Đặng Phùng Quân

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 25


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25,

 

 

Mối quan hệ giữa tư tưởng và siêu việt có thể hoàn toàn mang ý nghĩa "tư tưởng của siêu việt đương nhiên vẫn có tính cách nội tại như mọi tư tưởng, song điều này cũng có nghĩa là cái gì thuộc về siêu việt, không thể phủ nhận. Một tư tưởng nội tại có thể nhắm đến một thực tại siêu việt. Tư tưởng có thể hoàn toàn tiêu biểu cho cái gì xa lạ với tư tưởng, nghĩa là có thể biểu hiện nó một cách chính xác, mà cũng có thể thích hợp với đối tượng của tư tưởng, đó lại là một vấn đề khác. Tuy nhiên lại là một vấn đề  không liên quan gì đến khẳng định sự vật tự tại.[50]

 

Ở đây ta có thề nói đến khả hữu của biểu hiện sự vật tự tại. Tư tưởng có một biểu hiện của sự vật trong ý thức, song lại có tính khác nhau với sự vật (có thể so sạnh với khái niệm cognitio symbolica/tri thức tượng trưng của Leibniz). Tuy nhiên, khi quan niệm cái giống nhau có thể biểu hiện cái giống nhau, là một giả định thuần túy vô bẳng/rein fingierte Annahme, cũng như khẳng định là những khái niệm phải đồng chất như những sự vật, song tư tưởng lại dị chất với sự vật của tư tưởng, điều này cũng đương nhiên, như những khái niệm thì khác với sự vật.[51]

 

----------------------------

[50] Hartmann, Sdt.

Der Gedanke des Transzendenten bleibt  natürlich immanent, wie jeder Gedanke; aber daß mit ihm ein Transzendentes gemeint ist, bleibt davon unangefochten bestehen. Mit einem Immanenten kann sehr wohl ein Transzendentes gemeint sein. Das Denkenk kann ein Denkfremdes sehr wohl repräsentieren. Wie weit es dasselbe richtig repräsentiert, wie weit der Gedanke mit dem Denkgegestand übereinstimmt, ist eine andere Frage. Aber um die handelt es sich nicht in der Setzung des Dinges an sich. 

[51] Hartmann, Sdt.

Nur um die Vertretung (Repräsentation) als solche handelt es sich, nicht um eine bestimmte Art von Vertretung. Der Gedanke kann Vertreter der Sache im Bewußtsein sein, auch bei vollkommeneir Unähnlichkeit mit ihr (Leibniz' cognitio symbolica). Daß nur Gleichartiges einander vertreten könne, ist eine ebenso rein fingierte Annahme, wie daß Begriffe den Gegenständen, die sie begreifen, homogen sein müßten. Daß der Gedenke dem Denkgegenstande heterogen ist, sollte für ebenso selbstverständlich gelten, wie daß Begriffe den Dingen unähnlich sind.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018