Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

 

kỳ 32

 


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31, kỳ 32,

 

 

Trong tiết mục kế luận về tương quan giữa sự vật tự tại vâ hữu tự tại lý tưởng, Hartmann đề cập đến Luận lý học vì theo ông, khi ta không vượt lên trên quyền năng của nhận thức /Erkenntnis- kompetenz đề nhận biết thực tại của hữu tự tại, vai trò của luận lý vẫn ở trong vấn đề siêu việt.

Những cấu trúc của khu vực luận lý -  và không ít những cấu trúc còn lại thuộc khu vực lý tưởng rộng lớn hơn nói chung -  là tất cả, không ngoại lệ, những hữu tự tại hiện hữu một cách độc lập của nhận thức mà người ta có.  Chắc chắn có những lý giải duy chủ thể của thực tại luận lý (trong tư duy, chức năng, khái niệm, phán đoán v.v...) chỉ mang tính cách thứ yếu.  Nếu ta để qua một bên những lý giải này, như vậy không còn gì khác hơn là hữu tự tại luận lý.  Điều này có ý nghĩa chắc chắn là một hữu tự tại luận lý thuần túy lý tưởng, song có quan hệ với ý thức và với chức năng nhận thức của nó, hữu tự tại luận lý này cũng chứng tỏ là một độc lập với hữu tự tại hữu thể thực, là duyên cớ của sự vật tự tại. Nếu nó là nội tại trong khu vực luận lý, song lại không nội tại đối với hữu ý thức, tuy nhiên lại trực tiếp được năm giữ, cũng như đối với ý thức, nó là hữu tự tại lý tưởng cũng siêu việt như hữu tự tại thực.[65]

Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây, trước khi đi tới chung cuộc siêu hình học tri thức của Hartmann, tại sao ông không ngần ngại sử dụng từ "siêu hình học tri thức" nối kết quan liên giữa siêu hình học và hữu thể luận, để xây dựng những cơ sở nền tảng đầu tiên cho một hữu thể luận mới  Cho nên suốt quá trình ba mươi nâm (từ 1920 đến 1950), có thể dẫn tuyên ngôn hành trạng tri thức đó khởi từ "siêu hình học tri thức - là một danh xưng mới/ein neuer Name  để chỉ ra lý luận nhận thức - hơn là nói phê phán tri thức", và ông cũng khẳng định lý luận tri thức của ông không phải là một siêu hỉnh học mới , song là một lý luận tri thức mới có cơ sở nền tảng siêu hình.[66]              

Khởi từ tuyên ngôn này, người ta có thể nhận ra đâu là triết học Hartmann.

 

 

-----------------------------------

[65] Hartmann, Sdt. :                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

Daß Anerkennung eines Ansichseienden als solchen keine Ṻberschrcitung der Erkenntniskompetenz ist, dafür erbringt die ganz diesseits des Transendenzprobems stehende Logik den unumstößlichen Beweis.

Die Gebilde der logischen Sphäre - und nicht weniger alle übrigen Gebildeer weiteren idealen Sphäre überhaupt -  sind alle ohne Ausnahme ein solches Ansichseiendes, welches unabhängig davon besteht, ob und wieweit die Erkenntnis es erfaßt. Die fragwürdigen subjektivistische Umdeutungen des Logischen (in Denken, Funktion, Begriff, Urteil usw.) sind sekundär. Läßt man sie fallen, so bleibt nichts übrig als logisches Ansichsein. Dieses ist zwar ein bloß ideales, als logisches Ansichsein. Dieses ist zwar ein bloß ideales, aber zum Bewußtsein und seinen Erkenntnisfunktionen steht es ebenso indifferent wie das ontologisch reale Ansichsein, welches im Ding an sich gemeint ist.  Es ist nur der logischen Sphäre immanent, diese aber ist dem Bewußntsein nicht immanent, sondern nur unmittelbar erfaßb; dem Bewußtsein also ist ideales Ansichsein ebenso transzendent wie reales.

[66} Hartmann, Sdt. Vorwort zur ersten Auflage, Mai 1921 :

Metaphysik der Erkenntnis - das will ein neuer Name sein für Erkenntnistheorie - besser als Erkenntniskritik : nicht eine neue Metaphysik, deren Grundlage Erkenntnis wäre, sondern durchaus nur eine Erkenntnistheorie, deren Grundlage metaphysisch ist.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2019