộc một cách quá chặt chẽ với “chủ trương chống bá quyền” công khai của họ Đặng, chính v́ thế, t́m cách né tránh việc làm trầm trọng hơn các quan hệ với Liên Bang Sô Viết.

       Tuy nhiên, họ Đặng đă quay về Trung Quốc tin tưởng rằng ngay dù nếu ông đă không có được sự ủng hộ mạnh mẽ cho các chính sách quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam, sẽ chỉ có ít sự chỉ trích được đưa ra từ phía Nhật Bản, và c̣n ít hơn nữa từ phía Mỹ, một khi cuộc xung đột bùng nổ.  Nhận thức này bị chứng tỏ hoàn toàn sai lầm.

       Từ đó, vào lúc họ Đặng trở về Bắc Kinh với sự đón tiếp một anh hùng hôm 8 Tháng hai, 21 bằng chứng trước đó khiến ta mạnh mẽ nghĩ rằng giới lănh đạo Trung Quốc, và đặc biệt họ Đặng, có thể đă cảm thấy rằng Hoa Kỳ sẽ im lặng về việc “dạy cho một bài học” được đề xướng bởi Trung Quốc, và rằng Nhật Bản có thể làm theo đúng như thế.  Sự kỳ vọng này đại diện cho một cảm giác bị phóng đại về tác động của sự thành công của cuộc thăm viếng của họ Đặng tại Hoa Kỳ và không đếm xỉa đến các sự ngờ vực được biểu lộ một cách công khai của Tổng Thống Carter về hành động đó, không lâu sau khi họ Đặng rời bước.  Tuy nhiên, phía Trung Quốc có thể đă cảm thấy rằng họ có thể giành đạt được sự ủng hộ cho các hành động của họ trong một số giới người Mỹ và Nhật chống lại Sô Viết và sự trung lập công khai của các chính phủ Nhật Bản và Mỹ.  Sự kỳ vọng này được chứng tỏ là ít có căn cứ.  T́nh trạng này th́ hoàn toàn không may mắn khi đối chiếu với bối cảnh của các quan hệ giữa Sô Viết và Trung Quốc.

       Tuy nhiên các quan hệ không dễ chịu giữa Moscow và Bắc Kinh có thể đă xuất hiện vào lúc đầu năm 1978, đến cuối năm chúng đă trở nên tồi tệ hơn một cách đáng kể.  Các quan hệ song phương, nhà nước với nhà nước c̣n rất xấu.  Tuy nhiên, mối quan hệ đă tệ hại hơn bởi một mặt có sự chỉ trúch gay gắt của Trung Quốc đối với các hoạt động toàn cầu của Sô Viết, và mặt khác, đặc biệt với sự phát triển trong mối quan hệ “gọng ḱm” giữa Liên Bang Sô Viết và Việt Nam.  Các lời b́nh luận của Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh rằng ”cái gọng ḱm” đă có một ác ư trong việc kết hợp Việt Nam và Liên Bang Sô Viết chống lại Trung Quốc.  Trong khi phía Sô Viết phải được gán cho các lời cáo buộc nặng nề về việc ve văn Việt Nam, một liên minh Moscow – Hà Nội không có tính chất tiền định: sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho Căm Bốt, sự thu hồi viện trợ của Trung Quốc khỏi Việt Nam, các sự di chuyển và khiêu khích của Trung Quốc tại biên giới Việt Nam, tất cả đă trợ lực vào việc khích động các khuynh hướng tại Hà Nội để xếp hàng với Liên Bang Sô Viết.

       Vào lúc sự chiếm đoạt Phnom Penh do Việt Nam hậu thuẫn xảy ra trong tuần lễ đầu tiên của năm 1979, Việt Nam có thể cảm thấy hoàn toàn vững tâm rằng hành động của nó sẽ gặp phải các sự chỉ trích bằng miệng nghiêm trọng của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc, lo ngại đẩy Hà Nội đến việc viện dẫn hiệp ước mới của nó với Moscow, sẽ không đánh liều để trả đũa trực tiếp vào Việt Nam.

       Khi cuộc xung đột Trung – Việt sắp xảy ra, Trung Quốc chỉ có ít sự bảo đảm – nếu có – rằng Liên Bang Sô Viết sẽ không phản công lại Trung Quốc một khi Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau.  Ngay trước và trong suốt cuộc xung đột, Trung Quốc đă không toan tính bằng ngôn từ để kích động Liên Bang Sô Viết tiến tới hành động, nhưng dường như đă không loại bỏ rằng hành động như thế lại không có thể xảy ra.  Từ đó, trong một loạt các cuộc phỏng vấn mà tôi đă thực hiện với một số viên chức trung cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Bắc Kinh giữa khoảng từ 18 Tháng Hai đến 6 Tháng Ba, hai chủ đề trở nên rơ ràng: (1) phía Trung Quốc tuyên bố rằng giới lănh đạo của họ đă cứu xét đến các hành động khả dĩ mà Sô Viết có thể thực hiện và, theo hàm ư, đă không lo sợ vấn đề đó; (2) họ đă ít khởi xướng – nếu có – việc đưa ra các nhận định tóe lửa về phía Nga.  Đặc biệt, họ đă không đề cập đến Sô Viết như “con gấu bắc cực” cũng như đă không chấp nhận (hay bác bỏ) sự định tính (characterization) của tôi về Sô Viết như một “con gấu bắc cực bằng giấy” qua việc không thực hiện hành động quân sự chống lại Trung Quốc trong suốt cuộc xung đột.  Tóm lại, nếu người Nga sắp đi đến việc tấn công Trung Quốc, Trung Quốc đă không mời gọi một cuộc tấn công như thế bằng việc châm chọc Sô Viết.  Ngoài ra, điều này có thể là một “dấu hiệu” cho phía Nga rằng hành động của Trung Quốc tại Việt Nam thực sự sẽ có một bản chất hạn chế.  Chính v́ thế, không cần Sô Viết làm ǵ nhiều hơn việc bày tỏ ở một mức độ thích đáng sự ủng hộ bằng miệng dành cho Hà Nội và tiếp tục cung cấp vũ khí cho Việt Nam. 22

 

Bản Thân Cuộc Xung Đột

       Giờ đây điều trở nên quan trọng là thiết lập, cho dù có tính chất thử nghiệm, thời điểm khi một quyết định được lấy nhằm động viên các binh sĩ Trung Quốc đối phó với Việt Nam.  Niên biểu sau đây xem ra có thể chấp nhận được:

Tháng Mười – Tháng Mười Một 1978:

       Một quyết định được lấy trên nguyên tắc để đông viên QĐGPNDTQ tại biên giới (sự phát biểu này có tính cách suy luận (inferential), nhưng các biến cố theo sau có khuynh hướng hậu thuẫn cho nó).

9-24 Tháng Mười Hai 1978:

       Phái Đoàn được hướng dẫn bởi Wei Kuo-ch’ing (Vi Quốc Thanh), kẻ đứng đầu Tổng Cục Chính Trị của QĐGPNDTQ, cùng với Cho Lin (vợ của Đặng Tiểu B́nh) làm phó trưởng phái đoàn, đến thăm viếng Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, bề ngoài để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Tây, nhưng gần như chắc chắn để nhấn mạnh đén sự quan ngại của Trung Quốc về biên giới và lời cam kết căn bản của nó sẽ hành động chống lại các sự vi phạm biên giới và sự ủng hộ các lực lượng chông Pol Pot tại Kampuchea của Việt Nam.

18-22 Tháng Mười Hai 1978:

       Phiên Họp Khoáng Đại Lần Thứ Ba của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).  Mặc dù phiên họp này đặt trọng tâm vào các vấn đề kinh tế, chúng ta có thể ước đoán rằng nó đă phê chuẩn một quyết định căn bản dẫn dắt Trung Quốc đến một cuộc chiến tranh hạn chế đánh Việt Nam nếu nỗ lực đang phát triển chống lại chế độ của Pol Pot thành công – và nó đă thành công.   

7 Tháng Một 1979:

       Phnom Penh thất thủ trước các lực llượng chống Pol Pot do Việt Nam hậu thuẫn.  Hành động này, cộng với các sự khiêu khích liên tục, khiến cho quyết định của Trung Quốc để giao chiến gần như chắc chắn không thể băi bỏ được.

Cuối Tháng Một – Đầu Tháng Hai 1979:

       Đặng Tiểu B́nh thăm viếng Hoa Kỳ và Nhật Bản để thăm ḍ “dư luận quốc tế”.

Ngày 17 Tháng hai 1979:

       “Cuộc hoàn kích” của Trung Quốc bắt đầu.

       Nếu niên biểu trên xác thực một cách cơ bản, nó khiến ta liên tưởng đến nhiều sự kiện về quyết định can thiệp của Trung Quốc.  Trước tiên, là quyết định đă không được lấy một cách nhẹ nhàng, nhưng được trù hoạch trong nhiều tháng trước khi cuộc giao chiến thực sự bắt đầu.  Việc tiếp vận chắc chắn đ̣i hỏi một nhịp bước như thế; nhưng một hành động cân nhắc, chậm răi có thể được đảo ngược th́ cần thiết với các sự phát triển quốc tế không thể tiên đoán được.  Tuy nhiên, phía Trung Quốc đă biết rằng chính quyền Pol Pot có nguy cơ sụp đổ và họ đă phải chuẩn bị cho sự sụp đổ gần như tất yếu của nó.  (Ngược lại, nếu chính quyền Pol Pot không bị thất trận hay sự sụp đổ của nó ít nhanh chóng hơn và không có sự tham gia công khai của Việt Nam như thế, phía Trung Quốc có thể lựa chọn việc không hành động – hay hành động trên một quy mô khiêm tốn hơn – để chống lại Việt Nam).  Sau cùng, hành động của Trung Quốc không có cách chi là hối hả.  (Điều này phải được nêu ra, bởi một số dư luận cảm thấy rằng giới lănh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Đặng Tiểu B́nh, đă hành động một cách quá vội vă.) Trong khi điều phải được giả định rằng cuộc động viên trong nước đă được trù hoạch và thi hành một cách cẩn trọng, giới lănh đạo Trung Quốc, được biểu trưng bởi Đặng Tiểu B́nh trong các cuộc du hành của ông ta hồi cuối Tháng M0ột – đầu Tháng Hai, cũng đă toan tính để trắc nghiệm môi trường quốc tế hầu xác định đâu là phản ứng mà Trung Quốc có thể ước định từ Hoa Kỳ và Nhật Bản.

       Ngoài ra, phía Trung Quốc bày tỏ một cách công khai rằng các hành động của họ chống lại Việt Nam sẽ được giới hạn về mặt phạm vi, khiến liên tưởng rằng có lẽ các bảo đảm đă được t́m kiếm và nhận được một cách ngấm ngầm từ Sô Viết rằng họ sẽ không can thiệp nếu Trung Quốc giữ đúng lời hứa của nó là giữ cuộc xung đột được hạn chế về mặt phạm vi và thời gian.  Bất kể các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết có tệ hại đến đâu, các luồng liên lạc ngoại giao chính thức vẫn c̣n hiện hữu; trong cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam, các sự thỏa thuận đă được đạt tới, trong một môi trường đối nghịch cao độ, về việc giới hạn cuộc xung đột trong khu vực Việt Nam chừng nào các binh sĩ Trung Quốc không tiến vào Việt Nam hàng loạt [en masse, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] và các phi vụ của Mỹ trên vùng nam Trung Quốc vẫn thực sự có tính chất ngẫu nhiên và được giới hạn.  Dưới các t́nh cảnh đối nghịch tương tự, Moscow và Bắc Kinh có thể đă đồng ư rằng Moscow sẽ không can thiệp nếu các sự đột nhập của Trung Quốc được giới hạn.

       Tổng kết, phía Trung Quốc đă lấy quyết định tấn công Việt Nam một cách từ từ và cẩn trọng trong nhiều tháng trước khi có cuộc tấn công; họ đă giữ các sự lựa chọn giải pháp của họ mở ngỏ ít nhất cho đến khi Phnom Penh bị thất thủ.  Một sự theo dơi sự tường thuật hàng ngày của Trung Quốc về các vụ đột nhập bị cáo giác của Việt Nam ngay trước khi cuộc xung đột bắt đầu cung cấp ít – nếu có – bằng chứng rằng phía Trung Quốc đang leo thang ngôn từ được nhận thức là sự đe dọa của họ (như trong trường hợp Triều Tiên) để ra dấu hiệu rằng họ sắp phóng ra một cuộc tấn công.  Đúng hơn, quyết định có căn bản đối nội đă được lấy, có thể trong mùa thu; nó đă được tiếp nối bởi cuộc thăm viếng của họ Vi [Quốc Thanh] tại Quảng Tây trong Tháng Mười Hai để biểu thị sự chú ư và cảnh giác cao độ của Trung Quốc đến các biến cố tại biên giới, bị xúc tác bởi sự thất thủ của Phnom Penh, được bảo đảm về mặt quốc tế với hiệu quả khả hữu bởi các cuộc du hành hải ngoại của họ Đặng.  Bất kể thành quả hay sự thành công của nó ra sao, đó là một quyết định cẩn trọng, chậm răi, và cân nhắc, mặc dù không có bất kỳ sự cảnh cáo hay ra dấu hiệu bằng lời nói trực tiếp nào.

       Như Bắc Kinh đă hứa hẹn, cuộc xung đột được giới hạn và QĐGPNDTQ đă không xâm nhập sâu vào Việt Nam.  Các bộ đội Trung Quốc được xem là thiện chiến như một lực lượng chiến đấu, lại đă không được nh́n thây có giao chiến quan trọng nào kể từ đầu thập niên 1950, với các vũ khí diện địa trong nhiều trường hợp th́ thua kém so với Việt Nam, và có các máy bay MIG-17 và MIG-19 đă lỗi thời và có thể không c̣n giá trị để chiến đấu nữa. 24

       Phía Việt Nam đă chiến đấu chống lại phía Trung Quốc với sự thành công không nhỏ: sau rốt, họ là lực lượng pḥng thủ và đă có thể ấn định một cách dễ dàng hơn nơi và thời điểm giao tranh hay không.  Họ là một lực lượng chiến đấu lăo luyện, với các vũ khí tối tân – và với một đồng minh hùng mạnh, Liên Bang Sô Viết.  Tuy thế, họ đă bị đẩy lùi khoảng 25 dậm Anh kể từ biên giới, và phía Trung Quốc (theo mọi nguồn tin của Sô Viết, Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản) đă thành công trong việc gây tổn hại nặng nề khu vực mà họ chiếm đóng.  Tuy nhiên, phía Việt Nam đă không sử dụng các binh sĩ tinh nhuệ nhất của họ; thay vào đó họ đă sử dụng các lực lượng hạng nh́, và giữ lại các binh sĩ thiện chiến nhất của ḿnh gần Hà Nội, dự pḥng trường hợp phía Trung Quốc quyết định mở rộng khu vực kiểm soát của họ.  Phía Trung Quốc đă không làm như thế; từ đó, với quyết định của Trung Quốc vào ngày 5 Tháng Ba về việc triệt thoái các binh sĩ của họ, cuộc xung đột chính thức đă chấm dứt.

       Các thái độ của Trung Quốc đối với cuộc xung đột được kiềm chế vào lúc đó.  Trung Quốc xem ra không muốn phóng đại điều được tuyên bố sẽ là một cuộc xung đột biên giới hạn chế.  Trung Quốc chính v́ thế đă không trao cho người Nga lư do để can thiệp và cho phép các binh sĩ của họ được rút lui một cách vinh dự.  Các bài xă luận về cuộc xung đột được ấn hành gần như hàng ngày, song không có các nhà lănh đạo quốc gia đưa ra các bài diễn văn ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến.  Hơn nữa, đă không có các cuộc biểu t́nh tại bất kỳ thành phố Trung Quốc nào để ủng hộ chiến tranh và bàu không khí tại Bắc Kinh rất yên tĩnh.  Khi tôi vạch điều này ra với một viên chức Trung Quốc, b́nh luận rằng gần như không hề có chiến tranh, ông ta đă đáp lại một cách khá cáu kỉnh rằng “ngay đứa con trai của tôi” cũng hay biết về cuộc xung đột, đă thảo luận về nó tại trường học và tỏ ra tức giận về sự cư xử của phía Việt Nam. 25 Nhưng bàu không khí đă thực yên tĩnh và các viên chức Trung Quốc được phỏng vấn trong suốt thời kỳ này đă không đưa ra bằng chứng nào về sự hoảng hốt.  Dĩ nhiên, cuộc xung đột quốc tế đôi khi được dùng để mang lại sự thống nhất trong nước chống lại một kẻ thù chung; mặc dù đă có các sự đề cập bất chợt đến nhu cầu thực hiện nỗ lực để phát huy các “chính sách tứ hiện đại hóa”, phía Trung Quốc đă không khai thác sự hiện diện của chiến tranh để động viên sự thống nhất quốc gia cho các chương tŕnh đối nội.

       Cuộc xung đột kéo dài hơn hai tuần lễ một chút.  Sau đó phía Trung Quốc có khuynh hướng gạt nó sang một bên: it nhà lănh đạo đến thăm viếng các khu vực biên giới để biểu lộ sự liên đới với các chiến sĩ (Wang Chen và Fang Yi lần lượt có đến thăm Nam Ninh và Côn Minh vào cuối Tháng Ba), 26 nhưng không phóng đại các sự thành công của Trung Quốc trong cuộc xung đột.

       Khá lâu sau khi cuộc xung đột chấm dứt, một nhóm các chiến sĩ anh hùng từ các khu vực biên giới đă được đưa lên Bắc Kinh để được đón tiếp bởi giới lănh đạo quốc gia.  Các lời tán thưởng được đưa ra về ḷng can đảm của họ, “quân xâm lược Việt Nam” bị kết án, nhưng không có sự chiến thắng áp đảo được tuyên xác. 27 Không có sự tường thuật rằng các nhà lănh đạo cao cấp nhất của xứ sở đă nói chuyện với các anh hùng khi họ được đón tiếp vào ngày 31 Tháng Năm. 28

       Mặc dù nhiều phần rằng một quyết định đồng thuận đă được lấy bởi giới lănh đạo Trung Quốc để đánh Việt Nam, điều vẫn c̣n khả tín để nghĩ rằng một số nhà lănh đạo sắc bén hơn các người khác.  Quyền lực thực sự của Đặng Tiểu B́nh trong chính trị Trung Quốc vào thời khoảng 1977-79 c̣n là điều cần lượng giá, nhưng với các nhận định công khai của viên phó thủ tướng về mối đe dọa của Việt Nam trước và đặc biệt trong chuyến du hành của ông ta tại Hoa Kỳ, chúng ta phải giả định rằng tối thiểu ông đă ủng hộ chính sách này nhưng có nhiều xác xuất hơn, đă là một trong các kẻ bênh vực hàng đầu cho chính sách.  Nếu đă có các kẻ chông đối chính sách này, các kẻ này có thể bao gồm các nhà lănh đạo Trung Quốc quan tâm nhiều hơn họ Đặng về các hậu quả làm thương tổn đến các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế của Trung Quốc.  Với tác phong của Việt Nam vào lúc cuối năm [1978], các chuyên viên kinh tế này có lẽ không ở vào một vị thế chống đối một cách mănh liệt chính sách chiến tranh.

       Nhưng, bởi v́ Trung Quốc không thực sự chiến thắng cuộc chiến và các tổn hại kinh tế khá cao, vị thế chính trị của các kẻ binh vực chiến tranh có lẽ bị suy yếu.  Nếu t́nh trạng kinh tế tổng quát – trong đó các kinh phí quân sự và sự thực hiện cuộc chiến tranh chỉ là một phần – đă không tồi tệ vào cuối năm 1978, họ Đặng và các người ủng hộ ông ta có thể né tránh mà không thực sự bị thương tổn ǵ cả; tuy nhiên, cuộc chiến tranh đă diễn ra một cách tồi tệ, nền kinh tế ở vào cảnh khó khăn, và các quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trở nên chua chát.  Từ đó, bởi sự liên kết của ông với chính sách chiến tranh và các chính sách phụ trợ và liên hệ không thành công khác, thí dụ, sự phát triển kinh tế mau lẹ và các kỳ vọng không thực tế về sự đáp ứng của Mỹ đối với các quan điểm chống Sô Viết một cách vững chắc của Trung Quốc), vị thế của họ Đặng hẳn phải bị suy yếu trong những tháng theo sau cuộc xung đột.  Xem ra không phải ngẫu nhiên rằng Ch’en Yun (Trần Vân), thường được xem như một trong các kiến trúc sư, nếu không phải là bóng dáng nổi bật [eminence grise, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] đàng sau hậu trường, của sự tái lượng định kinh tế, được tường thuật có biểu lộ sự chống đối chiến tranh của ông. 29

 

Các Mục Đích Của Trung Quốc

       Các mục tiêu của Trung Quốc có tính cách cấp miền và toàn cầu.  Muốn có bất kỳ cơ may nào để thành đạt chúng, cuộc xung đột quân sự phải thành công, nếu không Bắc Kinh sẽ không thu được phần đền bù về chính trị của nó.  Nhưng các mục đích nguyên thủy đă không đạt được.

       Bản thân Việt Nam không học được bài học nào; nó đă không chỉ tiếp tục mà c̣n tăng cường các chính sách mà “bài học” của Trung Quốc được phác họa muốn đ́nh chỉ hay làm chậm lại.  Việt Nam chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng nó có đủ nhân và vật lực để dành cho Trung Quốc một đ̣n trả đũa mạnh mẽ trên chiến trường.  Trong khi các tổn thất của Việt Nam có thể cao, Trung Quốc đă phải gánh chịu số tổn thất 20,000 người (bị chết và bị thương). 30 Như các viên chức Trung Quốc được phỏng vấn tại Bắc Kinh trong suốt cuộc chiến thường nêu ra, phía Việt Nam đă sử dụng các vũ khí của Nga, Trung Quốc và Mỹ chống lại một QĐGPNDTQ không có nguồn cung cấp ngoại lai nào cho các khí giới của nó.

       Ngoài ra, biên giới vẫn không lắng dịu; bất kể các cuộc thương thảo tại Hà Nội và Bắc Kinh trong suốt mùa hè 1979, các sự căng thẳng vẫn c̣n cao với mỗi bên tuyên xác rằng các vụ khiêu khích tiếp tục gần như chiến tranh đă không xảy ra.

       Hơn nữa, phía Việt Nam đă gia tăng sự trục xuất các Hoa kiều hải ngoại – tạo ra một công phẫn trong vùng và trên toàn cầu chống lại Hà Nội.  Trung Quốc đă không thể chặn đứng hành động như thế -- mặc dù nó đă khai thác sự đối xử của Việt Nam đối với các Hoa kiều hải ngoại để giành được cảm t́nh toàn thế giới cho người tỵ nạn và sự kết án Việt Nam v́ các chính sách kỳ thị của họ.

       Sau cùng, Việt Nam đă không bị gián chỉ khỏi việc duy tŕ ảnh hưởng của nó trên Căm Bốt, gia tăng sự kiểm soát của nó trên Lào và đe dọa an ninh của Thái Lan.  Mặc dù Việt Nam đă không thành lập một Liên Bang Đông Dương chính thức, một liên bang như thế đă hiện hữu trong thực tế.

       Tuy nhiên, khi mùa hè1979 trôi qua, một kết quả ngày trở nên tích cực cho Trung Quốc: bằng việc duy tŕ một lực lượng bộ đội đông đảo tại biên giới (ước lượng khoảng 100,000 quân), đe dọa phóng ra một cuộc tấn công thứ nh́ vào Việt Nam, và ủng hộ các du kích quân Pol Pot yếu ớt song vẫn gây rắc rối, Trung Quốc đă tạo ra các khó khăn quân sự và kinh tế nghiêm trọng cho Việt Nam.  Hà Nội đă phải chi tiêu tiền của để giúp nuôi ăn và trang bị cho chính phủ bù nh́n của nó tại Phnom Penh; hơn nữa, nó phải duy tŕ một lực lượng bộ đội đáng kể tại biên giới Trung Quốc để đối phó với một cuộc tấn công khả dĩ của Trung Quốc.  Hậu quả, các tài nguyên khan hiếm của Hà Nội bị cạn kiệt: các t́nh trạng kinh tế tồi tệ khắp nước, dẫn dắt một số nhà quan sát đến việc nghĩ rằng nếu Trung Quốc đă không dạy được cho Việt Nam một bài học quân sự trong Tháng Hai – Tháng Ba, nó có thể “làm cho Việt Nam chảy hết máu’ bằng các phương cách phi quân sự tiếp theo sau cuộc xung đột.  Việt Nam và Liên Bang Sô Viết có thể nói về mối quan hệ chặt chẽ của họ, nhưng sự trợ giúp kinh tế của Sô Viết bị giới hạn – một phần bởi số thu hoạch ngũ cốc của Sô Viết trong năm 1979 th́ thấp kém.  Việt Nam có thể lập liên minh với Liên Bang Sô Viết và khối CMEA, nhưng dân chúng của nó không thể ăn vũ khí.

       Đông Nam Á không hài ḷng với động thái của Việt Nam tại Đông Dương, nhưng nó cũng không thoải mái với các hành động của Trung Quốc: trong một số phương cách, Trung Quốc xem ra đang dọa nạt Việt Nam, nhưng chung cuộc Trung Quốc đă không kiềm thúc được lân bang của nó.  Chính v́ thế, Trung Quốc đă không thể giữ Việt Nam dưới sự kiểm soát và thay vào đó Việt Nam trở nên một mối đe dọa đối với an ninh của khối ASEAN lớn hơn trước đây.

       Hai tác nhân – Hoa Kỳ và Nhật Bản – những nước mà Trung Quốc thực sự muốn có sự ủng hộ chống lại Việt Nam và là các nước mà Trung Quốc mong muốn phô bày phương cách đối phó với một nước chư hầu do Sô Viết hậu thuẫn ra sao, ngay dù với rủi ro của chiến tranh, đă không bị lay chuyển bởi các nỗ lực của Trung Quốc.  Cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ đều không bị ấn tượng bởi chính sách “đẩy đến bờ vực chiến tranh” rơ ràng của Trung Quốc; họ sẽ ưa thích chính sách né tránh xung đột hơn, chứ không phải một “cuộc hoàn kích tự vệ” kiểu Bắc Kinh [à la Peking, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].  Tờ Nhật Báo Quân Đội Giải Phóng (Liberation Army Daily) đă b́nh luận, sau khi kết thúc cuộc xung đột, rằng:  

       Cuộc hoàn kích để tự vệ là một phương thuốc chào mời [? salutary trong nguyên bản, có nghĩa chào đón, có thể in sai, thay v́ salutory, có nghĩa là bổ ích, xem ra  hợp lư hơn, chú của người dịch] cho những kẻ mắc chứng bịnh “sợ Sô Viết: Sovietphobia”  Sự chiến thắng đă là một sự khích lệ vĩ đại cho nhân dân vùng Đông Nam Á và thế giới nói chung trong cuộc chiến đấu của họ chống lại chủ nghĩa bá quyền. 31

       Trong thực tế, Đông Nam Á th́ mâu thuẫn, yêu ghét lẫn lộn về độ mạnh của liều thuốc được cho uống, trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản không chấp thuận hành động chút nào.

       Sự đáp ứng của Mỹ đặc biệt làm thất vọng.  Phía Trung Quốc đă hy vọng để phô diễn rằng, bằng việc chấp nhận một rủi ro nghiêm trọng trong việc tấn công Việt Nam và có thể lôi kéo một sự đáp ứng của Sô Viết, Trung Quốc đă không chỉ “trông cậy” vào hệ thống quốc tế, mà c̣n bắt chước cả một thí dụ từ chính sách ngoại giao của Mỹ đối với người Nga trước đây.  Phía Trung Quốc đă lập luận sớm muộn ǵ người ta sẽ phải thử thách ít nhất một kẻ thừa ủy nhiệm của Sô Viết, để Sô Viết khỏi cảm thấy rằng họ có thể thực hiện chính sách ngoại giao chống lại các quyền lợi của Mỹ (và các nước khác) mà không bị trừng phạt.  Vào đầu Tháng Ba, khi nói chuyện tại một buổi họp của một học viện thuộc Hàn Lâm Viện Trung Quốc Về Các Khoa Học Xă Hội tại Bắc Kinh, tôi đă bị tra hỏi một cách sắc bén rằng tại sao Hoa Kỳ không lập lại tác phong chống Sô Viết của nó trong Cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn ở Cuba, khi Hoa Kỳ đánh liều gây chiến để ngăn chặn một bước tiến hung hăng của Sô Viết.  Ngay dù tôi đă cố gắng để giải thích động thái của Mỹ thời hậu 1962, điều rơ ràng rằng người tra vấn tôi đă, cho dù chậm trễ đến đâu, chấp thuận các hành động của Tổng Thống Kennedy đối với Liên Bang Sô Viết trong năm 1962 và đă so sánh chúng với các hành động của Trung Quốc chống lại “Cuba ở Á Châu” (Việt Nam) và bá chủ của nó, Liên Bang Sô Viết. 32

 

Sự Tái Lượng Định Của Trung Quốc

       Bởi cuộc chiến tranh th́ hao tốn và không thành công, phía Trung Quốc đă phải tái lượng giá các kinh phí quân sự của họ như đă trù hoạch trong chính sách “tứ hiện đại hóa” và gia tăng chúng.  Mặc dù một quyết định đồng thuận có thể đă được lấy để tiến hành cuộc chiến, một số trong giới lănh đạo chắc chắn đă can dự với nó nhiều hơn các lănh đạo khác và, như John Kennedy đă nói sau khi có sự thất bại ở Vịnh Con Heo (Bay of Pigs): “Chiến thắng có hàng ngh́n cha mẹ, nhưng thất bại chỉ có một đứa con mồ côi”.  Tiếp theo sau sự thất bại quân sự ở Việt Nam, 33 một người nào đó (hay một số viên chức nào đó) đă ủng hộ cuộc chiến tranh phải trả một giá chính trị cho sự binh vực của họ.

       Sự tái lượng định sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đă khởi sự trước khi cuộc chiến tranh được phát động, nhưng ít điều được hay biết về tiến tŕnh này cho đến ngay khi cuộc chiến tranh được kết thúc.  Chính v́ thế, chiến tranh đă không châm ng̣i cho sự tái lượng định toàn diện, nhưng nó đă trợ lực vào việc chứng minh hơn nữa – và c̣n cả xúc tác – cho nó.  Chiến tranh đă làm mất đi một số lănh tụ chính trị nào đó, và một cách trùng hợp ngẫu nhiên nó cũng làm tổn hại trên cùng các lănh tụ đó trong cuộc tái lượng định kinh tế này.

       Sau cùng, chiến tranh đă khởi động một sự “tái thẩm định nhức nhôi’ và kéo dài về chính sách ngoại giao của Trung Quốc.  Kể từ 1970 Trung Quốc trong thực tế, nếu không phải một cách công khai, đă nghiêng về một phía, Hoa Kỳ, để chống lại Liên Bang Sô Viết.  Trong khi mối quan hệ không phải là một liên minh, phía Trung Quốc đă kỳ vọng nhiều ở Hoa Kỳ hơn là một sự kết án vào một thời điểm khi Trung Quốc nghĩ rằng nó đang chấp nhận một rủi ro (tức chiến tranh với người Nga) và đang cố gắng để phô diễn rằng, trong chính trị miền Đông Á và toàn cầu, Trung Quốc trông cậy và đă biểu lộ sự cam kết của nó cho một mặt trận thống nhất chống lại Liên Bang Sô Viết bằng cách dậy cho Việt Nam một “bài học”.  Tuy nhiên, các thành viên trong liên hiệp nguyên sơ của Trung Quốc (đặc biệt Hoa Kỳ) th́ ít bị ấn tượng hơn.  Chính v́ thế, đối diện với một t́nh trạng trong đó các tác nhân quốc tế chính yếu đă không đóng vai đúng như điều mà Trung Quốc đă kỳ vọng họ sẽ làm, Trung Quốc đă khởi sự hồi đầu Tháng Tư sự t́m kiếm kéo dài, chậm chạp, dường như khó nhận thấy được, việc cải thiện các quan hệ với Liên Bang Sô Viết.  Mối quan hệ với Hoa Kỳ đă phục vụ tốt cho Trung Quốc và sẽ tiếp tục là một viên đá cột trụ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.  Nhưng bởi Trung Quốc không thể dựa trên nó khi Trung Quốc phóng ra cuộc tấn công vào Việt Nam nhằm sửa chữa một sự bất thăng bằng toàn cầu không kém các mục tiêu song phương chật hẹp hơn, các quyền lợi của Trung Quốc khi đó đ̣i hỏi rằng nó nỗ lực để mở lại một sự đối thoại với Liên Bang Sô Viết.

       Chiến Tranh Việt Nam thời thập niên 1960 đă cung cấp chất xúc tác cho việc khai thông của Trung Hoa đối với Hoa Kỳ (và ngược lại), và sự đoạn tuyệt “sau cùng” với Liên Bang Sô Viết vào cuối thập niên 1960.  Một cách mỉa mai, sự thất bại của Trung Quốc trong việc giành được sự ủng hộ quốc tế từ các nước được “trông cậy” trong năm 1979 có thể đă khích động, một sự đảo ngược khác, mặc dù kín đáo hơn, về chính sách: một chiều hướng cẩn trọng hơn đối với phía Mỹ, một sự khai thông nhức nhối với Moscow và một sự cảnh giác đối với phía Nhật Bản.

       Mỗi một trong ba “phóng xạ: fall-outs” từ cuộc xung đột Trung – Việt mùa xuân 1979 sẽ đều quan trọng trong và liên hệ đến bản thân chúng; nhưng bởi v́ cuộc chiến tranh xảy ra khi nó được thực hiện và bởi nó đă có tác động trên các vấn đề đa dạng chẳng hạn như sự hiện đại hóa quân sự, các sự sắp xếp cấu h́nh giới lănh đạo và chương tŕnh “tứ hiện đại hóa” trong toàn thể [in toto, tiêng la tinh trong nguyên bản, chú của người dịch], cũng như trên các vấn đề to lớn của chính sách ngoại giao, tầm quan trọng của nó đă lớn hơn mức mà Trung Quốc hay Việt Nam nhận thức được, khi họ lần đầu khởi sự giao tranh một cách nghiêm trọng trong các giờ phút sớm sủa của ngày 17 Tháng Hai 1979.

       Tác động của cuộc xung đột trên cơ cấu quân sự Trung Quốc có hai mặt: trước tiên, nó đ̣i hỏi một sự phân cấp ngân sách bất ngờ để trang trải các phí tổn của cuộc chiến tranh; và thứ nh́, nó gần như chắc chắn đă gây ra một sự gia tăng trong chi tiêu về quân sự trong năm 1979.  Trong nhận định của ḿnh đọc trước Quốc Hội Toàn Dân (QHTD, National People’s Congress: NPC) hồi Tháng Sáu 1979, Bộ Trưởng Tài Chính Chang Ching-fu đă đề cập một cách trực tiếp đến các vấn đề này, có nói:

       Các kinh phí về quốc pḥng và các sự chuẩn bị chiến tranh cần đến 20,230 triệu yuan [đơn vị tiền tệ Trung Quốc, chú của người dịch] Trong Tháng Hai và Tháng Ba qua [1979], khi đất nước chúng ta buộc phải phóng ra một cuộc hoàn kích hạn chế để tự vệ chống lại sự xâm lược của Việt Nam, đă có một vài sự gia tăng trong cho chi tiêu quân sự.  Ngoài ra, các nhu cầu pḥng thủ biên giới sẽ được tăng cường.  V́ thế điều hợp lư là phần chi tiêu cho quốc pḥng và các sự chuẩn bị chiến tranh của chúng ta phải gia tăng, ở một mức độ nào đó, phần tương ứng của nó trong toàn thể ngân sách. 34

       Từ đó, các khoản phân cấp ngân sách cho các kinh phí quân sự cho giai đoạn 1977-79 cho thấy các sự gia tăng rơ rệt, đặc biệt từ tài khóa 1978-79, như các dữ liệu sau đây biểu lộ:

Các kinh phí quân sự (bằng triệu yuan) 35

       1977                                        1978                                        1979

       14,906                                     16,784                                     20,230

       Số gia tăng năm 1979 đến gần 35.7% nhiều hơn ngạch số được phân cấp cho năm 1977, và gia tăng 20.5% so với năm 1978.  (Các ngân sách quân sự tại một số nước có khuynh hướng ước lượng thấp các khoản phân cấp quốc pḥng; ngay dù Trung Quốc cũng ước lượng thấp một cách công khai các kinh phí quân sự của họ, một khoản gia tăng 20% trong một năm quả khá lớn).

       Nhiều tiền hơn đă phải chi tiêu cho sự hiện đại hóa quân sự một phần bị bắt buộc bởi các kết quả quân sự của cuộc xung đột: Trung Quốc đă không giành đoạt được một chiến thắng gây sững sờ, thí dụ, như đă xảy ra đối với Ấn Độ trong năm 1962.  Ngoài ra, tỷ số tổn thất của QĐGPNDTQ th́ cực kỳ cao: phó tổng tham mưu trưởng Wu Hsiu-ch’uan đă tiết lộ trong một cuộc gặp gỡ với một phái đoàn quân sự Pháp rằng mặc dù Việt Nam đă phải gánh chịu khoảng 50,000 người bị chết hay bị thương, Trung Quốc đă phải chịu 20,000 người bị chết hay bị thương trong cuộc giao tranh náo động trong hai tuần lễ. 36 Điều được giả định một cách tổng quát rằng, bất kể sự chính xác về số tổn thất của Việt Nam ra sao, các sự mất mát của Trung Quốc th́ nặng nề -- như  lực lượng tấn công, rất nhiều phần là hơn phân nửa của số tổn thất 20,000 người phải gánh chịu là số tử thương trong khi giao chiến.  Mặc dù phía Trung Quốc nói chung được nh́n là giao chiến tốt, giá về tổn thất nhân lực th́ cao – một phần do chỉ có ít kinh nghiệm chiến đấu và, có lẽ quan trọng hơn, bởi các hệ thống vũ khí của Trung Quốc th́ quá lạc hậu và các sự giao thông quá lỗi thời cho việc tham gia vào chiến tranh diện địa chống lại một đối thủ mạnh.  Ngân sách đă phải được gia tăng ít nhất 20% -- có lẽ nhiều hơn – và như thế các vật liệu mới sẽ đến từ các vụ mua kỹ thuật quân sự ngoại quốc, ít nhất một phần.

       Bắt đầu từ cuối năm 1978 và kéo dài cho đến năm 1979, Trung Quốc đă bắt tay vào một sự tái điều chỉnh (hay tái lượng định) quyết liệt các kế hoạch kinh tế nguyên thủy được phác họa ra tại QHTD Thứ Năm hồi đầu năm 1975; sự tái lượng định đă được loan báo một cách chính thức tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba của Ủy Ban Trung Ương ĐCSTQ Thứ 11 (được tổ chức từ 18-22 Tháng Mười Hai 1978), và đă bắt đầu tác động khắp nền kinh tế quốc nội và mậu dịch ngoại quốc của Trung Quốc trong các tháng tiếp theo sau. 37 Một cuộc điều trần chính thức và thấu đáo hơn về các vấn đề đối diện nền kinh tế đă xảy ra tại Khóa Họp Thứ Nh́ của QHTD, được tổ chức trong nửa phần sau của Tháng Sáu 1979. 38

       Nơi đây các kế hoạch của Trung Quốc thời thanh b́nh của đầu năm 1978 đă được tái lượng định và điều chỉnh một cách quyết liệt.  Về mặt kinh tế, tác động chính là trên môi trường quốc nội, nhưng ngoại thương cũng bị ảnh hưởng.  Những lời hứa hẹn sẽ mua các khối lượng lớn kỹ thuật của Mỹ được đưa ra bởi họ Đặng trong chuyến thăm viếng của ông ta tại Hoa Kỳ đơn giản là  không giữ được. 39

       Trong suốt năm 1978 nhiều tin đồn đăi đă xảy ra liên quan đến các chức vụ liên hệ của các nhà lănh đạo chính trị của Trung Quốc.  Điều rơ ràng rằng, vào lúc cuối năm, Đặng Tiểu B́nh ở vào một vị thế chỉ huy, được ủng hộ bởi một tập đoàn các nhà hoạch định kinh tế và quân nhân hàng đầu.  Hoa Quốc Phong được xem một cách tổng quát như một kẻ nắm hư vị, chủ tọa nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến việc thành lập chính sách.  Vào cuối năm 1978 hay đầu năm 1979, các sự thay đổi được nhận thấy trong giới lănh đạo.  Các sự thay đổi này có lẽ đă bắt đầu tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Ba, với việc bổ nhiệm Trần Vân làm một tân phó chủ tịch Đảng; chức nghiệp của họ Trần như một nhà hoạch định kinh tế nghiêm khắc đă dẫn dắt một số nhà quan sát đến việc cảm thấy rằng sự tái vươn lên của ông đă được dư mưu bởi họ Đặng để củng cố các kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Quốc.  Bất luận động lực đàng sau sự quay trở lại của họ Trần ra sao, sự xuất hiện của ông trong các hội đồng nhà nước gần như chắc chắn được biểu thị bởi một quan ngại bao trùm: việc hoạch định kinh tế phải thận trọng, kỹ lưỡng, thực tế và không hoang phí.  Sự hiện diện của họ Trần đă mang lại trọng lượng bổ túc cho một số các nhà hoạch định kinh tế kém thế lực hơn trong Bộ Chính Trị: Yu Ch’iu-li và Wang Chen.  Gộp chung, các nhân vạt này xem ra đă tạo thành một phái tranh luận chống lại một số mục đích phấn khích của các kế hoạch được đặt ra bởi QHTD Thứ Năm hồi mùa xuân 1978: nông nghiệp, họ nhấn mạnh, đă phải được xây dựng với mọi giá, và các giấc mơ công nghiệp hóa mau lẹ không thể nào hiện thực qua đêm, hay ngay cả vào năm 1985.  Như đă sẵn nêu ra, các khoản nhập cảng ngoại quốc sẽ phải bị cắt giảm, và cũng hoàn toàn có thể rằng các nhà hoạch định kinh tế đă lập luận chống lại chiến tranh với Việt Nam trên các căn cơ kinh tế: Trung Quốc không thể đài thọ được cuộc chiến.

       Nếu chúng ta chấp nhận sự phác họa quan điểm này của một bộ phận trong giới lănh đạo, chúng ta phải tra hỏi: ai là kẻ thua thiệt về mặt chính trị nếu các quan điểm đó thắng thế và ai là kẻ thắng lợi? Luận điểm của bài viết này là họ Đặng bị thua, với quyền lực của ông bị xoi ṃn từ từ trong năm 1979; rằng quyền lực, ảnh hưởng và vị thế của Trần Vân đă lên cao; và rằng bởi không “bị thua”, họ Hoa đă trở thành một thành viên cần thiết và đuợc kính trọng hơn trong giới lănh đạo.  Sự nhấn mạnh của họ Trần trên một sự tái lượng định công nghiệp và sự hạ giảm tốc độ sau rốt đă không phù hợp với các hy vọng, tham vọng và lời hứa hẹn của họ Đặng với Trung Quốc và thế giới bên ngoài.  Nhưng các sự nhấn mạnh của họ Trần, với ngoại lệ của hành động quân sự tại Việt Nam, đă thắng thế.  Và bởi sự xác định quá chặt chẽ của họ Đặng với Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt, ảnh hưởng của ông ta đă suy giảm hơn nữa do kết quả của thành quả mờ nhạt của Trung Quốc tại đó.

       Tuy nhiên, quyền lực của họ Đặng bị xoi ṃn không phải bởi bất kỳ một vấn đề nào chẳng hạn như Việt Nam, mà đúng hơn bởi một sự kết hợp nhiều yếu tố.  Phe bảo thủ kinh tế có thể “rút ra sự thực từ các sự kiện” và chứng tỏ rằng Trung Quốc đơn giản không thể chịu đựng được việc chi tiêu hàng tỷ mỹ kim vào giờ này để mua các sản phẩm đầu tư không thể kết hợp vào nền kinh tế một cách mau chóng như họ Đặng mong muốn.  Sự đột nhập quân sự tại Việt Nam đă không thành công đủ trong việc giảng dạy cho Việt Nam (hay bất kỳ nước nào khác) một bài học.  Thay vào đó, nó đă buộc Trung Quốc phải gia tăng các kinh phí quân sự vào lúc mà Trung Quốc khó có đủ sức để làm như thế.  Từ đó, các chính sách quân sự mà họ Đặng đă gắn bó một cách công khai đă không thành công và gây nhiều tốn phí.  Sau cùng, các tác nhân quốc tế mà trên đó họ Đặng đă đặt các hy vọng thái quá – Hoa Kỳ và Nhật Bản – đă không chịu đáp ứng với các đề nghị của ông về việc thành lập một nhóm chống Sô Viết mạnh mẽ; họ đặc biệt bực dọc với hành động của Trung Quốc chống lại Việt Nam, điều họ nh́n như quá bất trắc và không cần thiết trong bản chất.

 

Trung Quốc và Hoa Kỳ

       Trong khi họ Đặng có thể tin tưởng rằng sự đáp ứng của Mỹ đối với cuộc xung đột của Trung Quốc với Việt Nam tệ nhất sẽ là sự không chấp thuận kín đáo, nhưng có thể đúng ra là sẽ giữ trung lập, trong thực tế, Hoa Kỳ (và Nhật Bản) đă không chấp thuận một cách công khai hành động của Trung Quốc.  Gần như tức thời sau khi cuộc tấn công của Trung Quốc được loan báo, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă bày tỏ quan điểm căn bản của Chính Quyền [Carter]:

       Chúng tôi chống đối cả cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt lẫn cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam…  Chúng tôi kêu gọi sự triệt thoái tức thời các bộ đội Việt Nam ra khỏi Căm Bốt và bộ đội Trung Quốc ra khỏi Việt Nam.  Chúng tôi đă tiếp xúc với Trung Quốc, Việt Nam và Liên Bang Sô Viết thúc dục sự kiềm chế …. Tổng Thống [Carter] có nói rơ rằng Hoa Kỳ chống lại hoạt động quân sự nhiều hơn trong vùng đất này.  [Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao có nói thêm:] Phó Thủ Tướng họ Đặng  có nêu ư kiến về hành động không xác định cụ thể đó [có thể sắp xảy ra khi ông ta ở Hoa Kỳ trong tháng qua].  Tổng Thống [Carter] đă nói rơ rằng Hoa Kỳ sẽ chống đối bất kỳ hành động quân sự nào trong vùng”.

       Tuy nhiên, như đă vạch ra trước đây, Tổng Thống Carter đă không biểu lộ một cách công khai sự chống đối của ông đối với hành động khả hữu của Trung Quốc.  Thay vào đó, sự mơ hồ của ông khiến cho Sô Viết không thoải mái và rất có thể đă tạo ra một ảo tưởng ít nhất trong một số các nhà lănh đạo Trung Quốc rằng sẽ không có sự quở trách công khai của Mỹ nếu họ tấn công Việt Nam.

       Tuy nhiên, nếu phía Trung Quốc đă không có bất kỳ sự nghi ngờ nào về việc Hoa Kỳ cảm thấy ra sao về cuộc tấn công của họ vào Việt Nam, các nhận định tại Bắc Kinh của Bộ Trưởng Ngân Khố khi đó, ông W. Michael Blumenthal, đă gỡ bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào và gần như chắn chắn chọc giận phía Trung Quốc – chứ không chỉ làm cho họ bối rối.  Chuyến du hành của ông Blumenthal đă được sắp xếp lịch tŕnh khi họ Đặng đang ở tại Hoa Kỳ: mục đích chính của nó là để thương thảo một giải pháp cho các tài sản bị phong tỏa, mục đích biểu trưng của nó là để khai trương một cách chính thức Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh vào ngày 1 Tháng Ba.

       Nhưng, một khi Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt đă bắt đầu, và phía Nga đă cáo buộc sự thông đồng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trực tiếp đánh vào Việt Nam, và gián tiếp vào Liên Bang Sô Viết, công tác của Blumenthal đă mang một tính khẩn cấp mới mẻ.  Ông có mang theo ḿnh một bức thư cá nhân của [Tổng Thống] Carter gửi các nhà lănh đạo Trung Quốc và ông đă đọc một bài diễn văn cứng rắn tại Bắc Kinh trong một bữa tiệc khoản đăi bởi Chang Ching-fu, Bộ Trưởng Thương Mại Trung Quốc – kẻ đă được thông báo trước khi có bài diễn văn của Blumenthal rằng ông bộ trưởng sẽ nói về t́nh h́nh tại Đông Dương.

       Phát biểu trước, họ Chang phác họa quan điểm của Trung Quốc đối với Việt Nam như sau:

       Các lực lượng biên giới của Trung Quốc đă bị đẩy quá mức chịu đựng trước khi họ đứng dậy đánh trả.  Hành động của họ hoàn toàn chính đáng.  Chúng tôi không muốn giao chiến.  Chúng tôi không muốn lấy một tấc đất của Việt Nam, nhưng chúng tôi sè không tha thứ cho các cuộc đột nhập vô lối vào lănh thổ Trung Quốc. 41

       Theo sự tường thuật của Tân Hoa Xă về bài diễn văn của Blumenthal, viên bộ trưởng “đă đề cập đến sự quan ngại của Chính Phủ Hoa Kỳ về t́nh h́nh tại Đông Nam Á và lập trường của Hoa Kỳ”. 42

       Trong thực tế, Blumenthal đă buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành động của họ, như các lời phát biểu nguyên văn sau đây cho thấy:

       Tôn trọng nền độc lập và sự toàn vẹn lănh thổ của mọi quốc gia và dựa vào các phương tiện ḥa b́nh để giải quyết các tranh chấp là các nguyên tắc nền tảng của cách cư xử quốc tế.  Bất kỳ sự xoi ṃn các nguyên tắc này làm phương hại đến mọi quốc gia.  Ngay các cuộc xâm lăng hạn chế cũng có rủi ro gây ra các cuộc chiến tranh rộng lớn hơn và khiến công luận quay ra chống bên vi phạm.

       Đừng để có sự nghi ngờ nào về lập trường của Mỹ trên vấn đề này …Như Tổng Thống Carter đă nói trong một hôm trước đây,

       “Đúng trong vài tuần qua chúng ta chứng kiến một cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt và, như một hậu quả, một sự xâm nhập qua biên giới của Trung Quốc vào Việt Nam.  Cả hai hành động đă đe dọa sự ổn định của một trong những vùng nhiều triển vọng và quan trọng nhất của thế giới – Đông Nam Á”.

       “Chúng tôi đă sử dụng bất kỳ phương tiên chính trị và ngoại giao khả cung nào để cổ vũ sự kiềm chế từ mọi bên, và để t́m cách ngăn chặn một cuộc chiến tranh mở rộng hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực của ḿnh, cả một cách trực tiếp với các nước can dự, và xuyên qua Liên Hiệp Quốc để đạt được một sự chấm dứt sự giao tranh trong vùng, để mang lại một sự triệt thoái các lực lượng Việt Nam ra khỏi Căm Bốt, và của các lực lượng Trung Quốc ra khỏi Việt Nam, và để giành được sự văn hồi nền độc lập và sự toàn vẹn của mọi quốc gia can hệ”. 43

       Chưa đầy một tháng sau cuộc thăm viếng của họ Đặng tại Hoa Kỳ, sự trao đổi giữa họ Chang và ông Blumenthal đă phát hiện không chỉ các sự nhận thức sai lầm, sự bất đồng, và sự đụng chạm quyền lợi giữa hai nước, mà c̣n khởi sự cho sự xoi ṃn sự hớn hở về chính trị và không lâu sau đó,  về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ. 44 Hơn nữa, nó phô bày cho phía Trung Quốc rằng phía Mỹ sẽ không sắp sửa véo mũi của Nga khi không có các quyền lợi sinh tử của Mỹ được thấy là có liên hệ.

       Thay vào đó, sự đáp ứng của Mỹ 45 – được soi sáng bởi bài diễn văn của Blumenthal – được trù tính để làm sáng tỏ các ư định của Mỹ đối với Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc.  Sô Viết đă cáo giác rằng Trung Quốc đang mưu toan triệt hạ các quan hệ Sô Viết – Mỹ và Hoa Kỳ đă mặc nhiên ưng thuận. 46 Vào ngày 27 Tháng Hai lời nhắn nhủ của Mỹ dường như đă lọt tới Moscow: Bộ Trưởng Ngoại Giao Gromyko đă không cáo buộc rằng Hoa Kỳ “đă ngấm ngầm chấp thuận cuộc xâm lăng của Trung Quốc [vào Việt Nam], và ông cũng đă không chỉ trích việc Hoa Kỳ để … cho chuyến viếng thăm đă dự trù của Blumenthal sang Bắc Kinh được tiến hành vào lúc này”.  Thay vào đó, ông ta đă ghi nhận một cách cẩn trọng:

       Các nhà lănh đạo Trung Quốc đăng gắng sức với sự hăng hái đặc biệt để gài Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ vào một cuộc tranh chấp.  Sự phát triển các quan hệ Sô Viết – Mỹ đang bị ngăn trở dưới ảnh hưởng của họ, và cũng dưới ảnh hưởng của một số lực lượng nội bộ nào đó tại Hoa Kỳ. 47

       Sô Viết được tái bảo đảm và phía Trung Quốc bị bối rối và chạm tự ái 48 bởi bài diễn văn của Blumenthal và các lời tuyên bố của Carter.  Sự đáp ứng của Mỹ đối với động thái của Trung Quốc tại Việt Nam đă là giai đoạn đầu tiên trong một tiến tŕnh xúc tác dẫn đến một sự tái lượng định từ từ, gần như tảng băng trôi đi, về vị thế của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết trong những tháng kế tiêp.  Các thái độ của Mỹ đối với Đài Loan và sự kư kết Hiệp Ước SALT II đă là hai yếu tố khác.

       Tiếp theo sau sự thừa nhận, Hoa Kỳ đă t́m cách định h́nh một mối quan hệ mới, không chính thức với Đài Loan.  Tóm lược, Tổng Thống Carter đă đệ tŕnh một nghị quyết đề nghị với Quốc Hội liên quan đến Đài Loan; sau đó, Hạ và Thượng đă tu chính nó, cung cấp các sự bảo đảm mạnh mẽ hơn trong sự ủng hộ của Mỹ cho Đài Loan.  Vào cuối Tháng Ba, Huang Hua đă phản đối với Đại Sứ Woodcock về pháp chế này, đă được thông qua bởi cảc hai Viện vào ngày 30 Tháng Ba.  Mặc dù phía Trung Quốc cho rằng Đạo Luật Các Quan Hệ Với Đài Loan (Taiwan Relations Act) có thể đă vi phạm các điều khoản của bản thông cáo thừa nhận ngoại giao Trung – Mỹ, Tổng Thống Carter đă kư ban hành dự luật vào ngày 10 Tháng Tư. 49

       Bất kể sự kín tiếng của Bắc Kinh về Đạo Luật Các Quan Hệ Với Đài Loan sau khi nó được kư ban hành, các viên chức ngoại giao Trung Quốc đă gặp khó khăn bởi việc thông qua đạo luật vào Tháng Sáu.  Trong một phiên họp tại Bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh hồi đầu Tháng Sáu, một viên chức theo sáng kiến riêng của ḿnh đă nêu lên đề tài và mạnh mẽ chỉ trích Hoa Kỳ về việc thông qua đạo luật. 50 Vài ngày sau đó một viên chức khác, tại New York, đă nêu lên vấn đề một cách khá sắc bén, đặc biệt điều khoản quy định rằng các cơ sở ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc trước đây vẫn thuộc sở hữu của Đài Loan – bất kể sự chống đối của Tổng Thống và vi phạm phương thức ngoại giao quốc tế thông thường. 51

       Các nhận định này và quan điểm Bắc Kinh nói chung tiêu cực đối với Đạo Luật không cách nào có nghĩa sự khởi đầu cho một sự chấm dứt mối quan hệ mới giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.  Tuy nhiên, ngay khi các biện pháp tích cực được thực hiện (thí dụ, sự giải quyết vấn đề các tài sản bị phong tỏa, sự kư ban hành một đạo luật mậu dịch chuẩn cấp cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc), đă có các điều gây bực bội trong mối quan hệ.  Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn được là cách mà tờ Nhân Dân Nhật Báo (People’s Daily) đối xử với Hoa Kỳ trong các trang báo của nó.  Trong ba tháng đầu tiên của năm 1979, tất cả các bài viết (vào khoảng 50) đă tường thuật một cách thuận lợi về các quan hệ ngoại giao của Mỹ (thí dụ, chuyến du hành của họ Đặng) và các sự vụ đối nội.  Sau khi có sự thông qua Đạo Luật Các Quan Hệ Với Đài Loan, từ Tháng Tư cho đến giữa Tháng Sáu, sự tường tŕnh về Hoa Kỳ th́ lẫn lộn, mặc dù phần lớn các bài viết vẫn c̣n tích cực. 52

       Phía Trung Quốc đă không để việc xử lư của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan mất đi; trong một cuộc phỏng vấn với hăng thông tấn Assocuiated Press tại Bắc Kinh, nhà ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc, Wang Ping-nan, đă chỉ trích Hoa Kỳ về việc cung cấp các vũ khí cho Đài Loan – chính v́ thế tăng cường quyết tâm của Đài Loan không chịu bước vào các cuộc thương thảo với Bắc Kinh.  Mặc dù sự kiên nhẫn của Trung Quốc th́ lâu dài, khi không c̣n nữa, “một chiều hướng khác sẽ được sử dụng”. 53

       Sự kư kết bản hiệp ước SALT-II giữa Sô Viết – Mỹ tại Vienna hồi giữa Tháng Sáu 1979, một vấn đề then chốt của cán cân chiến lược giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết và các thái độ của Trung Quốc đối với cán cân đó, khiến cho phía Trung Quốc hạ thấp hơn nữa các ước vọng của họ rằng Hoa Kỳ sẽ tranh căi dữ dội với Liên Bang Sô Viết.  Phía Trung Quốc đă theo dơi kỹ lưỡng các cuộc thương thảo Hiệp ước SALT; không có lư do cho họ để nghi ngờ rằng Carter sẽ kư vào bản hiệp ước.  Nhưng chữ kư đă lư giải cho họ rằng mối quan hệ Sô Viết – Mỹ sẽ rơ ràng ưu tiên không chỉ trên các quan hệ Trung – Mỹ -- mà rằng, trong mắt nh́n của Trung Quốc, phía Mỹ vẫn tiếp tục tin tưởng một cách ngây thơ vào Sô Viết không chỉ trong Hiệp Ước SALT II, mà c̣n ở các vấn đề toàn cầu gây tranh căi khác.  Tờ Nhân Dân Nhật Báo một lần nữa trợ lực vào việc phô bày sự mất ảo mộng gia tăng của Trung Quốc với chính sách của Mỹ đối với Liên Bang Sô Viết.  Từ 15 Tháng Sáu cho đến đầu Tháng Tám 1979, hơn một nửa phần tin tức về Hoa Kỳ có tính cách tiêu cực và chỉ trích trong nội dụng.

       Từ đó, Trung Quốc sẽ phải cố gắng khai thông, một cách đau đớn, chậm chạp và cẩn trọng một giải pháp Sô Viết, ngay trong khi các chiến sự Trung – Việt tiếp tục ở mức độ cực kỳ cao, và đă không có sự hạ giảm trong sự căng thẳng Trung Quốc – Sô Viết có vẻ như sắp xẩy ra.

 

Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết

       Bắc Kinh được giả định đă tính toán rằng sau hết Moscow sẽ trao cho Hà Nội sự ủng hộ bằng miệng nhưng sẽ kiềm chế việc tấn công Trung Quốc nếu cuộc xung đột vẫn c̣n được hạn chế.  Các lời tuyên bố của Nga trong diễn tiến cuộc xung đột có khuynh hướng chứng thực sự giả định này, mặc dù đă có một số thời khắc khó chịu tại Bắc Kinh.  Vào lúc khởi đầu cuộc xung đột, Moscow có biểu lộ rằng các ư định của nó để tham dự vào cuộc xung đột vẫn chưa được quyết định mà đúng hơn tùy thuộc vào sự phát triển của các biến cố trong tương lai.  Lời tuyên bố cho rằng:

       Nhân dân Việt Nam anh hùng, đang trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược mới, có đủ năng lực để tự ḿnh đứng vững trong dịp này cũng như đặc biệt v́ nó có các người bạn đáng tin cậy.  Liên Bang Sô Viết sẽ chu toàn các nghĩa vụ của ḿnh mà nó đă cam kết chiếu theo hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa LBSV và CHXHCHVN [phần nhấn mạnh được thêm vào bởi tác giả]

       Phía Nga cảm thấy Việt Nam có thể dối phó với Trung Quốc tự ḿnh – một niềm tin được chứng minh.  Nhưng phía Nga cảnh cáo một cách mặc nhiên rằng nếu sự lượng giá bị chứng tỏ là sai, khi đó Sô Viết sẽ xem trọng các nghĩa vụ theo hiệp ước của họ -- và phía Trung Quốc (hay bất kỳ người nào khác đang lắng nghe) cần phải biết như thế.  Trong suốt cuộc xung đột phía Nga đă đưa ra các lời cảnh cáo đên phía Trung Quốc hăy đừng mở rộng các giới hạn của họ trong cuộc xung đột với Việt Nam đi quá xa.  Hơn nữa, chủ đề sự dung chấp hay thông đồng của Mỹ (và Anh) trong các hành động của Trung Quốc chống Việt Nam đă được nêu lên.      

       Một khi các bộ đội Trung Quốc đă triệt thoái ra khỏi Việt Nam và quyết định đă được lấy để khởi sự các cuộc ḥa đàm Trung – Việt, sự lượng định tốt nhất về các hành động của người Nga đối với nỗ lực tại Việt Nam của Trung Quốc rằng Sô Viết đă cư xử một cách mỉa mai, phù hợp với một kịch bản “tốt nhất có thể được”.  Phía Nga đă cảnh cáo, chỉ trích và trao cho Việt Nam sự ủng hộ quân sự và bằng miệng – nhưng họ đă không can thiệp vào cuộc xung đột.  Họ đă cư xử một cách thận trọng, mặc dù, dĩ nhiên, Trung Quốc đă không mang lại cho họ lư do mạnh mẽ để hành xử một cách nào khác.  Thái độ của Nga trong cuộc chiến tranh là như thế đó, ngay dù phía Trung Quốc đă phải tống đạt cáo tri cho Liên Bang Sô Viết trong Tháng Tư 1979 rằng Hiệp Ước Hữu Nghị, Liên Minh, và Trợ Giúp Hỗ Tương Trung Quốc – Sô Viết (kư kết trong năm 1950) sẽ bị băi bỏ trong Tháng Tư 1980, họ cũng hoàn toàn không được kỳ vọng lại có thể “đề nghị với Chính Phủ Sô Viết rằng các cuộc thương thảo sẽ được tổ chức giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết hầu t́m kiếm giải pháp cho các vấn đề c̣n lại và sự cải thiện các quan hệ giữa hai nước”. 55

       Sự kiện này bắt đầu một tiến tŕnh lên đến cực điểm trong một quyết định bởi Moscow và Bắc Kinh để khởi sự các cuộc thương thảo tại Moscow trong Tháng Chín 1979, ở cấp thứ trưởng ngoại giao.

       Giữa Tháng Tư và Tháng Tám 1979, nhiều cuộc đấu khẩu đă diễn ra về các cuộc đàm phán.  Niên biểu giải tŕnh dưới đây cho thấy tiến tŕnh trắc trở, song chưa hoàn tất đó của “các cuộc thương thuyết về các sự thương thuyết’’ giữa Trung Quốc và Sô Viết, tiếp theo sau quyết định của Trung Quốc muốn băi bỏ Hiệp Ước 1950:

       17 Tháng Tư: Ngoại Trưởng Sô Viết Gromyko trao cho Đại Sư Wang Yu-p’ing một văn thư cho rằng: “Phía Sô Viết chờ đợi phía Trung Quốc … thông báo cho nó [Liên Sô] các quan điểm của Trung Quốc liên quan đến mục đích và các mục tiêu của các cuộc đàm phán.  Nếu một sự thỏa thuận đạt được về điểm này, sẽ có thể thảo luận vấn đề mức độ của các cuộc đàm phán và địa điểm”. 56

       18 Tháng Tư: Các cuộc thương thảo Trung – Việt bắt đầu tại Hà Nội.

       16 Tháng Năm: Trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan thông tấn Nhật Bản, họ Đặng cho hay “rằng sẽ không có sự cải thiện lớn lao trong các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết ‘trừ khi Nga từ bỏ chính sách bá quyền và đế quốc chủ nghĩa xă hội của nó.  Tôi không tin họ sẽ từ bỏ chính sách bá quyền và chủ nghĩa bành trướng’”. 57

       25 Tháng Năm: Phía Sô Viết kín đáo biểu lộ sự chú ư của họ đến đề nghị của Trung Quốc về các cuộc đàm phán, bất kể sự ngờ vực của họ Đặng, khi Liên Hiệp Các Hội Hữu Nghị và Quan Hệ Văn Hóa với Các Nước Ngoài và Hội Thân Hữu Sô Viết – Trung Quốc hội họp để kỷ niệm 60 năm Phong Trào Ngũ Tứ (ngày 5 tháng 4). 58

       3 Tháng Sáu: Một nhà ngoại giao nước thứ ba được trích dẫn trong các nhận định cuối Tháng Năm bởi một viên chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, rằng phía Trung Quốc mong muốn các cuộc đàm phán không chỉ bàn về các vấn đề song phương, mà c̣n cả các vấn đề quốc tế gây ra sự căng thẳng trong các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết (phỏng vấn với tác giả).

       4 Tháng Sáu: Gromyko trao một văn thư cho xử lư thường vụ đại sứ Trung Quốc, T’ien Tseng-p’ei, tuyên bố rằng Liên Bang Sô Viết đă chuẩn bị để khởi sự các cuộc đàm phán với Trung Quốc “với một quan điểm nhằm b́nh thường hóa và cải thiện các quan hệ song phương trên căn bản của các nguyên tắc sống chung ḥa b́nh … Liên Bang Sô Viết đề nghị rằng các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức tại Moscow trong Tháng Bẩy hay Tháng Tám và nói Liên Sô xét thấy thuận tiện rằng chúng sẽ được thực hiện bởi các thứ trưởng ngoại giao hay các đại điện được bổ nhiệm đặc biệt”. 59

       18 Tháng Sáu: Hiệp Ước SALT II được kư kết tại Vienna giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết.

       18 Tháng Sáu: Hoa Quốc Phong trong một bài diễn văn trước QHTD tại Bắc Kinh đề cập đến đề nghị của Trung Quốc để có các cuộc đàm phán “nhằm giải quyết các vấn đề c̣n lại và để cải thiện các quan hệ giữa hai nước … Chính Phủ Sô Viết giờ đây đă đồng ư mở các cuộc thương thảo và c̣n biểu lộ sự sẵn sàng của nó để bao gồm nguyên tắc chống bá quyền vào các cuộc thương thảo này.  Nhưng điều này có làm thay đổi bản chất của vấn đề hay không? …” 60

       30 Tháng Sáu: Máy bay trực thăng Sô Viết đột nhập vào Tân Cương, nhưng không được tường thuật bởi Tân Hoa Xă măi cho tới ngày 24 Tháng Bảy. 61

16 Tháng Bảy: Hai người Trung Quốc bị tấn công, một bị chết tại Tân Cương.  Sự phản kháng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc không được đưa ra măi cho đến hôm 24 Tháng Bảy, tuyên bố: “Phía Sô Viết đă cân nhắc để tạo ra một biến cố khiêu khích và đổ máu tại biên giới vào một thời điểm khi các sự thỏa thuận cụ thể đang được thảo luận cho các cuộc thương thảo về các quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết.  Điều này không thể tác dụng ǵ ngoài việc thu hút sự chú ư nghiêm trọng của phía Trung Quốc”. 62

       Cuối Tháng Bẩy: Tạp chí New Times [Nga Sô] ấn hành một sự tường tŕnh phê phán ôn ḥa nhưng nói chung xác thực về phiên họp của Quốc Hội Toàn dân Trung Quốc. 63   

       31 Tháng Bẩy: Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hsu Hsiang ch’ien, trong bài diễn văn diễn văn của ông nhân Ngày QĐGPNDTQ đă không đưa ra các ư kiến chống Sô Viết.  Tuy nhiên, ông có tuyên bố: “Đối diện với t́nh h́nh quốc tế xáo trộn hiện nay, chúng ta phải đề cao cảnh giác gấp một trăm lần, thực hiện các sự chuẩn bị hữu hiệu chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược và chu toàn trách nhiệm của chúng ta trong việc pḥng thủ tổ quốc và chương tŕnh hiện đại hóa xă hội chủ nghĩa của ḿnh và bảo toàn ḥa b́nh thế giới”. 64

       7 Tháng Tám: Hiệp định mậu dịch Trung Quốc – Sô Viết được kư kết tại Moscow; mậu dịch năm 1978 cao nhất trong nhiều năm.

       10 Tháng Tám: Phiên họp của Liên Hiệp Các Hội Hữu Nghị và Quan Hệ Văn Hóa với các Nước Ngoài.  Chủ đề: “hữu nghị với Trung Quốc”. 65

       21 Tháng Tám: Hăng Thông tấn UPI (United Press International) tường thuật từ Moscow rằng Trung Quốc muốn có các cuộc đàm phán thảo luận về các lănh vực quốc tế và song phương trong cuộc tranh căi giữa Sô Viết – Trung Quốc.  Ngay cả nghị tŕnh cũng không được ấn định.  Wang Yu-p’ing, giờ đây là một thứ trưởng, “sẽ cầm đầu phía Trung Quốc, Leonid Ilychev cầm đầu phía Sô Viết. 66

       Niên biểu này không bao gồm các lời chỉ trích sắc bén của Trung Quốc về chính sách ngoại giao của Sô Viết và các lời lẽ đáp trả không kém sắc bén.  Dù thế, ngay khi các sự chỉ trích này được tuôn ra trong thời kỳ từ Tháng Tư – Tháng Bẩy 1979, Các Chính Phủ Trung Quốc và Sô Viết, bằng các hành vi của họ và trong một số trường hợp qua lời nói, đă cố gắng duy tŕ động năng của việc khởi sự các cuộc thương thảo vốn đă được bắt đầu trong Tháng Tư.  Các lời chỉ trích các lănh tụ của mỗi nước bị tắt tiếng; các sự tường thuật của Trung Quốc về các vụ bị cáo giác là xâm nhập biên giới của Sô Viết được tŕ hoăn; cả hai phía tái xác nhận sự chú ư của họ đến việc mở các cuộc thương thảo, mặc dù đă và sẽ tiếp tục gặp khó khăn để h́nh thành một nghị tŕnh khả dĩ sẽ được chấp thuận hỗ tương.  Các nỗ lực để mở màn các cuộc thương thảo vẫn tiếp tục.  Hơn nữa, mặc dù các sự chỉ trích của Trung Quốc về các chính sách đối nội và ngoại giao của Sô Viết vẫn tiếp tục trong mùa hè 1979, các ư kiến của Trung Quốc về các quốc gia Đông Âu thân Sô Viết chẳng hạn như Hungary, Poland, Bulgaria, Cộng Ḥa Dân Chủ Đức và Tiệp Khắc đă gia tăng và nói chung th́ tích cực.

       Các lợi điểm của sự cắt giảm căng thẳng đối với cả hai quốc gia th́ rơ ràng, ngay dù chúng không xảy ra tức thời trong các cuộc thương thảo hữu hiệu.  Đối với Trung Quốc, kinh nghiệm quân sự của nó tại Việt Nam phô bày sự yếu kém của nó trong việc giao tranh dù với một nước chư hầu của Sô Viết, khoan nói tới Liên Bang Sô Viết.  Trung Quốc cần ḥa b́nh chứ không phải chiến tranh trong giai đoạn này của cuộc phát triển kinh tế của nó.  Để mua “không gian hít thở”, ngay một hiệp định tạm thời với Liên Bang Sô Viết cũng sẽ hữu dụng.  Gạt bỏ tính thiết thực sang một bên, thương thảo với giới lănh đạo hiện thời cho phép Trung Quốc thực hiện các mong ước của nó cho một sự ḥa hoăn giới hạn được hay biết không chỉ với một Brezhnev già nua, mà c̣n với những kẻ kế vị ông ta.  Trung Quốc đă không chuẩn bị cho sự loại bỏ Khrushchev hồi năm 1964 và đă không lợi dụng được mấy biến cố đó; thời kỳ của sự lănh đạo của Brezhnev giờ đây đang tiến dần đến sự kết thúc và phía Trung Quốc được nghĩ đă mong muốn có được một cảm nhận về thế hệ kế nhiệm tại Moscow.  Nhưng nằm bên dưới các chuyển động tế nhị của Trung Quốc nhằm cố gắng thương thảo với một Moscow ngoan cố và mạnh mẽ là hai cảm nghĩ khác tại Bắc Kinh: không chỉ là Trung Quốc đă không làm lợi cho chính nó bằng việc từ khước không thương thảo với Liên Bang Sô Viết) (điều đă không được chứng minh là quá rầy rà trong cuộc Chiến Tranh Trung – Việt), nhưng Hoa Kỳ (và Nhật Bản) hoàn toàn thiếu ư chí để đề kháng trước Moscow.  Qua việc kư kết Hiệp Ước SALT II, một sự thỏa thuận mà phía Trung Quốc đă và vẫn c̣n chỉ trích mạnh mẽ và nghi ngờ, Hoa Kỳ đă ra dấu hiệu cho Trung Quốc rằng nó vẫn cảm thấy Liên Bang Sô Viết c̣n là một đối thủ đáng tin cậy.  Trung Quốc không đồng ư – nhưng sẽ phải khởi sự các cuộc thương thảo của chính nó với Moscow để tự bảo vệ.  Hoa Kỳ, khoan nói đến Nhật Bản, sẽ không trợ giúp Trung Quốc về mặt quân sự, và không có giới lănh đạo của nước nào lại sẵn ḷng thừa nhận và đối phó một cách mạnh mẽ với mối đe dọa đên ḥa b́nh thế giới phát sinh từ Liên Bang Sô Viết.

       Về phần Liên Bang Sô Viết, sự cắt giảm căng thẳng với Trung Quốc sẽ không chỉ cho phép nó tăng cường vị thế vũ lực tại Đông Âu, mà c̣n sẽ rảnh tay để tích cực hơn tại Trung Đông và Phi Châu.  Ngoài ra, với sự hiểu biết của phía Nga về sự yếu kém quân sự của Trung Quốc cũng như sự yếu kém kinh tế của Việt Nam, khả tính đă hiện hữu cho Sô Viết sử dụng các ảnh hưởng của nó để làm dễ dàng cho một sự hưu chiến khắt khe, có vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam.  Một kết quả như thế sẽ vẫn giữ Việt Nam như một nước chư hầu, nhưng cũng có thể làm giảm bớt nhu cầu của Sô Viết để cam kết quá nhiều sự ủng hộ quân sự, kinh tế và tài chính cho Hà Nội.  Hơn thế, qua việc thương thảo ngay dù các thành công nhỏ với Trung Quốc, Moscow cũng có thể biểu thị được các ư định ḥa b́nh của nó trên toàn cầu.  Mặc dù Liên Bang Sô Viết đă không có một Kissinger sẵn sàng chắp cánh để bay một cách ngoạn mục đên Bắc Kinh, nếu Moscow có thể hạ thấp nhiệt độ của sự thù nghịch hiện có với Trung Quốc, đó sẽ không phải là một thành quả nhỏ.  Nó có thể, thí dụ, đặt ra khuôn khổ cho việc thương nghị với khu vực khó khăn khác của Liên Bang Sô Viết tại Á Châu, Nhật Bản.

 

Kết Luận

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam trong và tự bản thân có thể xem ra là một cuộc xung đột nhỏ, nhưng tác động của nó th́ lớn hơn những ǵ đă có thể sẵn được nghĩ ra bởi v́ thời điểm của nó.  Sự tái lượng định kinh tế đă bắt đầu; chiến tranh nhấn mạnh nhu cầu thu vén các tài nguyên khan hiếm một cách cẩn trọng hơn và canh chừng các nhà lănh đạo binh vực chién tranh và các kế hoạch kinh tế vĩ đại của năm 1978.  Chiến tranh cũng phô bày cho thấy vị thế của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế vẫn c̣n mong manh và rằng điều sẽ trở nên cần thiết để khai mở các đường hướng mới, dù xem ra không ngon lành ǵ, nhằm thông đạt và thương thảo với Liên Bang Sô Viết – một sự nguyền rủa đối với họ Đặng, nhưng không phải đối với kẻ hiện thực bảo thủ về kinh tế, kẻ đă nh́n thấy rằng Trung Quốc phải có ḥa b́nh, không nhất thiết với bất cứ giá nào, nhưng ḥa b́nh nếu nó có thể thụ đắc được từ một giới lănh đạo già nua và biến đổi tại Moscow.  Mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ có thể lôi kéo người Nga trở nên thẳng thắn hơn với phía Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đă hiểu biết với các biến cố từ 17 Tháng Hai đến 18 Tháng Sáu (sự kư kết hiệp ước SALT II) rằng Hoa Kỳ th́ ít đáng tin cậy hơn nhiều mức mà họ Đặng và nhiều người Trung Quốc khác có thể đă nghĩ./-     

---

 

CHÚ THÍCH

* Tôi xin cảm ơn người phụ khảo của tôi, Chung Wei-chieh, về sự nghiên cứu siêng năng và các cuộc thảo luận hăng hái của anh ta về một số vấn đề nào đó được nêu lên trong bài viết này.  Tôi cũng xin cám ơn Tiến Sĩ K. S. Chern và F. M. Scollard thuộc Đại Học University of Hong Kong, và Lois Tretiak thuộc cơ quan Business International Asia/Pacific (Hong Kông) về ư kiến của quư vị.  Tôi xin thừa nhận với ḷng hân hoan sự ủng hộ quảng đại của Hội Đồng Canada cho công tác nghiên cứu của tôi tại Hồng Kông. 

1. Muốn có trọn vẹn bản văn, xem New Times (Moscow), số 46 (Tháng Mười Một 1978), các trang 6-7.  Điều 6 quy định: “Trong trường hợp một trong các bên trở nên đối tượng của sự tấn công hay một sự đe dọa tấn công, giới Cao Cấp của Các Bên Kết Ước sẽ tức thời khởi sự các sự tham khảo hỗ tương nhắm mục đích tháo bỏ mối đe dọa đó và thực hiện các biện pháp hữu hiệu thích đáng hầu bảo đảm ḥa b́nh và an ninh của đất nước họ”.

2. Sau khi cuộc xung đội khởi sự, phía Trung Quốc đă công bố một sự tường thuật đầy đủ về số các vụ khiêu khích mà họ cho rằng Việt Nam đă thực hiện kể từ năm 1975 trở vê sau.  Tôi đă cảm thấy trước đây rằng trong năm 1976 phía Việt Nam đă mưu toan lợi dụng các khó khăn nội địa của Trung Quốc để quấy rối sườn phía nam của Trung Quốc.  Trong khi các dữ liệu của Trung Quốc không thể nói là xác quyết, chúng vẫn đáng chú ư:

       Năm                            Số Vụ Khiêu Khích

       1974                                        121

       1975                                        439

       1976                                        986

       1977                                        752

       1978                                       1108

       1979                                        129

(Jen-min jih-pao: Nhân Dân Nhật Báo, 27 Tháng Hai, 1019, trang 1.)

Do đó, danh sách cho thấy trong năm 1976, các vụ khiêu khích bị cáo giác đă gia tăng một cách mau chóng, giảm xuống trong năm 1977 khi Trung Quốc và Việt Nam cố gắng chắp vá các quan hệ (nhưng thất bại), và lại lên cao trong năm 1978 khi sự căng thẳng gia tăng một lần nữa.  Trong một cuộc phỏng vấn với một viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh khi đang có chiến tranh, tôi đă ḍ hỏi rằng liệu ông có cảm thấy rằng trong năm 1976 phía Việt Nam có thể đă khai thác các vấn đề trong giới lănh đạo tại Trung Quốc (và phô bày sự bực dọc của họ đối với sự hậu thuẫn của Trung Quốc dành cho Pol Pot) qua việc gia tăng áp lực tại biên giới hay không.  Viên chức này đă trả lời, “Tôi không biết, ông sẽ phải hỏi phía Việt Nam về điều đó (2 Tháng Ba, 1979).

3. Thành ngữ này được dùng lần đầu tiên bởi họ Đặng trong một cuộc phỏng vấn truyền h́nh khi đang ở Hoa Kỳ.  Xem Jen-min (Nhân Dân), 30 Tháng Một 1979.  Lư Tiên Niệm dùng thành ngữ này một lần nữa vào ngày 12 Tháng hai, Jen-min, 12 Tháng Hai 1979.

4. Time, 5 Tháng Hai 1979, trang 16.

5. “U.S.A. – China”, New Times, số 7 (Tháng Hai 1979), trang 7.  Muốn có sự quan ngại của Sô Viết về các vụ bán vũ khí khả hữu của Mỹ cho Trung Quốc, xem Mainichi Daily News (MDN), 29 Tháng Một 1979, trang 3; muốn có sự tường thuật của tờ Izvestiia về mối quan tâm đến một liên minh tam giác giữa Nhật Bản - Hoa Kỳ - Trung Quốc, xem MDN, 31 Tháng Một 1979, trang 9; muốn có một sự phê b́nh cũa hăng thống tân TASS của Nga  về sự “thông đồng`” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, xem MDN, 3 Tháng Hai 1979, trang 1.

6. Tóm lược trong tờ New York Times, 30 Tháng Một 1979, trang 9; toàn thể bản văn trong Bulletin, Department of State, Tháng Ba 1979, các trang 1-2.

7. New York Times, 31 Tháng Một 1979, trang 1.

8. Cùng nơi dẫn trên, trang 6.

9. Cùng nơi dẫn trên, 1 Tháng Hai 1979 (bài viết của kư giả Fox Butterfield).

10. Như được tường thuật trên tờ Hsin-hua News Bulletin (HNB), 4 Tháng Hai 1979, trang 25.

11. HNB, 6 Tháng Hai 1979, trang 33.

12. Cùng nơi dẫn trên, trang 32.

13. New York Times, 1 Tháng Hai 1979, trang A17.

14. “Joint Press Communiqué” (Bản Thông Báo Báo Chí Chung), 1 Tháng Hai 1979; trong Bulletin, U.S. Department of State (Tháng Ba 1979), trang 11.  New York Times (2 Tháng Hai 1979), trang A9, đă tường thuật rằng phía Trung Quốc chỉ muốn dùng từ ngữ duy nhất “bà quyền: hegemony” trong bản tuyên bố; phía Hoa Kỳ, cảm nhận được các phản ứng khả hữu của Sô Viết, đă thêm vào nhóm chữ “và thống trị: and domination” hy vọng làm giảm bớt các sự quan ngại của Sô Viết.  Nỗ lực này đă không thành công.

15. Từ Cuộc Họp Báo của Tổng Thống Carter hôm 12 Tháng Hai 1979, trong tờ Bulletin, U.S. Department of State, Tháng Ba 1979, trang 33.

16. Xem Daniel Tretiak, “The Sino-Japanese Treaty of 1978: The Senkaku Incident prelude”, Asian Survey, Vol. XVII, số 12 (Tháng Mười Hai 1978), các trang 1235-49, đặc biệt các trang 1246-48.

17. Trong Tháng Mười, ngay trước và trong khi có cuộc thăm viếng của họ Đặng tại Nhật Bản, tôi đă thảo luận mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc với một số thành viên của Diet (Thượng và Hạ Nghị Viện Nhật Bản), tôi xin cám ơn họ về cái nh́n thấu triệt và sự thẳng thắn: các quan điểm theo sau được dựa trên các cuộc phỏng vấn dài, cẩn trọng và đôi khi hào hứng đó.  Lời hứa giữ bí mật khiến tôi không được nêu tên những ai tôi đă nói chuyện, ngoài trừ nói rằng các người đối thoại là các nhân viên Quốc Hội đại diện cho tất cả các đảng phái chính yếu; và trong trường hợp thuộc Đảng Tự Do Dân Chủ (Liberal Democratic Party: LDP), là thành viên của các phe phái chính (thí dụ phe Fukuada và Ohira) cũng như các nhóm không chính thức (thí dụ, Seirankai).

18. Mainichi Daily News, 8 Tháng Hai 1979, trang 1; Jen-min, 7-8 Tháng Hai 1979; New York Times, 7-8 Tháng Hai 1979.

19. MDN, 8 Tháng Hai 1979, trang 1.

20. New York Times, 8 Tháng Hai 1979.  Cũng xem bải tường thuật nhă nhặn về cuộc ghé chân của họ Đặng tại Tokyo trong HNB, 8 Tháng Hai 1979, các trang 4-5; cũng xem các sự tường thuật trong Jen-min, 8 Tháng Hai 1979, trang 1.  Muốn có lời b́nh luận của Sô Viết, xem “Japan-China”, New Times, số 8 (Tháng Hai 1979), các trang 9 và 11.

21. Jen-min, 9 Tháng Hai 1979, trang 1.

22. Tôi đă hứa với tất cả các người được phỏng vấn trong thời kỳ này về việc giữ bí mật và v́ thế không thể nêu các danh tính.  Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn được dàn trải theo diễn tiến của cuộc xung đột và với các nhân viên Bộ Ngoại Giao (MFA) thông thạo và phát biểu mạch lạc.  Chủ đề “việc ra dấu hiệu” được khai triển sau cuộc lưu trú của tôi tại Bắc Kinh, đặc biệt trong các cuộc thảo luận với một số các chuyên viên Úc Đại Lợi về Trung Quốc  trong Tháng Bẩy 1979.

23. Một số các chuyên viên tại Hồng Kông và nơi khác cảm thấy rằng trong thực tế đó là một cuộc phản công.

24. Các sự lượng giá này được dựa, một phần, trên sự nh́n thấy của tôi một số lượng đông đảo các máy bay MIG-17 tại phi trường Côn Minh vào giữa Tháng Ba 1979.

25. Phỏng vấn tại Bắc Kinh, 28 Tháng Hai 1979.

26. Jen-min, 26 Tháng Ba 1979, các trang 1 và 4.  Cả hai đều chào mừng sự chiến thắng của các binh sĩ Trung Quốc, cho dù các nhận xét của họ không nồng nhiệt.  Cũng xem câu chuyện ít ồn ào về sự trở về của “các bộ đội biên pḥng” ở P’ing-hsiang (Bằng Tường), Quảng Tây trên tờ Ta Kung Pao (Phụ Trang Hàng Tuần), (TKP(WS)), 15-21 Tháng Ba 1979, trang 1.  Trong một cuộc phỏng vấn bao quát hôm 11 Tháng Ba với viên đại sứ Thái Lan rời nhiệm sử, Đặng Tiểu B́nh cho thấy rằng “Trung Quốc đă phô bày Việt Nam là ‘không quá hùng mạnh’”; về ‘bài học” mà Trung Quốc đă trao cho giới lănh đạo Hà Nội, họ Đặng nói rằng cuộc hành quân đă “t́m cách giảm bớt cách nào đósự tự cao tự đại mà họ có trong đầu, nhưng họ vẫn c̣n có nhiều sự khoa trương trong đầu của họ’”, bản tin của Pháp Tấn Xă (Agence France Press: AFP), được trưng dẫn trong TKP(WS), 15-21 Tháng Ba 1979, trang 3.

27. Xem TKP(WS), 31 Tháng Năm – 6 Tháng Sáu 1979, trang 3 cho phần tóm lược các nhận xét của Wei Kuo-ch’ing và một bài xă luận của tờ Jen-min.

28. Xem TKP(WS), 7-13 Tháng Sáu 1979, trang 4 để có sự tường thuật về các anh hùng được tiếp kiến bởi họ Hoa, họ Đặng và Wang Tung-hsing.

29. Muốn có một sự tŕnh bày về quan điểm của họ Chen [Trần Vân] về Chiến Tranh Việt Nam, xem South China Morning Post, 4 Tháng Tám 1979, trang 5.  Theo một bản tin của AFP từ Đài Bắc, họ Chen có tuyên bố Việt Nam “chỉ bị thương chút ít” trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc … “Chúng ta không bẻ gẫy được các ngón tay của họ, mà chỉ làm chúng bị thương.  Ở một số khía cạnh chúng ta thực sự giúp sức họ”.  Bài viét có nói thêm rằng “ông Chen đă không khai triển nhưng nói ông khác biệt với Phó Thủ Tướng họ Đặng về việc này”.  Ông Chen đă binh vực cho ư kiến của ḿnh trên căn bản của nền kinh tế can hệ: “Nhưng không có chiến tranh nào mà lại không dính líu với kinh tế”.

30. “Các Tổn Thất Của Việt Nam Được Tiết Lộ”, TKP(WS), 3-9 May 1979, trang 1; giả định có sự chính xác trong con số của họ Wu, điều được cảm nhận một cách tổng quát rằng bởi QĐGPNDTQ thực hiện các hành động tấn công đánh Việt Nam, hơn một nửa ttrong số 20,000 số tổn thất phải gánh chịu bởi QĐGPNDTQ là các quân nhân bị tử trận.  Nếu thế, trong hai tuần lễ, các lực lượng Trung Quốc đă gánh chịu đến 20 % số tử vong của các lực lượng Mỹ tại Việt Nam trong hơn 10 năm.

31. Liberation Army Daily (Nhật Báo Quân Đội Giải Phóng), không rơ nhật kỳ; được tóm tắt với vài trích dẫn, trong TKP(WS), 5 Tháng Tư 1979.  Bài viết đă không xuất hiện trên tờ Jen-min jih-pao.

32. Peking, 3 Tháng Ba 1979.

33. Đó là một sự thất bại về quân sự bởi nó đă không thành công trong các mục đích chính trị của nó, và bởi v́ quân đội Trung Quốc, cho dù thi hành một cách can đảm, đă không phá tan được lực lượng, cần phải ghi nhớ, tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam, mà thay vào đó, các binh sĩ pḥng thủ hạng nh́.

34. Chang Ching-fu, “báo cáo về các trương mục nhà nước sau cùng cho năm 1978 và dự thảo ngân sách nhà nước cho năm 1979”, HNB, 30 Tháng Sáu 1979, các trang 29-30.

35. “Các Thành Quả của Quốc Hội Toàn Dân Của Trung Quốc Có Ư Nghĩa Ǵ đối với doanh nghiệp nước ngoài”, Business China (BC) (Hồng Kông), 11 Tháng Bẩy 1979, trang 94.

36. “Các Tổn Thất Của Việt Nam Được Tiết Lộ”, TKP(WS), 3-9 May 1979, trang 1 (trích dẫn một bài tường thuật của AFP từ Bắc Kinh).

37. Về các khía cạnh của sự tái lượng định kinh tế, xem: Melinda Liu, “China stops to rethink its development priorities”, Far Eastern Economic Review (FEER), 16 Tháng Ba 1979, các trang 106-108; Tracy Dahlby, “Peking’s delay worries Japan”, FEER, 16 Tháng Ba 1979, các trang 108-109; David Bonavia, “A revolution in the communes”, FEER 30 Tháng Ba 1979, các trang 8-9; David Bonavia, “China gambles on quick profits”, FEER 4 Tháng Năm 1979, các trang 80-81; David Bonavia, “At the root of the problem, FEER 11 Tháng Năm 1979, các trang 49-50; Melinda Liu, “Putting things in proportion, FEER 25 Tháng Năm [?1979], trang 74.

       Cũng xem, “Likely meaning, outcome of China’s suspension of contracts, slower buying”, BC, 7 Tháng Ba 1979, các trang 31-32; “Sino-Japanese talks to resolve problems of suspended deals”, BC, 21 Tháng Ba 1979, trang 39; “New Opportunities emerge as China reshuffles priorities”, BC, 4 Tháng Tư 1979, các trang 47-49; “Foreign exchange worries spur Peking’s drive for foreign co-operation”, BC, 16 Tháng Năm 1979, các trang 65-67.

       Nếu họ Đặng bị tổn thương về mặt chính trị bởi sự tái lượng định kinh tế, điều khả dĩ rằng sự giật lùi của sự tự do hóa chính trị cũng liên hệ với quyền lực bị sút giảm của họ Đặng.  Về sự cắt giảm, xem David Bonavia, “Human rights and wrongs”, FEER, 13 Tháng Tư 1979, các trang 13-14.  Bonavia đặt trách nhiệm cho sự cắt giảm trên vai họ Đặng.  Cũng xem, David Bonavia, “Retreating to conservatism”, FEER, 27 Tháng Tư 1979, các trang 13-14.

38. Đặc biệt quan trọng là các báo cáo của Hoa Quốc Phong, Yu Ch’iu-li, Chang Ching-fu và Pḥng Thống Kê Nhà Nước, tất cả đều xuất hiện các các số phát hành cuối Tháng Sáu của HNB (bằng Anh ngữ), Jen-min jih-pao (bằng Hoa ngữ).

39. New York Times, 4 Tháng Hai 1979, trang 1.

40. MDN, 18 Tháng Hai 1979, trang 1.  Cũng xem, New York Times, 19 Tháng Hai 1979, trang 1 (đặc biệt bài viết của Bernard Gwertzman).   

41. HNB, 26 Tháng Hai 1979, trang 76; Jen-min, 26 Tháng Hai 1979, trang 6.

42. . Cùng nơi dẫn trên.

43.  Toàn thể văn bản bài diễn văn của Blumenthal đă không xuất hiện tại bất kỳ nguồn tin nào được trích dẫn trong bài viết này.  Nó được trao cho tôi bởi viên Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông và được giả định được cung cấp trong các sưu tập các bài diễn văn của các nhân viên nội các tại các thư viện lớn.

44. Vào ngày 27 Tháng Hai, họ Đặng đă gặp gỡ ông Blumenthal; trong buổi gặp gỡ đó, Blumenthal hai lần đă cố gắng thảo luận về quan điểm của Hoa Kỳ đối với hành động quân sự của Trung Quốc tại Đông Dương.  Trong một cuộc phỏng vấn với một người Mỹ hiện diện tại buổi họp, tôi được nói cho biết rằng mỗi lần khi Blumenthal nêu lên vấn đề chiến tranh, họ Đặng đă khạc nhổ một cách sỗ sàng vào một ống nhổ kề cận để biểu lộ sự khó chịu của ông ta – có lẽ sự khinh thường – đối với sự chỉ trích của Carter.  Phỏng vấn, Hồng Kông, 1 Tháng Mười Một 1979.

45. Hồi ức của phía Trung Quốc về bài diễn văn của Blementhal th́ dai dẳng và chua chát.  Trong một cuộc gặp gỡ mà tôi có với một viên chức Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại New York vào cuối Tháng Chín 1979, khi chúng tôi tái duyệt t́nh h́nh đưong thời tại Đông Nam Á, viên chức này đột nhiên nêu lên vấn đề quan điểm của Hoa Kỳ trên cuộc xung đột của Trung Quốc với Việt Nam, đặc biệt bài diễn văn của Blumenthal.  Ông ta nêu ư kiến rằng nếu người Mỹ trở nên không hài ḷng về hành vi của Trung Quốc, ít nhất họ có thể giữ im lặng về điều đó.  Phỏng vấn, New York, 27 Tháng Chín 1979.

46. Tờ báo Prada tố cáo rằng các lời b́nh luận của Mỹ về các ư định của Trung Quốc trước khi Cuộc Chiến Tranh khởi sự th́ “mơ hồ” và rằng “đă có các kẻ trong số các thân hữu người Mỹ của họ Đặng sẽ muốn dạy cho Việt Nam một bài học và trừng phạt họ một cách muộn màng cho sự thất trận nhục nhă bị gánh chịu bởi quân đội Mỹ tại Việt Nam”, Prada, 19 Tháng Hai 1979, được trưng dẫn trong MDN, 21 Tháng Hai 1979, trang 1.  Ngay trước khi có bài diễn văn của Gromyko, thí dụ, hăng thông tấn TASS đă b́nh luận rằng cuộc thăm viếng của Blumenthal “không có ǵ khác hơn là một cử chỉ chấp thuận cho các hành động của Trung Quốc chống lại Việt Nam”.  Được tường thuật trên New York Times, 27 Tháng Hai 1979 (bài viết từ Moscow bởi Craig Whitney).

47. Cùng nơi dẫn trên.  Tôi không loại bỏ rằng bởi Blumenthal lên tiếng tại Bắc Kinh hôm 25, các lời lẽ cứng rắn của ông đă được truyền thông và chấp nhận theo giá trị bề ngoài (nguyên xi) tại Moscow vào ngày 26 Tháng Hai.

48. Khi Blumenthal đến hội kiến với Hoa Quốc Phong một ngày sau khi đọc diễn văn, cuộc gặp gỡ bị trễ mất 45 phút.  Sự chậm trễ có thể có tính cách bất ngờ hay nó có thể là cách thức của Trung Quốc muốn bày tỏ sự khó chịu của nó với quan điểm của Mỹ.

49. Muốn có một bản tóm lược hay ho về tiến tŕnh lập pháp và các lănh vực quan tâm của Trung Quốc, xem MDN, 12 Tháng Tư 1979, trang 10.  Về cuộc gặp gỡ của Huang Hua (Hoàng Hoa) với Woodcock, xem Jen-min, 24 Tháng Ba 1979, trang 5.  Jen-min jih-pao đă không tường thuật về sự thông qua thực sự của Quốc Hội pháp chế hay việc kư ban hành pháp chế của Carter; một nhà quan sát đă cảm thấy rằng các sự bỏ sót này là các dấu hiệu kín đáo không chỉ cho sự bực bội mà cả cho sự kiện rằng ít nhất một số các nhà lănh đạo Trung Quốc bị bối rối bởi các hành động của Hoa Kỳ.

50. Phỏng vấn, Bắc Kinh, 6 Tháng Sáu 1979.

51. Phỏng vấn, New York, 13 Tháng Sáu 1979.

52. Các sự lượng giá này đặt trên một sự liệt kê cẩn thận và lượng giá tất cả các bài viết của Jen-min jih-pao được ấn hành trong suốt các thời kỳ ấn định.

53. Một bải tường thuật bằng Anh ngữ đă xuất hiện trên tờ South China Morning Post, 13 Tháng Tám 1979, trang 8; và một bài viết bằng Hoa ngữ được in trên tờ Wen Wei Po (Hồng Kông), 12 Tháng Tám 1979, trang 1.  Các bài tường thuật th́ tương tự, nhưng không giống hệt nhau.  Phần trích dẫn là từ tờ Post.

54. Prada, 19 Tháng Hai 1979; toàn thể bản văn trong tờ Information Bulletin, Vol. 17, số 7 (15 Tháng Tư 1979), các trang 7-8.

55. TKP(WS), 5-11 Tháng Tư 1979, trang 1.

56. New Times, số 18 (Tháng Tư 1979), trang 3.

57. Cuộc phỏng vấn họ Đặng với Hăng Thông Tấn Jiji News Agency được tường thuật bởi Reuters từ Bắc Kinh; trong TKP(WS), 17-23 Tháng Năm 1979, trang 1.

58. TKP(WS), 31 Tháng Năm – 6 Tháng Sáu 1979, trang 15; HNB, 28 Tháng Năm 1979.

59. New Times, số 24 (Tháng Sáu 1979), trang 2.

60. Bài diễn văn của họ Hoa đọc trước Quốc Hội Toàn Dân, được phổ biến bởi Hsin-hua (Tân Hoa Xă) ngày 25 Tháng Sáu 1979; trong HNB, 26 Tháng Sáu 1979, trang 53.

61. HNB, 25 Tháng Bẩy 1979, trang 21.

62. Cùng nơi dẫn trên.

63. Cùng nơi dẫn trên, 1 Tháng Tám 1979, trang 23.

64. New Times, số 30 (Tháng Bẩy 1979), các trang 22-23.  Bài viết trích dẫn các nhận xét của Lư Tiên Niệm hồi cuối năm 1978 rằng kinh tế Trung Quốc “ở vào một t́nh trạng trầm trọng” (theo từ ngữ của tờ New Times).  Các nhận xét của Hoa Quốc Phong liên quan đến Lin Piao (Lâm Bưu), “tứ nhân bang” và cuộc đấu tranh giai cấp được ghi nhận một cách mau chóng mặc dù không có tính cách tiêu cực.  Bài tường thuật ghi nhận rằng một Ủy Ban Quốc Gia về Tài Chính và Kinh Tế đă được thiết lập trực thuộc Hội Đồng Nhà Nước.  “Ủy ban được đứng đầu bởi Ch’en Yun (Trần Vân), một nhận vật hàng đầu trong Đảng và các hội đồng nhà nước trong thập niên 1960 và một chuyên viên về các vấn đề kinh tế quốc gia, chỉ mới được tái lập gần đây sau khi đă bị bạc đăi trong suốt ‘cuộc cách mạng văn hóa’”.  Họ Lư, họ Hoa, và họ Trần đă không bị mô tả một cách tiêu cực – và không có sự đê cập nào về họ Đặng được đưa ra.  Các sự tố giác theo nghi thức về chính sách ngoại giao của Trung Quốc có được bao gồm.

65. South China Morning Post, 13 Tháng Tám 1979, trang 9.

66. Hong Kong Standard, 22 Tháng Tám 1979, trang 6.

67. Trong Tháng Sáu và Tháng Bẩy 1979, Jen-min jih-pao đă ấn hành sáu bài viết tích cực về Ba Lan, bốn bài tích cực về mối nước Tiệp Khắc (Czechoslovakia) và Hung Gia Lợi, ba bài tích cực về Bulgaria và hai bài về CMEA./-

_____

Nguồn: Daniel Tretiak, China’s Vietnam War and Its Consequences, The China Quarterly 80 (1979), các trang 740-67.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

10.09.2012    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2012