Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 19

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19,

 

 

Khi phân tích hai mặt của phản lý, Hartmann đã dẫn giải hữu thuần túy và chủ thể thuần túy, và ý thức tự phát không thể hiểu rõ cả hữu lẫn chủ thể. Đó là lý do ông xác định chủ thể không nằm trong phương hướng của một xu thế nhận thức tự nhiên như vậy. Để hướng về chủ thể, nhận thức có thể suy nghĩ qua phản tỉnh, phương hướng nguyên ủy của nó về khởi điểm riêng  - cũng như nhìn từ hữu qua một phản tỉnh thứ hai tự tại, bởi vì nhận thức nói chung đã là phản tỉnh thứ nhất. Tính chủ thể phải trở thành khách thể; tuy nhiên tự bản chất nó đã xa lạ với khách thể, giữa khách thể và nó không có quá độ băng qua liên tục. Giới hạn giữa chúng  là một tuyệt đối, mang ý nghĩa một nhẩy vọt, một hoán chuyển. Chủ thể cũng không trói buộc lãnh đạm với khách thể hóa; nó hoàn thành một cứu cánh hoàn toàn đặc thù và kết thúc của đối lập hầu như không thể vượt.được. Đối lập này có cơ sở của nó, là chủ thể  đã là một cái gì có thể trở thành khách thể; nếu chính nó trở thành khách thể, như vậy nó là khách thể cho chính nó. Chủ thể và khách thể ở đây  trở nên đồng nhất,  đương nhiên quan hệ giữa chúng bị tiêu diệt; tuy quan hệ này thiết yếu để cái trở thành khách thể hiện hữu.

Không phải những nội dung đặc thù của  khu vực chủ thể, song chính tính chủ thể thực sự trong chúng  đối lập với khách thể hóa. Chính từ điều này, ở đây nó phát xuắt từ đâu, nó vẫn luôn luôn ở ngoài tầm nhận thức.[35]

 

--------------------------------------

[35] Hartmann, Sdt :

Das Subjekt liegt nicht in der Richtung einer solchen natürlichen Erkenntnistendenz. Aufs Subjekt kann sich Erkenntnis nur richten durch Reflexion ihrer ursprünglichen Richtung gegen den eigenen Ausgangspunkt - vom Sein aus gesehen also durch eine zweite Reflexion in sich, denn die Erkenntnis überhaupt war schon die erste. Das subjektive muß zum Objekt gemacht werden; aber es ist dem Objekt wesensfremd, zwischen diesem und ihm ist kein konktinnerlich verfließender  Übergang. Die Grenze zwischen ihnen ist eine absolute, sie bedeutet einen Sprung, eine Metabasis. Das Subjekt  verhält sich nicht gleichgültig gegen seine Objektion; es leistet ihr einen ganz spezifischen und letzten Endes  unüberwindlichen Widerstand. Dieser Widerstand hat seinen Grund darin, daß das Subjekt ja vielmehr dasjenige ist, dem allein etwas objiziert werden kann; soll es selbst objiziert werden, so muß es auch sich selbst objiziert werden. Subjekt und Objekt werden hier identisch, was offenbar die Relation zwischen ihnen  aufhebt ; in dieser aber besteht die Objektion.

Nicht die besonderen Inhalte der Subjektsphäre, wohl aber das eigentlich Subjektive in ihnen widersetzt sich der Objektion. Gerade dasjenige, worauf es hier ankommt, bleibt in diesem Rückgreifen der Erkenntnis immer außen.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018