5 câu

gio-o.com phỏng vấn

Về Văn Chương Mạng

 

ĐÀO TRUNG ĐẠO

 

 

Vài ư nghĩ ngắn nhân dịp kỷ niệm Gió-O mười lăm năm

 

Bài viết ngắn này tuy không trực tiếp trả lời những câu hỏi do Chủ biên Lê Thị Huệ gửi tới những người viết cộng tác với Gió-O nhưng cũng gián tiếp đề cập tới một số ư nêu ra trong các câu hỏi đó.

 

Văn Chương Mạng bên ngoài VN là một thách thức chủ trương lănh đạo Văn Học Nghệ Thuật của chính quyền CSVN.

Người viết trên Văn Chương Mạng đứng trước thách đố bản thân. Đó là câu hỏi: bản viết văn chương ở đây hôm nay chuyển tải ư nghĩa ǵ đến người đọc? Ngôn ngữ Việt trong bản viết được sáng tạo ra sao? Bạn có viết khác hẳn/đối nghịch với tiếng Việt trong nước vốn đă bị làm cho cũ ṃn, thoái hóa cùng cực v́ bị chính trị hóa như thế nào? V́ ngôn ngữ gắn liền với văn hóa nên khi văn hóa trong nước hiện nay thoái hóa vong thân cùng độ người viết tiếng Việt ngoài nước có thể nào viết “coi như ngôn ngữ Việt không bị thảm họa không?”. Là kẻ vô xứ, lưu vong, chúng ta đem theo ngôn ngữ Việt – thứ ngôn ngữ đă phải đi xuyên qua tầng tầng bóng tối khổ nạn, thứ ngôn ngữ bị tổn thương sau thảm họa tháng Tư 75 – chúng ta không đánh mất thứ ngôn ngữ đó và viết tiếng Việt không những là một thách đố mà c̣n nhằm thông giao, chia sẻ, với người Việt trên toàn cầu – nhất là người Việt trong nước – là một cần thiết, cũng là nhu cầu sống c̣n của văn chương: đến với, chạm mặt, gặp gỡ Người Khác.  Trang viết của chúng ta hôm nay, ở đây, đánh dấu “thời đại đập vỡ” (âge cassant) nói như René Char: đập vỡ bóng tối phủ lấp lịch sử, đập vỡ bạo quyền, đập vỡ sự dối  trá của thứ ngôn ngữ bị chính trị hóa. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm viết tiếng mẹ đẻ của Cao Hành Kiện, nhà văn vô xứ lưu vong Trung quốc: “Trong cái nh́n của tôi, một nhà văn hiện nay cố công nhấn mạnh đến một nền văn hóa quốc gia là một việc có vấn đề. Bởi tôi sinh ra ở Trung quốc và tôi viết trong ngôn ngữ Trung quốc nên những truyền thống văn hóa của Trung quốc đương nhiên nằm trong tôi. Văn hóa và ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với nhau, và do vậy những dạng thức tri giác/nhận, tư tưởng và biểu đạt được h́nh thành một cách tương đối bền vững. Song le, tính chất sáng tạo của một nhà văn chính xác bắt đầu với cái đă được biểu đạt trong ngôn ngữ của hắn và đưa ra cái ǵ chưa được biểu đạt một cách trọn vẹn trong ngôn ngữ của hắn. Như một kẻ sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ thật không có nhu cầu áp đặt cho ḿnh một nhăn hiệu quốc gia có thể được dễ dàng nhận biết.” (Diễn từ nhận giải Nobel Văn chương đọc Tháng Chạp năm 2000 ở Hàn Lâm Viện Thụy Điển). Trước đó Cao Hành Kiện cũng đưa ra nhận định: “Để văn chương bảo vệ được lư do sự hiện hữu của nó và không trở thành dụng cụ của chính trị, văn chương phải trở về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn chương trước hết xuất phát từ những cảm thức của cá nhân:[nhà văn] là một người nào đó có những cảm thức và biểu đạt chúng ra…Văn chương Trung quốc trong thế kỷ hai mươi đă bị rách nát tơi tả, và vẫn c̣n tiếp tục bị bào ṃn, và thật vậy gần như bị ngạt thở, bởi v́ văn chương bị chính trị điều khiển.

 
Hiện tượng phồn thực Thơ trên các trang Văn Chương Mạng: Đây là một hiện tượng làm các vị chủ biên “rầu thúi ruột” cũng như khiến người đọc xa lánh thơ. Có những bài thơ trên một số trang mạng viết như một thứ e-mail – chỉ khác ở chỗ có xuống ḍng sau mỗi câu – có tính chất thù tạc bạn bè. Nếu chúng ta đọc những bài thơ viết cho/gửi bạn bè của Cao Bá Quát chẳng hạn sẽ dễ dàng nhận ra trí tuệ thi ca c̣n đống “thơ e-mail” trên thế giới ảo có lẽ nếu buộc phải đọc th́ thà xuống địa ngục c̣n hơn. Trước đây tôi từng được nghe cố nhà văn Mai Thảo chủ biên Tạp chí Văn than “Chúng nó cử gửi tới cả ‘cuộn’  thơ!’” Nói thật mất ḷng: một năm viết được dăm ba bài “gọi được là thơ” cũng đă là quí hóa rồi! Cũng nên nghĩ tới hoàn cảnh của những chủ biên: không đăng th́ giận hờn, “nghỉ chơi” mà đăng th́ không thể v́ phải giữ cho được phẩm chất, sự sang trọng của diễn đàn.


Văn Chương Mạng có nhiều loại người đọc. Có những độc giả “dài hạn” theo dơi một cách bền bỉ, nghiêm túc, cũng có những độc giả “ḿ ăn liền” chỉ xẹt ngang. Mỗi mảng trên trang mạng có độc giả riêng của nó. Nhưng nét chung của thị hiếu độc giả mạng là muốn đọc cái ǵ ngắn, dễ hiểu, có liên quan gần xa tới đời sống hôm nay…Tôi hiếm thấy trang văn chương mạng nào hiện nay có đăng chuyện/truyện dài [mong chi có tiểu thuyết!], chuyện/truyện ngắn cũng dăm th́ mười họa. Lư do? Có lẽ v́ những người c̣n gắn bó với văn chương cộng tác với các trang mạng không thể là người viết toàn thời gian và viết như một “nghề”. Ngoài công việc kiếm sống (khá mỏi mệt, hao ṃn trí óc) dành ra được chút thời giờ để viết cũng đă là một cố gắng đáng khen! Viết bằng tay trái, nếu không muốn nói là nghề tay trái không được trả công! V́ vậy chuyện/truyện dài, chuyện/truyện ngắn ngày càng mai một trên các trang mạng. Tản mạn, tùy bút, tự truyện/chuyện là những loại h́nh văn chương được độc giả ưa thích v́ nhiều lư do khác nhau chẳng hạn: ngắn, dễ đọc, chất giải trí nhiều v.v… là những đặc phẩm tiêu biểu của xă hội và văn hóa “siêu tiêu thụ” hiện nay nên “đắt khách” là cái chắc.


Mối quan hệ giữa người viết và độc giả văn chương mạng: tôi nghĩ bài viết đăng trên mạng không khác ǵ một bức thư được bỏ trong một cái chai đem thả ra biển. Tuy nhiên tôi là kẻ đă may mắn nhận được món quà an ủi: những bài viết về triết học và lư thuyết phê b́nh văn chương, về thi ca của tôi được một số sinh viên ngành văn trong nước gửi e-mail xin được dùng làm tài liệu tham khảo để viết luận văn cao học và tiến sĩ.


Tôi không có nhiều thông tin, ư kiến độc giả đối với Gió-O. Đôi khi cũng có nghe bạn hữu trong giới viết lách đánh giá Gió-O một cách vắn tắt: sang trọng! Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu t́nh: Ở vị trí của tôi. tôi cám ơn Gió-O từ nhiều năm nay đă dành cho tôi (và Đặng Phùng Quân) một ngôi nhà có tấm bảng Đại Học Tự Do Saigon để chúng tôi có thể đưa lên mạng những giáo tŕnh sau khi đă mất bục giảng kể từ tháng Tư, 1975.

 

Câu hỏi:

 

1 : Văn Chương Mạng. Với người tiêu thụ tham gia vào mạng internet hiện nay, có khuynh hướng tiên đoán là sản phẩm tưởng tượng như truyện/chuyện dài ngắn sẽ lụi.  Các hàng thật như tản mạn/tự chuyện … sẽ lên, bạn nghĩ thế nào?

 

 2: Bạn có thể cho biết nơi bạn đang sống, và liên hệ môi trường đang sinh sống của bạn với sinh hoạt Văn Chương Mạng của cá nhân bạn. Bạn có nhu cầu chia sẻ những sáng tác của bạn với những người đang sinh hoạt hàng ngày với minh không ? Có th́ tại sao , và không th́ tại sao ?

 

 3 : Tiếng Việt ở Sài G̣n có thể khác với tiếng Việt ở California và như thế việc xử dụng Tiếng Việt đóng vai tṛ thế nào trong sinh hoạt giao tiếp với độc giả toàn cầu của thế giới mạng ? Nỗ lực viết tiếng Việt hiện hữu như thế nào khi bạn mở máy sáng tác một tác phẩm. Bạn có bao giờ nghĩ ngợi về vấn đề viết tiếng Việt trong thế giới toàn cầu hóa không ?

 

4 : Theo bạn Văn Chương Mạng xóa nḥa được biên giới địa lư như thế nào ?

5 : Nhân dịp Gió O Kỷ Niệm 15 Năm sinh hoạt trên mạng, bạn có thể cho một nhận xét Gió O đóng góp thế nào vào Văn Chương Mạng

 

 

Đào Trung Đạo

 

 

http://www.gio-o.com/15NamGioO.html

 

 

 

© gio-o.com 2016