Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

 

kỳ 36

 


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34, kỳ 35,

 

 

Trong tác phẩm lớn Grundzüge einer Metaphysik der Erkenntnis năm 1921 nói đến ở trên về nội dung và vị thế của vấn đề của Hartmann chỉ ra còn những mặt khác của vấn đề nhận thức , hiểu theo nghĩa bao quát diễn ra như thế nào, đó mới chính là "nhân tố siêu hình ẩn dấu đằng sau cận cảnh phi siêu hình/unmetaphysischen Vordergrund". Do đó có thề nói đến vấn đề nhận thức hiểu theo nghĩa rộng và hẹp như sau :

Vấn đề nhận thức trong ý nghĩa rộng của từ này không đơn giản mà hàm chứa nhiều vấn đề, nghĩa là có một tâm lý học và một luận lý học của nhận thức, hay nói đúng ra thiết yếu phải xét đến mặt đặc thù về tâm lý và mặt đặc thù về luận lý trong vấn đề nhận thức. Như vậy trong mỗi lĩnh vực, phải có những ý niệm  rõ ràng nhằm đắc thủ một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nhận thức.[75]

Sau hai bộ diện nói trên, theo Hartmann, dễ dàng khu biệt chính là ở những sở vọng khác nhau  của chúng hiẻn lộ ra trong vấn đề nhận thức một mặt siêu hình, vừa siêu luận lý và siêu tâm, quả thực trongb khi toàn diện là liên kết tự nội, không thể bị hấp thu vào trong tâm lý hay trong luận lý. Chính khi ta đặt vấn đề về đối tượng nhận thức mà tầng sâu xa nhất của vấn đề hiện ra rõ ràng nhất. Bao lâu mà ta vẫn duy trì được ý nghĩa nguyên khởi của nhận thức, thì người ta vẫn lĩnh hội được hữu thể, tức thời hiểu được tại sao tầng vấn đề này là một tầng siêu hình. Người ta có thể gọi nó là mặt hữu thể của vấn đề, vì trọng tâm của nó dựa trên đặc tính của hữu thể, thuộc vào đối tượng của nhận thức. Khi mà người ta nhận thức hữu này như thể hiện thực hay lý tưởng, thì luôn luôn tự "hữu"  đối với ý thức nhận biết và ý thức này biết phân biệt nó với nhiều xác đáng về ảnh tượng tinh thần. Vả lại nếu không có hữu thể này, thì ý thức hiện thực đối với ý thức như thể không có đối tượng.Phương diện hữu thể luận của vấn đề nhận thức, trái với cái hiện ra trong mọi hữu thể luận suy lý, không phải là một phương diện thuần diễn dịch, không xác đáng về mặt lý thuyết, song là một thành phần chứa đựng trong vấn đề và được cho với nó. Vả lại đó cũng là trong những phương diện tâm lý và luận lý.[76]

                                                                                                                                                                                                       

---------------------------

[75] Nicolai Hartmann, Grundzüge einer Metaphysik der Erkanntnis/Cơ sở một siêu hình học nhận thức : Erster Teil, Phänomen und Problem der Erkenntnis/Hiện tượng và vấn đề nhận thức . I. Abschnitt, Das Unmetaphysische im Erkenntnisproblem/Phần I, Phi siêu hình trong vấn đề nhận thức.1. Kap. Notwendige Unterscheidungen/Chương 1. Những khu biệt tất yếu .   c) Das weitere und das engere Erkenntnisproblem/Vấn đề nhận thức theo nghĩa rộng và hẹp :

Das Erkenntnisproblem im weiten Sinne des Wortes ist nicht einfach; es zerfällt in eine Reihe  von Teilprobleme, die nicht weiter reduziert und einander nicht beliebig angenähert werden können. Es gibt eine Psychologie der Erkenntnis und eine Logik der Erkenntnis, und beide haben nur Sinn, wenn im Erkenntnisproblem wirklich etwas spezifisch Psychisches und etwas specifisch Logisches ist. In diesem Sinne kann man dann von einer psychologischen und einer logischen Seite  des Erkenntnisprobleme sprechen. Über diese beiden Teilgebiete muß man zunächst klar sein , wenn man das ganze Problemgebiet der Erkenntnis überschauen will.

[76] Hartmann, Sdt. :

Hinter beiden, gerade durch die Heterogeneität ihrer Sonderansprüche sichtbar, taucht eine metaphysische Seite des Erkenntnisproblems auf, die zugleich metalogisch und metapsychisch ist, also weder im Logischen, noch im Psychischen aufgehen kann, aber doch mit beiden zusammenhängt. Am deutlichsten sichtbar wird diese tiefere Problemschicht, wenn man die Frage auf den Gegenstand der Erkenntnis einstellt. Solange man an dem urspringlichen Sinn der Erkenntnis als dem Erfassen eines Seienden  festhält, kann auch kein Zweifel daran sein, warum diese Problemschicht eine metaphysische ist. Man möchte sie als die ontologische Seite des Erkenntnisprobleme bezeichnen, denn ihr Schwerpunkt liegt in dem Charakter des Seins als solchen, der dem Gegenstande der Erkenntnis zukommt. Wie man nämlich dieses Sen auch auffaüt,ob als reales oder ideales, immer bleibt es doch eben ein "Sein" für das erkennenden Bewußtsein, welches das letztere sehr bestimmt vom Erkenntnigebilde zu unter erscheinen müßte. Das "Ontologische" im Erkenntnisproblem ist daher im Gegensatz zu aller spekulativen Ontologie nicht ein ersehlosenes, theoretisch bestreitbares, sondern ein schlechthin im Problem enthaltenes und mit ihm gegebenes Element, nicht anders als das Logische und Psychologische auch.

 

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2019