Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 10

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10,

e) Nan đề của ý thức vấn đề.

6/ Thực vậy giả sử những nan đề trên đây đã được giải quyết, giả sử lĩnh hội khách thể bởi chủ thể được khả niệm và những vấn đề của dữ kiện và tính tiên thiên siêu việt được sáng tỏ, giả sử khả hữu để ý thức chân lý và hiện hữu của một tiêu chuẩn được chứng minh - tuy nhiên người ta vẫn chưa giải thích làm thế nào chủ thể, vượt qua những biên giới của khách thể hóa, có thể nhận thức xuyên khách thể (dầu chỉ như thể vấn đề), người ta cũng chưa giải thích làm thế nào có thể nhận thức cái không được cho ý thức, cái không được lĩnh hội, cái không trở thành khách thể - khách thể đó thực hay giả không quan trọng. Nếu ý thức của vấn đề khả hữu, nó phải đưa ra rõ ràng một loại quan hệ thứ ba giữa chủ thể và khách thể, bên cạnh quan hệ đầu tiên và nguyên ủy trong quan hệ nhận thức, và bên cạnh quan hệ thứ hai phụ thuộc vào quan hệ đầu, trong tiêu chuẩn của chân lý. Và quả thực nó phải rộng lớn hơn hai quan hệ kia, nó phải tiếp cận với xuyên khách thể. Nói chung, nó sẽ là một quan hệ siêu việt, độc lập, không phải giữa chủ thể và khách thể (khách thể hóa), song là giữa chủ thể và xuyên khách thể. Bản chất của quan hệ này vẫn ở đó, nghĩa là về mặt phạm vi, nó vượt quan hệ nhận thức; như vậy ý thức vấn đề không là gì khác dự hoạch vươn lên khỏi nhận thức tích cực.

7/ Cơ hội mới này bao hàm rộng lớn một phức tạp đáng kể và biến động siêu hình của vấn đề nhận thức. Nó vượt lên từ đây trong tương quan chủ thể-khách thể ba mối quan hệ khác nhau và độc lập, về toàn bộ cũng là những quan hệ siêu việt, tuy nhiên không đồng đều trong công trình của nó. Và hơn nữa vấn đề nói chung là cái thứ ba, xuyên khách thể có quan hệ khả hữu, đặt để vấn nạn khác về nan đề là : làm thế nào mối quan hệ thứ ba này thuộc trong hệ thống của quan hệ thứ nhất và thứ hai, nghĩa là làm thế nào cả ba quan hệ này thực sự tập hợp lại với nhau ?[14]

 

f) Nan đề của quá trình nhận thức.

1/ Từ ý thức về bất tương ứng rút ra xu hướng về tương ứng, từ vấn đề quá trình. Trong vấn đề

những giới hạn của khách thể hóa vẫn tiếp nhận, trong tiến trình nó di chuyển lay động và thực hiệu qủa. Trong quá trình nhận thức nó còn yêu cầu hơn là trong ý thức vấn đề. Do đó ở đây nó đặt để một nan đề mới : làm thế nào từ nhận thức của phi nhận thức có thể sinh ra nhận thức tích cực của sự vật ? Làm thế nào có thể những vấn đề được thư giản ? Làm thế nào từ tình trạng không có trồi lên được sức năng động của cái nắm giữ chủ động ?

2/ Trong nan đề này không có tương phản nào bị giữ kín. Không có tản mạn của những giới hạn  khách thể hóa, không có tĩnh học của cấu tạo nhận thức quá trình tiếp cận bù đắp xuyên khách thể, cũng như không có tự phát nhận thức của chủ thể bao quanh lấy chính mâu thuẫn. Trong tương quan này nan đề của quá trình chỉ ra một đặc tính đơn giản hơn nan đề về tiêu chuẩn và của vấn đề.  Quá trình đơn gỉản là một liên tục tích cực của quan hệ nhận thức sơ đẳng, chung cuộc của tĩnh học bề ngoài nguyên ủy, hay xuất lộ trên cơ sở có tính cách động lực.[14]

 

---------------------------------

[14] Hartmann, Sdt. 6. Kap.

f) Die Aporie des Erkenntnisprogresses.

1. Aus dem Bewußtsein der Inadäquaheit resultiert die Tendenz der Adäquation, aus dem Problem der Progreß. Im Problem bleibt die Grenze der Objektion erhalten, im Progreß wird sie verschiebbar und tatsächlich verschoben. Im Erkenntnisprogreß ist mehr verlangt als im Problembewußtsein. Daher setzt hier eine neue Aporie ein : wie kann aus dem Wissen des Nichtwissens das positive Wissen der Sache werden ? Wie können Probleme gelöst werden ? Wie kann aus dem Nichthaben die Dynamik aktiven Erfassens hervorgehen ?

2. In dieser Aporie stekt keine Antinomie. Weder das Fließen der Objektionsgrenze, noch der die Statik des Erkenntnisgebildes aufhebende Annäherungsprozeß gegen Transobjektive, noch auch die Erkenntnisspontaneität des Subjekts schließt einen Widerspruch in sich selbst ein. In dieser Beziehung zeigt die Aporie des Progresses ein viel einfacheres Gepräge als die des Kriteriums und die des Problems. Der Progreß ist einfach eine positive Fortsetzung der primären Erkenntnisrelation, die Aufhebung ihrer anfänglichen scheinbaren Statik, oder das Hervortreten ihres im Grunde dynamischen Charakters.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018