Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 37
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6
,
kỳ
7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14,
kỳ 15,
kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35, kỳ 36, kỳ 37,
Khi khai triển vấn đề nhận thức nói đến ở trên, Hartmann muốn nhắc nhở một điều là vấn nạn thực sự trọng yếu vẫn chưa tìm thấy trong ba tầng liệt kê ra ở trên. Đó là "lĩnh hội đối tượng/Erfassen des Gegenstandes" như thế nào. Quả thực vấn đề không phải đồng nhất với vấn đề hữu thể của đối tượng, trước hết là vớivấn đề về bản chất tâm linh của hiện tượng lĩnh hội, cũng không đồng nhất với vấn đề về hình thái luận lý nhằm diễn tả sự lĩnh hội này ra sao. Ở đây theo ông, đối với vấn đề nhận thức hiểu theo nghĩa rộng, rõ ràng là đối lập với các mặt luận lý, tâm lý và hữu thể luân, đó là yếu tố thần túy tri thức/eigentlich Gnoseologische. Ngược lại với vấn đê hiểu theo nghĩa rộng thu hẹp hơn, vấn đề này hàm ngụ nhưng nghiên cứu theo một chiều hướng hoàn toàn minh bạch và duy nhất với một phương pháp xác định rõ ràng đặc thù.[76]
Để giải thích điều này, Hartmann chỉ ra ở đây, không như những người đi trước hay hiện đại, ông không bao giờ nghiên cứu riêng lẻ vấn đề nhận thức hiểu theo nghĩa hẹp. Ý ông muốn phê bình họ thường lẫn lộn với vấn đề tâm lý hay luận lý, nhất là với những nha cổ điển còn lẫn cả với những vấn đề hữu thể luận. Trong một khía cạnh nhất định, về phương diện tri thức, ta có thể tách rời với những phương diện khác, đó là điều theo ông, đây là một vấn đề có thể hoàn toàn thảo luận được. Ông cũng chỉ ra là ngay trong vấn đề nhận thức hiểu theo nghĩa hẹp, phải nhìn nhận còn nhiều vấn để đắc thù khá rắc rối về quan điểm luận lý cũng như tâm lý, song mối tương quan cơ bản giữa những quy phạm tríết học cho phép đề đặt những vấn đề này không trong khuôn khổ nghiên cứu của chúng ta. Tuy vậy không cần thiết phải giản thích thêm, người ta cũng có thể dể dàng hiểu thấy là vấn đề hạn chế hơn thì liên hệ mật thiết với vấn đề về mặt hữu thể theo phương cách hiện hữu của đối tượng.; tách biệt chúng ra sẽ làm bẻ gẫy cột sống của vấn đề nhận thức; cái khó khăn hay gặp trong khái niệm "lĩnh hội" rõ ràng là ở khái niệm hữu thể, đối tượng của lĩnh hội. [77]
----------------------------------
[76] Hartmann, Sdt. :
Indessen ist leicht zu sehen, daß die eigentliche Kernfrage der Erkenntnis in diesen drei Problem schichten noch gar nicht enthalten ist: die Frage nach dem "Erfassen des Gegenstandes" selbst. Diese geht offenbar auch in der ontologischen Frage nach dem Sein des Gegenstandes nicht auf, so wenig als in der Frage nach der psychischen Erscheinungsform des Erfassens oder in der nach der logischen Formung des Erfaßten. Hier hebt sich also gegen das weitere Erkenntnisproblem ganz offensichtlich ein engeres Erkenntnisproblem ab, das man im Gegensatz zum Psychologischen, Logischen und Ontologischen als das eigentlich Gnoseologischen, Logischen und Ontologischen als das eigentlich Gnoseologische im Erkenntnisproblem bezeichnen möchte. Im Gegensatz zum weiteren hat dieses engere Erkenntnisproblem eine vollkommen eindeutige, einheitliche Fragerichtung, die es mit durchaus eigener und eindeutigen Methode verfolgt.
[77] Hartmann, Sdt. :
Der engere Sinn des Erkenntnisproblems ist weder in der älteren noch in der neueren Erkenntnistheorie streng herausgearbeitet worden.Immer finden wir ihn mit logischen und psychologischen, bei den Älteren auch mit ontologischen Fragen vermengt. Über den Grad seiner Ablösbareit von diesen läßt sich denn auch durchaus streiten. Es solt keineswegs geleugnet werden, daß es Teilfragen des engeren Erkenntnisproblems gibt, die sich vom Logischen oder Psychologischen nicht trennen lassen. Aber das Grundverhältnis der philosophischen Disziplinen, das diese Fragren diskutierbar macht, gehört nicht in den Rahmen der vorliegenden Untersuchung. Ohne weiteres jedoch ist es eileuchtend, daß das engeres Erkenntnisproblem mit der ontologischen Frage nacht dem Seinsmodus des Gegenstandes derartig verknüpft ist, daß die Loslösung von ihr ihm das Rückgrat ausbrechen würde : die Schwierigkeit im Begriff des "Erfassens" haftet eben am Begriff des Seins, welches erfaßt werden soll.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2019