5 câu
gio-o.com phỏng vấn
Về Văn Chương Mạng
Hồ Đ́nh Nghiêm
Không mắc cỡ v́ một ḿnh, hát chẳng ai nghe bài Happy birthday mừng Gió-O tṛn 15 tuổi. Giật ḿnh, đă 15 năm rồi á? Quư vị nào có con, đang loay hoay cắm 15 ngọn nến trên mặt bánh sinh nhật, cho tôi dở hơi hỏi tí: Con trai quư vị đă râu ria ra rậm rạp? Nếu là gái, quả cau nho nhỏ hay cháu sớm dấu trong áo quả cam xanh?
15 năm, tôi luôn không biết cái đổi thay mà nó tác hại hoặc sự đắp bồi đáng tri ân. Dầu sao thắp cháy 15 cái tim bấc kia là việc cần làm, lửa bồi hồi sáng run rẩy trước lời nguyện thầm. Thổi tắt, bật đèn lên, lưỡi dao ngọt ấn xuống và tôi được chia 5 phần, cân phân với những ai chung bàn.
15 năm, hơi bị nhiều những 5 câu hỏi. Xin cúi đầu ăn từ tốn từ 1 tới 5.
Ngon hay dở, ngọt hay đắng th́ chỉ có cái bao tử hay ra. Bụng nghiền nát mà bụng không được quyền nói năng.
Viết đoạn dẫn nhập trên, nó có cái lư do riêng. Nó nhét vào bài tản mạn ắt sẽ hợp khuôn phép hơn mưu toan cài đặt vào trong chuyện ngắn. Nó dễ xơi hơn truyện ngắn, nó nặng tính bông lơn, nó sẽ xem qua một lần rồi quên mất tiêu, chẳng ưa quấy rầy trí óc. Văn chương mạng thường chứa lắm thứ như rứa. Một thực thể dễ bắt gặp là khi người ta bỏ công truy cập vào internet, hầu hết, tâm lư chung đều muốn bắt gặp những sự kiện lạ lùng, sôi nổi, gay cấn, giựt gân… thuần để giải trí, mua vui cũng được một vài trống canh. Hơi đâu ngồi giáp mặt với màn h́nh hiển thị những con chữ rối rắm của thơ văn. Có đọc chăng th́ cái đọc ấy cũng hời hợt. Tôi vẫn tin, hồi nào tác giả nắm tay tôi lôi đi cho tới cuối đường, là lúc tôi đang nằm ôm một cuốn sách. Chỉ có mực in, chỉ có những trang giấy nó mới chứa được một linh hồn (lạc lối) ở bên trong. Văn chương mạng th́ ghẻ lạnh, vô hồn, không đủ sức để thiết lập riêng nó một thổ ngơi, bởi bản thân chữ “mạng” đă mang đầy chất xô bồ hỗn tạp nhập nhằng vàng thau. Ai cũng bảo nó tiện lợi v́ tính năng động và nhanh lẹ nó có, và chính điều đó thuần không hợp cho văn chương đeo bám. Văn thơ th́ chẳng ưa sự tạm bợ. Có chăng th́ trang mạng kia c̣n đó lắt lay một vài tuỳ bút, tản mạn, một vần thơ của sợi ḿ ăn liền thiếu độ phỏng nước sôi.
Một kẻ thù khác, “một thế lực phản động” khác làm hư thân, làm mất nết văn chương: Thế giới Facebook. Ngôn từ trong cơi đó, cách xưng tụng cái ta, cách selfie tự sướng… vô h́nh trung đă trở thành một dược liệu ngang với cần sa. Ghiền, nhớ, đă chôn xuống lại đào lên, khói tuôn mịt mờ những nhân diện từng qua photoshop, từng nửa kín nửa hở, từng say đă điếu, từng… không thật ḷng. Thế giới ảo mà, nên chấp nhận cuộc chơi. Chấp nhận ḍng chữ: “Nếu đằng ấy không like, tớ sẽ thôi kết bạn mí đằng ấy”.
Tôi không chơi “phây”, tôi sẽ chính thức đi vào cơi hắc bạch kia hồi nào tôi viết được những điều ngắn gọn mà tôi nghĩ đó là tiếng nói của đứa tử tế cốt đả phá những thói hư tật xấu của bọn cường quyền, lợi dụng tính phổ cập của facebook để góp chút lửa đấu tranh mong Việt Nam đuổi kịp anh bạn Lào hàng xóm. Chướng tai gai mắt quá làm sao nhắm mắt ngủ êm, hỡi đất nước vốn xem Lào là thứ “nạc hậu”!
Tiếng Việt có khác nhau giữa trong, ngoài? Tôi đâu nh́n ra sự khác biệt mặc dù có vị nhà dzăng ma dzê in Việt Nam ngôn rằng: Cộng đồng lưu vong từ năm 75 ôm cứng một thứ ngôn ngữ đóng băng, trong lúc tiếng Việt đương đại đang cách mạng đổi mới từng ngày. “Ngài” ấy chỉ thánh tướng nói vậy mà chẳng đưa ra bằng chứng cũ, mới. Thật bức xúc cho cự ly siêu khủng ấy, một sự ùn tắc hoành tráng dẫn đến sự cố khó mà tranh thủ làm cho cục diện thông thoáng, chuẩn và chỉnh theo đề bạt kiến nghị của trung ương. (Cái này cũng nên chen cài vào văn chương mạng!)
Khác biệt giữa người cố quận và kẻ tị nạn chỉ cô lại duy một điểm: Ở trong th́ nói láo, sợ hăi và xa rời sự thật. Ở ngoài khúc ruột ngàn dặm th́ có điều kiện, không khí tự do lại chẳng mấy ai lên án cái xă hội bần cùng kia. Viết văn mà canh cánh chừa sẵn một đường lui binh, dây làm chi cho rách việc, ngộ nhỡ mai về thăm nhà th́ “an toàn xa lộ” hổng lôi thôi, bất quá nhét tờ 10 đô trong hộ chiếu khi qua cửa khẩu. Nhà văn, nhân cách anh mang, thái độ sống của cả hai địa phận, nh́n rơ chẳng có ai nổi trội. Và theo như sự biến thiên ắt có và đủ, văn chương Việt nằm trong văn chương Mạng rồi sẽ chết, êm thắm, chẳng vật vă đớn đau, không một ai nhỏ cho giọt nước mắt. Kéo dài cơn đau chỉ là You tube với lây lất những đoạn video ngắn cụt đa phần là nhạc nhiếc.
15 ngọn nến mà Gió-O thắp là một thành tựu đáng quư trong cộng đồng mạng lắm hiềm khích, lắm chia rẽ, lắm băng đảng, lắm bè phái. Viết điều này ra mà ḷng buồn cho cái sự thật luôn “lộ hàng” lư ra không nên hiện hữu. Chợt nhớ một câu nói đăng ở trang mạng ngoại quốc, tạm dịch: “Đừng bao giờ hối tiếc, nếu nó tốt đẹp th́ đó là sự diệu kỳ, nhược bằng nó hư hỏng, đó sẽ là kinh nghiệm”. Chưởng môn nhân Lê Thị Huệ hơn ai hết đă thủ đắc được điều diệu kỳ cũng như khối kinh nghiệm khi dựng bảng hiệu đă 15 năm bạc ḷng những nắng mưa.
Văn chương mạng của “người ta” cũng có viết câu này: “Không có thứ ǵ gọi là vĩnh cửu. Đừng đặt điều. Tất cả những ǵ mà ta có chỉ tồn đọng giữa hai chữ “Hello” và “Goodbye”. Đă 15 năm, tôi vẫn c̣n “lâu lâu một lần” hê-lô nhà văn Lê Thị Huệ, dẫu tới 20 năm, chữ guốc bay vẫn là chữ khó phát âm nhất.
Lửa vừa tắt trên đầu ngọn nến, khói huyền bay đi đâu? Nào ai hay!
Câu hỏi:
1 : Văn Chương Mạng. Với người tiêu thụ tham gia vào mạng internet hiện nay, có khuynh hướng tiên đoán là sản phẩm tưởng tượng như truyện/chuyện dài ngắn sẽ lụi. Các hàng thật như tản mạn/tự chuyện … sẽ lên, bạn nghĩ thế nào?
2: Bạn có thể cho biết nơi bạn đang sống, và liên hệ môi trường đang sinh sống của bạn với sinh hoạt Văn Chương Mạng của cá nhân bạn. Bạn có nhu cầu chia sẻ những sáng tác của bạn với những người đang sinh hoạt hàng ngày với minh không ? Có th́ tại sao , và không th́ tại sao ?
3 : Tiếng Việt ở Sài G̣n có thể khác với tiếng Việt ở California và như thế việc xử dụng Tiếng Việt đóng vai tṛ thế nào trong sinh hoạt giao tiếp với độc giả toàn cầu của thế giới mạng ? Nỗ lực viết tiếng Việt hiện hữu như thế nào khi bạn mở máy sáng tác một tác phẩm. Bạn có bao giờ nghĩ ngợi về vấn đề viết tiếng Việt trong thế giới toàn cầu hóa không ?
4 : Theo bạn Văn Chương Mạng xóa nḥa được biên giới địa lư như thế nào ?
5 : Nhân dịp Gió O Kỷ Niệm 15 Năm sinh hoạt trên mạng, bạn có thể cho một nhận xét Gió O đóng góp thế nào vào Văn Chương Mạng
Hồ Đ́nh Nghiêm
http://www.gio-o.com/15NamGioO.html
© gio-o.com 2016