5 câu
gio-o.com phỏng vấn
Về Văn Chương Mạng
Đoàn Minh Đạo
1 : Văn Chương Mạng. Với người tiêu thụ tham gia vào mạng internet hiện nay, có khuynh hướng tiên đoán là sản phẩm tưởng tượng như truyện/chuyện dài ngắn sẽ lụi. Các hàng thật như tản mạn/tự chuyện … sẽ lên, bạn nghĩ thế nào?
Đoàn Minh Đạo: Nhiều người c̣n đi xa hơn là nói đến ưu thế của loại văn học phi hư cấu (non-fiction) đối với văn học hư cấu như tiểu thuyết, truyện; nghi ngờ sự tồn tại cả những thứ văn học đă thành kinh điển như của Faulkner, Camus, Kafka hay Dickens ! Thậm chí một thứ văn học nghiêm túc, phức tạp, dài ḍng chẳng c̣n phù hợp với thời đại internet nữa chăng ?
Tôi nghĩ đây là cái hoang mang giao thời, khi một h́nh thức, kỹ thuật truyền thông mới được phát minh ứng dụng có ưu thế th́ hiển nhiên những sản phẩm của nó cũng thích ứng với người tiêu thụ và đặc tính kỹ thuật của hoàn cảnh. Điều đó cũng xảy ra khi máy in Gutenberg được phát minh; những cuốn sách không c̣n là sản phẩm thủ công đắt đỏ, là sở hữu của người nhiều tiền của mà phổ biến đển một người b́nh thường có thể sở hữu; Kinh Thánh không chỉ là những sản phâm tôn giáo chép tay, minh họa nghệ thuật quí giá đắt đỏ thần bí ly kỳ như trong tiểu thuyết Umberto Eco Tên của đóa hồng hay sách chỉ là tài sản nghệ thuật mà các nghệ nhân sáng tác phục vụ vua chúa như trong Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk!
Vậy với t́nh trạng đó th́ trong tương lai gần, người thưởng ngoạn cũng như người sáng tác văn học sẽ tự điều chỉnh ḿnh cho phù hợp với đặc tính thời đại. Một số kỹ thuật xưa có thể mai một, cũng thế một số h́nh thức sáng tác có thể thay đổi, nhưng nhu cầu nghệ thuật, giá trị sáng tác không kém hơn, mà đa dạng, phổ biến hơn. Do đó tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng phóng khoáng hơn, phong phú hơn. Ta có nhiều chọn lựa và cởi mở trong tư duy cũng như khẩu vị.
2: Bạn có thể cho biết nơi bạn đang sống, và liên hệ môi trường đang sinh sống của bạn với sinh hoạt Văn Chương Mạng của cá nhân bạn. Bạn có nhu cầu chia sẻ những sáng tác của bạn với những người đang sinh hoạt hàng ngày với minh không ? Có th́ tại sao , và không th́ tại sao ?
Đoàn Minh Đạo: Thứ nhất tính phổ biến của văn chương mạng đă bỏ đi một khâu lọc lựa mà các tạp chí văn học hay nhà xuất bản xưa kia đảm trách, nên viết lách góp mặt cũng dễ dàng hơn, đi đến chất lượng cũng đa tạp hơn ! Dĩ nhiên người b́nh thường như tôi, vẫn lưu luyến cái cảm giác lần đầu cầm bản in cái truyện của ḿnh được đăng trên báo, hay niềm vui khi kư lănh những đồng nhuận bút hơn 50 năm trước, xúc động như nắm tay mối t́nh đầu! Chắc cảm giác ấy người sáng tác trên mạng ngày nay khó t́m thấy! Ngoài ra phần lớn người viết chẳng nhận được đồng xu nhuận bút nào !
Giống mọi người tôi cũng phải có nhu cầu chia xẻ, cảm thông, dù rất hạn chế. Nếu có được dăm người bạn gặp nhau hàng ngày, mà không làm phiền nhau, với tôi cho đă là quá tốt; mà thường ở đây rất khó được. Thứ nữa, bước vào tương giao trong không gian ảo này thường dễ đưa đến ảo tưởng về ḿnh, về cộng đồng ḿnh như có kẻ cao rao “Việt Nam là Vương quốc thơ” chẳng hạn. một thứ selfie, mà trong nước gọi là “tự sướng”! Thứ văn học làm nảy trong đầu ta h́nh dung từ narcissist!.Tôi cũng cố lục lọi xem ngoài này người ta nói ǵ về thi ca đất nước ḿnh, tuyệt ư lặng lẽ và khiêm tốn! Soi vào ḿnh tôi cũng tự hạn chế chỉ gửi bài đến một, hai trang mạng và cảm thấy vậy là đủ àm phiền người khác. Những phản hồi nếu có, có thể xem như cái “like” trên FB nhiều khi chỉ v́ lịch sự! Coi nó như tiếng chào “Hello” của người đi ngược chiều với ḿnh trong xă hội Mỹ thôi ! Điều chỉ giúp làm dịu một sự chạm trán chứ không phải là mở đầu một tương giao, nói chi đến tiếng chào cao hơn mâm cỗ của người Việt ḿnh ! Thực tế sáng tác không thể là đề tài để chia xẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Kinh nghiệm cho ta thấy ư kiến về sáng tác của bạn bè thường dễ làm xấu đi tương giao! Đây là cái “sinh tử phù” với nhiều người sáng tác, ông bà ta nói “văn ḿnh vợ người “ mà! C̣n nếu có bắt buộc trao đổi, cách thường t́nh chỉ là “áo thụng vái nhau” tránh xung khắc nhưng mất th́ giờ vô ích !
3 : Tiếng Việt ở Sài G̣n có thể khác với tiếng Việt ở California và như thế việc xử dụng Tiếng Việt đóng vai tṛ thế nào trong sinh hoạt giao tiếp với độc giả toàn cầu của thế giới mạng ? Nỗ lực viết tiếng Việt hiện hữu như thế nào khi bạn mở máy sáng tác một tác phẩm. Bạn có bao giờ nghĩ ngợi về vấn đề viết tiếng Việt trong thế giới toàn cầu hóa không ?
Đoàn Minh Đạo: Tiếng Tây ở Canada chắc sẽ không khác ǵ mấy với tiếng Tây ở Pháp ngày nay nếu người ta di dân bây ǵờ. Với cuộc cách mạng truyền thông, với thế giới phẳng hiện tại, ngôn ngữ của Sài G̣n hay Hà Nội hôm nay không xa lạ với người ở ngoài nước như tiếng Việt của người miền Bắc với người miền Nam sau năm 75, nhất là khi sáng tác văn học có thể cập nhật tức thời ! Bây giờ chỉ c̣n là đánh giá nó về cảm thức trong văn chương chứ không phải người sáng tác hải ngoại bị bỏ rơi, không cập nhật được ngôn ngữ trong nước! Tất nhiên ta sẽ dị ứng, ngần ngại đưa vào trong văn thơ kiểu từ như video thành“Vi gieo” hay Made là “Ma dê” ! Điều này lỗ tai và cái đầu của người sáng tác nhận ra ngay! Ngược lại viết bằng kho từ ngữ Việt Miền Nam trước 75 hoàn toàn mà hay th́ chắc vẫn sang trọng được người đọc nghiêm túc đón nhận. Ngôn ngữ sáng tác là văn tài, cá tính của mỗi nhà văn độc sáng. Ngôn ngữ thời đại đến với người sáng tác chân chính được chuyển hóa và trở thành biểu tượng máu huyết văn hóa dân tộc! Do đó ta không ngần ngại ghi nhận ngôn ngữ văn học Nguyễn Du như là biểu tượng tiếng nói dân tộc điều này chỉ làm vinh danh thời đại ông !
4 : Theo bạn Văn Chương Mạng xóa nḥa được biên giới địa lư như thế nào ?
Đoàn Minh Đạo: Tôi nghĩ Văn Chương Mạng là tiếp nối hệ quả tất yếu cuộc cách mạng khoa học điện tử của mạng lưới toàn cầu. Khi những bức màn sắt không thể buông xuống về mặt chính trị, những rào cản kinh tế bị dỡ bỏ, về mặt tư tưởng con người b́nh đẳng, nếu bạn muốn mở mang tư duy, nghiên cứu hay sáng tác, th́ dù trong hay ngoài nước bạn đều có thể t́m thấy và học đuợc không ai có thể ngăn cản bạn, chỉ là ta tự khước từ. c̣n lại vấn đề là ta có chịu học và có khả năng tiếp thu ṣng phẳng hay không ? Không c̣n ai đi xa về nhà nói dóc được! Với Văn Chương Mạng tôi nghĩ không chỉ xóa nḥa được biên giới địa lư mà c̣n xóa nḥa được cả biên giới hiểu biết và cảm thụ văn hóa trong mọi định chế của con người hiện đại nữa!
5 : Nhân dịp Gió O Kỷ Niệm 15 Năm sinh hoạt trên mạng, bạn có thể cho một nhận xét Gió O đóng góp thế nào vào Văn Chương Mạng
Đoàn Minh Đạo: Với tồn tại 15 năm của một trang Văn Chương Mạng, Gió-O là một vóc dáng trưởng thành và định h́nh rơ nét trong sinh hoạt văn học hải ngoại. Tôi đến với Gió-O mới dăm năm chắc không thể có cái nh́n chính xác được, nhất là chỉ góp mặt qua ít bài thơ. Theo tôi đây là một trang văn học có đóng góp bền bỉ, tuy không ồn ào nhưng đa dạng và phong phú về văn chương, đặc biệt là những biên khảo văn triết sử! Một sân chơi văn hóa trung thực, khiêm tốn tuy của một người chủ trương nhưng giữ nghiêm túc những nguyên tắc đă mặc định. Đáng nhận lời cầu chúc …càng thêm tuổi thêm …người tài tiếp sức!
Đoàn Minh Đạo
9/2016
http://www.gio-o.com/15NamGioO.html
© gio-o.com 2016