Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

 

kỳ 34

 


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32, kỳ 33, kỳ 34,

 

 Siêu hình học theo ý nghĩa thứ ba có thể gọi là một siêu hình học về những vấn đề/eine  Metaphysik der Probleme.  Đó là những lý luận siêu hình làm đối tượng cho Phê bình [của Kant], rốt cuộc chính là những toan tính giải quyết một số liên hợp vấn đề. Những sở vọng thuần lý của chúng có thể sai, song nói chung, xoay quanh những giới hạn hiểm  nghèo của tri năng không phải là lỗi lầm; vì đó chính là bản tính của những vấn đề nêu ra và quyền năng của lý trí không thể thay đổi bản tính này.[70]

 Hartmann cũng xác quyết  ý nghĩa của những vấn đề triết lý không chỉ ở trong "vị trí của vấn đề/Problemstellung". Ta có thể "đặt để/stellen" vấn đề theo ý chí/Belieben, cũng như những hiện tượng cho ta cơ hội đó; ta cũng có thể từ bỏ nó. "Tình trạng của vấn đề" lại khác, do con người mà ra, từ tri năng về những hiện tượng, song không thể vượt qua một giới hạn nào đó. Những gì ở bên ngoài chỉ có thể cho ta - nói chung là hiện hữu với ta - qua hình thái vấn đề. Cho nên vị trí của vấn đề chuyển vị đồng thời với tiến triển của lĩnh hội, nghĩa là với giải đáp được một vấn đề nêu ra; và cơ sở của vị trí vấn đề khả hữu cũng chuyển theo.[71]

  Tuy nhiên ông nhấn mạnh đến tình trạng của vấn đề không thể tùy tiện thay đổi, vì thay đổi vị trí phải theo một chiều hướng xác định : nếu cấu tạo một tiến triển thực, không phải là một trò chơi suy lý thì phải dựa trên một nội dung hiện hữu độc lập với nó : đó là điều chưa rõ mà người ta phải đi tìm hiểu. Điều đó có nghĩa là "nội dung của vấn đề/Problemgehalt", điều kiện/tình trạng của cái chưa được biết phải chỉ ra đường hướng để đi tìm.[72]                                                                   

 

 

 

---------------------------------------

[70] Hartmann, Sdt. :

 Es gibt aber Metaphysik noch in einem dritten Sinn : eine Metaphysik der Probleme. Die metaphysischen Theorien, gegen die sich die Kritik wandte, sind schließlich nur Lösungsversuche gewisser Problemkomplexe. Die spekulative Verstiegenheit war ihr Fehler, aber daß überhaupt sie sich um die gefährlichen Grenzen des Begreifbaren bewegten, war nicht ihr Fehler; das lag in der Natur ihrer Probleme, und diese zu ändern, steht nicht in der Macht der Vernunft.  

[71] Hartmann, Sdt. :

b) Problemlage und Problemgehalt

Der Sinn der philosophischen Probleme geht nicht in der "Problemstellung" auf. Fragen "stellen" kann der Mensch nach Belieben, soweit die ihm vorliegenden Phänomene ihm den Anlaß dazu geben; er kann es aber auch unterlassen. Anders ist es schon mit der "Problemlage", die dadurch geschaffen ist, daß sein Verstehen der Phänomene immer nur bis zu  einer gewissen Grenze  geht. Was jenseits der jeweiligen Grenze liegt, ist - sofern überhaupt für ihn vorhanden - nur in Form des Problems gegeben. Die Problemlage nun verschiebt sich mit jedem Fortschritt der Einsicht, d. h. mit jeder Lösung einer gestellen Frage; und mit ihr verschiebt sich die Basis möglicher Problemstellungen.

[72] Hartmann, Sdt. :

[die Verschiebung der Problemlage] kann sich nur innerhalb einer gewissen Richtung- sbestimmtheit bewegen : sie kann, wenn überhaupt sie ein wirkliches Fortschreiten und kein bloß

spekulatives Spiel  ist, sich nur auf den unabhängig von ihr bestehenden Inhalt des fraglichen Unverstandenen zu verschieben. Das aber heißt : der Problemgehalt selbst, die Beschaffenheit des Unerkannten, zeichnet ihm die Richtung vor.

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2019