Chủ Đề:

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Lời Người Dịch:

 

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….

 

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”

 

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

 

1.Sun Dreyer
VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:
V̉NG XOÁY TRÔN ỐC SỰ VẤN ĐỀ VÀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM (1979)
One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War (1979)
.


2. Steven J. Hood,
BẮC KINH, HÀ NỘI, VÀ ĐÔNG DƯƠNG –
CÁC BƯỚC TIẾN TỚI SỰ ĐỤNG ĐỘ
(Beijing, Hanoi, and Indochina – Steps to the Clash,
trong quyển Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War, 1992.


3. Zhang Xiaoming,
ĐẶNG TIỂU B̀NH VÀ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC
ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH
VỚI VIỆT NAM
(Deng Xiaoping and China’s Decision to Go to War with Vietnam),
Journal of Cold War Studies, Summer 2010, vol. 12, No. 3, 3-29.


4, Nicolas Khoo,
HỒI KẾT CUỘC CỦA
MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:
Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và
Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam, 1975-1979
trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination
of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

 

5. Herbert S. Yee,
CUỘC CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:
CÁC ĐỘNG LỰC, CÁC TÍNH TOÁN VÀ
CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG
trong quyển The Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives,
Calculations and Strategies, China Report (xuất bản
tại New Delhi, India), Bộ 16, số 1, 1980, các trang 15-32.

 

6. Edward C. ODow’d,
CHIẾN DỊCH NĂM 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

7.  Edward C. ODow’d,
TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN, THÁNG HAI – THÁNG BA 1979
trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,
The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,
các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,
các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,
các trang 159-166.

 

8. Harlan W. Jenks,
CUỘC CHIẾN TRANH “TRỪNG PHẠT”
CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNH VÀO VIỆT NAM:
MỘT SỰ LƯỢNG ĐỊNH VỀ QUÂN SỰ
(“China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military
Assessment”, Asian Survey 14, no. 8 (1979): 801-815.

 

9. Chen C. King,
CUỘC CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC
ĐÁNH VIỆT NAM:
MỘT PHÂN TÍCH QUÂN SỰ
(“China’s War Against Vietnam: A Military Analysis”),
Journal of East Asian Affairs, no. 1 (1983): 233-63.
 

 

10. John M. Peppers, ,
CHIẾN LƯỢC TRONG XUNG ĐỘT CẤP VÙNG:
MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
ĐIỂN H̀NH VỀ TRUNG QUỐC
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
LẦN THỨ BA NĂM 1979
(Strategy In Regional Conflict:
A Case Study of China In The Third Indochina Conflict of 1979),
U.S. Army War College, Carlisle Barracks, 2001.

 

11. Alexander Woodside
DÂN TỘC CHỦ NGHĨA VÀ
NẠN NGHÈO ĐÓI
TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Nationalism and poverty in the Breakdown
of Sino-Vie6namese Relations,
Pacific Affairs, Fall 1979,
các trang 381-409.

   

12. Dennis Duncanson

CHIẾN TRANH VIỆT NAM
CỦA TRUNG QUỐC:
CÁC Đ̉I HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI
China’s Vietnam War:
new and old strategy imperatives,
The World Today, 35, số 6 (1979),
các trang 241-248.

 

13. James Mulvenon

CÁC GIỚI HẠN CỦA NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH:
CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Limits of Coercive Diplomacy:
The 1979 Sino-Vietnamese Border War,
Journal of Northeast Asian Studies; Fall 95,
Vol. 14 Issue 3, các trang 68-88.

 

14. Andrew Scobell

NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH NỬA VỜI:
CUỘC TẤN CÔNG NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC 
ĐÁNH VIỆT NAM
“Explaining China’s Use of Force”,
China’s Use of Military Force Beyond the Great Wall and the Long March
Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press, 2003
các trang 192-198.

 

15. Daniel Tretiak

CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC
VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ
“China’s Vietnam War and Its Consequences,” The China Quarterly 80 (1979), các trang 740-67.

   

16. Bruce Burton

CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI
 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH
 TRUNG QUỐC - VIỆT NAM NĂM 1979
“Contending explanations of the 1979 Sino – Vietnamese War”,
International Journal, Volume XXXIV, no. 4/Autumn 1979, các trang 699-722.

 

17. Ramesh Thakur

TỪ SỐNG CHUNG ĐẾN XUNG ĐỘT:
CÁC QUAN HỆ
HÀ NỘI – MẠC TƯ KHOA – BẮC KINH
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT
Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War,
The Australian Outlook, Volume 34, số 1, 1980, các trang 64-74.

 

18. Todd West

TỪ SỐNG SỰ NGĂN CẤM  KHÔNG THÀNH  CÔNG
CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979
Failed Deterrence, The 1979 Sino-Vietnamese Conflict,
Stanford University Journal of East Asian Affairs,  Vol. 6, No. 1, Winter 2006, các trang 73- 85.
 

 

19. Colonel G.D Bakshi

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Việt Nam năm 1979:
Trường Hợp Nghiên Cứu Điển H́nh
Trong Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế
VSM, The Sino-Vietnam War – 1979: Case Studies in Limited Wars,
Indian Defence Review, Volume 14 (2) July – September 2000

 

20. Bruce Elleman

Các Quan Hệ Sô Viết – Trung Quốc Và Cuộc Xung Đột
Trung Quốc – Việt Nam Tháng Hai 1979
Đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium,
“After the Cold War: Reassessing Vietnam”,
được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996
tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas

 

21. Henry J. Kenny

CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘc CHIẾN TRANH,
1979 VỚI TRUNG QUỐC “Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China,
Chinese Warfighting: The PLA Experience Since , đồng biên tập bởi
Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt, Chapter 10, các trang 217-241s

 

22. Xiaoming Zhang

CUỘC CHIẾN TRANH
NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM: MỘT SỰ
TÁI LƯỢNG ĐỊNH, “China’s War with Vietnam: A Reassessment”,
The China Quarterly, số 184, December 2005, các trang 851-874.

 

23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.

CHIẾN DỊCH NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC
TẠI VIỆT NAM:
CÁC BÀI HỌC LĨNH HỘI ĐƯỢC
The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75, Carlisle, PA.:
Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, July 2003, các trang 353-378.

 

24. Douglas E. Pike,

CỘNG SẢN ĐẤU CỌNG SẢN
TẠI ĐÔNG NAM A”
 (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.
 

 

25. Henry Kissinger,

“SỜ MÔNG CON HỔ”
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỨ BA”
 Chương 13: “Touching the Tiger’s Buttocks”: The Third Vietnam War, các trang 340-375,
trong quyển On China, xuất bản bởi The Penguin Press, New York, 2011.

   

26. Jimmy Carter,

GHI NHỚ VỀ
CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
NĂM 1979
cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư Keeping Faith, Memoirs Of A President,
A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,
các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 của:
Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.
Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.
Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of Random House, Inc., 1995, các trang 418-19.

 

 

Đại Tá G. D. Bakshi, VSM

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Việt Nam năm 1979:

Trường Hợp Nghiên Cứu Điển H́nh

Trong Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế

Ngô Bắc dịch

***

Lời Người Dịch:

       Bài dịch dưới đây giới thiệu một cái nh́n của một quân nhân cao cấp Ấn Độ về cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1979.  Tác giả, Thiếu Tướng (hồi hưu) G. D. Bakshi, một cựu chiến binh với các kinh nghiệm về các sự đụng độ dọc biên giới và chống khủng bố, là một tác giả viết nhiều về các vấn đrề quân sự và phi quân sự, từng là giảng viên Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng Ấn Độ, với 16 tác phẩm được xuất bản và hơn 50 bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí uy tín.  Ông được trao tặng các huân chương VSM (Vishist Seva Medal) và SM (Sena Medal) cho các công tác xuất sắc của ông đối với nước Ấn Độ.

***

       Thế Chiến I và II là “Các Cuộc Xung Đột Toàn Diện” cổ điển.  Chúng đưa đến sự động viên lâu dài và đông đảo nhất về nhân lực và tài lực của quốc gia-dân tộc can dự.  Các cuộc động viên kéo dài này được duy tŕ trong các thời khoảng từ bốn đến sáu năm, trong đó các mục tiêu chiến tranh được nhắm vào mức độ tối đa của sự đầu hàng vô điều kiện, sự hủy diệt các lực lượng vũ trang của địch thủ và sự chiếm đóng hoàn toàn xứ sở địch.  Như một sự trắc nghiệm ư chí giữa hai tác nhân quốc gia, nó đă cô đọng quan điểm thu đoạt toàn thể thắng lợi và bác bỏ sự thỏa hiệp (maximalist) trong việc giao chiến.  Hồi kết cuộc Thế Chiến II đă chứng kiến sự xuất hiện của các vũ khí hạt nhân.  Các vũ khí này đă biến đổi chính kiểu mẫu bản thân chiến tranh.  Trong thực tế các vũ khí hủy diệt tập thể đă biến đổi một cách triệt để bản chất của bản thân chiến tranh.  Sự chiến thắng quân sự quy ước quyết đoán và rơ rệt không c̣n khả hữu trong một t́nh trạng cân đối hạt nhân.  Tất cả điều mà cuộc trao đổi hạt nhân có thể đoan chắc là “Sự Hủy Diệt Hỗ Tương Chắc Chắn: Mutual Assured Destruction: viết tắt là MAD”.  Chữ viết tắt MAD đă soi sáng một cách thích đáng sự điên cuồng của ư niệm này.  Điều này đă dẫn dắt đến sự khởi đầu một kỷ nguyên của sự kiềm chế chiến lược.  Các siêu cường đă thực hiện các nỗ lực lớn lao để giới hạn các mức độ của sự xung đột.  Các lư thuyết của Tây Phương về sự ngăn câm (hay gián chỉ, deterrence) trong suốt Cuộc Chiến Tranh Lạnh đă hạn chế sự xung đột tại các khu vực then chốt và giới hạn chúng phần lớn vào các chiến trường ngoại vi của địa cầu.  Triều Tiên và Việt Nam đă là hai cuộc xung đột hạn chế chính yếu của Cuộc Chiến Tranh Lạnh này.  Các cuộc xung đột được giữ hạn chế trong ba phương diện:

       1. Trong mục tiêu và phạm vi của chúng,

       2. Về mặt không gian và thời gian,

       3. Về mặt bạo động và các mức độ sử dụng vũ khí.

       Bộ ba các giới hạn này tồn tại cho đến lúc kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh.  Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 (diễn ra trước cuộc xâm lăng của Sô Viết vào A Phú Hăn) đă là một cuộc chiến tranh hạn chế cổ điển – được giới hạn trong mục tiêu và phạm vi và cũng hạn định trong không và thời gian.  Đây là một cuộc xung đột được giao chiến với một bối cảnh chuẩn hạch tâm (quasi-nuclear).  (Trung Quốc đă có các khí giới hạt nhân và Việt Nam là một đồng minh của một siêu cường – LBSV trước đây).

 

Phục Hồi Sự Chú Ư Đến

Các Lư Thuyết Chiến Tranh Hạn Chế

       Cuộc xung đột Kargil trong Tháng Năm – Tháng Bảy 1999 được giao chiến với một hậu cảnh hạch tâm.  Cả Ấn Độ và Pakistan đều đă trở thành các quyến lực hạt nhân công khai (với một loạt các vụ thí nghiệm hạt nhân trong Tháng Năm – Tháng Sáu 1998).  Tiếp theo sau cuộc xung đột Kargil, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Ấn Độ (Indian Institute of Strategic Studies) đă tổ chức một cuộc hội thảo rất có ư nghĩa trong Tháng Hai 2000.  Cuộc hội thảo này dành cho đề tài Chiến Tranh Hạn Chế Với một bối cảnh hạt nhân khả hữu.  Cả viên Bộ Trưởng Quốc Pḥng Ấn Độ lẫnn Tư Lệnh Quân Đội đều phát biểu một cách rơ ràng về khả tính của một cuộc Chiến Tranh Hạn Chế đáp ứng với bất kỳ sự xâm nhập/tăng cường tương lai chiến tranh ủy nhiệm nào của Pakistan tại vùng Kashmir.  Như một phát biểu tuyên cáo chủ thuyết, cuộc Hội Thảo đă là một cột mốc trong sự tôi luyện trí thức.  Nó đă tạo ra một sự khuấy động trong các giới truyền thông và nó đă soi chiếu vào một số vấn đề cốt yếu.  Đặc biệt:

       1. Liệu có thể có một Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế với một bối cảnh hạt nhân hay không?

       2. Liệu nó có thể được giữ giới hạn về mặt mục tiêu và phạm vi và các sự kiềm chế về không gian và thời gian hay không?

       3. Đâu sẽ là các cơ chế kiểm soát sự leo thang nội tại, ở các mức độ quốc gia và quốc tế, có thể giữ các cuộc xung đột như thế trong ṿng hạn chế?

       V́ thế, về mặt học thuyết, vấn đề có tầm quan trọng sinh tử và đáng có sự phân tích và kiểm tra thật chi tiết.  Có một nhu cầu để xây dựng và thử nghiệm các kiểu mẫu trong thế giới thực tế và các sự nhập vai giả định tính toán bằng máy điện toán (computer simulations) có thể giúp chúng ta đi đến phép ngoại suy khả dụng để thích nghi các điều kiện của chúng ta trên tiểu lục địa.  Điều cần phải ghi nhớ trong đầu là sự kiện rằng trong thế giới thời hậu Chiến Tranh Lạnh, cán cân quyền lực lưỡng cực (hay sự tương liên của các lực lượng đă bị xáo trộn một cách nghiêm trọng.  Điều này đă dẫn đến một loạt các cuộc xung đột quy ước nơi mà Tây Phương đă sử dụng lợi thế kỹ thuật của nó (được sản sinh ra từ Cuộc Cách Mạng trong Quân Sự Sự Vụ để phóng ra các chiến dịch trừng phạt chống lại “Các Quốc Gia được mệnh danh là đểu giả, vô lại” (Rogue States) / các đối thủ trong vùng.  Các trường hợp liên hệ thích hợp là:

       1. Cuộc Chiến Tranh Vịnh [Ba Tư] đánh vào Iraq – 1990 (và các cuộc không kích tiếp theo).

       2. Cuộc Chiến Tranh Bằng Không Quân đánh vào Yugoslavia – 1999.

       Tuy nhiên, phần lớn các chiến dịch này không liên quan đến một khung cảnh Ấn Độ - Hồi Quốc hay Ấn Độ - Trung Quốc bởi v́ một sự bất cân xứng như thế về kỹ thuật đă không hiện hữu giữa các tác nhân trong vùng.  Các sự biệt lập lưỡng cực của thời Chiến Tranh Lạnh xem ra c̣n thích hợp hơn và chính từ đó sự phục hồi sự chú ư đến các học thuyết Chiến Tranh Hạn Chế tại Ấn Độ và các nơi khác.

 

Phương Pháp Nghiên Cứu Điển H́nh:

Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế

Trong Một Khung Cảnh Chuẩn Hạt Nhân

       Đích thực v́ lư do này mà chúng ta cần đi trở lùi lại Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 .  Nó không chỉ là một cảnh huống tương tự về địa h́nh và hành quân hữu ích cho t́nh trạng hiện hữu giữa Ấn Độ và Pakistan, mà c̣n là một Cuộc Xung Đột Quy Ước Hạn Chế được giao chiến trong một bối cảnh chuẩn hạt nhân.  Phương thức hay nhất để phân tích một vấn đề mở ngỏ như thế là phương pháp nghiên cứu trường hợp điển h́nh.  Để đi đến bất kỳ kết luận xác quyết nào, chúng ta phải dựa vào các kiểu mẫu trong thế giới thực tế từ quá khứ gần đây.  Để đi đến mục đích này, cuộc Chiến Tranh Trung – Việt hồi Tháng Hai – Tháng Ba 1979 và chiến dịch của Việt Nam tại Căm Bốt trước đó trong Tháng Một 1979 tạo thành các mô h́nh xung đột / các sự nghiên cứu trường hợp lịch sử rất hữu ích từ đó chúng ta có thể suy luận được một số bài học rất thích hợp trong khung cảnh Ấn Độ - Pakistan.  Gộp chung lại, cả hai cuộc xung đột này đều cung cấp chất liệu nghiên cứu trường hợp điển h́nh tốt nhất để chứng thực luận đề của Các Cuộc Xung Đột Quy Ước Hạn Chế trong một bối cảnh chuẩn hạt nhân.  Điều cần phải nhắc lại ở đây rằng Trung Quốc đă là một quyền lực hạt nhân hơn cả một thập niên trước năm 1979.  (Cuộc thí nghiệm hạt nhân đầu tiên của nó diễn ra tại Lop Nor năm 1964).  Việt Nam khi đó đă có t́nh hữu nghị theo hiệp ước với LBSV trước đây – một siêu cường hạt nhân toàn diện.  Với tầm mức đó, cuộc xung đột quy ước hạn chế này đă được phát động dựa vào một “bối cảnh chuẩn hạt nhân” và v́ thế tạo thành mô h́nh xung đột tốt nhất cho sự ngoại suy các bài học / và các quy luật giao đấu cho một Học Thuyết Chiến Tranh Quy Ước Hạn Chế giữa hai đấu thủ có vũ trang hạt nhân.

Mô H́nh Việt Nam

       Việt Nam đă ở vào một t́nh trạng an ninh rất bấp bênh trong năm 1978.  Phía Trung Quốc có quyết tâm khai thác khối người Hoa (dân có nguồn gốc chủng tộc Trung Hoa) đông đảo tại Nam Việt Nam cho mục đích gây bất ổn.  Họ đă cung cấp sự ủng hộ trọn vẹn cho chế độ diệt chủng của Pol Pot tại Căm Bốt và cổ vũ nó chấp nhận một đường hướng hung hăng tại biên giới Việt Nam – Căm Bốt và mở mặt trận khác đối với Việt Nam.  Mục tiêu là để giữ Việt Nam phải bận tâm về mặt quân sự và bị trói tay với sự giúp đỡ của các láng giềng của nó.  Phía Việt Nam đă lượng định một cách chính xác mối nguy hiểm hiển hiện của một t́nh trạng chiến tranh trên hai mặt trận.  Họ đă quyết định một cuộc tấn công phủ đầu, với nhịp độ mau lẹ, để đối phó với sự đe dọa của Pol Pot tại Căm Bốt, sẽ giúp cho họ bảo toàn được cạnh sườn này trước khi hướng lên phía Bắc để đối diện với Trung Quốc một cách vững chắc.  Cuộc Xâm Lăng Quân Sự của Việt Nam vào Căm Bốt v́ thế đă là một cuộc hành quân Hoàn Toàn Bất Ngờ [Coup de Main, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].  Các đặc tính chủ yếu của nó như sau:

       1. Chiến Tranh Chính Đáng: Trong bản chất nó là một cuộc chiến tranh chính đáng để giải phóng người dân Căm Bốt khỏi một trong những chế độ bạo tàn tệ hại nhất trong lịch sử cận đại.  Chế độ diệt chủng của Pol Pot chỉ có ít kẻ tương đồng trong thời đại gần đây về sự hung ác vô nghĩa lư và sự man rợ hoàn toàn.

       2. Đó là một Cuộc Công Kích Quy Ước chỉ bị giới hạn trong chiều kích thời gian.  Nó không bị giới hạn trong mục tiêu hay trong chiều kích không gian.  Nó nhắm vào:

       - Một sự chiếm đóng quân sự toàn thể xứ Căm Bốt.

       - Một sự lật đổ quả quyết chế độ diệt chủng Pol Pot.

       - Nó nhằm đạt được mục tiêu nói trên trong một chiến dịch ngắn, nhanh và dồn dập mang dấu ấn của trận đánh chớp nhoáng cổ điển (chiến dịch Không-Địa).

       Về mặt lưu động quân sự, nó là một thí dụ tuyệt hảo của Chiến Tranh Hạn Chế đă chỉ bị giới hạn trong chiếu kích thời gian.  Nó đă đạt được các kết quả quân sự và chính trị.  Ở tầm mức đó, nó có thể được định nghĩa rất xác đáng là một chiến dịch chuẩn toàn diện (quasi-total campaign) hơn là một cuộc “Chiến Tranh Hạn Chế”.

 

Mô H́nh Chiến Tranh Hạn Chế Của Trung Quốc

Cuộc chiến tranh hạn chế của Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 đă là một cuộc nghiên cứu đối phản.  Trong khi chiến dịch của Việt Nam hồi Tháng Một 1979 th́ chóng vánh và quyết đoán, chiến dịch của Trung Quốc được đặc trưng bởi các sự giới hạn nghiêm ngặt về:

       1. Mục tiêu và phạm vi: Nó tự giới định vào việc giảng dạy một bài học như một Mục Tiêu Tuyên Bố Công Khai.

       2. Không Gian:  Nó tự giới định đến chiều sâu trung b́nh từ 30-40 cây số và không vượt quá các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, và Lào Cai.

       3. Thời Gian: Chiến dịch được ngưng lại một khi các mục tiêu hạn chế tại các tỉnh lỵ đă được vươn tới/chiếm đoạt.  Phía Trung Quốc sau đó thực hiện một sự triệt thoái đơn phương.

 

Mô H́nh Giảng Dạy Một Bài Học

       Nhà phân tích quân sự người Anh – Thiếu Tướng Shelford Bidwell, đă thừa nhân công lao của Trung Quốc trong việc sản sinh ra một h́nh thức mới của chiến tranh.  Ông đă gọi h́nh thức này là “mô h́nh dạy một bài học” và tuyên bố rằng Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Ấn Độ ngắn ngủi trong năm 1962 là chiến dịch đầu tiên của loại chiên tranh này trên thế giới.  Cuộc động binh này được thiết kế bề ngoài để dạy cho Ấn Độ một bài học cho sự ủng hộ được thấy rơ của Ấn Độ dành cho Dalai Lama và cuộc kháng chiến của Tây Tạng.  Cuộc tranh chấp biên giới đă là một duyên cớ thuận tiện được khai thác bởi phía Trung Quốc để phóng ra một cuộc xâm lăng đột ngột và chóng vánh (đă làm cho Ấn Độ hoàn toàn bị bất ngờ), gây ra một sự thất trận địa phương đáng xấu hổ và sau đó thực hiện một màn triệt thoái đơn phương hào hiệp được sắp đặt để nhấn mạnh đến sự bất lực của quốc gia nạn nhân.  Cũng với cùng “mô h́nh dạy một bài học” này mà phía Trung Quốc đă quyết định làm lại đối với Việt Nam.  Bất hạnh thay hay nói cách khác, họ chung cuộc đă học được vài bài học quân sự cho chính họ -- bài học đầu tiên trong đó là nhu cầu hiện đại hóa Quân Đội của họ và chuyển dịch từ học thuyết Chiến Tranh Nhân Dân sang Chiến Tranh Nhân Dân dưới các điều kiện kỹ thuật cao câp.

       Tuy nhiên, tín điều học thuyết căn bản của công thức Trung Quốc này vẫn c̣n vững chắc và liên quan đến ngày nay.  Mô h́nh dạy một bài học hàm ư một sự tuyên cáo ư định về việc giới hạn cuộc xung đột và đến tầm mức đó, nó phục vụ như một cơ chế kiểm soát sự leo thang nội tại có thể cho phép giới định cuộc xung đột quy ước ngay dù có dựa trên một bối cảnh hạt nhân.  Sự kiện lịch sử rằng nó đă thi hành trong bối cảnh chuẩn-hạt nhân của kỷ nguyên Sô Viết và đă ngăn cản một sự leo thang rộng lớn hơn từ cuộc xung đột Trung – Việt thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết trước đây.  Đến tầm mức đó, Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt năm 1979 tạo thành một mô h́nh xung đột rất hữu ích và cấu thành một trường hợp nghiên cứu điển h́nh có thể thu hoạch được một vụ gặt hái các bài học thích hợp và hữu dụng cho khung cảnh hiện thời của chúng ta.

 

Hai Bà Trưng: Bối Cảnh Lịch Sử

       Cuộc xung đột Trung – Việt kéo dài 21 thế kỷ.  Trung Quốc đă thuộc địa hóa Vương Quốc Nam Việt tại vùng châu thổ Sông Hồng trước ngày Thiên Chúa giáng sinh.  Vào năm 39 Sau Công Nguyên, hai chị em nữ vương Việt Nam tên Trưng Trắc và Trưng Nhị đă lănh đạo một cuộc nổi dậy kéo dài bốn năm chống lại Trung Hoa.  Nhà Hán đă phái các lực lượng tăng viện hùng mạnh và đè bẹp cuộc nổi dậy này.  Thay v́ đầu hàng, hai Vua Bà đă nhảy xuống sông Hồng [?] tự tử.  Vào ngày này trong Tháng Ba mỗi năm mọi thiếu nữ Việt Nam đều đă cử hành ngày lễ Hai Bà Trưng.  Cuộc xâm lăng của Trung Quốc năm 1979 xảy ra trong Tháng Hai – Tháng Ba chỉ làm khuấy động các sự tưởng nhớ lịch sử của ḷng thù hận tại Việt Nam.

       Các cuộc nổi dậy quan trọng khác tiếp diễn trong các thế kỷ thứ 3, 6 và thứ 10.  Các cuộc nổi dậy này đă giúp củng cố tinh thần đấu tranh của người dân Việt Nam.  Hơn một tá cuộc chiến tranh nữa đă được giao chiến trong thế kỷ thứ 15.  Khi đó quyền lực Trung Hoa suy giảm và Việt Nam đă có thể khẳng định được nền độc lập của ḿnh.  Từ thế kỷ thứ 18 trở đi, cả Trung Quốc và Việt Nam đều can dự vào việc cố gắng tháo bỏ ách đô hộ của ngoại bang.  Việt Nam đă trở thành m0ột thuộc địa của Pháp trong hậu bán thế kỷ 18 [sic, phải là 19, chú của người dịch] và trong một lúc hai kẻ thù lịch sử đă trở thành các đồng minh chống lại một đối thủ đế quốc chủ nghĩa chung.  Khi Thế Chiến II bùng nổ, cả [Vơ Nguyên] Giáp và Hồ Chí Minh đều ẩn náu tại tỉnh Vân Nam miền nam nước Tàu.  Nơi đây phục vụ như một căn cứ cho cuộc chiến tranh du kích chống lại người Pháp.  Quân Đội Chính Quy Việt Nam được xây dựng và huấn luyện tại băi tập bắn Quảng Tây của Trung Quốc.  Nhưng cả [Vơ Nguyên] Giáp và Hồ Chí Minh không bao giờ quên được trong khoảnh khắc các thực tế của lịch sử.  Hồ Chí Minh có nói, “Thà ngửi cục phân của Pháp trong một lúc c̣n hơn là phải ăn cứt của Tàu suốt đời chúng ta”.  Trong Thế Chiến II, các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản đă lật đổ người Pháp tại Việt Nam.  Họ đă không thể củng cố sự kiểm soát của họ ở vùng nông thôn và từ đó đă trao cho du kích quân Việt Nam cơ hội để tràn lấn.  Chính v́ thế khi người Pháp quay trở lại, họ bị cuốn hút vào một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt.  Năm 1956 [sịc phải là 1954, chú của người dịch] xảy ra trận Điện Biên Phủ và sự tháo chạy của các lực lượng của Pháp tại Đông Dương.  Hội Nghị Geneva đă phân chia Việt Nam dọc theo vĩ tuyến thứ 17.  Điều đáng ghi nhận rằng Chu Ân Lai – cố Thủ Tướng Trung Cộng đă đóng một vai tṛ đáng kể trong sự phân chia này.  Phía Trung Quốc đă không mặn mà để nh́n thấy một Việt Nam thống nhất hùng mạnh tại biên giới phía nam của họ.  Người Mỹ đă đến và sự thống khổ của Việt Nam đă kéo dài trong hơn 20 năm nữa khi một cuộc chiến tranh du kích dữ dội giờ đây được phát động tại miền Nam để chống lại chế độ thân Mỹ.

Phía Trung Quốc rơ ràng có ư định chiến đấu chống lại người Mỹ cho đến “người Việt Nam cuối cùng”.  Tuy nhiên, khi các dấu hiệu của sự thất trận của người Mỹ trở nên rơ ràng, các người Trung Quốc sắc bén đă nhận thức rằng trước họ bày ra viễn ảnh về một nước Việt Nam tái thống nhất và hùng mạnh quân sự.  Ngoài ra, cuộc tranh giành Nga – Hoa giờ đây đă trở nên công khai với sự thù nghịch không che dấu.  Phía Trung Quốc đă ngăn chặn tất cả các đồ tiếp tế của Nga không tới được Việt Nam theo đường bộ.  Họ ngấm ngầm cổ vũ người Mỹ lưu lại.  Trước sự sự tháo chay của Mỹ sau cùng diễn ra trong năm 1975 và các lực lượng Việt Minh đă tái thống nhất Việt Nam, phía Trung Quốc đă phóng ra một cuộc tấn công hải quân và chiếm giữ các đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa bị tranh chấp tại Biển Nam Hải năm 1974.  Bộ mặt t́nh hữu nghị đă bị tháo bỏ.  Các sự tranh giành lịch sử đă bộc phát công khai.

 

Phần Mở Đầu Của Căm Bốt

       Trong các giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam, nó đă lan tràn sang lân bang Kampuchea.  Đường ṃn Hô Chí Minh nổi tiếng (đường xâm nhập) từ Bắc xuống Nam Việt Nam nằm một phần trên đất Lào và Căm Bốt (Kampuchea).  Người Mỹ đă phóng ra một cuộc tấn công vào vùng Mỏ Vẹt để cắt đứt Đường Ṃn Hồ Chí Minh.  Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA) của Mỹ đă xúi giục một cuộc đảo chính trong đó Tướng Lon Nol đă lật đổ vị thủ tướng chủ trương trung lập, [Hoàng Thân] Norodom Sihanouk.  Sihanouk chạy trốn sang Bắc Kinh và chế độ thân Tây Phương của Lon Nol đă cộng tác với người Mỹ trong các cuộc hành quân đánh vào các căn cứ và kho cất dấu vũ khí của Việt Cộng.  Quân du kích Khmer Đỏ -- (một tổ chức công sản cực tả tại Kampuchea) đă khởi sự cuộc chiến tranh du kích để lật đổ chế độ của Lon Nol.  Phía Việt Cộng đă trợ giúp họ trong nỗ lực này.  Khi người Mỹ rút lui khỏi Việt Nam và Sàig̣n bị sụp đổ, quân du kích Khmer Đỏ đă lật độ chế độ không được ḷng dân của Lon Nol.  Chính từ đó chế độ cầm đầu bởi Pol Pot, Khieu Samphan và Iang Sary đă lên nắm quyền lực tại Nam Vang.

       Tuy nhiên, cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam là các kẻ thù truyền thống, Việt Nam và Căm Bốt cũng là các đối thủ truyền thống với nhau.  Bất luận khi nào Việt Nam hùng mạnh, nó sẽ chiếm cứ Căm Bốt.  Phía Trung Quốc đă cố gắng tôi đa để thổi bùng sự thù hận này.  Bị kẹp giữa bởi hai bên, Pol Pot đă bắt đầu trục xuất tất cả người dân gốc Việt ra khỏi Kampuchea.  Chế độ Pol Pot cực tả đă phóng ra một trong các sự thống trị tàn bạo nhất của sự khủng bổ trong một toan tính vội vă để cộng sản hóa dân chúng.  Toàn thể các thị trấn đă bị di tản và dân chúng bị xua về nông thôn đến các nông trại tập thể và các trại lao động cưỡng bách.  Ước lượng có đến ba triệu người dân bị chết trong các chương tŕnh (Pogroms) này.  Để chuyển hướng sự chú ư của dân chúng, chế độ Pol Pot (với sự hậu thuẫn của Bắc Kinh) đă khởi sự một loạt các vụ đụng độ biên giới với Việt Nam.  Các biến cố này đă bộc phát thành một cuộc chiến tranh biên giới toàn diện.  Vào cuối năm 1978, Việt Nam đă đối diện với hoạt cảnh sau đây:

       1. Chế độ bạo tàn của Pol Pot đă xua đuổi tất cả dân định cư Việt Nam ra khỏi Kampuchea.  Các dân tỵ nạn này đă đổ dồn vào miền nam Việt Nam.

       2. Chế độ Pol Pot đă phóng ra một loạt các vụ đung độ và vi phạm biên giơi với sự cổ vũ của Trung Quốc.

       3. Sự kiểm soát của chính Bắc Việt trên Miền Nam vẫn chưa được vững chắc bởi dân chúng chán ghét và trốn tranh các nỗ lực cộng sản hóa họ.

       4. Đă có một nhóm dân thiểu số gốc Trung Quốc (người Hoa) khá đông đảo tại Nam Việt Nam.  Họ đă kiểm soát toàn thể hoạt động mậu dịch và là các kẻ thuộc đội quân thứ năm tiềm ẩn trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc.

       5. Trung Quốc đă cho trú đóng một số lượng lớn lao các cố vấn quân sự tại Kampuchea, đang trợ giúp cho chế độ Pol Pot.

       6. Đă có một sự tập trung lớn lao các binh sĩ Trung Quốc tại các biên giới phía bắc của họ [Việt Nam] và các quan hệ với Trung Quốc mỗi ngày tồi tệ hơn v́ vấn đề trục xuất dân gốc Trung Quốc (người Hoa) ra khỏi Nam Việt Nam.

       Điều hiển nhiên đối với Bộ Tư Lệnh Cao Cấp của Việt Nam rằng một t́nh trạng chiến tranh tại hai mặt trận đầy nguy hiểm và khó khăn đang sôi sục chờ họ.  Nếu họ không hành động mau lẹ tại Kampuchea, một đe doa quan trọng sẽ được dựng lên chống lại họ tại Miền Nam.  Khi đó họ có thể bị vướng mắc vào một cuộc chiến tranh hai mặt trận với Trung Quốc và Kampuchea.  Việt Nam là các kẻ già dặn thực tế.  Bộ Trưởng Quốc Pḥng [Vơ Nguyên] Giáp [sic] đă phân tích một cách b́nh tĩnh t́nh h́nh và đă đi đến kết luận rằng các biện pháp tức thời và quả quyết cần phải có.  Theo đó các bước tiến sau đây đă được thực hiện:

       1. Một hiệp ước Hữu Nghị và Hợp Tác có hiệu lực trong 25 năm được kư kết với Liên Bang Sô Viết trong Tháng Mười Một 1978.

       2. Các sự chuẩn bị được tiến hành cho một cuộc tấn công quan trọng vào Căm Bốt trong mùa khô sau gió mùa.

       3. Sự ủng hộ toàn diện đă được trao cho các du kích quân của Heng Samrin là các kẻ đang cố gắng để lật đổ chế độ Pol Pot bạo tàn.  Heng Samrin đă từng làm Tư Lệnh Sư Đoàn 4 tại Miền Đông Căm Bốt.  Ông ta giờ đây lănh đạo Quân Đội Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Kampuchea.

 

Cuộc Tấn Công Chớp Nhoáng (The Blitzkrieg).

Vào ngày Giáng Sinh 1978 phía Việt Nam đă tập họp khoảng 14 sư đoàn (độ 130,000 binh sĩ) tại biên giới Kampuchea.  Vào ngày 2 Tháng Một 1979, họ đă phóng ra một trận đánh chớp nhoáng dẫn đường bởi các đơn vị thiết giáp chạy khắp Căm Bốt dọc theo các xa lộ chính.  Ít có chi tiết về cuộc hành quân này được cung cấp, nhưng trong cung cách và sự thi hành chiến thuật, nó gợi nhớ nhiều đến các khái niệm tấn công của Nga Sô hơn là các khuôn mẫu thận trọng hơn của Việt Nam.

       Việt Nam đă phóng ra ba mũi tấn công chính:

       1. Tại vùng Tây Bắc tiến tới Stung-Treng và Kratie.  Mũi tấn công này vượt qua sông Mekong và chạy ngang qua miền trung Căm Bốt dọc theo Xa Lộ số 6.  Nó đă chiếm cứ Kampong Thom  - Siem Reap – Poviet và tiến xa măi đến khi nó vươn tới biên giới Thái Lan.  Lực lượng này cũng chiếm cứ Angkor Wat – một biểu tượng hàng đầu [trong nguyên bản là liet motif, không có nghĩa, nhiều phần do xếp chữ sai chính tả, đúng ra là leitmotif, chú của người dịch] của dân tộc chủ nghĩa của Căm Bốt.

       2. Dọc theo Xa Lộ số 7 và vùng Mỏ Vẹt.  Mũi tấn công này nhắm vào thủ đô Nam Vang.  Mũi này đẩy xa hơn dọc theo Xa Lộ số 5 đến Battam Bang – Poipet và biên giới Thái Lan.

       3. Một cuộc đổ bộ hải quân tại Kampong Som.  Cuộc đổ bộ hải quân và một mũi tấn công sau đó dọc theo Xa Lộ số 4 cũng đă được phóng ra nhắm đến Phnom penh, thủ đô Căm Bốt.

       Không Lực Việt Nam (bao gồm các máy bay MIG-19, máy bay F-5 và A-37 của Mỹ chiếm đoạt được) đă phóng ra các cuộc tấn công dữ dội từ các phi trường của Hồ Chí Minh City (Sàig̣n), Biên Ḥa, và B́nh Thủy để yểm trợ cho các đội quân đang tấn kích của họ.  Các đội quân này chạy dọc theo các con đường và xa lộ bằng cách băng ngang qua hay bao vây các trung tâm chính yếu của sự kháng cự cho tới khi chúng vươn tới biên giới Thái Lan.  Bản thân Pol Pot được di tản sang lănh thổ Thái Lan bởi phi cơ trực thăng để trốn tránh sự bắt giữ.  Đó là một thí dụ cổ điển của điều mà [Vơ Nguyên] Giáp gọi là “các cuộc hành quân lưu động” (mobile operations).  Nó là một chiến dịch không-lục quân có nhịp tiến nhanh tuyệt hảo, có thể dùng làm một mô h́nh trong sách giáo khoa.

 

Chiến Tranh Tâm Lư

Các binh sĩ mặt trận Thống Nhất bắt đầu phân phát các nồi nấu cơm cho dân chúng để biểu hiệu cho sự chấm dứt các bếp nấu chung bị oán ghét.  Chế độ Pol Pot đă hoàn toàn bị thù hận bởi dân chúng v́ sự tàn ác phi lư và v́ các mưu toan của nó nhằm phá vỡ đơn vị gia đ́nh.  Dân chúng bị đuổi ra khỏi các thành phố để làm việc tại vùng thôn quê khởi sự lũ lượt quay về nhà họ.

 

Các Hiệu Ứng Của Sự Chiến Thắng Của Việt Nam

Tại Kampuchea

       Trung Quốc mất mặt bởi sự bất lực không bảo vệ được chế độ chư hầu của Pol Pot.  Phía Trung Quốc cũng bị tổn thất khoảng 10,000 “cố vấn” bị bắt làm tù binh.  Chừng 1000 người đă chạy trốn sang Thái Lan khi đối diện với cuộc tấn công chớp nhoáng của Việt Nam.  Phía Trung Quốc kinh hoàng trước ác mộng bị bao vây bởi các quốc gia thân Sô Viết chẳng hạn như Việt Nam và A Phú Hăn.  Họ đọc thấy một khuôn mẫu hiểm độc nơi sự kư kết bản hiệp ước hữu nghị  Việt Nam – Sô Viết và sự chiếm cứ kế đó Căm Bốt.  Ngay dù chế độ bạo tàn Pol Pot hoàn toàn thất nhân tâm và mất uy tín v́ các sự độc ác của nó – phần lớn các nước đặc biệt các quốc gia thuộc khối ASEAN đă kinh hoàng bởi cuộc xâm lăng mau lẹ này.  Vấn đề căn bản can hệ khi đó rằng liệu một nước có thể tấn công và chiếm giữ một nước khác với duyên cớ thất nhân tâm của chế độ của nó hay không? (Vấn đề đă tái xuất hiện tại Kosovo).  Trung Quốc đă cảm thấy rằng nó khổng thể để yên cho Việt Nam không bị trừng trị bởi sự xúc phạm trâng tráo này.  Cách nào đó nó phải tại lập sự khả tín của ḿnh như quyền lực quân sự chế ngự trong vùng với các ư nguyện không thể bị phớt lờ hay coi thường.  Trung Quốc cũng cần có một số các tù binh Việt Nam để đạt được một sự phóng thích các “cố vấn” của chính nó bị bắt giữ tại Kampuchea.  Diễn trường chính v́ thế đă được dọn sẵn cho một cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam.

 

Các Sự Chuẩn Bị Của Trung Quốc

       Các nguồn tin t́nh báo Sô Viết cho thấy rằng Bộ Chính Trị Trung Cộng bị phân hóa trên vấn đề tấn công Việt Nam.  Các phe được đứng đầu bởi Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu B́nh khi đó tán thành một cuộc tấn công hạn chế để “dạy một bài học” theo khuôn mẫu năm 1962.  Sự phân hóa này được xác nhận bởi sự kiện rằng bất kể thông tư của Đảng “cấm chỉ bất kỳ lời tuyên bố chống chiến tranh nào”, một bích chương đă xuất hiện trên “bức tường Dân Chủ” tại Bắc Kinh thắc mắc về sự khôn ngoan của cuộc tấn công của Trung Quốc vào “một nước Việt Nam nhỏ bé”.  Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) trong nhiều năm đă can dự vào việc trấn áp các sự thái quá của cuộc cách mạng văn hóa và vào việc tái lập luật pháp và trật tự.  Việc huấn luyện và hiệu năng hành quân rơ ràng phải chịu tổn hai do kết quả của sự chệch hướng này.  Trong bản thân QĐGPNDTQ đă có hai trường phái tư tưởng:

       1. Phe thân Đặng Tiểu B́nh vốn mong muốn các lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải được hiện đại hóa và cập nhật với sự giúp đỡ của Tây Phương hầu giúp nó có khả năng giao chiến trong một cuộc chiến tranh quy ước.

       2. Phe theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông cảm thấy rằng Trung Quốc phải tiếp tục dựa vào một cuộc chiến tranh nhân dân có tinh chất pḥng vệ để đánh bại bất kỳ sự xâm lược nào.  Kết quả quan trọng nhất của cuộc Chiến Tranh Trung – Việt này là sụ chiến thắng của phe Đặng Tiểu B́nh và sự khai diễn chương tŕnh tứ hiện đại hóa.

 

Tấn Công Ngoại Giao

       Trung Quốc đă phóng ra một chiến dịch độc địa gièm pha Việt Nam như “Cuba của Á Châu” và một công cụ của chủ nghĩa bành trướng của Sô Viết.  Nó đă tố cáo Việt Nam về việc cố gắng thành lập một Liên Bang Đông Dương nhằm chống lại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.  Phó Thủ Tướng khi đó, Đặng Tiểu B́nh, đă đi thăm Hoa Kỳ nơi mà ông ta có nói một cách công khai về việc dạy một bài học cho Việt Nam.  Các nguồn tin giới truyền thông đoán định rằng ông ta đă đoan chắc với Hoa Kỳ rằng đó sẽ chỉ là một cuộc tấn công hạn chế nhằm nói rơ cho phía Việt Nam rằng họ không thể được phép chạy rông một cách hoang đàng.  Phía Hoa Kỳ lấy làm thích thú bởi lập trường cứng rắn này và c̣n có thể cổ vũ một cách riêng tư cho họ Đặng hăy tiến hành nhiệm vụ trừng trị hạn chế này.  Họ Đặng sau đó cũng đă thăm viếng Nhật Bản là nước mà Trung Quốc gần đó đă kư kết hiệp ước hữu nghị Trung – Nhật.  Về mặt ngoại giao giờ đây Trung Quốc đă sắp đặt địa bàn cho cuộc tấn công ồ ạt của nó nhằm dạy một bài học cho Việt Nam.

 

Sự Động Viên

       Các nguồn tin t́nh báo Tây Phương cho hay rằng phía Trung Quốc đă dùng đến 90 ngày để hoàn tất sự di chuyển và bố trí toàn diện cho cuộc tấn công này.  Nó cho thấy một t́nh trạng ứng chiến cao độ trong thời b́nh trong Quân Đoàn Dă Chiến Thứ Ba [Third Field Army?] của Trung Quốc (Đội Quân Dă Chiến lớn nhất của nó) và phụ trách cuộc hành quân này.  Số binh sĩ thực sự được sử dụng thuộc vào Quân Đoàn 42 (Quân Khu Côn Minh).  Khởi thủy, 17 sư đoàn đă được bố trí.  Sau đó lực lượng này đă được tăng cường lên tổng số gồm 25 sư đoàn (250,000 binh sĩ).

 

Các Cấp Chỉ Huy

       Tướng Hsu Shih Yun (Hứa Thế Hữu) (kẻ đă che chở cho Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu B́nh  khi ông ta bị thanh trừng lần thứ nh́ trong năm 1976) là vị tư lệnh tổng quát cho cuộc hành quân này.  Ông ta là một kẻ tham gia “cuộc trường chinh” và là một thành viên của bộ chính trị và một kẻ ủng hộ lớn tiếng của họ Đặng. 

       Tướng Yang The Chih (Dương Đắc Chí), phụ tá của họ Hứa, tướng Dương phụ trách chiến thuật của các cuộc hành quân.  Ông ta cũng là một người đă tham gia “cuộc trường chinh” và đă là tư lệnh phó các lực lượng Trung Quốc trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên.  Khi đó ông ta đă phát triển các chiến thuật xâm nhập và bao vây được tiếp nối bởi các cuộc tấn công ồ ạt.  Ông đă được lựa chọn để chỉ huy cuộc tấn công bởi sự tương đồng về địa h́nh với Triều Tiên và chỉ được bổ nhiệm vào chức vụ này hồi Tháng Một 1979.  Nhờ ở các chiến công của ông trong cuộc Trường Chinh, ông được gán cho nhăn hiệu “vị Tướng luôn luôn chiến thắng”.

 

Khuôn Mẫu Các Cuộc Hành Quân của Trung Quốc

       Các nguồn tin t́nh báo Tây Phương đă từng ước định rằng họ Dương sẽ đi theo khuôn mẫu tấn công ở Triều Tiên liên can đến sự xâm nhập và bao vây được tiếp nối bởi các cuộc tấn công toàn lực.  Nhưng trong trường hợp này, có lẽ cảnh giác về kỹ năng của Việt Nam với các chiến thuật tương tự, phía Trung Quốc đă theo đuổi một đường hướng trực diện và trực tiếp khá kỳ lạ.  Ngay trong Trận Đánh Sela năm 1962, các thành phần xâm nhập của Trung Quốc đă t́m đường lẻn ra phía sau lưng các pḥng tuyến của chúng ta nằm giữa Sela và Bomdila trước khi họ phóng ra cuộc tấn công chính tại cửa ải.  Tuy nhiên, tại Việt Nam, bộ binh Trung Quốc được hậu thuẫn bởi xe tăng và các loạt pháo kích dữ dội đă phóng ra các cuộc tấn công ồ ạt đánh vào các cửa ải ngay chính trong giai đoan đầu tiên.  Phía Trung Quốc đă sử dụng kỹ thuật “Tấn Công Phân Tán” (divergent attack). (Đó là một sự tấn công trên một mặt trận rộng lớn với các cánh quân bậc thang (echelons) kế tiếp quy tụ vào các mục tiêu đă được nhắm đến trong một loạt nhiều móc gọng ḱm (pincer hooks).  Chính v́ thế cuộc tấn công có thể được chia ra thành ba giai đoạn:

       1. Trận đánh tại các cửa ải,

       2. Bẻ gẫy các mục tiêu cấp sư đoàn (sâu vào trong nội địa khoảng 10 dậm Anh),

       3. Chọc thủng sau cùng để chiếm cứ các tỉnh lỵ.

 

Khái Niệm Về Các Cuộc Hành Quân

       Trên bề mặt của nó, cuộc tấn công của Trung Quốc dường như đă được đặt trên một đường hướng hoàn toàn trực tiếp và trực diện dựa vào sức mạnh của quân số và hỏa lực để san bằng lối đi qua của nó.  Nhưng khi nh́n đến các mục tiêu hạn chế của Trung Quốc về mặt chiều sâu xâm nhập, mục tiêu tổng quát của Trung Quốc có lẽ là muốn thu hút các sư đoàn chính quy của Việt Nam vào một cuộc chiến tranh “máy xay thịt”.  Các điểm chính yếu của Trung Quốc trong nỗ lực hay các tuyến tấn kích có thể là:

       1. Đường hướng tới Lạng Sơn xuyên qua Ải Hữu Nghị là con đường xâm lăng truyền thống dọc theo Xa Lộ 1.  Nó cũng là con đường ngắn nhất và trạm hỏa xa Trung Quốc ở Bằng Tường (Pingsiang) rất gần với biên giới.  Như được ước định, mũi tấn công chính của Trung Quốc đă diễn ra dọc tuyến đường này.

       2. Đường hướng tời bờ biển xuyên qua Móng Cái dọc theo bờ biển và tiến xa đến cực điểm tại hải cảng Hải Pḥng.

       3. Hướng tiến tới Sông Hồng đi theo tiến tŕnh của Thung Lũng Sông Hồng.  Quốc Lộ 2 chạy ngang qua thung lũng này và tỉnh lỵ của Lào Cai nằm ở cửa khẩu của nó.

       4. Hướng tiến tới sông Đà chạy dọc theo tiến tŕnh của Thung Lũng sông Đà và dẫn đến Hà Nội.  Tỉnh lỵ của Lai Châu nằm ở cửa sông.  Đường này rất dài và nhiều phần đây không phải là một hướng tiến được lựa chọn (trừ khi Trung Quốc quyết định tấn công xuyên qua Lào và tiến thẳng xuông vùng châu thổ và chiến trường nổi tiếng tại Điện Biên Phủ.

       5. Các hướng tiến phụ dẫn đến các tỉnh lỵ của Cao Bằng và Hà Giang và có thể được dùng để cắt ngang Xa Lộ 4 chạy song song với biên giới và nối liền các Xa Lộ 1 và 2.

       Đây là các tuyến tấn công được cung ứng cho phía Trung Quốc trong trường hợp mục tiêu của họ là một cuộc tấn công toàn lực nhắm vào sự chiếm đoạt Hà Nội.  Tuy nhiên, trong sự kiện thực sự, phía Trung Quốc đă nhắm đến một sự xâm nhập rộng và nông dọc theo toàn thể mặt trận sẽ dẫn họ tới Xa Lộ 4 nằm ngang chạy song song với biên giới.  Khi làm như thế họ đă hy vọng lôi kéo vào trận đánh và hủy diệt/tàn sát các sư đoàn chính quy của Việt Nam, các kẻ mà Trung Quốc cảm thấy sẽ bị buộc phải phản ứng tiến về trước để pḥng thủ các tỉnh lỵ và các trung tâm giao thông quan trọng.  Điều này sẽ đưa đến các trận đánh tiêu hao quan trọng và có thể tạo thành “máy xay thịt” trong đó Trung Quốc hy vọng sẽ nghiền nát Đội Quân chính quy của Việt Nam và gây ra sự trừng phạt nặng nề.  Họ cũng tính toán rằng cuộc tấn công ồ ạt này từ miền Bắc sẽ buộc Việt Nam phải rút quân sĩ ra khỏi Căm Bốt và do đó gỡ bỏ áp lực trên các du kích quân của Pol Pot.

 

Khuôn Mẫu Hành Quân của Việt Nam

       Phía Việt Nam nh́n thấu cạm bẫy này.  Bởi v́ phía Trung Quốc dù sao sắp sửa triệt thoái, họ đă lư luận rằng sẽ vô nghĩa để phái các sư đoàn chính quy của họ quá xa về phía trước.  Theo đó họ đă quyết định chống đỡ vùng biên cương với Dân Quân Biên Pḥng của họ (vào khoảng 150,000 quân) trong khi năm đến bảy sư đoàn chính quy của họ đảm nhận các sự pḥng thủ theo h́nh lưỡi liềm dọc theo Hà Nội trong hai tuyến/vành đai.  Tuyến thứ nhất trong hai tuyến này nối liền Tehbai [? Yên Bái] trên sông Hồng với Kuangteh [Quảng Yên?] tại Bờ Biển Phía Đông.  Sự bố trí này th́ thực tiễn ngay dù nếu phía Trung Quốc có quyết định đánh liều một cách tuyệt vọng để chiếm giữ Hà Nội.  Bởi v́ h́nh thể của Miền Bắc Việt Nam trông giống như một tam giác (với đáy chạy dọc theo biên giới và đỉnh nằm tại Hà Nội), một sự bố trí pḥng thủ sâu trong nội địa như thế sẽ giúp cho phía pḥng vệ xác định một cách chính xác trọng tâm hay điểm chính yếu trong nỗ lực của địch quân và theo đó cho phép bên pḥng thủ sử dụng một cách thích hợp số quân dự bị của ḿnh để ngăn chặn cuộc tấn kích đó và phóng ra các sự phản công.

 

Dân Quân Việt Nam

       Dân quân biên giới đă giao chiến toàn thể trận đánh không phải là một lực lượng hạng nh́ hay thiếu huấn luyện.  Nó cũng gần giống như Lực Lượng An Ninh Biên Giới của chúng ta [Ấn Độ] nhưng phẩm chất của nó cao hơn nhiều.  Điều cũng phải ghi nhận rằng vào thời điểm đó các lực lượng Việt Nam (chính quy hay dân quân) là các kẻ chiến đấu dạn dầy nhất trên thế giới.  Người lính Việt Nam là một xạ thủ tuyệt hảo, một chuyên viên ngụy trang và ẩn náu và thực sự có thể đào chiến hào dài hàng dậm.  Anh ta có đôi chân chạy nhanh như ngựa và rất di động và là một chiến sĩ ngoan cường.  Dân quân được tổ chức thành các toán.  Sự tổ chức của toán th́ linh động và hướng vào công tác.  Đại khái một toán th́ tương đương với một đại đội bộ binh của chúng ta [Ấn Độ].  Nó bao gồm ba phân toán (trung đội).  Mỗi phân toán có sĩ quan phụ trách Quan Sát Pháo Binh riêng của nó, các máy truyền tin có tần số cao (HF) và các vũ khí yểm trợ toán.  Các toán pḥng thủ các cửa ải có các Phân Toán Chống Xe Tăng được trang bị các hỏa tiễn Snapper và Sagger của Sô Viết cũng như các toán biệt phái được huán luyện về việc phá hủy bằng chất nổ.  Quân số của toán th́ hoàn toàn linh động và tùy thuộc vào công tác được giao phó.  Trong nhiều trường hợp, một phần của toán sẽ bám giữ trận địa trong khi các phần tử khác tiến vào phía trước để đột kích/phục kích.

       Chiến lược của Hà Nội do đó là pḥng vệ biên giới với một b́nh phong gồm 100,000 dân quân địa phương sử dụng các chiến thuật du kích tại một địa h́nh đồi núi hiểm trở và có rừng rậm rạp thích hợp một cách đáng ngưỡng mộ cho các hoạt động như thế.  Trong thực tế, viên tướng lĩnh người Pháp, Marcel Bigeamy đă gọi vùng này là “Hỏa Ngục của Dante” (Dante’s Inferno).  Các Sư Đoàn Chủ Lực Quân (Chính Quy) Việt Nam được giữ lùi xa phía sau cho sự pḥng thủ theo h́nh lưỡi liềm quanh các đồng bằng của Hà Nội.  Sự pḥng thủ bằng hỏa tiễn dầy đặc nhất trong lịch sử đă pḥng vệ cho chính Hà Nội và Hải Pḥng.  (Chính sự dầy đặc của sự pḥng vệ bằng hỏa tiễn này có lẽ đă thúc đẩy phía Trung Quốc giữ không lực của nó bên ngoài cuộc chiến).  Sô Viết đă di chuyển một Hạm Đội Hải Quân đến Biển Nam Hải.  Đô Đốc Vladimir Maslov, Tư Lệnh Hạm Đội Thái B́nh Dương Sô Viết đích thân có mặt trên chiếc Soái Hạm của hạm đội này (được nhồi nhét với trang bị điện tử tinh vi để nghe trộm các tín hiệu truyền tin  và Chiến Tranh Điện Tử).  Máy bay thám thính của Sô Viết thường trực tuần cảnh.  Tuy nhiên, hiệu năng của chúng bị cắt giảm bởi mây mù che phủ dầy dặc.  Sô Viết đang theo dơi một cách chặt chẽ sự tăng cường và hoạt động quân sự của Trung Quốc và giữ một sự theo dơi chặt chẽ để xem là liệu Trung Quốc có vượt quá lời biện giải đă tuyên bố của họ về một cuộc chiến tranh hạn chế nhằm chỉ giảng dạy một bài học hay không.  Tương Vơ Nguyên Giáp nhiều truyền kỳ là vị tư lệnh trên danh nghĩa các lực lượng Việt Nam vào lúc đó.  Tuy nhiên, có lời đồn đại cho rằng ông ta khi đó bị mắc chứng bệnh Hodgekin [? Hodgkin, một chứng bệnh ung thư máu, chú của người dịch] và quá đau yếu để phụ trách các hoạt động hàng ngày.  Các công việc này được điều khiển bởi viên tướng do ông đỡ đầu, Văn Tiến Dũng, kẻ đă chiếm cứ Sàig̣n trong năm 1975.

 

Chiến Dịch Của Trung Quốc

Các Cuộc Tấn Công Phân Tán

       Vào ngày 17 Tháng Hai 1979, Trung Quốc đă tấn công 26 địa điểm dọc theo biên giới dài 480 dậm Anh.  Các sự xâm nhập sơ khởi đă có hiệu quả tại 20 điểm.  Sau đó bốn mũi tấn kích chính yếu đă được phát triển hướng vào các tỉnh lỵ Lào Cai, Cao Bằng, Đồng Đăng [đây không phải là tỉnh lỵ, chú của người dịch] và Lạng Sơn.  Sau 17 ngày giao tranh rất dữ dội Trung Quốc đă t́m cách xâm nhập sâu từ 30 đến 40 cây số và chiếm cứ các tỉnh lỵ của các tỉnh phía bắc.  Mục tiêu của việc chiếm cứ các thị trấn biên giới này là nhằm lôi kéo và hủy diệt các đội quân chính quy của Việt Nam trong một cuộc chiến tranh tiêu hao cổ điển.  Tuy nhiên, phía Việt Nam không chịu cắn mồi câu này.  Dân Quân Biên Pḥng Việt Nam được huấn luyện tuyệt vời và được trang bị tốt đă làm chậm cuộc công kích của Trung Quốc, biến thành một sự ḅ lê từng bước, đă kháng cự cuộc tiến quân của Trung Quốc gần như hoàn toàn.  Nhịp tiến quân trung b́nh biến đổi từ 1.7 đến 2.3 cây số mỗi ngày.  Trận đánh có thể được nghiên cứu trong ba giai đoạn kể sau:

       1. Trận đánh tại các Cửa Ải (đột nhập)

       2. Chọc thủng các mục tiêu cấp sư đoàn (sâu từ 15 đến 20 cây số trong nội địa).

       3. Chọc thủng và chiếm giữ các tỉnh lỵ (sâu từ 30 đến 40 cây số trong nội địa).

 

Trận Đánh Các Cửa Ải

       Như đă nói Trung Quốc đă chấp nhận lúc khởi sự kỹ thuật của sự tân công phân tán.  Tuy nhiên cách dùng chữ hoa ḥe này chỉ mô tả kỹ thuật tiêu chuẩn của việc cố gắng che đậy các tuyến tấn kích chính yếu bằng việc phóng ra một số lượng lớn các cuộc tấn công ban đầu.  Từ 26 điểm tấn công ban đầu, Trung Quốc đă thu gom xuống thành bốn mũi tấn kích chính yếu nhắm vào các tỉnh lỵ.  Các mũi tấn công chính yếu được đúc kết như dưới đây:

       1. Dọc theo Thung Lũng Sông Hồng hướng đến thị trấn Lào Cai.

       2. Hướng tới Quốc Lộ 4 nhắm vào thị trấn của Hà Giang.

       3. Từ Chung Si [?] trong tỉnh Vân Nam hướng tới thị trận biên giới Cao Bằng.

       Dọc theo con đường xâm lăng truyền thống xuyên qua “Hữu Nghị Quan” hướng tới Lạng Sơn và Đồng Đăng.  Đây là tuyến tấn kích ngắn nhất hướng tới Hà Nội dọc theo Quốc Lộ 1.  Hà Nội nằm cách phía nam Lạng Sơn 135 cây số và một khi Trung Quốc quyết định theo đuổi một cuộc chiến tranh toàn lực, đây có lẽ sẽ là tuyến tấn kích chính của họ.

       Thay v́ chấp nhận khuôn mẫu Chiến Tranh Triều Tiên về sự Xâm Nhập và Bao vây, viên tư lệnh Trung Quốc Dương Đắc Chí đă phóng ra các cuộc tấn công trực diện ồ ạt mở đầu trong phần lớn các trường hợp bằng xe tăng và được yểm trợ bởi các loạt pháo mạnh mẽ.  Sự sử dung xe tăng của Trung Quốc tại địa h́nh đồi núi đă là một sự ngạc nhiên.  Các xe thiết giáp này được sử dụng chủ yếu để phá vỡ các căn hầm dưới đất.  Mục tiêu của Trung Quốc là chiếm cứ ngay từ ban đầu các cửa ải biên giới trước khi tiến hành bất kỳ sự di chuyển bên cạnh sườn.  Bộ Binh Trung Quốc đă tấn công với quân số áp đảo được yểm trợ bởi các loạt pháo khai hỏa dữ dội.  Trong nhiều trường hợp, Việt Nam đă phóng ra các cuộc tấn công và phục kích phá hoại tài t́nh khắp biên giới để quấy rối và gây hỗn loạn cho các sự tấn công của Trung Quốc.  Các sự chặn nghe truyền tin vô tuyến có thể đă mang lại cho họ một sự chỉ dẫn rơ ràng về Ngày Quyết Định (D-Day) của Trung Quốc.  Trung Quốc đă sử dụng các xe tăng cỡ trung b́nh T-59 trong vai tṛ tấn công để phá vỡ các căn hầm và cho sự chuyên chở đạn dược và các cơ sở tái tiếp tế cũng dùng cho việc phun bắn các vũ khí hóa học.  Các Toán Dân Quân Việt Nam được trang bị với các hỏa tiễn chống xe tăng đă có khả năng hủy diệt một số lượng lớn các xe tăng của Trung Quốc.  Chính v́ thế, 18 xe tăng Trung Quốc đă dẫn đường cho các cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc vào Mường Khương,  Trong số này, 8 xe tăng đă bị tan xác dọc theo chiếc cầu.  Nhằm tạo khó khăn hơn nữa cho Trung Quốc, phía Việt Nam đă phóng ra một loạt các cuộc đột kích băng qua biên giới vào các vị trí đặt súng của Trung Quốc và đă có thế quấy rối sự yểm trợ pháo binh.  Trung Quốc thiếu các APC [chữ viết tắt của armored personnel carrier: xe bọc sắt chở nhân viên, chú của người dịch] và các phương tiện di tản số tổn thất đă không đáp ứng với khối lượng rất nặng nề của các sự tổn thất ban đầu.  Một cách đáng ngạc nhiên, các xe tăng và xe bọc sắt của Tr8ung Quốc sử dụng dường như thiếu dụng cụ truyền tin vô tuyến đáng tin cậy và trong nhiều trường hợp được nh́n thấy là dùng cờ và ra dấu bằng tay.  (Điều này xảy ra cũng có thể v́ có sự phá rối Điện Tử bởi người Nga).  Các cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc đă bị phá hỏng và rối loạn bởi các cuộc tấn công quấy phá và các sự phản công, các băi ḿn, cọc tre vót nhọn và các sự tập trung pháo kích rất nặng nề.

 

Chọc Thủng Đến các Mục Tiêu Cấp Sư Đoàn

       Sau từ 5 đến 7 ngày đầu tiên giao tranh dữ dội, Trung Quốc tiến đến một sự ngưng nghỉ chiến thuật tiêu chuẩn cùng với sự tiếp vận.  Các cuộc tấn công ban đầu đă bị đánh tơi bời và hỗn loan một cách tệ hại.  Song phía Trung Quốc vẫn lao tới không nao núng.  26 địa điểm tấn công ban đầu giờ đây được hội tụ thành 11 gọng ḱm.  17 sư đoàn được yểm trợ bởi thiết giáp đă phóng ra các cuộc tấn công ban đầu.  Tám sự đoàn mới được tăng phái và hối hả tham gia vào các giai đoạn kế tiếp.  Trung Quốc trong phần lớn trường hợp đă xâm nhập sâu đến 10 dậm Anh (15-20 cây số) nhưng đă phải trả một giá rất đắt về tổn thất nhân mạng và trang bị.   Tài nghệ chiến thuật và sự tinh tế của Chiến Tranh Triều Tiên đă bị thay thế bởi một cuộc tiến quân với sức đè bẹp mở đường bởi các xe tăng, trước đó là các loạt pháo binh dữ dội và nổi bật bởi từng đợt biển người xô đẩy liên tiếp nhau của bộ binh Trung Quốc.

 

Trận Đánh Vào các Tỉnh Lỵ

       Trung Quốc giơ đây tài diễn các cuộc tấn công của họ nhắm vào các tỉnh lỵ chính yếu và các trung tâm giao thông then chốt tại vùng đất phía sau biên giới.  Các trận đánh chính đă khai diễn tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh.  Mục tiêu của các sự tấn công này là để lôi kéo các đội quân chính quy của Quân Đội Việt Nam và gây ra các sự tiêu hao nặng nề cho họ xuyên qua các cuộc hành quân “nghiền thịt” [tàn sát] .  Đă có các cuộc tấn công và phản công dữ dội.  Tại Lạng Sơn Trung Quốc đă phóng ra 17 cuộc phản công để tái chiếm một mục tiêu.  Vào cuối tuần lẽ sau cùng của Tháng Hai, phía Việt Nam vẫn chưa tung vào trận bất kỳ một trong các sư đoàn chính quy của họ vốn được giữ lại phía sau để pḥng thủ Hà Nội.  Nó cũng không cho triệt thoái bất kỳ người nào trong số 150,000 binh sĩ của nó tại Căm Bốt.  Tại tỉnh lỵ, Việt Nam đă lựa chọn chiến thuật được ưa thích của họ.  Họ rút quân khỏi các thị trấn về các ngọn đồi kề cân.  Khi các đội quân Trung Quốc nhào vào họ bị giao chiến từ mọi hướng từ các ngọn đồi bao quanh và thực sự bị cấu xé một cách nặng nề.

 

Trận Đánh Lạng Sơn

       Trung Quốc th́ hoàn toàn bị sửng sốt bởi sự mănh liệt của sự kháng cự.  Tuy nhiên, trên lư thuyết họ đă chiếm cứ các tỉnh lỵ.  Phía Việt Nam đă lựa chọn sự pḥng thủ Điện Biên Phủ cổ điển bằng cách bỏ trống các thị trấn và leo lên các ngọn đồi chung quanh.  Phía Trung Quốc giờ đây quyết định gọi đó là một sự chiến thắng.  Họ đă loan báo sự rút quân đơn phương thông thường của họ.  Tuy nhiên, để yểm trợ cho sự triệt thoái này, họ đă phóng ra một cuộc tấn công cấp nhiều quân đoàn đánh vào Lạng Sơn.  Cuộc tấn công ba mũi được phóng ra hôm 2 Tháng Ba 1979 ngay dù phần lớn các đơn vị Trung Quốc ở phía sau đă khởi sự triệt thoái.  Sự giao tranh rất dữ dội đă bộc phát.  Phía Việt Nam giờ đây đă tung các Trung Đoan Phi Hổ [? Flying Tigers Regt.] vào Đồng Đăng.  Sư Đoàn Bộ Binh 308 (một đôi quân tinh nhuệ) đă sẵn sàng để can thiệp vào trận đánh Lạng Sơn nhưng chưa di chuyển, bởi các binh sĩ Dân Quân xem ra đang đảm trách t́nh h́nh khá tốt đẹp.  Để né tránh sự mất mặt bởi việc “chiếm cứ” các tỉnh lỵ, Trung Quốc đă loan báo rằng họ đă dạy một bài học cho Việt Nam và đă khởi diễn sự rút quân của họ.  Phía Trung Quốc đă chiếm cứ trên mặt đất bốn khoanh đất chung quanh các tỉnh lỵ Lào Cai, Cao Bằng, Đồng Đăng và Lạng Sơn.  Tuy nhiên, (ngoài một Trung Đoàn), không đơn vi nào trong các lực lượng chủ lực của Việt Nam bị dẫn dụ vào trận đánh.  25 sư đoàn Trung Quốc thuộc Quân Đoàn 3 Dă Chiến thực sự bí đánh phá tả tơi.

 

Các Sự Tổn Thất Của Trung Quốc

       Sau chiến tranh, Tướng Wu Xiuquan, Tổng Tham Mưu Phó Quân Đội Trung Quốc có nói với một phái đoàn của Học Viện Cao Đẳng Quốc Pḥng Pháp Quốc (cầm đầu bởi Tướng André Marte) rằng Quân Đội Trung Quốc bị tổn hại 20,000 bị chết và bị thương trong cuộc chiến tranh bốn tuần lễ này.  Với một tỷ số một người bị chết trên 3 người bị thương, điều này được phân giải thành khoảng 7000 người chết và 13-15,000 bị thương.  Con số tổn thất nặng nề này làm Ngũ Giác Đài ngạc nhiên.  Số tổn thất th́ cao hơn số tổn thất của Hoa Kỳ trong bất kỳ bốn tuần lễ nào của chiến tranh tại Việt Nam.  Cứu xét rằng Trung Quốc đă sử dụng khoảng 250,000 binh sĩ chống lại 100,000 Dân Quân Việt Nam, bách phân số tổn thất gần nằm trong khoảng từ 8 đến 10%.  Các sự tổn thất tương đối cao này của Trung Quốc có thể được quy kết cho học thuyết của QĐGPNDTQ về “việc đến tóm chặt” lấy địch quân ở cơ hội sớm nhất.  Trung Quốc tin tưởng rằng họ không có đối thủ ngang ngửa trong việc cận chiến ( in hand to hand fighting).

       Trung Quốc đă phát biểu muốn dạy một bài học cho Việt Nam.  Chung cuộc chính họ đă thực sự học được một ít bài học đau đớn.  Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt đă được sử dụng bởi phe Đặng Tiểu B́nh để tranh luận rằng lập trường của họ cho nhu cầu khẩn cấp của sự hiện đại hóa đă được chứng minh một cách triệt để.  Cuộc chiến tranh đă soi chiếu một cách đau đơn rằng Trung Quốc thiếu trang thiết bị hiện đại.  Cụ thể họ đă đă không dùng các Xe Chuyên Chở Binh Sĩ Bọc Sắt hay Các Xe Chuyển Vận Bộ Binh Chiến Đấu (Infantry Combat Vehicles).  Không Lực của QĐGPNDTQ th́ hoàn toàn lỗi thời và Tướng Wu đă nói với Tướng André Marte rằng nó di sau Các Không Lực của Tây Phương ít nhất 15 năm.  Nó đă không thực hiện một phi vụ chiến đấu nào (ngoại trừ các chuyên bay quan sát :Air OP: observation post) trong toàn bộ cuộc chiến – do đó là mo6t. điều bất đắc dĩ.  Đặng Tiểu B́nh đă sử dụng cuộc chiến tranh này để giành thắng một cách quả quyết cuộc tranh luận về học thuyết tại Trung Quốc.  Ông đă xuất hiện như người hùng và nhà hiện đại hóa vĩ đại của Trung Quốc, kẻ đă đề xướng chương tŕnh “tứ hiện đại hóa” nhiều tham vọng sẽ đặt định nền văn minh Trung Quốc một cách vững chắc trên con đường tiến tới vị thế siêu cường trong thởi khoảng 50 năm.  Họ Đặng đă che lấp họ Mao và di sản chiến tranh Nhân Dân của ông ta.  Các bài học đau đớn của Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt đă được sử dụng để làm sáng tỏ nhu cầu cần hiện đại hóa.  Điều này cấu thành bối cảnh thí nghiệm cho sự chuyển tiếp từ Chiến Tranh Nhân Dân sang Chiến Tranh Nhân Dân dưới các diều kiện kỹ thuật cao cấp.

 

Kết Luận

       Trong phần kết luận, các sự kiện sau đây về cuộc chiến tranh đáng được làm nổi bật lên:

       1. Nó kéo dài chưa đầy 3 tuần lề (17 ngày).  250,000 binh sĩ Trung Quốc thuộc khoảng 25 sư đoàn được phóng ra đánh lại 100,000 bộ đội thuộc Dân Quân Biên Pḥng Việt Nam.

       2. Không bên nào sử dụng đến không lực.

       3. Phía Việt Nam đă không tung quân chính quy (các sư đoàn chủ lực quân) vào cuộc chiến hay triệt thoái bất kỳ lực lượng nào của họ ra khỏi Căm Bốt.

       4. Trung Quốc phải gánh chịu 6-7000 người bị chết và 13-15,000 người bị thương.  Các chi tiết về số tổn thất của Việt Nam không được cung ứng.

       5. Các đội quân Trung Quốc đă xâm nhập sâu tối đa 30-40 cây số tại bốn khoanh đất.  Họ đă chiếm cứ ba trong sáu tỉnh lỵ và khai diễn một sự triệt thoái đơn phương.

       6. Cuộc triệt thoái được yểm trợ bởi một cuộc tấn công cấp nhiều Quân Đoàn tại Lạng Sơn.

       7. Bất kể một bối cảnh chuẩn hạt nhân, cuộc chiến tranh đă được giữ hạn chế ở mức độ quy ước.  Nó cũng đă không dẫn đến một sự đụng độ rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết.

       8. Nó đă là một cuộc xung đột hạn chế điển h́nh – hạn chế trong mục tiêu và phạm vi, hạn chế trong không gian bởi độ sâu của sự xâm nhập, hạn chế về thời gian.  Giới hạn tài nguyên liên can đên việc loại bỏ sự sử dụng Không Lực.  Nhận thức được các nhược điểm của Trung Quốc trong lănh vực này, điều này là một việc bất đắc dĩ.  Không Lực QĐGPNDTQ chỉ có thể làm được ít việc trong cuộc xung đột này và lại sẽ phải đón nhận các tổn thất nặng nề và tai tiếng.     

       9. Chiến dịch của Việt Nam tại Căm Bốt trong Tháng Một cùng năm đă cung cấp một sự nghiên cứu trái ngược.  Nó bị hạn chế chỉ trong chiều kích thời gian (một tuần).  Nó đă đạt được các kết quả quyết đoán nhiều đến mức nó đă lật đổ chế độ diệt chủng của Pol Pot và dẫn đến sự chiếm đóng toàn thể Căm Bốt.  Nó đă là một chiến dịch phối hợp Không-Lục Quân cổ điển theo khuôn mẫu chiến tranh chớp nhoáng.

       10. Bất kể các sự kiềm chế và các giới hạn và các kết quả hỗn tạp của nó, cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam trong Tháng Hai – Tháng Ba 1979 vẫn c̣n là một thí dụ thích hợp của hiệu quả của mô thức “Dạy Cho Một Bài Học”.  Mục đích công bố là chỉ để dạy một bài học phục vụ cho việc giữ cuộc chiến tranh được hạn chế vào Kiểu Mẫu Chiến Tranh Biên Giới (Border War Paradigm).  Nó là một cơ chế kiểm soát sự leo thang hữu dụng và khả dụng trong khung cảnh có bối cảnh hạt nhân hay chuẩn hạt nhân (quasi-nuclear).

       11. Bất kể mục tiêu công bố về việc dạy cho một bài học, Trung Quốc đă duy tŕ một mức độ mơ hồ cho đến tận phút cuối.  Việc giữ lại phía sau các sư đoàn Chủ Lực Quân Việt Nam cho đến khi các ư định của Trung Quốc được kết tinh soi sáng cho khía cạnh này.

       12. Việt Nam đă không mưu định các cuộc đột kích/ phản công vào lănh thổ Trung Quốc (ngoài các cuộc đột kích/phục kích quy mô nhỏ) cũng như không bám sát sự triệt thoái của Trung Quốc và không tiến hành bất kỳ sự truy kích nào.  Nó bằng ḷng để các lực lượng Trung Quốc rút lui mà không bị quấy rối.

       13. Tuy nhiên thành quả chiến đấu của Trung Quốc cho thấy một số các khuyết điểm trong sự tổ chức, trang thiết bị và khuôn mẫu điều hành.  Rơ ràng Trung Quốc đă ghi tâm các bài học này.

 

Hội Chứng Hai Mặt Trận

       Các thí dụ của các cuộc chiến tranh Trung – Việt và Việt Nam – Căm Bốt năm 1979 minh họa cho sự đáp ứng của các quốc gia quân sự hóa cao độ đối với một t́nh trạng “hai mặt trận”.  Vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979 cả bản thân Trung Quốc và Việt Nam cảm thấy bị đẩy vào một t́nh trạng hai mặt trận.  Việt Nam cảm thấy nó bị bao vây bởi Trung Quốc ở phương bắc và một Pol Pot đ̣i thu hồi đất cũ tại Căm Bốt ở phía nam.  Trong nước, nó phải đối phó với một khối dân tộc thiểu số gốc Hoa đông đúc tại Miền Nam Việt Nam.  Trung Quốv kế đó cảm thấy rằng Hiệp Ước Hữu Nghị Sô Viết – Việt Nam được dùng để bao vây nó trong một t́nh thế hai mặt trận.  Sự đáp ứng của cả hai quốc gia quân sự hóa này là ứng chiến (proactive) và quả quyết một cách cao độ.  Họ đă vội vă đánh đấm về mặt quân sự trước khi sự bao vây nhận thức trở thành một sự kiện.  Cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt là một thí dụ cổ điển của một cuộc động binh có độ rủi ro rất cao với các thời biểu rất chặt chẽ nhưng được đền trả một cách tương xứng.  Họ đă kết thúc cuộc tấn công chớp nhoáng này trong Tháng Một 1979 trước khi Trung Quốc có thể hoàn tất sự động viên của nó tại phương Bắc.  Phía Trung Quốc đă đáp ứng bằng cuộc xâm lăng của họ trong thời khoảng chỉ một tháng.  Các học giả Mỹ như Bruce Elleman đă phát biểu rằng cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam trong Tháng Hai – Tháng Ba 1979 chính yếu là một sự đáp ứng đối với Hiệp Ước Hữu Nghị Sô Viết – Việt Nam.  Trung Quốc đă muốn bày tỏ rằng nó không thể bị ngăn cấm khỏi việc theo đuổi các quyền lợi cấp miền của nó bởi bất kỳ quyền lực cấp vùng phụ trội nào và hiệp ước với Sô Viết sè không mang lại điều ǵ cho Việt Nam.  Nói cách khác, họ đă muốn vạch mặt chỉ tên sự phỉnh gạt của Sô Viết.  Cả hai sự đáp ứng trực tiếp và quả quyết này trước các t́nh trạng hai mặt trận th́ có tính chất truyền bá kiến thức cao độ và xứng đáng cho sự nghiên cứu và phân tích chi tiết.  Như một mô thức trường hợp nghiên cứu điển h́nh, cuộc Chiến Tranh Trung Việt là một chiến dịch quân sự rất quan trọng được giao tranh trước một bối cảnh chuẩn hạt nhân.  Cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt có thể liên hệ không kém đến khung cảnh của chúng ta.  Cả hai cuộc chiến tranh hạn chế đều là các mô h́nh có tính chất minh họa cao độ và cần được nghiên cứu chi tiết để làm các bài học trong khung cảnh của Ấn Độ./-     

___

 

Thư Tịch Chọn Lọc

1. Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict (20 April 96) [bài tham luận đọc tại cuộc hội thảo được tổ chức tại Đại Học Texas Tech University, xem bản dịch được đăng tại trên Gió O, chú của người dịch].    

2. Christian F. Ostermann, “New Evidence on the Sino-Soviet Border Dispute”, Cold War International History Project Bulletin, Issue 5 (Spring 1995).

3. Ramesh Thakur and Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam, New York, St. Martin Press, 1992.

4. King C. Chen, China’s War with Vietnam 1979.  Stanford, CA, Hoover Institution Press, 1987.

5. Robert A. Scalapino, “The Political Influence of the USSR in Asia”, trong sách biên tập bởi Donald S. Zagoria, Soviet Policy in East Asia, New Haven, Yale University Press, 1982.

6. Chang Pao-min, Kampuchea between China and Vietnam, Singapore, Singapore University Press 1985.

7. Richard H. Solomon và Masatake Kosaka, đồng biên tập, The Soviet Far East Military Buildup, Dover, MA, Auburn Home [House?] Publishing Co., 1986.

8. John Blodgett, “Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power”, trong sách biên tập bởi Rodney W. James, Emerging Powers: Defence and Security of the Third World, New York, Praeger Publishers, 1986.

9. Banning Garrett, “The Strategic Triangle and the Indochina Crisis”, trong sách biên tập bởi David W. P. Elliot, The Third Indochina Conflict, Boulder, CO., Westview Press, 1981.

_____

Nguồn: Colonel G. D. Bakshi, VSM, The Sino-Vietnam War – 1979: Case Studies in Limited Wars, Indian Defence Review, Volume 14 (2) July – September 2000.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

26.11.2012    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2012