Đặng
Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN
THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ
26
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14,
kỳ 15,
kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26,
Như tiêu đề Những nguyên lý của siêu hình nhận thức đã chỉ ra là về mặt siêu hình học, lý luận nhận thức bao hàm hiện tượng của nhận thức xây dựng trên cơ sở nào, đối tượng của nhận thức về mặt nền tảng hữu thể luận ra sao, và nhận thức sự vật diễn ra trên trương độ của những nan đề, cũng như lý luận nhận thức tiên nghiệm đưa đến những hiệu quả của lý luận nào. Cho nên cuối chương 30, Hartmann xác định tư tưởng đi xa hơn nhận thức, vì rõ ràng là người ta có thể tư duy cả cái có thể nhận thức được lẫn cái không nhận thức được. Tư tưởng có thể nhắm tới sự vật mà khả năng xác thực vẫn còn ẩn dấu đối với ý thức. Dị chất giữa tư tưởng và đối tượng của tư tưởng không chỉ có khi nói về tư tưởng cái không biết (xuyên khách thể), hay không có thể biết (xuyên khả niệm) song gặp lại trong tư tưởng của đối tượng. Toàn thể đối tượng thực như vậy vượt lên trên tư tưởng. Chúng cũng xuất hiện ở ý thức như những sự vật tự tại. Ở đó là toản bộ những nan đề của nhận thức. Đó là cảnh huống của quan điểm nhận thức; không kể đến là không giải quyết được vấn đề nhận thức, mà ngược lại đặt để nó vào chỗ không giải quyết được một cách vô điều kiện.[52]
Trong những chương kế tiếp, để khảo sát tương quan giữa hữu tự tại và phản lý, khởi từ khái niệm hữu tích cực của sự vật tự tại, đối chiếu sự vật tự tại với hiện tượng, như thể đối tượng của nhận thức và vật tự nội/Noumenon, theo nghĩa xác thực, sự vật tự tại với hiện hữu tự tại trong trật tự lý tưởng (ch.31), quan hệ giữa phản lý như thể xuyên khả niệm với nhận thức những đối tượng thực, khả chứng của phản lý (ch. 32), những ngộ nhận về chủ thể phản lý về mặt nhận thức, về số siêu việt, về tính phản lý công chính và phi công chính (ch.33), về tính phản lý trong hữu của những nguyên tắc của lý trí qua những phạm trù ứng dụng vào hữu thể, như những phạm trù của nhận thức và nhận thức những phạm trù, cấu trúc những phạm trù, xét quan hệ của vô cực vối những phạm trù, cơ hữu thể với những phạm trù, của tất yếu với những phạm trù (ch. 34), sau nữa là những nan đề tử khái niệm về phản lý như khái niêm sai lạc về phản lý, tương quan gián tiếp giữa những trình độ của hữu thể và của lý tính, tính tương đối của phản lý, tính nội tại trong hữu và trong tư tưởng (ch. 35). [53]
--------------------------------
[52] Hartmann, Sdt.
Denken reicht eben weiter als Erkenntnis. Und überhaupt intendieren läßt sich auch dasjenige, dessen Bestimmtheiten dem Bewüßtsein verborgen bleiben. Die Heterogeneität zwischen Denken und Denkgegenstand trifft auch keineswegs bloß beim Denken des Unerkannten (Transbjektiven), oder gar erst des Unerkennbaren (Transintelligiblen) zu, sondern nicht weniger beim Denken des Objekte. Alle realen Objekte sind als solche dem Denken transzendent. Sie bedeuten dem Bewußtsein schon Dinge an sich. Gerade darin wurzelt die ganze Reihe der Erkenntnisaporien. Läßt man diesen gnoseologischen Sachverhalt fallen, so löst man das Erkenntnisproblem nicht, sondern läßt es ungelöst mit fallen.
[53] Hartmann, Sdt.
31. Kapitel. Der ontologisch-positive Begriff des Dinges an sich :
Ding an sich und Erscheinung, Ding an sich als Erkenntnisgegenstand, Noumenon im positiven Verstande, Ding an sich und logisch ideales Ansichsein.
32. Kapitel. Das Irrationale im realen Erkenntnisgegenstande : Das Irrationale als Transintelligibles, Nachweisbarkeit und Problemgebiete des Irrationalen...
33. Kapitel. Mißverständnisse des Irrationalen : Gnoseologischer Charakter des Irrationalen, zur Irrationalität der transzendenten Zahl, Echte und unechte Irrationalität.
34. Kapitel. Das Irrationale im Sein der Prinzipien : Seinskategorien und Kategorienbegriffe, Struktur und Schichtung der Kategorien, das Substratmoment in den Kategorien, der Notwendigkeitsmodus der Kategorien.
35. Kapitel. Der Begriff des Irrationalen und seine Aporie : Der falsche Begriff des Irrationalen, Indirektes Verhältnis zwischen den Ordnungen des Seins und denen der Rationalität, Relativität des Irrationalen, Seinsimmanenz und Denkimmanenz.
(còn nữa)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
©
gio-o.com 2018