Mười Năm 2001 – 2011

 

phỏng vấn
Hoàng Huy Mạnh
nhiếp ảnh rộn ràng
ở Gió O

thực hiện: Lê Thị Huệ

 

Lê Thị Huệ: Hoàng Huy Mạnh bắt đầu chụp ảnh từ đâu ? Từ lớp học, từ đam mê thuở nhỏ, hay từ t́nh cờ ?

Hoàng Huy Mạnh: Thưa chị hành tŕnh nhiếp ảnh của tôi chắc cũng giống như bao nhiêu người khác thôi, những ngày đầu mới đặt chân đến Hoa Kỳ, sau khi giành dụm đủ một số tiền tậu chiếc xe cũ để khỏi nhờ vả vào người bảo trợ. Có xe tôi đă đi làm hai công việc sáng và tối, dành dụm thêm một số tiền nữa tôi đă mua được chiếc máy ảnh Nikon F3, là máy ‘xịn’ nhất của Nikon thời đó. Cuối tuần rảnh rỗi đem máy ra chụp vợ, đến khi có con th́ chụp con. Khi các con đă lớn, đă chán không muốn bố chụp h́nh nữa tôi mới bắt đầu t́m ṭi, xem ảnh, đọc sách về những đường lối sáng tác ảnh nghệ thuật và đi theo con đường này cho đến hôm nay. Chùm ảnh “Violin Trắng” và chùm ảnh Matador tôi đă chụp bằng chiếc máy Nikon F3 cổ lỗ sĩ này.

 

Lê Thị Huệ:Khi đưa máy ảnh lên, bạn t́m kiếm những yếu tố nào trước tiên ?

Hoàng Huy Mạnh:  Chỉ những h́nh ảnh trước mắt làm tôi rung động, xao xuyến hoặc thích thú tôi mới đưa máy lên ghi nhận. Tôi đả phá mọi quan niệm g̣ bó từ sách vở có nghĩa một tấm ảnh đẹp phải có ánh sáng đẹp, bố cục đúng tiêu chuẩn… Theo tôi ảnh đẹp là đẹp, ảnh không đẹp th́ vẫn là không đẹp cho dù chụp đúng cách tới đâu đi nữa. Thành thử tôi chụp ảnh lúc b́nh minh, khi mưa dầm dề, khi nắng chói chang, khi chiều tà, khi thành phố lên đèn… khi các bạn đồng hành buông máy nghỉ ngơi. Có người bảo tôi chuyên chụp những thứ bậy bạ khi thấy những ảnh tôi chụp toilette trong shopping mall, ống cống ng̣ai đường phố, hoa dại trong nghĩa trang…Một lời khuyên cho các bạn trẻ: hăy tập chụp cho đúng sách vở, cho đúng cách trước khi bạn phá cách.

 

Lê Thị Huệ: Bạn thích loại ảnh nào ?

Hoàng Huy Mạnh: Sở dĩ cho đến hôm nay sau gần hai thập niên tôi vẫn chưa cạn đề tài sáng tác là v́ tôi thích đủ thứ, nếu bạn đọc Gió O theo dơi những chùm ảnh của tôi mười năm qua sẽ thấy được điều này, tôi chụp chân dung, chụp ảnh cưới, chụp phong cảnh, chụp chim c̣ hoa cỏ, chụp sinh hoạt đường phố, chụp ca sĩ pḥng trà, chụp trong siêu thị, chụp ngoài công viên, chụp trong ṣng bài, chụp trong khi chờ xe điện, nghĩa là tôi chụp loạn xà ngầu nhưng thưa chị nếu phải trả lời loại ảnh nào mà tôi thích nhất th́ có lẽ là ảnh cưới v́ loại ảnh này trước nhất là tôi được trả thù lao, sau đó là được chụp các cô dâu và phù dâu xinh đẹp! Nói cho vui thôi chứ tôi thích chụp đám cưới v́ loại ảnh này đ̣i hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm. Ngoài ra c̣n phải nhanh mắt, nhanh tay để có thể bắt được những giây phút tuyệt đẹp trong ngày vui của đôi tân lang và tân giai nhân. Trong lễ cưới có khi cô dâu khóc,  có lúc cô dâu cười rạng rỡ, có lúc nghiêm trang, có lúc vui đùa. Khi bấm máy, tôi luôn đem nghệ thuật vào mỗi bức ảnh, trước là để thỏa măn chính tôi, sau là vui ḷng cô dâu chú rể.

 

Lê Thị Huệ: Chụp ảnh có bao nhiêu phần trăm văn hóa ở trỏng ?  Người chụp ảnh lớn lên ở Mỹ khác người chụp ảnh lớn lên ở Việt Nam chứ nhỉ ?

Hoàng Huy Mạnh: Tôi không biết chụp ảnh có bao nhiêu phần trăm văn hóa ở trỏng nhưng tôi nhận thấy sự khác biệt của mỗi người dùng máy ảnh để ghi nhận một sự kiên. Chị và các bạn đọc chắc cũng để ư khi đi du lịch thăm viếng những danh lam thắng cảnh , người Việt hay nói chung người Á Đông ḿnh thích chụp cảnh đẹp đó nhưng hầu như đều thích có h́nh ḿnh trong ảnh. C̣n những người Tây, người Mỹ th́ chỉ giơ máy lên bấm mà khỏi cần nh́n trước nh́n sau t́m người chụp hộ ḿnh một tấm ảnh với cảnh trí sau lưng. Tôi nghĩ văn hóa ít nhiều đă thể hiện trong những bức ảnh kỷ niệm b́nh thường này thưa chị.

Thành phố tôi đang cư ngụ, mỗi năm tôi đều đi xem triển lăm ảnh của các hội ảnh Việt, Trung Hoa và Hoa Kỳ .Nhiều ảnh tuy cùng một đề tài nhưng mỗi ảnh lại có một nét đẹp khác nhau, cũng ngôi chùa đó điểm nhấn của ảnh này là những hoa sen, ảnh kia là những vị sư, ảnh khác chỉ là cái mái chùa…Tuy bố cục và dàn dựng có khác nhưng khách thưởng ngoạn biết ngay đó là h́nh ảnh ngôi chùa nổi tiếng trong thanh phố , sự khác biệt này không biết có phải là bắt nguồn từ  ảnh hưởng về văn hóa của mỗi nhiếp ảnh gia hay không tôi không dám xác định. Người Việt rung cảm trước những cánh hoa sen, người Mỹ thích nét lạ lùng của bộ áo cà sa, người Trung Hoa nhớ về những kiến trúc của quê hương họ và những nét văn hóa đó đă được đưa vào ảnh một cách vô t́nh mà tác giả có thể không nhận thức được.

Về phần hai của câu hỏi này, tôi đă có cơ hội xem nhiều ảnh của các nhiếp ảnh gia  chuyên nghiệp cũng như tài tử ở trong nước và hải ngoại, tôi thấy có sự khác biệt thưa chị. Trước là bàn về cách sáng tác của các người chụp ảnh lớn lên trong nước qua các tác phẩm đă đoạt huy chương, các tác phẩm trưng bầy triển lăm hay các tác phẩm trên mạng mà tôi đă xem. Theo nhận xét của tôi, một số các tác phẩm này là những h́nh ảnh lập đi lập lại của những người đi trước nên thiếu hẳn sự sáng tạo cần thiết để tạo nên ‘ảnh phong’ cho mỗi tác giả . Ngày xưa Cao Đàm, Cao Lĩnh nổi tiếng qua những bức ảnh các cô gái mặc áo dài đi trên cồn cát th́ ngày nay vẫn có những bức ảnh như vậy, chỉ khác đi một chút thay v́ áo dài bây giờ là áo yếm. Ngày xưa có những bức ảnh Hai Thế Hệ, một bà cụ da dẻ nhăn nheo bên cạnh một đứa bé ngây thơ, ngày nay cũng vậy nhưng chơi trội hơn một chút là ảnh Ba Thế Hệ.  Cũng thế, chỉ thêm một người đứng giữa. Nghe nói bà cụ già người thiểu số chuyên được thuê để chụp loại ảnh này đă qua đời cách đây vài năm làm nhiều nhiếp ảnh gia tiếc hùi hụi v́ đă mất cơ hội có được tấm ảnh để đời này! Tôi quen biết một nhiếp ảnh gia tên tuổi ở Việt Nam hiện nay, cách đây gần mười năm anh đă ăn dầm ở dề trên Sapa để sáng tác và sau đó những ảnh này in sách bán rất chạy. Những ảnh Sapa gần đây tôi được xem cũng không có ǵ khác lạ hơn. Chung chung là thế, h́nh như đa số đều thích đi trên những độc đạo và cố tránh những ngă rẽ quanh co. Một thí dụ nữa thưa chị là năm ngoái, một công ty tài chánh ngoại quốc có trụ sở ở Sài G̣n họ muốn mua ảnh của tôi để làm nền cho website và người đại diện của công ty khi liên lạc với agent của tôi đă nói trước là họ không muốn tôi gửi đến họ những ảnh về vịnh Hạ Long, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, xe xích lô đạp hay hồ Hoàn Kiếm v.v…Như thế đủ biết là những ảnh về đề tài này đă được khai thác tận t́nh, nên không c̣n hấp dẫn người xem nữa.

Về cách sáng tác của những người chụp ảnh lớn lên ở Mỹ th́ cũng không có sự khác biệt ǵ mấy so với người trong nước, vẫn là những ảnh phong cảnh tuy đẹp nhưng nhàm chán v́ đă có hàng ngàn bức ảnh tương tự như vậy, vẫn là những ảnh set up, dàn dựng không thật... H́nh ảnh tuy có khác, chẳng hạn thay v́ cầu Trường Tiền th́ ở đây là cầu treo Golden Gate, người xem vẫn không thấy được sự mới mẻ  nào trong đó trong các tác phẩm này như khi xem ảnh cây cầu Golden Gate cùa các nhiếp ảnh gia người bản xứ. Tựu chung vẫn là những bài thơ lục bát chứ không phải là những bài thơ hài cú, tân h́nh thức hay hậu hiện đại v.v... C̣n một nhóm người chụp ảnh thứ ba rất trẻ sanh trưởng ở trong nước cũng như ở hải ngoại th́ độc lập hơn, một số xuất thân từ trường lớp. Họ được đào tạo và học hỏi kỹ càng về kỹ thuật cũng như nghệ thuật, tôi thấy sáng tác của các bạn trẻ này đă thoát ra ngoài ảnh hưởng của thế hệ trước hoặc v́ không có thói quen bắt chước nên họ sáng tác thoải mái với nhiều đề tài phong phú, hợp với trào lưu mới của nhiếp ảnh như áp dụng lối chụp photojournalism vào ảnh cưới chẳng hạn.  Một số khác tuy không tốt nghiệp các lớp nhiếp ảnh nhưng do năng khiếu tự nhiên hay ảnh hưởng bởi môi trường sinh sống, đă đến tŕnh độ ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’ và rất thành công trên lănh vực nhiếp ảnh. Tôi xem rất nhiều ảnh không có nghĩa là tôi đă xem hết các sáng tác của hàng trăm, hàng ngàn các nhiếp ảnh gia, thành thử tôi chỉ chia xẻ tâm tư của riêng tôi, suy ra từ những ǵ tôi đă được xem qua để trả lời câu hỏi này của chị.

 

Lê Thị Huệ:Bạn nghĩ ǵ về vai tṛ photoshop ?

Hoàng Huy Mạnh: Photoshop là một công cụ rất lợi hại mà bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải thông thạo nếu muốn phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi riêng trên lănh vực edit, photoshop chỉ giúp một tấm ảnh đẹp thành đẹp hơn chứ không thể giúp một tấm ảnh xấu thành ảnh đẹp được. Nhân đây tôi cũng có vài lời nhắn nhủ với các bạn trẻ yêu bộ môn nhiếp ảnh và mới bắt đầu cầm máy: hăy dành nhiều thời giờ cho công việc sáng tác hơn là dành th́ giờ để sửa chữa ảnh trên photoshop.

 

Lê Thị Huệ:Kỷ niệm nào đáng nhớ trong sinh hoạt nhiếp ảnh của Hoàng Huy Mạnh ?

Hoàng Huy Mạnh: Tôi được cái may mắn là có người bạn đời đồng sở thích nên chúng tôi thường đi chung với nhau trong những chuyến săn ảnh gần cũng như xa. Tôi nhớ măi cách đây vài năm khi về thăm Viêt Nam lần đầu tiên sau hơn ba mươi năm xa cách, đêm đó ở phố cổ Hội An, hai chúng tôi lang thang chụp ảnh khi thành phố đă vắng lặng. Bỗng có một anh bạn trẻ lái xe ôm, anh đậu ở góc đường từ lúc nào chúng tôi không hề hay biết, anh tiến đến chúng tôi và nói anh thấy đa số những người đến đây đều thích chụp những bà gánh hàng rong, những chiếc xích lô…mà chúng tôi lại chụp đêm không người có vẻ kỳ bư quá, lần đầu tiên anh thấy. Sau một hồi tṛ chuyện anh bạn trẻ nói anh biết có một bờ sông gần đây ban ngày rất đẹp nhưng không biết buổi tối ra sao, anh sẵn sàng chở chúng tôi đến đó sau khi  đă chụp xong ở đây nếu chúng tôi muốn, chúng tôi vui vẻ nhận lời. Sau khi chụp xong ở ḍng sông anh chở chúng tôi về lại khách sạn và khi trả tiền th́ anh không nhận và chỉ nói với chúng tôi một câu : Em cũng là người yêu nghệ thuật! Thưa chị đây có lẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sinh hoạt nhiếp ảnh của Hoàng Huy Mạnh.

 

Lê Thị Huệ: Bạn có nhận xét hay kinh nghiệm ǵ với người đọc Gió O ?

Hoàng Huy Mạnh: Bạn đọc Gió O là những người yêu thơ văn và yêu cả nghệ thuật, bằng chứng là sau gần mười năm góp ảnh trên Gió O tôi đă nhận được rất nhiều imeo khen ngợi, góp ư và phê b́nh từ độc giả. Có bạn khen ảnh đẹp, có bạn không thích ảnh nhưng lại khen cái tựa hay (nhân đây tôi cũng xin bật mí một chút xíu là khi gởi ảnh đến Gió O, tôi ít khi kèm theo tựa cho những chùm ảnh của ḿnh. Tôi không lo lắm v́ nếu thiếu tựa th́ chị chủ biên Lê Thị Huệ lại tặng cho một cái tựa rất ngoạn mục rất hợp với ảnh mà với tôi một người dở bộ môn văn chương không thể nào nghĩ ra nổi, cám ơn chị nhiều lắm). Có vài hội nhiếp ảnh trong nước và ở hải ngoại đă xin phép được tải những ảnh của tôi trên Gió O để hội viên tham khảo. Thưa chị, tôi quan niệm các tác giả khi sáng tác các tác phẩm văn chương cũng như nghệ thuật trước là v́ ḷng đam mê thôi thúc, sau là để chia xẻ với mọi người và nhờ Gió O và bạn đọc Gió O tôi đă thực hiện được điều đó.

 

Lê Thị Huệ: Một câu bonus cuối. Tôi quen biết Hoàng Huy Mạnh và Nguyễn Thị Lệ Liễu từ những ngày hai người chỉ mới ... bồ bịch nhau. Sân trường Văn Khoa Sài G̣n, học chung ban Triết... Bao nhiêu nước chảy qua cầu. Hai bạn vẫn là "đôi bạn tri âm" như ngày nào. Làm chung công việc với  nhau, sinh hoạt nghệ thuật với nhau, cho ra đời những đứa con với nhau, và mùa hè Gió O Lên 10, năm 2011, hai bạn đang đi nhiếp ảnh ở New York City cùng nhau. Tôi rất quư những đôi lứa mà sau bao nhiêu năm cứ măi quấn quưt bên nhau rất yêu kiều. Tôi muốn hỏi Hoàng Huy Mạnh, người đàn ông sống cạnh người bạn nữ cá tính như Nguyễn Thị Lệ Liễu, bạn thấy đàn ông phải nh́n vào đời sống lứa đôi như thế nào để luôn măi t́m thấy nhau như một cuộc đi tới với đồng hành một cách thú vị.

Hoàng Huy Mạnh:  Câu hỏi cuối này tuy dài nhưng lại dễ trả lời nhất, trước tiên xin cám ơn chị đă dành trang Gió O cho Hoàng Huy Mạnh có cơ hội tâm sự với độc giả và cám ơn luôn những lời khen của chị ngay kẻo quên. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu trả lời, rất thật ḷng không ṿng vo tam quốc: Hơn ba mươi năm trước tôi đă gặp và đă yêu nàng trong sân trường Văn Khoa, ba mươi năm sau tôi vẫn thấy nàng đáng yêu khi đứng nấu cơm làm bếp. Thơ của tác giả nào cũng hay nhưng tôi mê thơ nàng nhất. Cả hai chúng tôi cùng chụp ảnh, máy ảnh giống nhau, nơi chốn giống nhau nhưng tôi thấy ảnh nàng lại đẹp hơn ảnh của tôi. Thỉnh thoảng v́ nghề nghiệp tôi vác máy đi chụp những cô người mẫu mỹ miều, nàng không hề ghen tuông bậy bạ mà lại c̣n khen tôi chụp đẹp! C̣n nữa, tôi thích xem tin tức trên Foxnews, nàng cũng vậy. Rất đơn giản và dễ hiểu thế thôi thưa chị.

 

Lê Thị Huệ: Cảm ơn nhiếp ảnh gia Hoàng Huy Mạnh.

 

trang liên hệ: sinh hoạt Gió O Mười Năm 2001-2011

http://www.gio-o.com/GioOMuoiNamTQ.htm

 

© gio-o.com 2011