ĐẶNG PHÙNG QUÂN
2004
“Triết học có thể như văn chương, nghệ thuật không nhỉ ? Không, nó không hấp dẫn giác quan con người để ngấu nghiến hưởng thụ. Nó có thể là độc dược, là thuốc phiện và cần phải có một hành cung tri thức để tiếp cận”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ>
|
HÀ CẨM TÂM
2003
“Chưa có ông họa sĩ nào mà ngồi vẽ một mình, ngắm tranh một mình và nói chuyện một mình... Van Gogh là một người bản lĩnh cao cường, tập trung trong tất cả XÁC+HỒN cho hội họa mà còn phải thỉnh mời ông Gauguin về sống chung để cùng sáng tác.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ>
|
HOÀNG HẢI THỦY
2011
“Nếu tôi nói “ Không có truyện nào tôi viết vừa ý tôi cả.” Tôi thấy tôi có vẻ kiêu căng. Nay đọc lại những truyện tôi viết 50 năm xưa, như trong các phóng sự tếu, có vài đoạn làm tôi ngạc nhiên: “ Tại sao ngày ấy mình viết được những lời, những chuyện như thế này? ” .”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
HOÀNG XUÂN SƠN
2006
“Tôi nghĩ chữ nghĩa thần kỳ, đắc địa là do quá trình suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình thôi. Dĩ nhiên cũng phải có công phu hàm dưỡng. Những con chữ ẩn tàng đâu đó trong vô thức. Được dịp là bung ra kịp thời kịp lúc. Cái đó có phải là trời đãi ?
.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
LÂM HẢO DŨNG
2010
“Đọc lại thơ sau khi sáng tác là điều cần thiết và dĩ nhiên đó là giây phút thú vị để nghe âm vang của từng câu chữ bỗng trầm theo nhịp điệu của thơ."
.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
NGU YÊN
2010
“Thơ có ưu điểm nói và không nói. Đa phần thơ sâu, thơ giá trị nằm ở chỗ không nói. Trong khi nhạc mà không tấu, không hát là không được"
.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG
2015
“Tôi chỉ viết, vẽ khi no cơm ấm áo, thoải mái, không có chuyện lo buồn. Tôi không thể là một anh nghệ sĩ áo rách, bụng đói, ngồi trên gác trọ say mê sáng tạo, viết, vẽ dưới ánh đèn leo lét giữa đêm khuya hầu có tác phẩm để lại cho đời sau. Tôi theo chủ nghĩa cá nhân, hiểu theo nghĩa tốt, là: trân trọng đời tư của người khác, và không đặt cá nhân mình lên trên tất cả.
.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
NGUYỄN THÙY SONG THANH
2014
“Đứng ở góc độ trải nghiệm cá nhân thôi, tôi nghĩ chỉ tri thức không thôi chưa thể quyết định đẳng cấp thơ. Nhưng tri thức giúp người làm thơ, viết văn nhìn và thấu hiểu bản chất sự vật. Nếu thơ tôi có sự bộc trực của trí lực, (điều này do người đọc tinh nhạy nhận thấy, người viết ít khi thấy được mình) thì không phải tự nhiên mà mùi trí thức nhảy loi choi ra ràng như cô Lê hỏi. Trí lực của thơ phát ra từ nguồn năng lực được tích dưỡng, lớn dần. Nguồn năng lực này do gặt hát được từ trường lớp, sách báo, in tơ net v.v… với ý thức tự trùng tu, tôn tạo kho tri thức của trí tuệ mình. Người viết khi đã có sẵn kho tri thức rồi còn phải có khả năng vận dụng tri thức mới ra được sự mạnh mẽ của trí thức trong thơ. Đó là khả năng hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng, suy diễn… để tạo ra hình ảnh thơ, tứ thơ.
.”Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
THI VŨ
2009
“Tôn giáo Tây phương chủ súy thần quyền.
Đông phương gọi tôn giáo là Đạo, tức con đường.
Nơi rừng rậm, đất hoang, chưa có con đường
thì đôi chân con người phát quang mà đi.
Lâu thành đường.”Phỏng vấn bởi: Lê Thị Huệ
|
THI VŨ
2006
“Văn chương thay đổi lòng người, mà lòng người là gì, nếu không là sinh phong mới cho văn hóa : một nền văn hóa mới chữa vết thương khủng hoảng tâm thức. Thơ là gì nếu không là mẹ đẻ của triết học : một người nhìn lên trời cao lúc xế chiều và mơ mộng, đó là bước đầu của triết học và tư tưởng.”
Phỏng vấn bởi Lê Vĩnh Phúc
|
TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN
2012
“Khi người viết nổi giận đủ thì mới có thể viết hết và viết thật những gì mình không chấp nhận và đả phá. Đây không phải là điều dễ dàng, vì khi viết, là người cầm bút đã tự đưa mình vào 'thế hiểm,' bộc bạch tỏ lộ cõi lòng. Trên đời, không phải ai cũng dám nói thật (những điều mình nghĩ). Điều này lại càng khó hơn trong cõi viết.”
Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
TRẦN HOÀI THƯ
2014
“Tôi là nhà văn sống và viết. Tôi tìm chất liệu ở con người thật của tôi. Tôi sống và viết bằng con người thật của tôi.
Dù viết nhiều về lính, nhưng nhất thiết tôi không phải là nhà văn quân đội. Tôi đã kể tôi là nhà văn sống và viết. Khi tôi ở trong quân đội, tôi viết về người lính, khi tôi đào ngũ, tôi viết về kẻ đào ngũ, khi tôi trở lại đơn vị bị giáng lon, thì viết về tâm trạng của người lao công chiến trường… Khi tôi bị thương nằm trong quân y viện tôi viết về tâm trạng người thương binh, khi tôi ở trong trại khổ sai, tôi viết về sự thật cảnh tôi vồ chụp lấy thau cơm nhão nhẹt chua lè dành cho chó ăn ở bên hiên một doanh trại bộ đội Bắc Việt vì quá đói …”
Phỏng vấn bởi Nguyễn Thị Hải Hà
|
TRẦN MẠNH HẢO
2005
“Tôi đã thấy cảnh cải cách ruộng đất rùng rợn, kinh khủng gần giống như Pôn-pốt Iêng-xary mà gia đình tôi là một nạn nhân…Tôi đã thấy…đã thấy…đã thấy…đói và rét kinh niên, cảnh con người không thể thành con người mà thành những nô lệ, những đầy tớ cho đám "đầy tớ của nhân dân.”
Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
TRẦN THỊ TRƯỜNG
2004
“Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam, có tiếng Anh là : Vietnam Literary Copyright Center (gọi tắt là VLCC), hiện nay là tổ chức của Hội Nhà văn VN, được ra đời và hoạt động nhằm mục đích thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học Việt Nam, chủ yếu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và những công dân Việt Nam có tác phẩm văn học sử dụng tại Việt Nam, đồng thời tuyên truyền và phổ biến kiến thức về quyền tác giả cho các tác giả văn học Việt Nam.” Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
TUY HỒNG
2005
“Hồi còn ở Việt Nam, anh Thanh Tâm Tuyền đã nói trong một bữa rượu "Cái thằng Tô Thuỳ Yên, tao thương nhất nó ở cái điểm, đã ra tới chiến trường rồi mà còn đánh điện về cho tao là ‘cái bài thơ của tao có một chữ tao cần phải sửa’.” Tôi nghĩ đến trường hợp của tôi, nhiều khi chỉ một chữ, một câu, mà tôi ray rứt không chịu được. Đó là cái chứng,.”
Phỏng vấn bởi Trần Thị Lai Hồng |
TUY HỒNG
2006
“Nghệ thuật có giá trị khi nó là sự thật, không phải của giả. Tình dục không cho ta một nắm to của cái cảm xúc gọi là “sướng”, và không gây cho ta một chỗ đau nào đó trên thân thể. Sự thật, giây phút tuỵệt đỉnh lúc ân ái chỉ diễn ra chừng năm bảy tích tắc kim đồng hồ, và cái lượng đam mê cũng nhỏ thôi chứ đâu có bự như những nhà văn nữ lớp mới đã tả. Sự thật thì ít nhưng chúng ta đã xít ra cho nhiều. Sự thật thì bé nhưng chúng ta đã xé ra cho to”
Phỏng vấn bởi Hòai Nam |
VĂN QUANG
2007
“Còn ở miền Nam thì những nhà văn quân đội không bị lệ thuộc bởi bất cứ điều gì. Tôi làm ở Tổng cục chiến tranh chính trị rất lâu, nhưng chưa hề thấy một “chỉ thị” nào cho những quân nhân viết văn. Họ được tự do sáng tác theo cảm hứng của mình về mọi mặt trong đời sống.”
Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
VÕ ĐÌNH
2006
“Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là hình thức thực tại của sự đời. Truyện dài là một chuỗi dài lóng lánh, nối kết do sự giả tạo của con người, trong khi truyện ngắn là những hạt trân châu làm nên chuỗi dài đó. Bá nhân bá bao tử !!!.”
Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
VƯƠNG TÂN
2015
“
Ông Ngô Đình Nhu nhờ Tạ Chí Diệp (Nguyễn Phan Châu) mời Vương Tân vào Dinh Độc Lập gặp ông, và ông Ngô Đình Nhu nói với Tạ Chí Diệp rằng nếu Vương Tân nhận lời thì ông Ngô Đình Nhu sẽ cho xe tới đón Vương Tân và Tạ Chí Diệp vào cổng trước Dinh Độc Lập và tiếp Vương Tân tại nơi ông làm việc.
Phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ
|
4 TÁC GIẢ
2004
Về Vấn Đề Bản Quyền Trên Nét. Phỏng vấn Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Lý Đợi, Nguyễn Tiến Lập. Phỏng vấn bởi gio-o
|
10 TÁC GIẢ
2005
Phỏng vấn 10 nhà văn nữ trong và ngoài nước:
Có một cách viết nữ hay không ? Phỏng vấn Y Ban, Ngô Thị Kim Cúc, Trần Diệu Hằng, Võ Thị Hảo, Lê Thị Huệ, Vũ Quỳnh Hương, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hoàng Thị Bích Ti, Trần Thị Trường. Phỏng vấn bởi gio-o và nhà xuất bản Văn Mới
|
10 Năm 2001-2011
Gió O phỏng vấn các tác giả cọng tác
Trần Thiên Thị, và một trong những khởi đầu ở phía gio-o.com
Đài Sử, một thành công với
sắp xếp thơ
Tân Hình Thức
Ngọc Phụng, tình mười năm
người chuyển âm
thơ và nhạc
trên Gió O
Hồ Đình Nghiêm, nhà văn hàng đầu
của
Văn Chương Hải Ngoại
Thế Dũng, sống sót trở về
viết như chưa bao giờ được viết
cơn lên đồng sáng tác ở Berlin
Hoàng Huy Mạnh, nhiếp ảnh rộn ràng
ở Gió O
Vũ Hoàng Thư, phiến tản văn
ngân sang của chàng
Nguyễn Thị Khánh Minh, tiếng thơ nữ
đương đại &
vượt trội
NAT, nhà nhiếp ảnh trẻ
ở Berkeley,
và khác biệt
|
|
|
15 Năm 2001-2016
Gió O phỏng vấn 5 Câu
Về Văn Chương Mạng
Đào Trung Đạo, "Vài Ý Nghĩ Ngắn Nhân Dịp Kỷ Niệm Gió-O Mười Lăm Năm
Đoàn Minh Đạo, "Với Văn Chương Mạng tôi nghĩ không chỉ xóa nhòa được biên giới địa lý mà còn xóa nhòa được cả biên giới hiểu biết và cảm thụ văn hóa trong mọi định chế của con người hiện đại nữa!"
Nguyễn Thị Khánh Minh, "Tôi thích tham gia văn chương mạng, vì một điều, sáng tác xong được chia sẻ ngay, nó thỏa mãn nhanh chóng cái nhu cầu muốn bạn bè cùng mọi người đọc mình. Tôi thích vì thêm nữa, văn chương mạng, cũng có, nhưng không tạo nên cõi thị phi nhiều như cõi văn chương mà người ta thường xuyên gặp gỡ hội này đoàn nọ… do vậy mà tôi thích những trang không có phần comments,"...
Hồ Đình Nghiêm, "Chợt nhớ một câu nói đăng ở trang mạng ngoại quốc, tạm dịch: “Đừng bao giờ hối tiếc, nếu nó tốt đẹp thì đó là sự diệu kỳ, nhược bằng nó hư hỏng, đó sẽ là kinh nghiệm”. Chưởng môn nhân Lê Thị Huệ hơn ai hết đã thủ đắc được điều diệu kỳ cũng như khối kinh nghiệm khi dựng bảng hiệu đã 15 năm bạc lòng những nắng mưa."
Lý Ốc BR, "Tôi sáng tác trên mạng như là một niềm vui, một trò chơi. Trò chơi chứ không phải trò đùa."
Như Quỳnh de Prelle, "15 năm Gió O nghĩa là sự xuất hiện và phát triển khá đều của các bạn đã duy trì được nguồn sống trên thế giới online bằng tác phẩm, tác giả."
|
|
|
© gio-o.com
|
| | | | | | | | | | | | | | | | | | | |