phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Thùy Song Thanh
lê thị huệ thực hiện
Tôi biết nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh qua trao đổi thơ văn trên trang Gió O, www.gio-o.com. Chưa hề gặp nhau. Chưa hề nghe tiếng nhau. Chưa hề trao đổi một cuộc điện thoại nào với nhau. Cả cuộc phỏng vấn đây xảy ra cũng thuần là mối lăng mạn cổ điển của hai người viết, chộp lấy nhau qua cơn tri kỷ của những con chữ. Chữ gặp gỡ chữ. Tôi đọc thơ chị và choán ngợp bởi nguồn hứng thú trí thức rung sâu, rất hiếm hoi trong các ḍng thơ Việt từ cổ điển cho đến hiện đại. Đặc biệt, nhất với tôi, là người đàn bà gửi những bài thơ hay đến Gió O vào những năm bà đă ngoài bảy mươi. Tôi yêu cảm xúc nồng mến (của tôi) khi đọc thơ bà. V́ nó là một thứ cảm xúc trong suốt đến với thơ hay, mà không bị sàn lọc bởi tuổi tác, địa lư, ngôn ngữ, của thành kiến. Tôi tự thấy ḿnh là kẻ may mắn v́ đă không bị vướng mắc thành kiến thúc hối nên nâng đỡ cây viết trẻ hay ngần ngại v́ nó là một già già làm thơ. Tôi mỉm cười, Gió O nếu xuất hiện ít bài, nhưng toàn là những già già sáng tác tới, là tôi cũng hứng lắm ru. Vui chứ!
Rất trang trọng giới thiệu tập thơ Cánh Cửa của nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh lên Gió O, bằng loạt phỏng vấn đặc biệt giũa chủ biên Gió O với nhà thơ. Phỏng vấn sẽ lần lượt được tải lên www.gio-o.com trong 5 kỳ.
Tập thơ Cánh Cửa của Nguyễn Thùy Song Thanh do nhà nhà xuất bản Trẻ, Sài G̣n, xuất bản tháng 10 năm 2014.
Lê Thị Huệ
29.09.2014
Lê Thị Huệ: Thúc đẩy nào đưa chị đến việc xuất bản tập thơ Cánh Cửa trong năm 2014 này ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Đến tháng 4/2014 là Hai năm kể từ Khoa Hữu đi xa, tôi đă nguôi ngoai, rất muốn làm việc. May mắn có hai người, nhà thơ Nguyễn Thanh Châu (bạn chung của Tô Thùy Yên và Khoa Hữu) ở Arizona meo hỏi tôi có muốn in thơ không. Và người kia là một học sinh cũ hiện là đạo diễn ở đài truyền h́nh VTV Việt Nam quen biết rộng lên tiếng nhắc lại một đề nghị cũ “Bây giờ cô đưa thơ đi, em lo in cho cô”. Đúng lúc tôi đang ao ước được cất tiếng hát trên mặt giấy thơm mùi mực và thảo mộc trước khi chết trong bụi gai (cải lương một chút). Một lư do nữa là tôi cũng hằng ao ước có bạn đọc trong nước đọc thơ ḿnh. Thế là tôi có hai người t́nh nguyện đại diện giao dịch với các nhà xuất bản. Ở Mỹ, Nguyễn Thanh Châu với nhà xuất bản Thư Ấn Quán, ở Việt Nam đạo diễn Trần Văn Hưng với nhà xuất bản Trẻ. Tôi đă gửi file tập bản thảo cho Nguyễn Thanh Châu và Trần Văn Hưng từ đầu tháng 5. Khi tôi đang viết những ḍng này th́ ở Việt Nam chúng tôi đang hoàn tất khâu chuẩn bị in. C̣n ở Mỹ chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với Nguyễn Thanh Châu từ sau khi anh ấy nhận được file bản thảo.
Lê Thị Huệ: Chị có nhu cầu phải nói lên điều ǵ với những bài thơ chị đă cho xuất bản ? Những bài thơ nào đă không góp mặt được ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Thưa cô Lê Thị Huệ, sự nghiệp thơ của NTST mỏng dính, đây chỉ là tập sự thưa thốt cùng chủ biên Gió O và bạn đọc mà thôi :
Một là, tôi muốn nói về ḍng thơ Nguyễn Thùy Song Thanh. Từ tập Hừng Đông Sau Rừng đến tập Cánh Cửa tác giả đă nổ lực phát triển không ngừng ư chí độc lập không muốn nhập vào trường phái, đàn nhóm của bất cứ trào lưu thơ nào từ trước đến nay; cũng không muốn mang tiếng chịu ảnh hưởng từ một nhà thơ lớn nào, mặc dù điều đó khó tránh khỏi. - Đặc tính sáng tạo là tâm huyết mà tôi luôn sống với nó: mới nội dung (tứ thơ, tính thơ …), mới ngữ nghĩa, mới cấu trúc, mới nhạc tính.
Tôi rất mong bạn đọc ghi nhận ư chí này cho thơ Cánh Cửa.
Hai là, có người nói thơ mới thật c̣n tiểu thuyết th́ không thật v́ là hư cấu. Điều đó chưa hẳn đúng. Tôi xin được nói thêm thơ NTST là thật nhất. Dù là thơ hiện thực hay siêu thực mạch thơ cũng khởi nguyên từ đời sống. Nếu nói thơ hiện thực đổ ra từ đại dương cảm-xúc-ngoại-giới th́ cũng có thể nói khi đại dương dâng sóng tràn lấp qua băi bờ tư duy là để tan biến thành thơ siêu thực là cảm-xúc-tâm-thức được viết ra.
Ba là, phần lớn những bài thơ trong Cánh Cửa đă xuất hiện trên Gió O. Tôi không chủ động gởi tới các báo mạng khác cũng như các báo giấy trong hay ngoài Việt Nam. Do đó, tôi có số độc giả rất hạn chế.
Những bài viết sau tháng 3.2014 không được góp mặt trong Cánh Cửa v́ lúc đó Cánh Cửa đă biên tập xong và đóng lại.
Bốn là, trong quá tŕnh h́nh thành tập thơ tôi định đặt tên tập thơ là Ngọc Đông Yêu Dấu để tỏ t́nh yêu của tôi đối với thành phố đă từng là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Ḥa, nơi tôi đă sống đă yêu thương đă ngậm ngùi gần trọn đời ḿnh. Nhưng tôi viết măi vẫn không thành bài có tên được đặt trước là Ngọc Đông Yêu Dấu. V́ thế khi có cơ hội in tôi phải chọn tên khác, Cánh Cửa, cũng là tên một bài tôi yêu thích để lập khai sinh cho tập thơ.
Năm là, ở trang Đề Tặng, v́ tôi không có thói quen đề tặng cá nhân dưới tên mỗi bài thơ nên mới có trang Đề Tặng này.
Lê Thị Huệ: Những bài thơ đầu chị viết vào thập niên 1960 ? Lúc đó chị c̣n trẻ và trải qua chiến tranh. Nh́n lại đời ḿnh, chị nghĩ sao về những chốt sáng của chị ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Bài thơ đăng báo đầu tiên của tôi là bài Bờ Cỏ trên tạp chí Bách Khoa số 60 năm 1959. Tôi rất yêu bài này v́ nó có nội dung và chữ nghĩa được cho là mới vào thời đó :
Nắng vụn về sương vỡ
Nuôi bờ cỏ mùa đông
Người qua rồi chợt thấy
Cỏ úa đầy linh hồn
Địa cầu vừa mới lớn
Cỏ non dậy xuân th́
Với t́nh yêu thần thánh
C̣n hằn dấu chân đi
Hừng đông mời ăn gió
Lứa cỏ nhớ tiền thân
Nhô đầu chào ánh sáng
Thế kỷ mới mọc mầm
Sau đó, đến thập niên 60 là những bài thơ trên các tạp chí Bách Khoa, Đối Diện, Hiện Đại, Nghệ Thuật… Những năm đầu đó tuy chưa thấm thía chiến tranh, thơ của tuổi-trẻ-tôi không tránh khỏi vọng lại tiếng súng, và lấp lóe ánh hỏa châu :
Thôn xanh thổ mộ nhịp nhàng
Tàng hoa điệp trổ bừng bừng hỏa châu
…
Xin khôn trận địa chiến bào
Băi lầm gió cát bia gào đạn bay
…
Xin khôn ngh́n khổ quê hương
Máu trôi vào sử đổ nguồn bi ai.
Đến giai đoạn 1965 – 1975 Khoa Hữu nhập ngũ, hành quân, trận mạc liên miên. Tin chiến sĩ hy sinh ngày càng ác liệt trên báo chí. Nhiều nhà trong thành phố Sài G̣n phải xây hầm nổi, hầm ch́m để tránh đạn pháo kích của Việt Cộng. Thời gian này tâm hồn mới nặng nỗi đau lớn v́ chiến tranh :
Tôi di chúc cho mỗi khóm mẫu đơn một phần thân thể
Tôi kư thác cho mỗi cột đèn một lời than thở
Có nghe không lời đau rưng rưng
Trên đầu phố những nỗi buồn chênh vênh
Trong hồn tôi t́nh yêu này và ám ảnh chiến tranh
…
Như một mai hiện tại này nát tiêu tro bụi
Chúng ta khởi đầu cuộc trầm tĩnh bi thương từ những điêu tàn
Như một mai v́ tổ quốc này chúng ta ngă xuống
Xin t́nh yêu này thành mặt trời cháy ngoài vô biên
…
Và tuyệt vọng :
Nửa đêm chợt nh́n rơ mặt định mệnh
Cuộc chiến bắt đầu từ bao giờ
Bây giờ bàn tay buồn như lá số
…
Thôi cơi đời c̣n ǵ để đền bù
Những mất mác lớn lao của linh hồn
…
Nỗi đau quê hương chiến tranh không chỉ đặc quánh trong hiện tại mà c̣n tan rỉ thành nỗi ám ảnh tương lai trong ư nghĩ :
Nếu mai này
Mỗi ánh đèn nở một ṿng hoa thược dược
Choàng vào cổ người ôm buồn lẻ khóc thầm đi trong mưa
Mỗi chuỗi cười ṿng ân ái trên tượng hồn xanh xao
Tôi có hết buồn hết buồn
Quên thời tàn phế cũ
Bàn tay cánh rừng nẩy lộc không hẹn kỳ xuân
Lá vàng không than thở
…
Bây giờ, chiến tranh đă đi qua gần 40 năm, cô Lê Thị Huệ hỏi tôi nh́n lại đời ḿnh nghĩ sao những chốt sáng của tôi. Tôi có chốt sáng nào không nhỉ. Ồ không, không có chốt sáng nào đáng kể ngoài những bài thơ lộng lẫy buồn.
Lê Thị Huệ:: Chị đọc sách tiếng Anh nhiều không ? Chị yêu thích những tác giả Việt ngữ nào?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Mang linh hồn con mọt sách, phải sống đời con ong bận rộn là tôi. Tôi bị đọc ít cả hai, tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Anh th́ hàng năm có ai từ nước ngoài cầm về cho cuốn nào đọc cuốn nấy. Thường là sách có chọn lọc từ các tác giả nổi danh hoặc sách có giải thưởng. Thường xuyên nhất là anh Nguyễn Thanh Châu mỗi năm về cho vài ba cuốn. Tôi đang đọc cuốn The Best American Short Stories (XB2010) do Richard Russo tuyển và giới thiệu. Và cuốn Emily Dickinson’s Poems do Thomas H.Johnson tuyển từ 1775 bài nguyên tác c̣n 575 bài. Thực thà mà nói tác phẩm thơ này tôi đọc hoài vẫn không hết và đọc hoài vẫn chưa hiểu hết nhưng tôi mê những những cái tôi hiểu đươc và cảm được. C̣n sách tiếng Việt th́ khi nào nghe đồn có cuốn nọ cuốn kia hay lắm tôi mới đi mua v́ đă thưa là tôi rất bận rộn. Những tác giả Việt ngữ mà từ lâu tôi yêu thích là Hồ Hữu Tường và Vũ Ngọc Đĩnh. Hồ Hữu Tường th́ đă về cơi thiên thu lâu rồi. C̣n Vũ Ngọc Đĩnh th́ nghe nói đang đau ốm. Tôi c̣n giữ hai bộ Mười Hai Sứ Quân (gồm 2 cuốn, mỗi cuốn trên 800 trang) và Bắn Rụng Mặt Trời (gồm 8 cuốn, mỗi cuốn trên 400 trang) của Vũ Ngọc Đĩnh, do ông mang đến thăm và tặng trước khi Khoa Hữu qua đời.
Đó là Văn, c̣n thơ th́ đi tới đi lui tôi thấy ông thi sĩ Tô Thùy Yên đứng trên kệ sách rơ ràng nhất. C̣n để tự an ủi ḿnh tôi thường đọc lại những bài Khoa Hữu tặng vợ (và nịnh vợ):
Ngủ ngoan em nhé thiên tài
Trong tim anh ngủ giấc muồi đời nhau
Ngực hồng anh thở thương đau
Anh qua chín cửa ngục cầu yêu em
…
Xin ṿng tay khỏe giam nhau
Xin con trăm kiếp mai sau giam nàng
Trái t́nh em chín hân hoan
Dùm anh nuôi giống da vàng hôm nay
Lê Thị Huệ: Người đàn bà trải qua cuộc chiến với chồng là lính tráng Việt Nam Cộng Ḥa. Chồng của chị cũng là một nhà thơ tài hoa thời Cộng Ḥa 1975, nhà thơ Khoa Hữu.
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cám ơn chủ biên Lê Thị Huệ đă hỏi đến Khoa Hữu
Tính thời gian từ 1965, năm Khoa Hữu nhập ngũ đến 1975, năm quân lực VNCH “găy súng” (chữ của ai nhỉ) tôi vẫn ở vị trí “thiếp trong cánh cửa” c̣n “chàng ngoài chân mây” . Cánh cửa của tôi ở đây là trường học, tôi vẫn đi dạy và làm thơ. C̣n chân mây của Khoa Hữu là mặt trận.
Tuy phải hành quân liên miên, Khoa Hữu vẫn có truyện và thơ đăng rải rác trên một số tạp chí văn học. Thơ lục bát Khoa Hữu mượt mà, hàm súc và sang trọng. Bây giờ mỗi khi gặp lại nhà thơ Phạm Thiên Thư, ông vẫn hay nói “lục bát Khoa Hữu là số một” trong niềm nhớ tiếc, ông vừa nói vừa nắm bàn tay lại x̣e ngón cái giơ lên lắc lắc.
Thời gian sau 1975 mặc dầu đời sống cực kỳ khó khăn Khoa Hữu vẫn kiên tŕ sáng tác.
C̣n tôi từ sau năm 1975 cho đến năm 2001 là thời hạt gạo thất thểu, tôi không c̣n sức để cầm bút.
Từ năm 1987 qua bạn bè thơ Khoa Hữu được cầm ra nước ngoài, đăng trong các tạp chí Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, Họp Lưu ở Mỹ, Làng Văn, Sóng ở Canada, Tin Nhà ở Paris.
Khoa Hữu hoạt động văn chương từ rất sớm. Cuối thập niên 50 – đầu thập niên 60 anh chủ trương giai phẩm Góp Gió, qui tụ được nhiều người viết trẻ cộng tác mà hiện giờ đă là những tên tuổi lẫy lừng. Trong số đó có các nhà văn thơ Diễm Châu, Thế Nguyên, Đinh Trần Nguyễn (sau này là Đinh Phụng Tiến), Phí Ích Nghiễm (sau này là Dương Nghiễm Mậu), Cao Mỵ Nhân …
Lần đầu tiên Khoa Hữu biết mặt tôi ở Ṭa soạn Góp Gió. Anh thấy tôi, ngồi im, quan sát, mà tôi không thấy anh kể như lúc đó tôi chưa biết Khoa Hữu, chủ bút Góp Gió.
Đến khi Góp Gió cạn tiền quỹ, phải đóng cửa, anh mới đến nhà làm quen.
Đến hết đời (5.4.2012) ngoài một truyện dài và một tập truyện ngắn chờ in và rất nhiều thơ chưa công bố, Khoa Hữu có 4 tập thơ đă xuất bản ở Hải ngoại :
- Hai Mươi Bài Lục Bát – nxb Tŕnh Bày (Pháp) 1994
- Thơ Khoa Hữu – nxb Văn Học (Mỹ) 1997
- Nửa Khuôn Mặt (Lục Bát) – nxb Thư Ấn Quán (Mỹ) 2010
- Lửa – nxb Thư Ấn Quán (Mỹ) 2012
Về tập Thơ Khoa Hữu, tập thơ này được xuất bản do sự bảo trợ tài chính của các tạp chí Văn, Hợp Lưu, Văn Học, và của các văn hữu :
- Nguyễn Đ́nh Khánh, Nguyễn Mạnh Trinh, Phạm Quốc Bảo, Lê Tín Hương, Nguyễn Ư Thuần, Khánh Trường, Phùng Nguyễn, Huy Văn, Cao Xuân Huy, Đặng Hiền, Bùi Bích Hà, Nguyễn Đức Quang, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Kim Ngọc, Nguyễn Mộng Giác.
Về 2 tập Nửa Khuôn Mặt và Lửa được xuất bản do sự bảo trợ tài chính các văn thi hữu Trần Hoài Thư (chủ nhân Thư Ấn Quán), Nguyễn Thanh Châu, Nguyễn Thị Thảo An, Trần Tấn Tánh.
Tôi xin được nhắc lại tôn danh các văn thi hữu và uy danh các tạp chí, các nhà xuất bản kể trên là, mượn nhờ cuộc phỏng vấn của Gió-O để gởi đi vô vàn lời tri ân muộn màng của người bạn đời, góa phụ của nhà thơ Khoa Hữu đến Quí vị ân nhân của chúng tôi. Tôi cũng cảm tạ nhà văn thơ Lê Thị Huệ, chủ biên Gió-O đă hào sảng với Nguyễn Thùy Song Thanh, người c̣n trong bóng tối đă lợi dụng đất đai Gió-O để thưa lại chuyện ḿnh.
Lê Thị Huệ: Điều ǵ làm chị quan tâm nhất, 5 lít gạo, con thi tú tài, vợ chồng lục đục đêm hôm qua, được ngủ một giấc trưa hè trong một pḥng có máy lạnh và không ai quấy rầy sau một cơn khủng hoảng gia đ́nh nặng ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cái thời hạt gạo thất thểu đó đă qua lâu rồi như một chuyện cổ tích buồn. Chuyện cổ tích buồn này là chuyện chung của đất nước đâu riêng ǵ tôi. Hơn nữa, tôi vốn là chiếc lá vàng không than thở và gọi thời cận hậu chiến đó là thời tàn phế cũ.
…
Tôi có hết buồn hết buồn
Quên thời tàn phế cũ
Bàn tay cánh rừng nẩy lộc không hẹn kỳ xuân
Lá vàng không than thở
…
Cho nên tôi đă quên hết rồi. Miễn cho tôi đi cô Lê. Nếu cần phải trả lời, việc tôi quan tâm nhất cho đến bây giờ là việc học của con, cháu.
Lê Thị Huệ: Giữa nhan sắc và trí tuệ của phái nữ, nếu phải chọn lựa chị chọn điều ǵ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Cô Lê có nghĩ là trong thời đại chúng ta có nhan sắc mà không trí tuệ th́ bị giảm giá lắm không. C̣n có trí tuệ mà không nhan sắc, chấm theo thang điểm ABCDE, thuộc hàng DE, th́ không đáng tiếc lắm sao.
Trí tuệ : Theo tự điểm Vietlex : Khả năng nhận thức lư tính đạt đến một tŕnh độ nhất định – lư tính : giai đoạn cao của nhận thức dựa trên suy luận để nắm bản chất và qui luật của sự vật.
Riêng tôi suốt đời làm cô giáo lại thêm bày đặt thơ thẩn, khi đứng trước gương ngắm nghía thấy tướng mạo ḿnh cũng ổn. Cái ḿnh cần có là cái đầu đủ sâu, đủ rộng kiến thức mà ḿnh vẫn chưa đủ để truyền đạt, để trao đổi với những người đang ngồi trong lớp ḿnh dạy. Ở các trung tâm ngoại ngữ, học tṛ tôi có đủ thành phần : học sinh, sinh viên, công nhân viên… có khi nguyên một lớp là các cán bộ lănh đạo các ban ngành ở các cơ quan. Họ học tiếng Anh theo chủ trương của Nhà nước phải có chứng chỉ nọ kia, cho nên trí tuệ rất cần cho người giảng dạy. Kế đến, việc sáng tác cũng rất cần trí tuệ cũng như việc dạy học. Chắc là câu trả lời của tôi đă rơ.
Cô Lê cho tôi nói thêm một chút. Biết rằng sáng tác là công việc làm điêu tàn nhan sắc. Trường Thu Đông trên Gió-O nói rồi:
Khi viết xong bài thơ
Mười năm già trước tuổi
Hạnh phúc ở mỗi ḍng
Sớm già ta đâu kể!
(Deux Et Deux Font Cinq)
Trường Thu Đông là một quư ông trong tù nên mới nói bảnh “sớm già ta đâu kể” chứ NTST mà đêm thức mần thơ sáng ra thấy ḿnh bơ phờ héo lụi dù già đi chỉ một tuổi thôi cũng đă “nghe nức nở trong ḷng”. Nhưng bảo bỏ mần thơ đi để giữ ǵn nhan sắc th́ không đời nào. Lại xin nói thêm chút nữa. Người phái nữ mà vừa có nhan sắc, vừa có trí tuệ th́ là tuyệt vời, nếu lại c̣n làm thơ hay nữa th́… ối a thần sầu.
Lê Thị Huệ: Chị tuổi con ǵ ? Chị tin vào sự huyền bí của đời sống như thế nào ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Dạ, tôi tuổi con cọp. Tôi không tin số mạng, vận hạn con người qua 12 con giáp, qua khoa tử vi của Tàu cũng như khoa chiêm tinh của phương tây (căn cứ vào Zodiac, một tập họp 12 chùm sao trời) tôi cho đó là những lập luận c̣n trong giả thuyết mơ hồ. Nhưng tôi tin có Đấng Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa hằng hữu tạo ra vũ trụ, tạo ra con người, tạo ra sự sống. Ở bậc Trung học chắc chúng ta c̣n nhớ câu nói lẫy lừng chưa hề bị đánh bại của nhà hóa học Lavoisier : “không có ǵ tự sinh ra, không có ǵ mất đi, tất cả chuyển hóa” (Rien ne se crée, rien ne se perd, tout se transforme). Con người chưa bao giờ tạo ra được cái ǵ mới dưới ánh mặt trời mà không nhờ vào một cái ǵ đó có sẵn trong thiên nhiên. Và con người cũng đang loay hoay trong những công tŕnh chuyển hóa những cái có sẵn trong thiên nhiên để tạo ra vô vàn phương tiện được gọi là phát minh để phục vụ đời sống. C̣n tay không tạo ra vật chất, sự sống ư ? Con người c̣n phải thúc thủ. Có con cừu Dolly không nếu không có nhân tế bào ở tuyến vú của một con cừu cái (cái vụ sinh sản vô tính con cừu Dolly này tôi đục trên mạng Google); mà cừu Dolly cũng chết rồi.
Những hiện tượng trong thiên nhiên, trong xă hội loài người từ ngàn xưa đến giờ nhờ vào trí khôn con người đă trải nghiệm, đă quan sát rồi qui nạp, diễn dịch, khái quát tiến đến những tiên đề, những định luật, những qui luật mà ta biết hôm nay không phải đă là những huyền bí đối với cổ nhân sao ? và những huyền bí của đời sống hôm nay cũng là tiền thân của những giả thuyết, những tiên định, những định luật, những qui luật của hậu thế. Cho nên theo suy lư của tôi, tôi tin Thượng Đế là Đấng sáng tạo ra vũ trụ, nhân loại, sự sống trong ư niệm Chân Thiện Mỹ mà dân gian gọi nôm na là Lẽ Trời. Tất cả những lực lượng, những thế lực nào dù hiển thị hay ẩn tàng, chống lại lẽ trời đều đă đang và sẽ thất bại. Lịch sử nhân loại, lịch sử các dân tộc đă chứng minh đều đó.
Tŕnh độ hiểu biết khoa học của tôi chỉ là sơ đẳng là lỏm bỏm cho nên sự suy nghĩ kỳ cùng của tôi về sự huyền bí của đời sống chỉ đến đó.
Lê Thị Huệ: Chị thuộc trường phái lạc quan hay bi quan về đời sống ? Tuy cách chị mô tả và phát biểu trong các câu trả lời, chị có vẻ lạc quan, nhưng những tư tưởng lớn trong sáng tạo thường thổ huyết từ những cơn bi quan. Chị nghĩ ḿnh có đi khác với truyền thống này mà vẫn có thơ hay ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Những câu thơ này sẽ phát biểu hộ tôi :
Tập hít thở để đo đạc tuổi thọ riêng
Hit đau khổ triền miên
Và hân hoan bất chợt
Thở ra những thương tâm bất lực
Tư bề dội tới
...............
Cám ơn đời vây tôi bao la địa ngục
và một ít bụi thiên đường trên đất
........
(Thể dục ảo- Tạ ơn )
Một it bụi thiên đường trên đất. Cũng chỉ là những hân hoan bất chợt không đủ lực để tôi có thể giương hồn phách ra lâm trận trận Sáng Tác.
Lê Thị Huệ: Chị thấy ḿnh cô đơn, cô độc, ở những thảm đời nào ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Tôi thích câu hỏi này và thích luôn từ “thảm đời” của cô Lê v́ nó chỉa mũi kích vào mạch tâm tư hiện nay của tôi.
Cô độc, theo từ điển Vietlex : chỉ riêng một ḿnh tách khỏi liên hệ với xung quanh
Cô đơn, (cũng) theo từ điển Vietlex : chỉ có một ḿnh không sống cùng với người khác, cái khác.
Theo Thanh Nghi : chỉ có một ḿnh, không tựa được vào đâu.
Thường giữa các hội nghị, giữa các đám tiệc, tôi thấy tâm hồn tôi muốn rời bỏ nơi đó đi lang thang. Người ta càng rôm rả chúc tụng tôi càng cảm thấy ḿnh thừa thải, vô cảm, cô độc. Hoặc những khi tôi may mắn có những chuyến du lịch ra nước ngoài dài hạn mà chỉ đi một ḿnh, xa chồng, xa con cháu tôi cảm thấy cô độc v́ vắng nhà lâu, mặc dù vẫn ở cùng những người thân khác hoặc bạn thân. Hoặc khi một ḿnh gánh vác một công việc khó, vất vả mà không ai hỗ trợ ủng hộ ḿnh, chỉ v́ yêu thích nên theo đuổi, đó là lúc cảm thấy cô độc. Tôi cũng đă cô độc và cô đơn khi không c̣n Khoa Hữu, ở trong nhà một ḿnh, sinh hoạt một ḿnh không ai bên cạnh. Hơn hai năm như vậy.
C̣n cô đơn ? là tiếng đàn bầu có lưỡi lam cứa ngọt trái tim. Là khúc hát vừa đẹp năo vừa sầu đời vừa đôi khi chết người. Như bài Sombre Dimanche/Gloomy Sunday của tác giả Seres Rezsö gốc Do Thái đă tạo làn sóng tự tử trong giới thanh niên ở Budapest. Tôi tạm chia cô đơn làm 2 loại : cô đơn nhân bản, và cô đơn bi thảm.
Cô đơn nhân bản có thể là trạng thái hầu hết mọi người đều có lần bắt gặp trong đời ḿnh. Đối với nhiều nhà thơ cô đơn là một trạng thái tâm lư thường trực. Tôi cũng từng mắc kẹt trong nỗi cô-đơn-sầu không dứt. V́ cô đơn nên thấy mình:
Ở lại một ḿnh dưới mái nhà xưa
Cầu cho mộng lại mộng đêm qua
…
Ở lại một ḿnh dưới đáy biển đông
Nghe nước mặn hờn làm mặt lạ trần gian
Năm nhánh tay rung cành biển động
…
Ở lại một ḿnh trên non cao
Châu thân tủa lá hồn vận rêu
Trong tim một khối sầu như đá
Dội bước người lên ngàn năm sau
Hoặc khi đă quen với cô đơn, thay v́ sầu, trở thành kiêu hănh trong cơi riêng.
…
Hồng nhan một nét, trời một cơi
…
Cô đơn bi thảm: là cô đơn nhân bản cộng hưởng với nỗi cô đơn sấm sét bất ngờ hay rền rĩ trải dài của thất bại, của hụt hẫng, của mất mát lớn lao không ǵ bù đắp nổi, không có ai chia xẻ, không có ai tri âm, giữa đông nghịt, giữa ồn ào mà như giữa thế giới lặng ngắt, không nói được với người sống phải gọi người thiên cổ về bên :
Sau lưng anh sương mù đă khép
Trước mặt em vực sâu mở ra
Em nh́n anh linh hồn đă tượng
Anh ngắm em trần thế ngọc ngà
Ta bên nhau một đời vàng đá
Một hôm nay lại cũng bên nhau
Một nhúm ô long pha ngập lệ
Uống đi anh hồn phách hư hao
Một nhúm ô long pha ngập lệ
Từng ngụm cô đơn rót cạn b́nh
Vẫn một chén đầy anh không uống
Cho em rót xuống vực ân t́nh
Tạm biệt - anh về bên thiên cổ
Em cơi trăm năm nghịt nghịt người
Mà sao trống trải trần gian lạnh
Vô cực đường về bóng lẻ rơi.
Đó là tấm thảm cô đơn kẹt trong thiên la địa vơng của tôi
Cô đơn có thể đưa người ta đến chỗ tự hủy qua cây cầu tuyệt vọng như Van Gogh, như Hemingway, như Syvia Plath (nữ thi sĩ Mỹ)… May mắn là tôi chưa đến nỗi tuyệt vọng.
Lê Thị Huệ: Chị có ganh tị với đàn ông những điều ǵ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Ganh tị th́ ít, bất b́nh th́ nhiều
Ở nhiều nước trên thế giới, tôi muốn nói đến Châu Phi và nhiều nước Hồi giáo khác, đạo đức xă hội và luật pháp quốc gia đồng nghĩa với đàn ông đă và đang dă man giầy xéo nhân quyền của phụ nữ. Họ (đàn ông) đă đánh đập, tùng xẻo phần thịt nhạy cảm sex của phụ nữ, không cho phụ nữ học hành tốt như họ, ngăn cản con đường làm chính trị, làm kinh tế, làm nghệ thuật của phụ nữ. Trong thế giới động vật con đực bao giờ cũng đối xử tử tế với con cái, c̣n họ, đàn ông, con người sao lại thế ?
Ở Việt Nam vấn đề đạo đức xă hội vẫn c̣n và sẽ c̣n lâu thiên vị đàn ông, coi rẻ đàn bà do bị ảnh hưởng ông Khổng quá sâu đậm. Đàn ông có trăng hoa có nhiều vợ, nhiều bồ cùng lúc, nếu không bị vợ hợp pháp đưa ra Ṭa th́ xă hội cũng sẽ chỉ chép miệng “đàn ông mà” rồi… huề cả làng. Nhưng đàn bà có chồng mà c̣n lén lút ngoại t́nh th́ sẽ bị xă hội “ném đá” đến hết dậy nỗi rồi th́… tan hoang.
Bất b́nh với đàn ông là thế. C̣n ganh tị với đàn ông về mặt trí tuệ, tài năng … là những vấn đề chưa thể giải quyết được trong thời đại chúng ta. Tại sao chưa ? Từ thời ông Bành Tổ (nhân vật truyền thuyết cổ đại Tàu) tới giờ, khi ngó lại bất cứ lănh vực nào, ngành nghề nào cũng thấy đàn ông thống trị, phụ nữ xếp hàng đứng xa phía sau v́ thua kém họ. Tại sao thua kém ?
Các nhà khoa học có nói tuy năo bộ của đàn ông có lớn hơn năo bộ phụ nữ nhưng không phải kích cỡ của năo bộ quyết định trí thông minh. Nhà bác học Einstein có bộ năo nhỏ hơn bộ năo b́nh thường. Kích cỡ tổng thể của bộ năo không quan trọng. Kích cỡ từng vùng năo mới là yếu tố quyết định. Thùy đỉnh bộ năo của Einstein phát triển hơn b́nh thường. Phần này quyết định khả năng tính toán, h́nh dung không gian và vật thể ba chiều. C̣n những vùng năo khác, tùy từng vùng, có hoạt động liên quan đến những lĩnh vực khác nhau.
Họ cũng giải thích, qua nhiều ngàn năm đại đa số cộng đồng loài người sinh hoạt theo tập quán, phong tục, văn hóa trọng nam khinh nữ. Đàn ông cậy sức khỏe, ích kỷ, dựng rào cản không cho phụ nữ tham gia học tập, hoạt động xă hội, kinh tế, khoa học, chính trị, nghệ thuật… do đó các vùng năo của phụ nữ không được kích thích phát triển như đàn ông. Măi đến thời nữ bác học Marie Curie nước Ba Lan vẫn c̣n cấm cửa nữ lưu bước vào đại học. Bà là người đầu tiên được nước Pháp cho phép làm giáo sư đại học Sorbonne. Xem ra, nói chung trí tuệ, tài năng phụ nữ thua kém đàn ông là do đàn ông từ thời Trung cổ đă ăn hiếp đă trói chặt phụ nữ trong công việc nội trợ và đẻ con, chặn hết mọi đường phát triển bộ năo của phụ nữ để măi đến giữa thế kỷ 20 phụ nữ mới được cởi trói. Cũng do những người đàn ông tử tế tiến bộ tháo gỡ cho. Phụ nữ đă được mặc nhiên ăn theo quyền sống của con người nói chung (nam và nữ). Những quyền được sống xứng đáng là con người được ghi trong bản giấy chứng nhận có tên là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948. Bản Tuyên Ngôn này được bốn người đàn ông và một quư bà kư tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và được bà Eleanor Roosevelt hoan hỉ cầm đưa cao khoe với mọi người.
Xem ra th́ (lại cũng xem ra) chính đàn ông đă an bài định mệnh cho phụ nữ, khiến phụ nữ không thể vượt lên số phận ḿnh.
Không đâu, chỉ có phụ nữ yếu bóng vía mới nghĩ vậy. Trong hơn nữa thế kỷ qua, sau khi được tháo gỡ dần những xiềng xích vô h́nh, rất nhiều phụ nữ xuất sắc mọi ngành nghề trên thế giới đă sáng lên như những ngôi sao chen vào bầu trời vinh quang của nam giới. Khoảng cách biệt trí tuệ, tài năng giữa đàn ông đàn bà sẽ được san bằng sớm hay muộn, một thế kỷ hay nhiều thế kỷ, tùy vào sự nổ lực học tập nổ lực tự phát triển của phụ nữ. Tôi tin như vậy.
Lê Thị Huệ: Sự mạnh mẽ của trí thức. Một số cây viết mới và mạnh xuất phát từ Gió O có sự bộc trực của trí lực. Tự nhiên mà mùi trí thức nhảy loi choi ra ràng. Là một người đọc tôi có cảm tưởng phải có một tŕnh độ nào đó mới cảm được cái sảng khoái của việc đọ chữ đầy trí lực của những cây viết như Nguyễn Thùy Song Thanh đươc trang trọng giới thiệu lên gio-o.com. Chị có cảm thấy năng lượng này trong tâm hồn từ bao nhiêu năm nay để đến cuối đời chúng tỏa ra bát ngát trong thơ thế chăng. Hay đấy là một sự bất ngờ, một phiêu lưu với chữ nghĩa không lường trước. Nếu nói nguồn năng lực sáng tạo nào th́ cũng đáng quí như nhau và không nên nói thơ Nguyễn Thùy Song Thanh đẳng cấp hơn thơ Nguyễn Bính.
Nguyễn Thùy Song Thanh: Đứng ở góc độ trải nghiệm cá nhân thôi, tôi nghĩ chỉ tri thức không thôi chưa thể quyết định đẳng cấp thơ. Nhưng tri thức giúp người làm thơ, viết văn nh́n và thấu hiểu bản chất sự vật. Nếu thơ tôi có sự bộc trực của trí lực, (điều này do người đọc tinh nhạy nhận thấy, người viết ít khi thấy được ḿnh) th́ không phải tự nhiên mà mùi trí thức nhảy loi choi ra ràng như cô Lê hỏi. Trí lực của thơ phát ra từ nguồn năng lực được tích dưỡng, lớn dần. Nguồn năng lực này do gặt hát được từ trường lớp, sách báo, in tơ net v.v… với ư thức tự trùng tu, tôn tạo kho tri thức của trí tuệ ḿnh. Người viết khi đă có sẵn kho tri thức rồi c̣n phải có khả năng vận dụng tri thức mới ra được sự mạnh mẽ của trí thức trong thơ. Đó là khả năng hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng, suy diễn… để tạo ra h́nh ảnh thơ, tứ thơ.
Nhà thơ cũng có những phút xuất thần nhả ra những câu thơ thần sầu tưởng như được thần linh ban cho. Tôi nghĩ thơ thần kỳ cũng là kết quả của công phu khổ luyện ẩn tàng. Công phu này ch́m sâu ở một tầng nén, một góc khuất nào đó trong tiềm thức, đợi có một kích thích bất ngờ, một cảm xúc sấm sét chẳng hạn, bắt buộc tác giả hứng khởi xuất chiêu. Và rồi tứ thơ, ảnh thơ, chữ nghĩa thơ lập tức ngoi lên, ào ạt bay vụt ra. Một sự bộc phát. Nhà thơ chỉ kịp viết xuống và dĩ nhiên có thể không cần chỉnh sửa về sau. Vậy đó, có vẻ bất ngờ nhưng xét về chiều sâu, đó cũng là hạnh phúc ngoài mong đợi mà nhà thơ phải trả giá trước bằng quá tŕnh lao động xây dựng tri thức, khổ luyện chữ nghĩa, nuôi dưỡng tâm hồn thơ, phát triển năng lực thơ. Cũng có những tác giả phiêu lưu với chữ nghĩa có vẻ không lường trước. Bản thân tôi không kinh nghiệm điều này nhưng có đọc được những bài thơ ở đâu đó, câu nào cũng đầm đ́a chữ nghĩa, rất kêu, rất vang, rất bác học lại có khi đầy những tên tiếng Pháp, Anh, Ư, Đức … mà tứ thơ trong bài th́ bă ră, lỏng lẻo. Đọc toàn bài không hiểu được tác giả muốn nói ǵ. Những tác giả kiểu này có thể gọi là phu chữ, hiểu theo nghĩa tích cực không? (nhà thơ Lê Đạt tự nhận ḿnh là “phu chữ”)
Về vấn đề trí lực của chữ nghĩa cô Lê đề cập đến như tác giả Khuyến là chủ soái nhóm Nguyễn Trần Khuyên, (theo giới thiệu của chủ biên Lê Thị Huệ) và là tác giả những câu đối thần kỳ mỗi mùa Tết về. H́nh như chưa xuất hiện kỳ tài nào trong số những vị tài hoa góp mặt ứng đối cân xứng với những câu ứng xuất. Đây là hai tác giả học hành tới bến, “tu luyện pháp thuật” tột đỉnh để phù khiển đám thiên binh chữ nghĩa vào trận đồ thi ca. Tôi chỉ muốn xích lại gần để dựa cột mà nghe cho rơ.
Cô Lê cũng đề cập đến nhà thơ Nguyễn Bính một trong những nhà thơ được giới truyền thông văn học nói đến nhiều nhất. Các nhà phê b́nh Hoài Thanh, Hoài Chân cho là thơ Nguyễn Bính b́nh dân khó lọt vào con mắt của những nhà phê b́nh thông thái. C̣n nhà phê b́nh Thụy Khuê nói “Thơ Nguyễn Bính là tiếng nói hàng ngày, là ngôn ngữ chúng ta hay dùng để nói chuyện với nhau”. Về thể loại bà nói “Thơ Nguyễn Bính kết hợp hai thể loại hai ḍng thi ca cổ điển, thể Ngâm, của Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm và thể Thoại của các truyện Nôm Hoa Tiên, Kiều… Nói khác đi thơ Nguyễn Bính là tự chuyện kết hợp với tiểu thuyết.”
Các nhà phê b́nh vừa kể trên có những nhận định xác đáng về thơ Nguyễn Bính nhưng vấn đề những nhà thông thái mà Hoài Thanh Hoài Chân đề cập cần được xét lại. Riêng tôi, phải đọc lại tiểu sử và thơ Nguyễn Bính, thấy Nguyễn Bính là nhà thơ có số phận hẩm hiu, không được học ở trường lớp chỉ học với người cậu, sống đời lưu lạc, chết trong nghèo khổ ngoài gia đ́nh. Nhưng sự nghiệp thi ca Nguyễn Bính rất đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc trong ḷng đại công chúng. Nguồn năng lực sáng tạo của ông là cả cuộc đời đem ra trải nghiệm mọi cảnh ngộ cuộc sống bản thân. Ông cảm xúc, tư duy những điều bản thân quan sát được ở những nơi ông sống và viết ra thơ với tâm hồn chân thành yêu thôn quê, yêu đồng ruộng, thương cảm bản thân, khát khao hạnh phúc của một thi sĩ tài hoa vốn sẳn. Ông nhuần nhuyễn thể thơ lục bát gần với ca dao. Hăy đọc một ít thơ Nguyễn Bính:
Van em em hăy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa ḷng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u ḿnh với chúng ḿnh chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
…
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên pḥng
Thôn Đoài th́ nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không, thôn nào ?
Ông cũng có hàng chục bài thơ phổ nhạc như : Cô hái mơ, Gái xuân, Ghen, Trăng sáng vườn chè, Nụ tầm xuân…
Thơ Nguyễn Bính ngoài tính đậm phong cách ca dao, tôi c̣n thấy trong thơ ông nghệ thuật tạo bối cảnh để cảm xúc linh hoạt phát triển. Như bài Cô hàng xóm, bối cảnh là một không gian mở trong đó có hai ngôi nhà gần nhau ngăn cách bởi giậu mồng tơi, một nong tơ vàng, một con bướm trắng. Con bướm trắng vượt giậu mồng tơi bay sang bên này bay về bên ấy để t́nh cảm thi sĩ chấp chới bay theo. Bóng dáng nàng cùng với nong tơ vàng khi xuất hiện, khi vắng khuất dưới mái hiên nhà nàng khiến thi sĩ hồi hộp mong chờ. Cho đến một hôm “hỡi ơi bướm trắng tơ vàng” , thi sĩ không c̣n trông thấy nữa. Nàng đă chết. Thi sĩ gục đầu khóc rưng rưng, để cái điều lâu nay tự dối ḷng ḿnh lên tiếng quả tôi yêu nàng . Nghệ thuật này của nhà thơ Nguyễn Bính có thể t́m thấy qua nhiều bài khác như Một ngh́n cửa sổ, Cây bàng cuối thu, Cô lái đ̣, Hết bướm vàng v.v…”
Tạo bối cảnh đặc trưng để cảm xúc, t́nh tự sầu bi của ḿnh có chỗ dung thân, có chỗ lên cao trào là nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Bính.
Riêng mảng ca dao, Nguyễn Bính là thi sĩ ca dao tài hoa bậc nhất thiên hạ.
Lê Thị Huệ: Chị học Anh ngữ như thế chị phải giỏi ngoại ngữ, cảm nhận của chị về việc sử dụng Việt ngữ để sáng tác. Chị có thấy nguồn sử dụng hai ngôn ngữ giúp chị đa dạng hóa từ ngữ khi sáng tác thơ ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Xin xác định, về Anh ngữ tôi chỉ giỏi hơn những người đang ngồi trong lớp tôi dạy.
V́ tôi là người quanh năm gánh chữ đi bán rong, giao dịch với các tiệm ngoại ngữ ở thành phố Sài g̣n nên học tṛ cũ của tôi rất đông, hiện ở trong nước cũng như ngoài Việt Nam. Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi sử dụng để sáng tác. Xin có một so sánh nhỏ : Nhờ có học tiếng Pháp từ thời tiểu học, và suốt thời trung học tiếng Pháp song song với tiếng Anh là hai ngoại ngữ bắt buộc phải học cùng lúc trong chương tŕnh Việt thời tôi học, tôi thấy tiếng Pháp rất êm dịu, âm vần cuộn trôi nhẹ nhàng. C̣n tiếng Anh khi đọc khi nói rất gịn giă nhịp nhàng nhờ ngữ điệu và tiết điệu (intonation and rhythm) trong khi đó Việt ngữ là chốn mê cung đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt. Thanh không dấu cộng với thanh của năm dấu (sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng) cũng như các dấu của âm (dấu ă, â, ơ, ư) đă tạo ra biết bao nhiêu rắc rối khó nhớ khó phân biệt cho họ lúc mới bắt đầu học tiếng Việt. Cùng một chữ, khi viết chỉ cần nhích tay một chút là ra một chữ khác, nghĩa khác ngay. Thí dụ : hai, hài, hái, hải, hăi, hại hay là to, tô, tơ…v.v…
Nhưng đối với người Việt, tiếng Việt không phải là mê cung mà là một trường ca kỳ diệu khiến người ta say đắm. Chính v́ vậy, vào đầu thế kỷ 17 giáo sĩ Marini khi đến Đàng Trong học tiếng Việt để truyền giáo phát biểu “Dường như đối với người Việt nói và hát cũng là một.” Các bạn thử đọc vài bài thơ phổ nhạc. Thí dụ bài : Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy, Thái Thanh hát) các bạn đọc thành tiếng, diễn cảm, rồi hát (hoặc nghe Thái Thanh hát) các bạn sẽ thấy âm hưởng của thơ và nhạc hết sức gần nhau, quyện vào nhau : Em tan trường về / Đường mưa nho nhỏ / Chim non dấu mỏ / Dưới cội hoa vàng / thơ Phạm Thiên Thư như được nhạc Phạm Duy chấp cánh bay vút lên. Nhạc sĩ đă đưa thơ về với nhạc v́ nhạc tính của thơ đă gợi cảm xúc cho người nhạc sĩ tuyệt vời tài hoa này.
Hay như bài Lệ Đá Xanh, thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Cung Tiến, Khánh Ly hát. Như chúng ta biết, thơ tự do Thanh Tâm Tuyền không lư tới vần, thanh, nhịp, nhạc theo truyền thống nhưng tổng thể mỗi bài thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền là một cấu tứ, một bản nhạc hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Cung Tiến khi phổ nhạc Lệ Đá Xanh có “biến tấu” lời đôi chút ở một vài chỗ, nhưng ở những đoạn thơ dài vẫn giữ đúng nguyên tác:
Lệ Đá Xanh (nguyên tác)
Tôi biết những người khóc lẻ loi / không nguôi một phút / những người khóc lệ không rơi ngoài tim ḿnh / em biết không / lệ là những viên đá xanh / tim rũ rượi / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời chỉ c̣n trời sao là đáng kể / mà bên những v́ sao lấp lánh đôi mắt em / đến ngày cuối / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế / mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em / nguồn sữa mật khởi đầu / đôi khi anh muốn tin / ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết / mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em / ṿng ân ái / đôi khi anh muốn tinh / ôi những người khóc lẻ loi một ḿnh / đau đớn lệ là những viên đá xanh / tim rũ rượi.
Nghe Khánh Ly hát Lệ Đá Xanh, chúng ta thấy hai con người tài hoa bậc nhất này, Thanh Tâm Tuyền và Cung Tiến rất mực tôn vinh (chữ “tôn vinh” trong một bài thánh ca lâu đời của Tin Lành) âm thanh của ngôn ngữ Việt Nam. Âm thanh của ngôn ngữ và âm nhạc đă là đôi cánh nâng nỗi cô đơn lên tầng buồn chất ngất.
Tôi không học nhạc mà dám nói tới âm nhạc quả là tào lao nhưng tôi cậy ḿnh có đôi tai mê mẩn âm nhạc nên đă mạo muội nói lên cái sự “phiêu” âm thanh (tôi viết “phiêu” không viết feel, cũng không viết “phiu” v́ cái từ “phiêu” đầy hấp dẫn khi nó cặp kè với một từ khác : phiêu linh, phiêu bồng, phiêu lăng … và cả phiêu diêu miền cực lạc. Từ “phiêu” quả là có đôi chân giang hồ, đôi cánh vi vút, nên đến chết vẫn c̣n phiêu diêu – đóng ngoặc) của ḿnh qua ngôn ngữ đă học, qua thơ phổ nhạc, chẳng qua là để trả lời một phần trong câu hỏi của thi sĩ Lê Thị Huệ.
C̣n nữa, ngôn ngữ Việt không chỉ tuyệt vời về thanh mà c̣n kỳ diệu về âm / vần nữa Mỗi âm / vần cho ta một cảm giác hoặc ư niệm khái quát. Thí dụ:
- Vần ông : cho ta cảm giác (không gian) rộng, trống trải… thí dụ : mênh mông, mông quạnh, lồng lộng…
- Vần ấc, ất : cho ta cảm giác không suông sẻ, không trôi chảy, không dễ dàng… thí dụ : tất bật, trầy trật, lẩn quất, lật đật, xất bất.
- Vần iêu : cho ta cảm giác xa xối, vắng vẻ, hoang phế … thí dụ : tịch liêu, tiêu điều, cô liêu, điêu tàn…
- Vần iu : cho ta cảm giác nhỏ, nhẹ, yếu … thí dụ : liu riu, hiu hiu, hắt hiu…
- Vần ênh : cho ta cảm giác không vững, không cố định … thí dụ : chông chênh, gập gềnh, lênh đênh, bấp bênh …
Và c̣n nhiều nữa. Người làm thơ tùy tài năng vận dụng thanh và âm / vần của tiếng Việt để thăng hoa cảm xúc. Xin mời đọc thơ và lắng nghe cảm xúc qua chữ nghĩa các nhà thơ sau đây:
Thanh Tâm Tuyền
…
Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng đuối nhớ
Thở hơi sương rung rẩy ngă trong trời
Nḥe gió bấc, ngựa mây dồn gấp vó
Tiếng nhạc đen. Thả bổng quạnh hiu rơi
Đèn vàng lụn như đầu diêm x̣e tắt
Lửa thuyền xa, đom đóm dạt phiêu bồng
T́nh rầu rĩ kêu tiếng trầm cắn đắng
Bóng vang hư, thoảng lịm như không
Biến khúc 4
(nguồn: Gió-O.com. Nguyễn Lương Vy : Thanh Tâm Tuyền – âm vang khác)
Và Tô Thùy Yên :
Anh yêu em vầng trán hắt hiu
Gợn mơ hồ nét tuổi
(Những thành phố mà ta không ghé lại)
…
Cố ngủ mong thay được mộng mới,
Đỡ thiu hồn rữa, những tiền sinh
Mai nữa lại đi cùng gió quẩn
Mịt mờ theo đuổi tiếp mông mênh
(Đêm quan ngoại)
Và Viên Linh :
Sáng nay tôi trở về nhà
Thoáng thấy người nào lẩn trốn
Khe cửa đăm đăm cặp mắt đen
Đúng rồi tôi đă thấy
Tôi vừa vắng mặt ở nơi này
Lúc rạng đông tôi gặp vài nỗi nhớ
Lẩn quất tự đêm qua
(Kẻ tân ṭng)
Cô Lê hỏi : Chị có thấy nguồn sử dụng hai ngôn ngữ giúp chị đa dạng hóa từ ngữ khi sáng tác thơ ?
Để phân minh, ngoài những từ tiếng Anh được Việt hóa không kể, vấn đề đa dạng hóa tiếng Việt không thể xảy ra v́ tiếng Việt là ngôn ngữ mỗi từ chỉ có một âm tiết (single syllable) c̣n ngôn ngữ Anh mỗi từ có thể có một hoặc nhiều âm tiết (multisyllable). Từ một từ tiếng Anh, có thể tạo từ mới bằng cách thêm tiền tố, hậu tố (prefix, suffix) hoặc vận dụng hệ từ ngữ phát sinh (derivation).
Nhưng về mặt đa năng hóa như tiếng Anh, tiếng Việt hoàn toàn có thể tùy người sử dụng có mạnh tay hay không. Thí dụ :
Ngày đă ăm ắp b́nh minh
Màu sắc hồ ly
Tất cả bỗng rạng h́nh tướng
Sài g̣n rất biển
Biển áo xanh bạc mồ hôi công nhân
(Sài g̣n, nhan sắc thời gian)
Hồ ly, biển : danh từ dùng như tính từ. Hay tổ hợp này :
Một ḿnh giữa cơi thiên đường tạo dựng bằng chín cục gạch
(Một tựa đề trong tập Cánh Cửa)
tạo dựng : động từ, được dùng như một quá khứ phân từ trong tiếng Anh (past participle) tương đương với created, built… người khó tính sẽ bắt bẻ, phải nói : được tạo dựng mới đúng ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng như chúng ta đều biết, ngữ pháp (viết và nói) được đúc kết từ ngôn ngữ nói hàng ngày. Vậy chúng ta hăy nói, viết theo cách làm phong phú, làm trong sáng và làm đẹp tiếng Việt của chúng ta, như nhiều nhà văn thơ đă đang và sẽ làm như thế. Hoặc …
Bây giờ một ḿnh dù khi mặt trời ủ rũ
Hạt ngọc tôi vẫn quạnh hiu lấp lánh bên đời
Bằng thiên hà nỗi nhớ…
(Thể dục ảo - Hạnh phúc tôi)
thiên hà : danh từ được dùng như tính từ (chỉ lượng vô cùng, đẹp lấp lánh, xa cao vô cùng, đầy thiên ân)
Lê Thị Huệ: Nói về cảm tưởng của chị từ trong nước gửi sáng tác đến một diễn đàn in tơ net ngoài nước, độc lập như gio-o.com.
Nguyễn Thùy Song Thanh: Vào khoảng giữa năm 2011 nhà thơ Nguyễn Thanh Châu từ Arizona gọi tôi ở Sài G̣n:
- Chị mở Gió O đi, có thơ chị đó.
Lúc đó tôi vẫn chưa biết gio-o.com. Tôi không ngờ Nguyễn Thanh Châu đă làm chuyện đáng ngạc nhiên cho tôi như vậy. Tôi đưa Nguyễn Thanh Châu xấp bản thảo đánh máy hơn 10 bài thơ mới sáng tác lúc Nguyễn Thanh Châu về lại Mỹ. Chỉ nghĩ là trao đổi bài viết cho nhau đọc đỡ buồn, với lại tôi chỉ gởi ké theo Khoa Hữu một CD truyện dài, Khoa Hữu nhờ Nguyễn Thanh Châu kiếm nơi in ở Mỹ. Tôi mở Gió-O. Hồi hộp t́m tên ḿnh. Click vào. Ôi chao lần đầu thơ tôi hiển thị trên mạng, chùm 3 bài, sao mà đẹp, sáng rỡ thế, một bài có tựa là Ở Hồ Itasca c̣n hai bài kia không nhớ tên. Trở lại trang đầu tôi chưa vội đọc bài các tác giả khác, ngắm nghía diện mạo Gió-O.
Đầu trang góc phải thấy tên Mai Thảo, đọc liền :
Chế lấy mây và gây lấy nắng
Chế lấy, đừng vay mượn đất trời.
Mai Thảo
Góc trái : đam mê / thách đố / trí huệ / sáng tạo
Hai cụm hai bên, chữ nghĩa nh́n nhau như đôi tri kỷ. Một bên là tiêu chuẩn chọn bài, một bên là chủ trương của diễn đàn Gió-O. Tôi nh́n thăm thẳm vào hai mảng chữ nghĩa đó. Mừng thấy chữ “Sáng Tạo” sáng rực trời Nam. Thế là yên tâm gởi bài tới sau khi Nguyễn Thanh Châu lần lượt gởi Gió-O hết xấp bài tôi đă đưa bạn ấy.
Văn chương trên in tơ net có cái đẹp của ảo. V́ ảo không trọng lượng, không khung nẹp, tự do, nhẹ tênh, nhanh siêu tốc nên lửng lửng khắp trời và len lách vào tận hang cùng ngơ hẹp. Cứ vào máy, gơ đúng tên là văn chương sẽ lập tức dơng dạc “có mặt”.
Nhưng vẫn c̣n một nhu cầu chính đáng là cũng muốn cái ảo thành cái thực có h́nh hài vật chất giấy trắng mực đen để khoe với đồng bào ḿnh đứa con ḿnh đă hoài thai bằng tâm huyết. Cho nên tôi đă đưa thơ ḿnh in thành sách.
Lê Thị Huệ: Một ngày của đời sống chị hiện nay như thế nào?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Không có ǵ đặc biệt đối với một phụ nữ đă nghỉ hưu như tôi. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ lớp, nhớ trường. Một tâm hồn đến với nhiều tâm hồn thông qua chữ nghĩa. Không biết người học có nhận thấy cái tính “thơ thẩn” của tôi khi đứng trước lớp không. Mỗi học sinh, sinh viên, học viên là một nét thơ trong mắt tôi v́ vậy tôi nhớ.
Một ngày như mọi ngày. Mọi ngày như mọi người. Có vài điều tôi tự bắt buộc ḿnh phải làm:
- Thể dục mỗi sáng : đi bộ, một ḿnh đến sân Phú Thọ, xưa kia là trường đua Phú Thọ. Tập, không theo môn phái, nhóm nhất định. Tự chế ra các động tác phù hợp với ḿnh để tập, một chút yoga, một chút tài-chi, một chút học đường v.v…tập trong một giờ. Ngồi bên ao cá thêm 15 phút để tịnh dưỡng hoặc để nghĩ tiếp những ǵ từ tối qua, từ sáng sớm trước khi đi chưa nghĩ xong. Bên ao cá này nhiều bài thơ đă ra đời. Từ thể dục thật, một quá tŕnh hơn 10 năm, sang thể dục ảo, thời gian ủ mầm quá lâu để cuối cùng có chùm thơ Thể dục ảo.
- Công tác thiện nguyện tại gia : kèm 5 đứa cháu ngoại, nội học. Từ tiểu học đến luyện thi đại học, chỉ tiếng Anh thôi. Mỗi đứa cháu phát cho người bà này một thời khóa biểu 3 giờ / tuần. Chúng nó tự giàn xếp với nhau để tránh trùng giờ học. Như vậy ngày nào cũng có đứa đến học. Có khi phải dạy cả sáng và chiều. Ngoài hai công việc hàng ngày kể trên tôi tự do để đọc và để viết. Tôi khoái đọc hơn viết v́ đọc vui hơn. Viết là tự đày đọa ḿnh. Nhưng khi bài thơ hoàn tất th́ hạnh phúc biết mấy, chắc cô Lê cũng thế khi làm thơ.
Một ngày của tôi bắt đầu từ 4 a.m đến 11 p.m. Không ngủ trưa. Hay cắt thời gian làm nhiều khúc ngắn giữa khi làm việc, đi tới đi lui để xả mệt và xả stress. Tôi vẫn cảm thấy một ngày quá ngắn và thời gian bay siêu tốc.
Lê Thị Huệ: Nếu được làm lại từ những nằm 20 tuổi, là một người đàn bà trí thức Sài G̣n thành đạt theo một nghĩa tương đối nào đó, chị sẽ chọn lựa lại như thế nào? Trong cái ư thức người đàn bà Việt Nam được dạy, bị, tự động, t́nh nguyện, sống cho tha nhân trước khi sống cho ḿnh . Chị cũng biết là trận chiến khốc liệt nhất của người đàn bà đương đại là sống cho ḿnh như thế nào để tha nhân (chồng con, cha me, xă hội) vẫn vận hành một cách tiến bộ.
Nguyễn Thùy Song Thanh: nhà thơ Lê Thị Huệ ạ, câu hỏi này quả t́nh làm khó Nguyễn Thùy Song Thanh rồi.
Trở lại tuổi 20, đồng trang lứa với tôi có 2 nhà thơ văn Nhă Ca và Nguyễn Thị Hoàng. Chúng tôi đều ư thức được ḿnh muốn ǵ nhưng mỗi người có mỗi tính cách cố định, mà Nguyễn Thị Hoàng gọi là tự tính bất biến, khác nhau cho nên cách chúng tôi có những quyết định lớn cho đời ḿnh cũng khác nhau. Hai chị Nhă Ca , Nguyễn Thị Hoàng, những cây bút nữ mà tôi rất nể. Họ là những cô gái mạnh mẽ, quyết liệt dấn thân, dứt khoát bỏ lại sau lưng những ràng buộc gia đ́nh (cha me,anh chị em ...), trường lớp, những thành kiến xă hội , và can đảm rời bỏ Huế theo tiếng gọi của t́nh yêu, của chữ nghĩa. Họ đă dũng cảm vượt qua vô vàn khó khăn trong cuộc sống nơi xa lạ :
Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
....
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi
....
Trời mưa trời mưa vẫn trời mưa
Má ơi má ơi
Con c̣n sống
Nhă Ca
Nguyễn Thị Hoàng trước khi về Sài G̣n đă trải qua vài cuộc t́nh ở tỉnh, sinh con và tan nát cơi ḷng ...
Họ có khi nào hối tiếc đă có cuộc ra đi của đời ḿnh không:
Với thân nhỏ chín muồi trăm tội lỗi
Tôi trờ về mang tủi nhục trên vai
Giữa ngă ba đường tay hờ gối mỏi
Tôi cầu xin đời ban phép lạ tương lai
Nhă Ca
Trong cơn chăn gối ră rời
Em nghe từng chuyến xe đời đi qua
...
Lênh đênh tiếng hát kinh cầu
Ăn năn cổ thụ cúi đầu ngẩn ngơ
Nguyễn Thị Hoàng
Có hối tiếc nhưng không đầu hàng. Và họ đă thành công. Cay đắng thành công. Ngoạn mục thành công. Và rực rỡ thành danh.
C̣n Nguyễn Thùy Song Thanh tôi, cùng trang lứa khởi sự viết lách như đă thưa ở trên, giống nhau ở chỗ ư thức rơ ràng ḿnh muốn ǵ nhưng khác nhau ở tính cách "Gieo một tính cách gặt một số phận". Quả thật là đúng. Tôi trưởng thành trong hai lớp vỏ bọc bằng thép: Một lớp là truyền thống, lớp kia là tôn giáo (chưa kể lớp vỏ thứ ba là Sư Phạm). Hai lớp vỏ này đă biến tôi thành con rùa rụt cổ. Ở tuổi 20, 21, 22 tôi vẫn chưa có người yêu thật sự, mặc dù người yêu tôi và người được mai mối đến với gia đ́nh cũng nhiều. Có những người tôi quư như bạn hiền, có những người h́nh như tôi thấy yêu. Mà không phải. Tôi hỏi bạn gái yêu là sao. Là khi nào mày thấy nhớ nhung, nhớ đứng nhớ ngồi, nhớ ngủ nhớ thức, thấy không thể thiếu người đó trong đời. Vậy là chưa có ai là mặt trời để tôi làm hoa hướng dương. Và rồi Khoa Hữu xuất hiện như cơn giông :
Thành phố này ngày nọ
Sững sờ con mắt ngó
Sao chàng giống cơn giông làm vậy
Bắt đầu nghi lễ t́nh yêu chăng
Hay là bài học nhập môn cho trái tim tập vẽ
.....
Trong trí tưởng tinh khiết của nàng
Chân dung được phác thảo
Mỗi ngày một xúc động hơn
....
Trái tim trầm luân
Của sính lễ c̣n giữ được:
Chiếc lá vàng gió cuốn giữa cơn giông
Nguyễn Thùy Song Thanh
Cơn giông đă mang lại cho tôi người chồng. Khoa Hữu không phải là người chồng lư tưởng, người cha gương mẫu. Nhưng là tri kỷ của tôi. Tôi phải mở rộng trái tim bao dung để vẫn yêu, để tri ân tấm ḷng người tri kỷ, để c̣n bên nhau trọn đời . Về già, Khoa Hữu "ngộ" ra điều ǵ, thay đổi cách sống, lại là người ông tuyệt vời của các cháu nội ngoại và là ông chồng già đáng yêu của tôi ... Thời gian khó khăn nhất: Sau 1975. V́ muốn gia đ́nh ḿnh toàn vẹn, không nứt rạn, không tan ră tôi phải nỗ lực "cày bừa" để kiếm tiền, hy sinh hoài băo sáng tác ban đầu. Hơn 25 năm gần như tôi không sáng tác được ǵ. Linh hồn tôi âm thầm đau khổ như thế nào không ai biết đâu. Cho đến giờ tôi vẫn tự nhận ḿnh thụ động, bất tài, không xoay chuyển nổi t́nh thế cuộc sống gia đ́nh cho tốt hơn để các con tôi có thể hănh diện có bà mẹ tuyệt vời .
Dù tôi bất lực, bất tài, đó cũng là ư thức của một người đàn bà Việt Nam sống cho tha nhân (sống cho chồng con, cha mẹ, xă hội) trước khi sống cho ḿnh, như cô Lê đề cập.
Bây giờ đă ngoài 70 ,đang ở giữa 70 và 80 tôi cảm ơn chồng tôi Khoa Hữu đă gom thơ tôi trước 1975 lại in tập Hừng Đông Sau Rừng năm 2003 để an ủi tôi, để có nụ cười bừng thức của tôi. Tôi cảm ơn Gió-O vào năm 2011 đă vực dậy cơn điên sáng tác của một tâm hồn thơ tưởng đă tự hủy, tự ch́m sâu mất tăm ở tầng vực nào rồi . Bây giờ có làm ǵ cũng chỉ là (nói theo Bùi Giáng) để vui thôi mà. Già mà c̣n có niềm vui tuyệt đỉnh này th́ quỷ phải khóc, thần phải sầu v́ ganh tị
Trở lại ư chính của câu hỏi: Nếu được làm lại từ những năm 20 tuổi , tôi sẽ chọn lựa như thế nào - và với tư cách một người đàn bà đương đại sống cho ḿnh như thế nào để tha nhân vận hành một cách tiến bộ .
Câu hỏi này tôi cố ư chia thành 2 phần cách nhau bằng một dấu ngang
- Phần đầu câu hỏi thuộc về loại giả thiết bất khả thi (unreal condition/unlikely condition/impossible condition)
Thực tế là tôi yêu nghề (dạy học ) yêu chồng, quư con, không thể trả lời trái với ḷng ḿnh . Ví dụ như đổi nghề để kiếm được nhiều tiền hơn, lựa người khác ngon hơn làm chồng, không sinh con để rảnh rang sống cho ḿnh v.v... Cho nên câu trả lời của tôi là nếu được lựa chọn tôi lựa chọn ḿnh không sinh ra nghĩa là không có tôi hiện hữu trên đời (không ai có thể lựa chọn điều này ! )
- Phần hai của câu hỏi :
Phần này dành cho chủ biên Lê Thị Huệ và những người trẻ hơn trả lời sẽ đúng hơn. Tôi quá đát để trả lời rồi. Tôi chắc chắn là không dễ dàng ǵ khi phải vừa theo đuổi sự nghiệp ḿnh .vừa chu toàn bổn phận với tha nhân.
Lê Thị Huệ: Chị t́m kiếm ǵ ở những tác phẩm của ḿnh ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Câu hỏi này tôi cần diễn đạt lại theo như tôi hiểu : sản phẩm trí tuệ của chị đă phô bày ra trong tác phẩm của ḿnh như họa sĩ triển lăm tranh của ḿnh trong pḥng tranh, chị c̣n t́m ǵ ẩn trong đó ?
Tôi t́m kiếm 3 điều.
Thứ nhất, tôi t́m thấy tôi một người Việt Nam với T́nh Yêu viết hoa : yêu bản thân, yêu đồng bào, yêu đất nước, yêu đồng loại.
Thứ hai, tôi t́m xem, với tâm quyết, tôi có góp được một đồng tiền vàng nào, một tia mặt trời mới nào vào ngôn ngữ Việt để làm giàu thêm, làm sáng đẹp thêm tiếng nước tôi ?
Tôi chắc cô Lê sẽ hỏi : Vậy chị có t́m thấy không
- Thưa, chưa thấy ǵ. Một xu cũng chưa, một tia sáng yếu cũng chưa thấy. Chưa có nghĩa là c̣n hy vọng và c̣n nổ lực phát triển. Bản thân tôi cùng với những thế hệ kế tiếp sẽ theo đuổi việc này.
Thứ ba,
Lời thưa đầu tiên của ban mai
Tiếng mở cửa - Mở nắp vũ trụ
Bằng một động tác cho buổi đầu đời của ư thức tôi mở nắp vũ trụ - nghĩa là mở ra cơi Vô Cùng - Dứt khoát, cơi vô cùng của tôi không phải là cơi hư không. Trong cơi vô cùng tôi cảm nhận được Thượng Đế vô h́nh là đấng Sáng Tạo, khởi đầu mọi sáng tạo, là Alpha và Omega, khoảng giữa Alpha và Omega là hạnh phúc tôi,
…
Linh hồn tôi khởi từ Đấng Alpha
Mù mịt cơi về Omega
…
Từ khiển thị lực. Nhắm mắt tưởng tượng
Phóng tầm lên cao – vút qua các tầng mây hổn độn nhân gian
…
Lên cao … cao nữa
Làm sao cảm nhận Vô Cùng
Con nhỏ nhoi thấp mọn vô năng
Chưa thể gặp Ngài
Nhưng con trông thấy chàng trên mây đĩnh đạc
Bàn tay vẫy trổ năm nhánh thuyền độc mộc
Nhấp nhô sóng âm dương
Năm mũi rẻ hướng tới năm châu lục hồng hoang
Hẹn sẽ chở về hạnh phúc sơ nguyên khẳm
(Thể dục ảo – Mây ấm)
=========================================================================
Lê Thị Huệ: Với chị điều ǵ là hạt mầm của thơ ? Tứ thơ. Xúc cảm. Vạt chữ. Thao thức và băn khoăn ?
Nguyễn Thùy Song Thanh: Theo một số nhà thơ và nhà nghiên cứu thơ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Hưng Quốc, th́ tứ thơ hay thi tứ là trọng tâm của bài thơ được phát triển từ một ư, ư xâm nhập vào trái tim thi sĩ, được thi sĩ cảm xúc, tư duy, ư sẽ tái sinh thành tứ thơ.
Vậy, từ một tứ thơ, thi sĩ sẽ vận dụng các khả năng liên tưởng, tưởng tượng để tạo h́nh ảnh, t́nh cảm cùng lúc với ngôn từ, nhạc điệu. Tất cả sẽ liên kết, ḥa quyện để phát triển thành bài thơ. Do đó, một xúc cảm một vạt chữ (một từ, một cụm từ, một câu thơ, một câu văn…) hay một nỗi thao thức băn khoăn chỉ gợi lên một ư đối với mọi người, nhưng đối với thi sĩ, ư sẽ được tái tạo đẹp đẽ sâu sắc hút gợi hơn nhờ khả năng đặc biệt của nhà thơ, ư trở thành tứ thơ dẫn đến sự thành h́nh bài thơ. Tứ thơ là hạt mầm của thơ vậy. Xin lần lượt điểm qua một số những khởi điểm khác nhau trở thành tứ thơ.
- Xúc cảm thành tứ thơ : thơ khởi nguồn từ đời sống. Đời sống là vô thường là thiên h́nh vạn trạng chuyển đảo không ngừng. Nhà thơ hàng ngày trải nghiệm, cảm xúc, ngẫm nghĩ về đời sống. Loại hạt mầm này có mật độ dày đặt và mạnh mẽ phát triển. Một vài bài đặc biệt ra đời từ cảm xúc:
- Ngôi nhà ở phố Bluebonnet : là cảm xúc trong thời gian tôi vừa được làm khách quư vừa là bạn thân thiết cư ngụ trong ngôi nhà đầy ấn tượng, đầy h́nh ảnh, đầy sự kiện và đầy kỷ niệm hạnh phúc, đau khổ đóng dấu ấn lên đời hai bạn tôi ở Houston Texas, ngôi nhà của anh chị Tô Thùy Yên.
… Một cây sồi khác mấy trăm năm bên kia đường lặng lẽ ngắm ông đi
Cây thiên lư, cây ngọc lan và những cây quỳnh trước cửa
trút hương tầm tă áo bay.
Nơi ông hiện trường tâm thức mù mờ
Tất cả đều ngoại vực.
Ông không chọn ngồi dưới gốc cây sồi già
Sợ cánh rừng cổ thụ trong lũng kư ức hè nhau rung chuyển
tâm chấn sẽ xoáy măi những ṿng kín nghiệt ngă
không chỗ nứt thoát.
…
Nàng cột người đàn ông thiên tài của ḿnh bằng sợi tơ đỏ
Một mặt trời chỉ ḿnh nàng hướng dương
…
Vài lần ông đứng sững trên đường biên cơi chết
Thượng đế đă bứng ông lui về cơi sống.
…
Tim đă ngừng đập rồi lại nhịp
Trong tiếng reo ḥ của bốn cây sồi
Trong nước mắt ràn rụa mừng vui của cây
thiên lư, cây ngọc lan và những cây quỳnh
Phục sinh.
Ông bước đi trong nhà ḿnh
Dơi nghe nhịp đời ḿnh
Không có ǵ không c̣n ǵ để đền bù
Ngoài cửa đă rực những câu thơ lung linh
thắp tạ nhân quần *
Ông bước đi trong nhà một ḿnh
Kẻ lạc loài bên kia kư ức
Mộng du nhịp sống phù trầm
Sinh hành vẫn là khúc ẩn mật.
* thắp tạ nhân quần: cụm từ trong thơ Tô Thùy Yên
- Người đàn bàn làm vườn : cảm xúc đong đầy tâm tư về cuộc đời bất hạnh hôn nhân của người bạn chí thiết ở Westminster, CA.
Bạn tôi dạy ở đại học Santa Ana, chăm sóc người chồng ngồi xe lăn và mảnh - vườn - thiền của ḿnh. Bạn níu tôi ở lại cho kỳ hết 3 tháng du lịch của tôi.
…
Hoa chụm cụm hoa chạy luống hoa sắp thẳng hàng
hoa xoay ṿng tṛn – rúc rích
Sắc cười và hương ve vuốt
Bắt đầu giây phút b́nh yên vũ trụ nàng.
…
Bướm ơi đừng run rẩy
Cứ nhởn nhơ với hoa thơm
Sâu ơi đừng no căng trên lá non
Rồi mi sẽ hóa ǵ
Giun ơi đừng quằn quại trong đất
Cứ đào xới cho hết kiếp
Nàng lặng lẽ đào xới hư không
Gieo trồng hạt quên
Cắt tỉa nhánh ưu phiền
Hơi thở nào cũng mang theo hi vọng dù đang
tuyệt vọng
Nàng hi vọng ǵ
…
Ta c̣n ta trong mảnh vườn này
Một góc thiên đường hoang vu cơi náo loạn
…
Ngắm ngó vườn
Mở phới giác quan
…
Hồn tan ră vào cơi lăng quên của tịch mịch
Nàng d́m bất hạnh trong trái tim cỗi
Tràn lượng từ bi
- Bông hồng và những chuyến xe buưt trên đường Bolsa : đại lộ Bolsa có hàng phượng tím khóc đời hư hao. Tôi thường theo bà bạn ở Westminster, vừa giới thiệu ở trên, leo lên xe buưt để đến Santa Ana College. Bạn ngồi đ́u hiu trên băng ghế như một bông hồng âm u. Trong khi bạn vào lớp dạy, tôi tha thẩn đi loanh quanh trong khuôn viên trường. Nghĩ về bạn. Nghĩ về những chuyến bus bạn thường đi, về, nhớ đến cô tài xế da đen rất nữ tướng luôn miệng hát ca
Xe cộ ùn ùn ngày trơ phiêu giạt
Một băng ghế đ́u hiu
Một bông hồng âm u
Làn tóc rối cỏ
Ḷng quạnh tàn xưa.
…
Những con đường nằm nghe gian lao
Những cây phượng tím khóc đời hư hao
Mỗi trạm dừng thả một bước chân xiêu đổ
Cali giàu có và Cali tan vỡ.
Ơi, xe, đừng dừng. Thôi cứ lăn
C̣n muốn nghe cô tài xế hát khúc ca đen
Trân châu cùng sạn cát
Khua rền cơi thiên đường.
Chiều chưa đi chiều c̣n nấn ná
Bông hồng cao quí ơi chớ vội tàn
E nước mắt không kịp với hồn ta khóc lả
Black heaven.
Cali – 2006
- Người đàn bà quét đường :
Sáng sớm một hôm t́nh cờ tôi trông thấy một phụ nữ rất trẻ mặc áo công nhân đường phố đang quét đường. Rác từng đống, ngọn nhấp nhô trong nắng hồng soi nghiêng, trông như những con sóng vỗ, người nữ công nhân đưa xuôi từng nhát chổi, như đang chèo thuyền. Người phụ nữ chèo thuyền trên phố đó có vớt được tuổi xanh khô rụng của ḿnh không, hay chỉ gom được những tia sáng xuân đầu đời cùng với rác thải.
Ngày tinh khôi
Chùm nắng non đầu tiên ùa vào đôi mắt
C̣n him him giấc ngủ ṃn đêm
Rác chờn vờn như sóng
Thuyền chèo khua một góc trời quen
Phố thị bềnh bồng
Có vớt được chăng tuổi xuân khô rụng
trôi nổi trên sông
Chị không thấy rác – mơ hồ thấy nước và
luồng sáng
Cuồn cuộn trên đầu chổi nặng tay
Ảo giác bất chợt
Ánh mai đời gom lại buổi sáng nay
- Vạt chữ thành tứ thơ : thỉnh thoảng một vạt chữ vụt hiện ra trước mắt hoặc trong tâm thức rồi đọng lại những cảm xúc, những nghĩ ngợi, manh nha một bài thơ mới, thôi thúc phải được viết ra. Như hai bài sau đây :
- Duy nhất : từ câu thơ Dao tŕ nhất phiến nguyệt của Mạc Đỉnh Chi trong bài thơ tế công chúa nước Tàu với tư cách sứ giả Việt Nam, nhú ra một tứ thơ, tôi viết :
Trời cao một thái dương
Biển cả một vầng trăng
Huyệt sâu một người nằm
Trăm năm t́nh một đóa
Thiên thu nở v́ chàng
- Qua cầu B́nh Minh : là cảm xúc khi qua cầu B́nh Minh ở thị xă tỉnh Vĩnh Long. Bài thơ được viết với phong cách một bài đồng dao không theo logic sinh học. Răng sữa, răng sâu, răng khôn cùng có mặt nơi một nụ cười hé nở. Để làm ǵ,
Tôi qua cầu b́nh minh
Thấy người đó. Mới tinh
Tóc nối tia mặt trời
Miệng hé đôi vành nguyệt
Răng sữa vô ưu mọc
Răng sâu mục kư ức
Răng khôn buồn lao đao.
Chờ răng thơ đủ mặt
Cùng hát bài đồng dao.
- Thao thức và băn khoăn thành tứ thơ :
Đời sống cá nhân, gia đ́nh, xă hội, đất nước … luôn có những vấn đề khiến ta phải băn khoăn thao thức suy nghĩ t́m giải pháp, t́m câu trả lời. Loại hạt mầm này khi phát triển thành cây ít khi là cây thơ mộng, mà là một loại cây xù x́ gai góc, lấn áp, đè nén tâm thức nhà thơ như hai bài sau đây :
- Một trăm lẻ một : ra đời trong hoàn cảnh có biến cố rối ren ở Tây Nguyên Việt Nam. Đồng bào dân tộc các tỉnh Gia Lai, Daklak, Kontum, nổi dậy chống đối (vào những năm đầu thiên niên kỷ 2000) và bị chính quyền đàn áp. Tôi cũng sáng tác bài thơ này theo phong cách đồng dao để đưa vào ư thức cách mạng, không theo truyền thuyết ngộp hơi hám người bạn láng giềng “bốn không tốt, mười sáu chữ đen ś” :
Ở hồ Trường Sinh
Không phải Động Đ́nh
Trong thơ, tôi mang thân phận người con út, người em út thứ 101 (không phải 100 như truyền thuyết) của hơn bốn ngh́n năm sau bày tỏ t́nh yêu với anh em đồng bào của ḿnh trong thời hiện đại.
Ở hồ Trường Sinh
Không phải Động Đ́nh
Khi hừng đông vừa đủ lộng lẫy trên mặt nước biếc
Trên rặng núi hùng vĩ chập chùng
Trên những đám mây trầm mặc phương đông
Cái trứng đầu tiên đă nở.
…
Bà Âu Cơ rạng rơ hạnh phúc đứng lên
Chợt thấy bên đôi bàn chân yếu lả của ḿnh
Cải trứng thứ một trăm lẻ một
Trong chiếc bọc
Vẫn chưa nở
…
Hơn bốn ngàn năm sau
Mấy ngàn cơn mưa lũ cuốn qua
Cái trứng bỗng lộ
C̣n phủ mờ bụi đỏ
Bỗng nở
Nở ra tôi.
…
Tôi là đứa con út côi cút
Là đứa em út côi cút
Ở b́nh nguyên
Thương nhớ khôn nguôi anh chị trên rừng xanh núi biếc
Ở cao nguyên
Thương nhớ khôn nguôi anh chị dưới đồng cạn
sông sâu
Và ngàn năm sau nữa
C̣n nhớ thương vàng hổ phách.
- Bữa ăn sáng Việt Nam : bài này được viết ngay vào mấy ngày đầu tháng 5-2014 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở biển đông nước ta…
…
Bữa ăn uất nghẹn tâm tư
Sao chưa phải là những cây cọc Bạch Đằng
Đóng xuống gịng sông sấm sét
Sao phải im nghe núi sông gầm thét
…
Và bây giờ tất cả hăy đứng lên
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? *
(trích Bữa ăn sáng Việt Nam)
* Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm : thơ Lư Thường Kiệt
Ngô Tất Tố chuyển nôm “cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?”
Lê Thị Huệ: Chị gơ bàn phím ki bo hay viết lên giấy các sáng tác thơ văn của ḿnh
Nguyễn Thùy Song Thanh: Tôi vẫn giữ thói quen từ
xưa dùng một xấp mỏng giấy học tṛ thật
tốt, một cây bút ch́ và một cục gôm cũng loại
tốt để dễ viết, dễ xóa, dễ sửa và
dễ thùng rác khi sáng tác. Khi hoàn tất tôi chép vào một tập
giấy khổ A4 (21cm x 29.7cm). Có khi quên chép lại th́ nó vẫn
nằm hoài ở xấp nháp nào đó, có khi lạc mất.
Bài nào gởi đi tôi nhờ dịch vụ gơ lên email và gởi.
Trước kia tôi hay gởi qua nhà thơ Nguyễn Thanh Châu
để nhờ chuyển đến Gió-O. Từ khi bạn
Nguyễn Thanh Châu bận quá tôi tự tập gơ email tiếng
Việt có dấu. Bài đầu tiên tôi tự gơ có dấu là
bài Bữa ăn sáng Việt Nam trên
Gió-O. Ôi thật là vất vả và tốn thời gian. Từng
mẫu tự, từng cái dấu. Móng cắt trụi rồi
mà ngón vẫn c̣n dài lều quều, gơ nút nọ xọ nút
kia. Bây giờ th́ đỡ khổ rồi, nhưng nếu
bài dài quá hai trang học tṛ là phải xe ôm đến dịch
vụ.
Cô Lê biết không nhờ tập gơ email tôi khều được một miếng hạnh phúc ảo lơ lửng tầng không và mần được một bài thơ rất buồn v́ ư thức cái ảo :
…
Mười ngón trổ bông trong vườn hư ảo
T́nh lỡ bay xa vàng son áo năo
Tập gơ email buồn như làm thơ
Gơ đau tâm tư đau đến dại khờ
(tập viết email)
Lê Thị Huệ: Hăy nói về hai điều : một, sự nên thơ nhất của đời sống, hai sự ác độc khủng khiếp nhất của đời sống.
Nguyễn Thùy Song Thanh: “nên thơ” là thuộc tính liên quan đến cảnh thiên nhiên, nếu cô Lê công nhận công thức này th́ xin nói tiếp: cảnh đẹp + cảm hứng = cảnh nên thơ
Thấy cảnh đẹp là nhận thức khách quan, thấy cảnh nên thơ là nhận thức chủ quan.
“Người buồn th́ cảnh cũng buồn”
Người đang có tâm trạng không vui đứng trước cảnh đẹp không thể thấy cảnh nên thơ được.
Đối với tôi, người nào được sống trong cảnh quê hương thái b́nh, (tôi không nói ḥa b́nh), tâm hồn an vui, nếu bên cạnh c̣n có người yêu / chồng yêu / vợ yêu là người đang hưởng sự nên thơ nhất của đời sống.
Sự ác độc khủng khiếp nhất của đời sống là: tiến hành âm mưu diệt chủng, sử dụng bạo lực diệt chủng, gây chiến tranh diệt chủng.
Nguyễn Thùy Song Thanh
tên thật Nguyễn Bạch Tuyết
Sinh tại Sađec
Sống tại Sài g̣n
Học tiểu học, trung học, đại học tại Sàig̣n
Cử nhân Anh Văn
Dạy học các trường trung học công lập và các trung tâm ngoại ngữ. Nghỉ dạy hẳn từ tháng 9.2011
Có thơ đăng từ năm 1959 trên các tạp chí : Bách Khoa, Hiện đại, Nghệ thuật…
Sau 1975:
- Ngưng sáng tác hơn 25 năm
- Hừng Đông Sau Rừng (thơ), nxb Thanh Niên, Sài G̣n, 2003
- Cánh Cửa (thơ), nxb Trẻ, Sài G̣n, 2014
http://www.gio-o.com/NguyenThuySongThanh.html
© gio-o.com 2014