Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

 

kỳ 30

 


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30,

 

Như đã nói ở trên, sự vật tự tại cũng là đối tượng của nhận thức, có nghĩa là trong tổng thể của nó được nhận thức ngắm nhìn như thế, song chỉ có một phần được lĩnh hội thực sự. Sự vật tự tại nói chung là đối tượng với tư cách là không lẫn lộn với kinh nghiệm người ta có. Đối tượng lớn ra để trở thành sự vật tự tại  trong điều kiện là tiếp tục ở ngoài những giới hạn của khách quan hóa khả hữu. Một khi ý thức nhắm vào đối tượng, với tất cả trương độ khả hữu của nó, thế nên trong chiều hướng này, ý thức thực sự nhắm vào sự vật tự tại. Cũng cần phải ghi nhận là sự vật tự tại không dị biệt với sự vật xuất hiện mà nó chính là sự vật này xét ra về mặt thực tại toàn diện của nó, không chỉ về mặt thực tại xuất hiện của nó. Đó chính là sự vật xuất hiện, song được xét đến trong "tổng thể của nó".[60]

Lại nói về những phạm trù và những hình thái trực giác không thể áp dụng vào sự vật tự tại, là một nguyên lý đòi hỏi phải thận trọng xem xét. Nếu sự vật tự tại là một "Tuyệt đối" theo bản nghĩa của từ này, nếu đó là một thực tại thực sự  tách khỏi mọi khả tri, thì nhiên hậu nguyên lý này có thể được chấp nhận. Song nếu sự vật tự tại không là gì khác chính thực tại xuất hiện, vả lại thực tại này chỉ xuất hiện từng phần, và nếu như ngay trong thành phần này không xuất hiện và biến độ của nó vô định, thì sự vật tự tại chỉ là chính sự kéo dài của thành phần đã được nhận biết; khi đó thực lạ lùng là những giới hạn khả hữu của kinh nghiệm, những giới hạn hoàn toàn ngẫu nhiên và biến đổi, cũng là những giới hạn của áp dụng hợp lý những phạm trù. Tất cả điều đó chỉ ra rằng mọi xác suất  có thể nói cho chúng trên một tầm với rộng hơn.[61]

---------------------------------------------

[60] Hartmann, Sdt. :

b) Das Ding an sich als Erkenntnisgegenstand und "Noumenon im positiven Verstande" :

[In diesem Sinne] ist das Ding an sich auch hier der Erkenntnisgegenstand selbst, sofern nämlich er als Ganzes gemeint ist, aber nur als Bruchstück erfaßt wird; der Gegenstand überhaupt, sofern er nicht in Erfahrung aufgeht. Zum Ding an sich wächst sich der Gegenstand aus, sofern er sich über die Grenze möglicher Objektion hinaus fortsetzt. Und sofern das erkennende Bewußtsein ihn in dieser Erweiterung meint, so meint es tatsächlich das Ding an sich. Dieses ist dem Erscheinenden eben nicht heterogen, es ist nur seine Vervollständigung über die Erscheinung-  sgrenzen  hinaus, seine "Totalität".

[61] Hartmann, Sdt. :

Daß die Kategorien und Anschauungsformen auf das Ding an sich nicht anwendbar wären, ist daher ein Satz, der mit Vorsicht genommen werden muß. Wäre das Ding an sich ein "Absolutes" im buchstäblichen Sinne, ein von allem Erkennbaren "Abgelöstes", so bestünde der Satz vieleicht kritisch zurecht. Ist aber das Ding an sich das teilweise Erscheinende hinter der Erscheinung, und auch in seinem unerkannten unenddlichen Rest immer noch unmittelbar die Fortsetzung des Erkannten, so wäre es doch ein erstaunliches Zusammentreffen, wenn die zufälligen Grenzen möglicher Erfahrung an ihm auch zugleich die Grenzen der Gültigkeit der Kategorien sein sollten. Alle Wahrscheinlichkeit spricht für ein weiteres Hinausreichen der letzteren.                                                                                                 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018